intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng quản lý hoạt động dạy học các môn nghiệp vụ lưu trú tại trường Cao đẳng Du lịch Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày kết quả khảo sát thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học các môn nghiệp vụ lưu trú tại Trường Cao đẳng du lịch Huế (CĐDL Huế). Khảo sát được thực hiện với 35 cán bộ quản lý (CBQL), giảng viên (GV) và 167 sinh viên của Trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học các môn nghiệp vụ lưu trú tại trường Cao đẳng Du lịch Huế

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 02(42), THÁNG 6 – 2024 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC MÔN NGHIỆP VỤ LƯU TRÚ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HUẾ CURRENT STATUS OF MANAGEMENT OF TEACHING-LEARNING SUBJECTS ON PROFESSIONAL HOUSEKEEPING AT HUE TOURISM COLLEGE BÙI THỊ AN BÌNH(*), VŨ ĐÌNH BẢY(**), anbinhbuithi1975@gmail.com (*) Trường Cao đẳng Du lịch Huế (**) Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh THÔNG TIN TÓM TẮT Dạy học là hoạt động trọng tâm ở mọi cơ sở giáo dục. Chất lượng Ngày nhận: 02/6/2024 của hoạt động dạy học phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu Ngày nhận lại: 13/6/2024 tố liên quan đến công tác quản lý hoạt động dạy học. Bài báo trình Duyệt đăng: 20/6/2024 bày kết quả khảo sát thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt Mã số: TCKH-S02T6-2024-B07 động dạy học các môn nghiệp vụ lưu trú tại Trường Cao đẳng ISSN: 2354 - 0788 du lịch Huế (CĐDL Huế). Khảo sát được thực hiện với 35 cán bộ quản lý (CBQL), giảng viên (GV) và 167 sinh viên của Trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học các môn nghiệp vụ lưu trú của Trường đã đạt được hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn những tồn tại, thiếu sót cần được khắc phục bằng những biện pháp quản lý hữu hiệu hơn. Từ khóa: ABSTRACT Hoạt động dạy học, nghiệp vụ lưu Teaching-learning are central activities in every educational trú, quản lý hoạt động dạy học. institution. The quality of teaching-learning activities depends on Keywords: many factors, including those related to their management. This hospitality, management of article presents the results of a survey on the status of teaching- teaching-learning activities; learning and management of teaching-learning subjects on teaching-learning activities. hospitality at Hue Tourism College. The survey was conducted on 35 managers, lecturers and 167 students. Results show that the college’s teaching-learning and management of teaching-learning subjects on hospitality have achieved quite good results. However, there are still shortcomings and limitations that need to be overcome with more effective management measures. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ và Chính phủ khẳng định trong “Chiến lược Phát triển ngành du lịch là một nhiệm vụ phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030” của quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước Thủ tướng Chính phủ (2020). Bên cạnh đó, trong thời đại ngày nay. Điều này đã được Đảng nhằm chuẩn bị đội ngũ nhân lực có tay nghề cho 57
