VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 432 (Kì 2 - 6/2018), tr 22-26<br />
<br />
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỆ THUẬT HÀ NỘI<br />
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC<br />
Nguyễn Vũ Anh - Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội<br />
Ngày nhận bài: 20/03/2018; ngày sửa chữa: 13/04/2018; ngày duyệt đăng: 17/04/2018.<br />
Abstract: This article presents the results of research on the actual status of teaching and teaching<br />
management at Hanoi College of Arts towards development of learner’s capacity. Additionally,<br />
the article examines the influence of factors affecting the management of teaching at the college.<br />
Also, the author proposes measures to improve quality of teaching at the school and develop the<br />
learning capacity for learners.<br />
Keywords: Management of teaching, learner’s capability, Hanoi College of Arts.<br />
1. Mở đầu<br />
Quản lí dạy học (QLDH) theo hướng phát triển năng<br />
lực người học là mục tiêu quan trọng của Trường Cao<br />
đẳng Nghệ thuật (CĐNT) Hà Nội nhằm hướng tới việc<br />
đào tạo và phát triển con người của thời đại mới về đức,<br />
trí, lao, thể, mĩ. Với bề dày lịch sử 50 năm, Trường<br />
CĐNT Hà Nội thông qua hoạt động QLDH đã đào tạo<br />
nhiều nhân tài cho đất nước ở các lĩnh vực nghệ thuật.<br />
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, có thể thấy rằng, việc<br />
đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học là một vấn đề<br />
không thể thiếu đối với mọi nhà trường, đặc biệt là với<br />
những chuyên ngành Văn hóa Nghệ thuật - nơi có<br />
những đặc thù riêng. Muốn nâng cao chất lượng QLDH<br />
và đưa ra được các biện pháp QLDH phải có các nghiên<br />
cứu, khảo sát thực tiễn cụ thể và khách quan về QLDH<br />
ở nhà trường.<br />
Bài viết này trình bày thực trạng QLDH ở Trường<br />
CĐNT Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học,<br />
nhằm làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp quản lí<br />
hoạt động dạy học trong nhà trường, nâng cao chất lượng<br />
dạy học theo hướng phát triển năng lực người học.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Một số vấn đề về quản lí dạy học theo hướng phát<br />
triển năng lực người học<br />
QLDH theo hướng phát triển năng lực người học ở<br />
trường cao đẳng là quá trình tác động có mục đích, có kế<br />
hoạch của lãnh đạo nhà trường đến hoạt động dạy học<br />
của giảng viên theo hướng phát triển năng lực người học<br />
nhằm đạt được mục đích nâng cao chất lượng dạy học và<br />
hình thành, phát triển năng lực cho người học.<br />
QLDH ở Trường CĐNT Hà Nội theo hướng phát<br />
triển năng lực người học bao gồm: quản lí hoạt động<br />
chuẩn bị bài; quản lí giảng dạy trên lớp của giảng viên;<br />
quản lí các điều kiện về phương tiện dạy học; quản lí hoạt<br />
động học tập trên lớp và đánh giá kết quả học tập của<br />
người học theo hướng phát triển năng lực.<br />
<br />
22<br />
<br />
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLDH ở Trường<br />
CĐNT Hà Nội theo hướng phát triển năng lực người học<br />
bao gồm: yếu tố ảnh hưởng của môi trường bên ngoài<br />
(tình hình kinh tế, chính trị xã hội; đời sống văn hóa của<br />
nhân dân Thủ đô; văn bản chỉ đạo của Bộ Lao động<br />
- Thương binh và Xã hội; nhu cầu của thị trường lao động<br />
và xã hội với các ngành nghệ thuật; sự phối hợp làm việc<br />
của các đoàn nghệ thuật với nhà trường trong đào tạo) và<br />
yếu tố ảnh hưởng đến môi trường bên trong (nhận thức<br />
và định hướng của lãnh đạo nhà trường; năng lực QLDH<br />
của lãnh đạo nhà trường; ý thức, nhiệt tình và sự hợp tác<br />
của các giảng viên; năng lực, trình độ của giảng viên<br />
trong đổi mới giáo dục; môi trường sư phạm trong nhà<br />
trường; sự đồng thuận giữa lãnh đạo, giảng viên và sinh<br />
viên; mức độ rõ ràng của các văn bản chỉ đạo dạy học<br />
của nhà trường; cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học;<br />
chế độ động viên, khuyến khích, khen thưởng với đổi<br />
mới dạy học trong việc phát triển năng lực người học), ...<br />
2.2. Kết quả nghiên cứu<br />
Để khảo sát thực trạng QLDH ở Trường CĐNT Hà Nội<br />
theo hướng phát triển năng lực người học, trong các khảo<br />
sát dưới đây vào năm học 2016 - 2017, chúng tôi sử dụng<br />
các phương pháp nghiên cứu như: điều tra bằng phiếu,<br />
phỏng vấn, toán thống kê... khảo sát 95 cán bộ quản lí và<br />
giảng viên Trường CĐNT Hà Nội về vấn đề dạy học và<br />
QLDH theo hướng phát triển năng lực người học. Trong đó,<br />
các bảng hỏi đều gồm các câu hỏi được chia 04 mức độ và<br />
cách cho điểm tương ứng như sau: Tốt (4 điểm), khá (3<br />
điểm), bình thường (2 điểm), chưa tốt (1 điểm) và sử dụng<br />
thang 4 bậc để định mức các tiêu chí theo quy ước: mức độ<br />
Tốt: (3,25-4,0 điểm); mức độ Khá (2,5-3,24 điểm); mức độ<br />
Trung bình (1,75-2,49); mức độ chưa tốt (