intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng kiệt sức học tập của sinh viên Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Thực trạng kiệt sức học tập của sinh viên Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh" cho thấy có khoảng 40% tổng số sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh có những biểu hiện kiệt sức học tập ở mức đáng chú ý. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến kiệt sức học tập ở sinh viên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng kiệt sức học tập của sinh viên Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

  1. THỰC TRẠNG KIỆT SỨC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Hồng Nhi*, Phan Thị Ngọc Lành Khoa Khoa học Xã hội và Quan hệ Công chúng, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Vân TÓM TẮT Kiệt sức học tập được định nghĩa là “cảm giác kiệt sức bởi những yêu cầu từ việc học, hành vi hoài nghi hay xa cách với việc học của một cá nhân, cảm giác không đủ năng lực với vai trò là một sinh viên. Kiệt sức học tập được đặc trưng bởi cảm giác cạn kiệt cảm xúc, cảm giác hoài nghi bản thân, cảm giác sa sút hiệu quả học tập kéo dài liên quan đến việc học tập – nghiên cứu dẫn đến các hệ quả về tinh thần và thể lý. Nghiên cứu về kiệt sức học tập của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh của nhóm tác giả được thực hiện trên tổng 676 sinh viên, đã cho thấy có khoảng 40% tổng số sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh có những biểu hiện kiệt sức học tập ở mức đáng chú ý. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến kiệt sức học tập ở sinh viên. Từ khóa: Burnout, kiệt sức, kiệt sức học tập, sinh viên HUTECH 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xã hội hiện nay của chúng ta là một nơi được xây dựng dựa trên nền tảng tri thức, tri thức quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Do đó, mỗi cá nhân trong xã hội đều phải dấn thân vào hành trình chinh phục tri thức, mà khi nhắc đến hành trình chinh phục tri thức thì trải nghiệm ngồi trên giảng đường đại học dường như đánh dấu sự chân chính tiến vào con đường theo đuổi những tri thức mà mình ước ao. Tuy nhiên, có một sự thật đau lòng rằng sinh viên ngày nay có rủi ro cao không hoàn thành chương trình đại học với tỷ lệ bỏ học ở mức báo động (Anh và nnk., 2021; Alarcon và nnk., 2011; Hồng & Tùng, 2016). Ngày nay thế giới ngày càng quan tâm đến việc chăm sóc sức khoẻ tinh thần của sinh viên, và đã có các công trình nghiên cứu chỉ ra mức độ stress cao cùng với sự kiệt sức có mối liên hệ với việc không hoàn thành chương trình học của sinh viên (Stallman, 2010). Nhiều bài nghiên cứu đã tìm thấy sự gia tăng của nguy cơ sinh viên gặp phải kiệt sức (Alarcon và nnk., 2011; Dyrbye và nnk., 2010; Schaufeli và nnk., 2002; Yang, 2004). Khái niệm kiệt sức học tập xuất phát từ quan điểm cho rằng sinh viên cũng như những người đi làm đều phải đối mặt với áp lực và khối lượng công việc quá tải đến từ việc học. Năm 1985, Gold & Michael đã có nghiên cứu và chỉ ra rằng học sinh, sinh viên cũng có trải nghiệm quá tải cảm xúc vì khối lượng bài vở trên trường lớp (kiệt sức học tập) tương tự như những đối tượng khác trải nghiệm sự quá tải vì khối lượng công việc trong môi trường lao động, làm việc (Gold & Michael, 1985). Đây là là một trong những bằng chứng thực nghiệm mà khi xem xét nó cùng với khái niệm về “kiệt sức” của Christina Maslach, Schaufeli và cộng sự đã phát triển ra phiên bản thang đo mức độ kiệt sức (MBI – SS) dành cho học sinh, sinh viên vào năm 2002 (Schaufeli, 2002). Dựa vào thang đo này, Kiệt sức học tập được định nghĩa là “cảm giác kiệt sức bởi những yêu cầu từ việc học, hành vi hoài nghi hay xa cách với việc học của một cá nhân, cảm giác không đủ năng lực với vai trò là một sinh viên”. Trong phạm vi nghiên cứu này, khái niệm kiệt sức học tập được sử dụng là “kiệt sức học tập của sinh viên là một hội chứng tâm lý được đặc trưng bởi cảm giác cạn kiệt cảm xúc, cảm giác hoài nghi bản thân, cảm giác sa sút hiệu quả học tập kéo dài liên quan đến việc học tập – nghiên cứu dẫn đến các hệ quả về tinh thần và thể lý.” 1865