  2. BÙI THỊ AN BÌNH – VŨ ĐÌNH BẢY đất nước, công tác giáo dục nghề nghiệp cũng dạy học và quản lý hoạt động dạy học tại Trường được Đảng và Nhà nước quan tâm phát triển. CĐDL Huế là việc làm cần thiết, có ý nghĩa thực Quan điểm này được thể hiện rõ trong “Chiến tiễn cao, có thể cung cấp những thông tin hữu ích, lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn từ đó cải thiện công tác quản lý hoạt động dạy học, 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045” của Tổng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, chất cục Dạy nghề - Bộ Lao động Thương binh và Xã lượng đào tạo tại Trường. hội đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt (Thủ Quản lý hoạt động dạy học các môn nghiệp tướng Chính phủ, 2021). Để đáp ứng yêu cầu về vụ lưu trú bao gồm nhiều nội dung khác nhau đội ngũ nhân lực ngành du lịch có chất lượng, cần như quản lý chương trình, nội dung dạy học, quan tâm đến giáo dục đào tạo nói chung và hoạt quản lý phương pháp dạy học, quản lý hoạt động động dạy học nói riêng trong các trường đại học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, quản lý hoạt cao đẳng du lịch. động học tập của sinh viên, quản lý việc phát “Nghiệp vụ lưu trú” được biết đến như một triển đội ngũ giảng viên, quản lý các điều kiện ngành, nghề hệ Trung cấp theo Thông tư phục vụ hoạt động dạy học… Tuy nhiên, trong 55/2018/TT-BLĐTBXH (Bộ Lao động, Thương giới hạn phạm vi bài báo này, chúng tôi tập trung binh và Xã hội, 2018), được đính chính bởi trình bày kết quả nghiên cứu về thực trạng quản Quyết định 600/QĐ-LĐTBXH năm 2020 (Bộ lý chương trình, nội dung dạy học, quản lý Lao động, Thương binh và Xã hội, 2020)). phương pháp dạy học, quản lý hoạt động kiểm tra, Những người thuộc ngành nghề này cần có đánh giá kết quả học tập và quản lý hoạt động những kiến thức và kỹ năng để có thể làm việc ở học tập các môn nghiệp vụ lưu trú của sinh viên các bộ phận như phục vụ buồng khách, vệ sinh tại Trường CĐDL Huế. Tương ứng với những khu vực công cộng, giặt là, cắm hoa, cung cấp hoa nội dung quản lý đó, bài báo cũng trình bày thực quả (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, 2018). trạng thực hiện chương trình, nội dung dạy học; Ngành nghề tương ứng ở bậc Cao đẳng là “Quản phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết trị buồng phòng” (Bộ Lao động, Thương binh và quả học tập của sinh viên nhằm cung cấp thêm Xã hội, 2018). Quản trị buồng phòng yêu cầu cơ sở cho việc đánh giá công tác quản lý. nhiều kiến thức, kỹ năng hơn; đặc biệt là bổ sung 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU nội dung về quản lý, giám sát, bên cạnh những Khách thể nghiên cứu: gồm 35 CBQL và kiến thức, kỹ năng cần thiết cho nghiệp vụ lưu giảng viên đang công tác, giảng dạy tại Trường trú như xác định ở trên. Trong giới hạn bài báo này, và 167 sinh viên của Trường. chúng tôi quan tâm đến hoạt động dạy học các môn Phương pháp nghiên cứu: Để tìm hiểu học liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ lưu trú. thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động Trường CĐDL Huế là một trong những cơ sở dạy học các môn nghiệp vụ lưu trú tại Trường CĐDL đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch của nước Huế, chúng tôi đã sử dụng phương pháp chính là điều ta. Trong những năm qua, Trường đã đào tạo nhiều tra bằng bảng hỏi do tác giả tự xây dựng. Nội dung ngành, nghề khác nhau. Trường đã tổ chức tốt hoạt bảng hỏi bao gồm các vấn đề liên quan đến thực trạng động dạy và học nhằm trang bị các kiến thức về hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học các chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề cần thiết cho môn nghiệp vụ lưu trú. Các câu hỏi được thiết kế theo sinh viên với mục đích đáp ứng nhu cầu của các thang Likert 4 mức độ, tương ứng với bốn mức điểm doanh nghiệp. Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, từ 1 (Yếu) đến 4 (Tốt). Phần mềm thống kê toán học Trường đã quan tâm đến công tác quản lý các mặt SPSS được sử dụng để xử lý dữ liệu từ phiếu điều tra. hoạt động của Trường, trong đó có quản lý hoạt Trung bình chung và độ lệch chuẩn của từng nội động dạy học. Việc tìm hiểu thực trạng hoạt động dung được tính và trình bày trong các bảng. 58
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 02(42), THÁNG 6 – 2024 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU định hướng hoạt động dạy của giảng viên và 3.1. Thực trạng dạy học các môn nghiệp vụ hoạt động học của sinh viên. Chúng tôi cũng lưu trú ở trường CĐDL Huế khảo sát ý kiến của sinh viên về thực trạng thực 3.1.1. Thực trạng thực hiện chương trình, nội hiện chương trình, nội dung dạy học các môn dung dạy học nghiệp vụ lưu trú và thu được kết quả như thể Chương trình, nội dung dạy học có vai trò hiện trong Bảng 1. Bảng 1. Đánh giá của sinh viên về thực trạng thực hiện chương trình, nội dung dạy học các môn nghiệp vụ lưu trú TT Thực hiện chương trình, nội dung dạy học ĐTB ĐLC 1 Giảng viên nắm vững mục tiêu, kế hoạch, chương trình đào tạo 3,73 0,48 2 Giảng viên lập kế hoạch dạy học của học kỳ, năm học 3,56 0,55 3 Giảng viên bảo đảm thời gian, chương trình dạy học theo nội dung chương 3,49 0,65 trình đề ra 4 Việc thực hiện chương trình hàng tuần, hàng tháng của giảng viên 3,43 0,60 5 Chương trình dạy học nghiệp vụ lưu trú có mục tiêu rõ ràng, cụ thể 3,66 0,53 6 Nội dung chương trình dạy học (lý thuyết và thực hành) phù hợp với mục tiêu đề ra 3,54 0,56 7 Việc tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên thực hiện chương trình học thực 3,39 0,63 hành nghiệp vụ lưu trú 8 Giảng viên cung cấp cho SV đề cương chi tiết học phần các môn nghiệp vụ lưu trú 3,35 0,64 Chú thích: ĐTB: trung bình, ĐLC: Độ lệch chuẩn, 1≤ ĐTB ≤4 Kết quả khảo sát ở Bảng 1 cho thấy nhìn chung, nhiều để định hướng hoạt động học của sinh viên, sinh viên đánh giá cao việc thực hiện chương giúp họ thực hiện hoạt động tự học. trình, nội dung dạy học các môn nghiệp vụ lưu 3.1.2. Thực trạng sử dụng phương pháp, trú (ĐTB ≥ 3,35). Trong đó, việc giáo viên nắm phương tiện dạy học vững mục tiêu, kế hoạch, chương trình đào tạo Phương pháp, phương tiện dạy học là công cụ được đánh giá cao nhất (ĐTB = 3,73), tiếp đến để chuyển tải chương trình, nội dung dạy học, từ là việc chương trình đã có mục tiêu rõ ràng, cụ đó việc sử dụng hiệu quả phương pháp, phương thể (ĐTB = 3,66). Đây là những điểm mạnh tiện dạy học là việc làm cần thiết để đạt chất lượng đáng trân trọng, tạo điều kiện để có được chất giáo dục. Chúng tôi đã thu thập ý kiến đánh giá của lượng dạy học tốt. sinh viên về thực trạng sử dụng phương pháp, Bên cạnh đó, sinh viên đánh giá chưa cao phương tiện dạy học các môn nghiệp vụ lưu trú và lắm việc tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong thu được kết quả như trong Bảng 2. việc thực hiện chương trình học tập thực hành Bảng 2 cho thấy sinh viên đánh giá khá tốt nghiệp vụ lưu trú. Kết quả đánh giá này phản ánh phương pháp, phương tiện dạy học sử dụng ở Trường. hạn chế khá phổ biến trong đào tạo ở bậc đại học, Trong đó, sự phù hợp của phương pháp dạy học cao đẳng hiện nay ở Việt Nam, đó là chưa chú với chương trình dạy nghề được đánh giá cao trọng nhiều đến việc thực hành, rèn luyện kỹ nhất (ĐTB = 3,66). Bên cạnh đó, giảng viên năng nghề nghiệp cho sinh viên. Bên cạnh đó, cũng quan tâm giải đáp thắc mắc của sinh viên kết quả khảo sát cũng cho thấy việc cung cấp đề (ĐTB = 3,51). Sinh viên cũng đánh giá cao việc cương chi tiết cho sinh viên chưa được quan tâm giảng viên tạo điều kiện cho sinh viên vận hành 59