  2. Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh là một trường đào tạo đa ngành. Với đặc điểm này, trường trở thành một địa bàn nghiên cứu thuận lợi, theo đó, có thể tiếp xúc với sinh viên thuộc nhiều nhóm ngành khác nhau để thực hiện các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính. 2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU Địa bàn nghiên cứu là trường Đại học Công nghệ Hồ Chí Minh. Sau khi thu thập và làm sạch số liệu, nhóm nghiên cứu thu được 676 mẫu hiện đang là sinh viên thuộc các nhóm ngành: Kỹ thuật – Công nghệ (19.8%); Kinh tế - Quản trị (22.0%); Kiến trúc – Mỹ thuật (1.9%); Khoa học – Sức khỏe (13.0%); Luật (13.2%); Khoa học xã hội – Nhân văn (12.6%); Ngoại ngữ (8.9%); Truyền thông - Nghệ thuật (7.7%); và một số sinh viên đến từ những nhóm ngành khác như Công nghệ thực phẩm, Thú Y – Chăn nuôi (0.9%). Trong đó, sinh viên nam chiếm 41,1% (280) và sinh viên nữ chiếm 58,6% (396). Nghiên cứu đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp trắc nghiệm tâm lý và phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. Số liệu sau khi thu thập cũng được xử lý và phân tích độ tin cậy, tương quan Pearson, chi bình phương... bằng phần mềm SPSS phiên bản 26.0. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Mức độ kiệt sức học tâp của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh EX CY PE 140% 120% 100% 34.3 Tỷ lệ % 22 43.6 80% 60% 56.4 19.4 24.3 40% 20% 46.7 22.9 30.3 0% Thấp Vừa Cao Mức độ kiệt sức Biểu đồ 1. Mức độ kiệt sức học tập ở sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Đây là biểu đồ cột thể hiện rõ nhất về mức độ kiệt sức học tập của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. EX: Cạn kiệt cảm xúc được thể hiện trên 3 mức độ: Thấp - vừa cao thứ tự lần lượt là 46,7%; 22,9%; 30,3%. CY: Cảm giác hoài nghi bản thân được thể hiện trên bảng sơ đồ cột trên 3 mức độ: Thấp - vừa - cao thứ tự lần lượt là 56,4%; 19,4%; 24,3%. PE: Hiệu quả học tập được thể hiện trên 3 mức độ: Thấp - vừa - cao thứ tự lần lượt là 34,3%; 22%; 43,6%. 3.2. Mối tương quan giữa các mặt biểu hiện thực trạng kiệt sức học tập của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 1866
  3. Bảng 1. Tương quan giữa các biểu hiện kiệt sức học tập Cạn kiệt Cảm giác hoài nghi Cảm nhận về cảm xúc bản thân hiệu quả học tập Hệ số tương quan Pearson (giá trị p) Cạn kiệt cảm xúc Cảm giác hoài nghi bản thân 0,625 Cảm nhận về hiệu quả học tập -0,167 -0,295 Ghi chú: (*) Hệ số r theo tương quan Pearson Kết quả bảng 1 cho thấy các biểu hiện “Cạn kiệt cảm xúc” có mối tương quan cao nhất với các biểu hiện “Cảm giác hoài nghi bản thân” với r=0,625. Điều này cho thấy khi sinh viên cảm thấy cạn kiệt cảm xúc, họ có xu hướng hoài nghi bản thân. Sự cạn kiệt cảm xúc có thể ảnh hưởng đến cách sinh viên đánh giá bản thân và giảm sự tự tin trong quá trình học tập/nghiên cứu. Mối tương quan giữa "Cảm giác hoài nghi bản thân" và "Cảm nhận về hiệu quả học tập" là r=-0,295. Đây là mối tương quan nghịch, theo đó, kết quả này cho thấy khi sinh viên có cảm giác hoài nghi bản thân, cảm nhận về hiệu quả học tập sẽ có xu hướng giảm. 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiệt sức học tập ở sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh − Yếu tố tham gia hoạt động ngoại khóa Bảng 2. Mức độ cạn kiệt cảm xúc theo tần suất tham gia hoạt động ngoại khóa Mức độ cạn kiệt cảm xúc Tổng Thấp Vừa Cao SL % SL % SL % SL Không tham gia 91 39,4 55 23,8 85 36,8 231 Tham gia 17 Từ 1 đến 3 49,6 85 23,5 97 26,9 361 676 Hoạt động 9 Trên 4 46 54,8 15 17,9 23 27,4 84 p = 0,034 1867