  4. BÙI THỊ AN BÌNH – VŨ ĐÌNH BẢY thử các trang thiết bị phục vụ cho học tập, thực đôi lúc chưa đem lại hiệu quả cao do một bộ hành (ĐTB = 3,52), một trong những việc làm phận sinh viên chưa nhận thức được vai trò quan giúp họ rèn luyện kỹ năng và nâng cao tay nghề. trọng của việc vận hành thiết bị đối với nghiệp Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc hướng dẫn này vụ lưu trú. Bảng 2. Đánh giá của sinh viên về thực trạng sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học các môn nghiệp vụ lưu trú TT Sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học ĐTB ĐLC 1 Phương pháp dạy học các môn nghiệp vụ lưu trú phù hợp với chương trình dạy nghề 3,66 0,48 2 Trong dạy học thực hành nghiệp vụ lưu trú, giảng viên tạo hứng thú cho sinh viên, 3,16 0,71 giờ học sinh động, không nhàm chán 3 Giảng viên sử dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự giác, tự học của 3,21 0,69 sinh viên 4 Giảng viên giải đáp các thắc mắc của sinh viên 3,51 0,62 5 Giảng viên tạo điều kiện cho sinh viên vận hành thử các trang thiết bị phục vụ cho 3,52 0,60 học tập, thực hành 6 Thiết bị, cơ sở vật chất trang bị đáp ứng yêu cầu học các môn nghiệp vụ lưu trú của nhà trường 3,39 0,61 Chú thích: ĐTB: trung bình, ĐLC: Độ lệch chuẩn, 1≤ ĐTB ≤4 Ngược lại, việc tạo hứng thú cho sinh viên, tiêu chí “Giảng viên sử dụng phương pháp dạy làm cho giờ học sinh động, không nhàm chán học phát huy tính tích cực, tự giác tự học của trong dạy học thực hành nghiệp vụ lưu trú không sinh viên” (ĐTB = 3,21). được sinh viên đánh giá cao (ĐTB = 3,16). Kết 3.1.3. Thực trạng hoạt động kiểm tra đánh giá quả này phản ánh thực tế ở Trường, đó là trong kết quả học tập khi giảng viên thường xuyên đổi mới phương Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học, giảng dạy các nội dung lý thuyết thì ít đầu tư cho giúp cung cấp thông tin về chất lượng dạy học, dạy học phần thực hành. Giảng viên chưa sử mức độ đạt được của sinh viên ở từng môn học, dụng những phương pháp dạy học thực hành có cũng như định hướng giảng viên và học viên khả năng lôi cuốn sinh viên hăng say học tập; trong việc cải thiện hoạt động giảng dạy và học tập. chưa hướng đến các tình huống thực tế, thiết Chúng tôi đã khảo sát ý kiến đánh giá của sinh thực; việc làm mẫu, theo dõi sinh viên thực hành viên về thực trạng hoạt động kiểm tra đánh giá và chỉnh sửa sai sót đôi lúc còn chưa thấu đáo. kết quả học tập các môn nghiệp vụ lưu trú và thu Bên cạnh đó, sinh viên cũng không đánh giá cao được kết quả thể hiện trong Bảng 3. Bảng 3. Đánh giá của sinh viên về thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn nghiệp vụ lưu trú TT Hoạt động kiểm tra, đánh giá ĐTB ĐLC 1 Giảng viên đã triển khai đầy đủ quy chế kiểm tra, đánh sinh viên 3,59 0,54 2 Đề thi/kiểm tra đảm bảo đúng tiến độ và sát với chương trình giảng dạy 3,56 0,64 3 Đề thi/kiểm tra của môn học phù hợp với trình độ của sinh viên 3,64 0,54 4 Giảng viên đánh giá kết quả thi/kiểm tra một cách công bằng, khách quan 3,52 0,65 5 Kết quả kiểm tra/thi của sinh viên được thông báo đầy đủ tới sinh viên 3,32 0,82 Chú thích: ĐTB: trung bình, ĐLC: Độ lệch chuẩn, 1≤ ĐTB ≤4 60