  4. Bảng 3. Mức độ hoài nghi bản thân theo tần suất tham gia hoạt động ngoại khóa Mức độ hoài nghi bản thân Tổng Thấp Vừa Cao SL % SL % SL % SL Không tham gia 111 48,1 45 19,5 75 32.5 231 Tham gia Từ 1 đến 3 214 59,3 75 20,8 72 19,9 361 676 Hoạt động Trên 4 56 66,7 11 13,1 17 20,2 84 p = 0,002 Bảng 4. Mức độ cảm nhận về hiệu quả học tập theo tần suất tham gia hoạt động ngoại khóa Mức độ cảm nhận về hiệu quả học tập Tổng Thấp Vừa Cao SL % SL % SL % SL Không tham gia 60 26 46 19,9 125 54,1 231 Tham gia Từ 1 đến 3 134 37,1 82 22,7 145 40,2 361 676 Hoạt động Trên 4 38 45,2 21 25 25 29,8 84 p = 0,001 Bảng 2, bảng 3 và bảng 4 đều có hệ số p < 0,05, cho thấy mối tương quan giữa mức độ kiệt sức học tập và tần suất tham gia hoạt động ngoại khoá. Từ các số liệu ở 3 bảng trên, có thể thấy, tần suất tham gia hoạt động ngoại khóa là không tham gia hoạt động nào có mức độ cạn kiệt cảm xúc thấp và cao ngang bằng nhau, mức độ hoài nghi bản thân thấp và mức độ cảm nhận về hiệu quả học tập cao. Sinh viên có tần suất tham gia hoạt động ngoại khóa là từ 1 đến 3 hoạt động có mức độ cạn kiệt cảm xúc thấp, mức độ hoài nghi về bản thân thấp và mức độ cảm nhận về hiểu quả học tập cao. Sinh viên có tần suất tham gia hoạt động là từ 4 hoạt động trở lên có mức độ cạn kiệt cảm xúc thấp, mức độ hoài nghi bản thân thấp, và mức độ cảm nhận về hiệu quả học tập thấp. Xu hướng có thể quan sát được là sinh viên tham gia càng nhiều hoạt động sẽ có mức độ cạn kiệt cảm xúc càng thấp, sinh viên tham gia càng nhiều hoạt động sẽ có mức độ hoài nghi bản thân càng thấp và sinh viên tham gia càng nhiều hoạt động sẽ có mức độ cảm nhận về hiệu quả học tập càng thấp. Điều này có thể nói lên, việc tham gia các hoạt động ngoại khóa mang lại cho sinh viên niềm vui và niềm tin vào bản thân nhưng không giúp cho sinh viên có cảm giác thành tựu. Ta có thể lý giải điều này qua thực tế là các hoạt động ngoại khóa mà sinh viên đại học tham gia liên quan đến việc nâng điểm rèn luyện hơn là đến từ chính mong muốn thực của sinh viên. − Yếu tố mức độ tham gia học tập Tương tự, số liệu ở bảng 5, bảng 6 và bảng 7 cho thấy hệ số p < 0,05, mức độ kiệt sức học tập có mối tương quan với mức độ tham gia trong học tập của sinh viên. Cụ thể, mức độ cạn kiệt cảm xúc càng thấp 1868
  5. thì mức độ tham gia học tập càng cao, mức độ hoài nghi bản thân càng thấp thì mức độ tham gia học tập càng cao, và mức độ cảm nhận về hiệu quả học tập càng thấp thì mức độ tham gia học tập càng cao. Đây là tổng hợp của ba khía cạnh: nhiệt huyết, cống hiến, và chú tâm. Như vậy, sinh viên càng có những biểu hiện của kiệt sức học tập sẽ càng tham gia nhiều hơn vào học tập. Tuy nhiên, xu hướng này mang lại sự sa sút về học tập thay vì sự tiến bộ trong học tập. Bảng 5. Mức độ cạn kiệt cảm xúc theo mức độ tham gia học tập Mức độ cạn kiệt cảm xúc Tổng Thấp Vừa Cao SL % SL % SL % SL Rất thấp 19 50 5 13,2 14 36,8 38 Thấp 66 30,4 61 28,1 90 41,5 217 Mức độ tham gia Trung bình 98 42,6 63 27,4 69 33,7 230 676 học tập Cao 92 63,9 25 17,4 27 18,8 144 Rất cao 41 87,2 1 2,1 5 10,6 47 p = 0,000 Bảng 6. Mức độ hoài nghi bản thân theo mức độ tham gia học tập Mức độ hoài nghi bản thân Tổng Thấp Vừa Cao SL % SL % SL % SL Rất thấp 19 50 7 18,4 12 31,6 38 Thấp 78 35,9 52 24,0 87 40,1 217 Mức độ tham gia Trung bình 127 55,2 52 22,6 51 22,2 230 676 học tập Cao 112 77,8 20 13,9 12 8,3 144 Rất cao 45 95,7 0 0 2 4,3 47 p = 0,000 1869
  6. Bảng 7. Mức độ cảm nhận về hiệu quả học tập theo mức độ tham gia học tập Mức độ cảm nhận về hiệu quả học tập Tổng Thấp Vừa Cao SL % SL % SL % SL Rất thấp 3 7,9 3 7,9 32 84,2 38 Thấp 22 10,1 36 16,6 159 73,3 217 Mức độ tham gia Trung bình 71 30,9 76 33,0 83 36,1 230 676 học tập Cao 101 70,1 26 18,1 17 11,8 144 Rất cao 35 74,5 8 17,0 4 8,5 47 p = 0,000 4. KẾT LUẬN Kiệt sức học tập của sinh viên là một hội chứng tâm lý được đặc trưng bởi cảm giác cạn kiệt cảm xúc, cảm giác hoài nghi bản thân, cảm giác sa sút hiệu quả học tập kéo dài liên quan đến việc học tập – nghiên cứu dẫn đến các hệ quả về tinh thần và thể lý. Kiệt sức học tập của sinh viên gồm ba thành tố: cảm giác cạn kiệt cảm xúc (EX), cảm giác hoài nghi bản thân (CY), cảm giác sa sút hiệu quả học tập (PA). Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố tham gia hoạt động ảnh hưởng về mặt cạn kiệt cảm xúc của sinh viên, tần suất tham gia hoạt động càng thấp thì mức độ cạn kiệt cảm xúc càng cao. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng ghi nhận thấy mức độ kiệt sức học tập ở mức cao đối với những sinh viên có mức độ tham gia học tập cao, có nghĩa là sinh viên càng có những biểu hiện của kiệt sức học tập sẽ càng tham gia nhiều hơn vào học tập. Tuy nhiên, xu hướng này mang lại sự sa sút về học tập thay vì sự tiến bộ trong học tập. Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ thực trạng kiệt sức học tập của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh về mức độ các biểu hiện, các yếu tố ảnh hưởng đến kiệt sức học tập và mối liên hệ giữa tham gia hoạt động ngoại khóa đến mức độ kiệt sức học tập của sinh viên. Nghiên cứu góp phần xây dựng tiêu chí đánh giá, bộ công cụ nghiên cứu đánh giá kiệt sức học tập của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồng, T. T. V., & Tùng, L. H. (2016). Một số giải pháp giảm tỉ lệ học sinh, sinh viên bỏ học tại các cơ sở giáo dục nghề. Tạp chí khoa học giáo dục, 128(5), 36-38. 2. Anh, Đ. B. H., Diễm, N. T. T., & Nhi, V. T. A. (2021). Phân tích nguyên nhân sinh viên nghỉ học tại trường đại học Phan Thiết. Tạp chí công thương (16), 170-174. 3. Alarcon, G. M., Edwards, J. M., & Menke, L. E. (2011). Student burnout and engagement: A test of the conservation of resources theory. The Journal of psychology, 145(3), 211-227. 4. Dyrbye, L. N., Massie, F. S., Eacker, A., Harper, W., Power, D., Durning, S. J., Thomas, M. R., Moutier, C., Satele, D., Sloan, J., J. A., & Shanafelt, T. D. (2010). Relationship between burnout and professional conduct and attitudes among U.S. medical students. Jama, 304(11), 1173-1180. 1870
  7. 5. Schaufeli, W. B., Salanova, M., González-Romá, V., & Bakker, A. B. (2002). The measurement of engagement and burnout: A two sample confirmatory factor analytic approach. Journey of Happiness studies, 3(1), 71-92. 6. Yang, H. J. (2004). Factors affecting student burnout and academic achievement in multiple enrollment programs in Taiwan’s technical-vocational colleges. International Journal of Educational Development, 24(3), 283-301. 7. Stallman, H. M. (2010). Psychological distress in university students: A comparison with population data. Australian Psychologists, 45(4), 249-257. 1871
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0