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 02(42), THÁNG 6 – 2024 Bảng 3 cho thấy sinh viên đánh giá 4/5 tiêu chí 3.2.1. Quản lý chương trình, nội dung dạy học ở mức Tốt, với ĐTB > 3,50. Trong đó, sự phù hợp Quản lý hiệu quả chương trình, nội dung của đề thi/kiểm tra với trình độ của sinh viên được dạy học là nhằm đảm bảo CBQL và giảng viên đánh giá cao nhất (ĐTB = 3,64). Kết quả đánh giá nắm vững chương trình, không tùy tiện thay đổi, của sinh viên cho thấy nhà trường đã thực hiện tốt thêm, bớt hoặc làm sai lệch chương trình, nội hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập các môn dung dạy học. Chính vì vậy, chúng tôi đã khảo nghiệp vụ lưu trú của sinh viên. Tuy nhiên, trong sát thực trạng quản lý chương trình, nội dung tương lai, nhà trường cần quan tâm cải thiện hơn khâu dạy học các môn nghiệp vụ lưu trú tại Trường thông báo kết quả kiểm tra/thi của sinh viên. CĐDL Huế. Kết quả khảo sát được thể hiện 3.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học các trong Bảng 4. môn nghiệp vụ lưu trú Bảng 4. Đánh giá của CBQL và giảng viên về thực trạng quản lý chương trình, nội dung dạy học các môn nghiệp vụ lưu trú TT Quản lý chương trình, nội dung dạy học ĐTB ĐLC 1 Hướng dẫn giảng viên nắm vững mục tiêu, kế hoạch, chương trình đào tạo đối 3,72 0,45 với từng hệ đào tạo 2 Yêu cầu giảng viên lập kế hoạch dạy học cho từng môn học và kiểm tra, phê 3,47 0,62 duyệt trước khi thực hiện đầu mỗi học kỳ 3 Bảo đảm thời gian, nội dung theo chương trình khung 3,78 0,42 4 Theo dõi việc thực hiện chương trình hàng tuần, hàng tháng của giảng viên 3,28 0,58 5 Sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho việc theo dõi (biểu bảng, sổ sách, phiếu 3,37 0,70 báo bài giảng, sổ dự giờ, sổ ghi đầu bài hoặc lịch kiểm tra học tập) 6 Xây dựng chương trình dạy học các môn nghiệp vụ lưu trú (lý thuyết và thực 3,75 0,50 hành) có mục tiêu rõ ràng, cụ thể 7 Phân bố nội dung chương trình dạy học các môn nghiệp vụ lưu trú (lý thuyết 3,81 0,39 và thực hành) phù hợp với từng hệ đào tạo 8 Xây dựng nội dung chương trình dạy học các môn nghiệp vụ lưu trú (lý thuyết 3,72 0,45 và thực hành) phù hợp với mục tiêu của từng hệ đào tạo 9 Xây dựng nội dung chương trình đào tạo phù hợp với năng lực và trình độ của 3,59 0,49 sinh viên các hệ đào tạo Chú thích: ĐTB: trung bình, ĐLC: Độ lệch chuẩn, 1≤ ĐTB ≤4 Bảng 4 cho thấy tất cả các tiêu chí quản lý theo chương trình (Tiêu chí 3) cũng được đánh chương trình, nội dung dạy học đều được CBQL giá cao cho thấy đa số giảng viên đã thực hiện và giảng viên đánh giá ở mức Khá và Tốt (ĐTB đúng kế hoạch chương trình, lên lớp đúng giờ từ 3,28 đến 3,81), trong đó, có 3 tiêu chí (Tiêu và dạy đủ số buổi học theo quy định. chí 3, 6, 7) được đánh giá rất cao (với ĐTB ≥ 3,75). Ngược lại, Tiêu chí 4 và 5 được đánh giá Việc phân bố nội dung chương trình dạy học (lý thấp nhất. Kết quả này cho thấy công tác kiểm tra, thuyết và thực hành) phù hợp với từng hệ đào tạo giám sát việc thực hiện nội dung và chương (Tiêu chí 7) được đánh giá cao nhất là phù hợp với trình dạy học đang còn hạn chế. Thực trạng thực tế của Trường CĐDL Huế. Đây là trường có này nhắc nhở các nhà quản lý cần kịp thời nhiều hệ đào tạo như cao đẳng, trung cấp, sơ cấp chỉnh đốn, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, và đào tạo ngắn hạn… với nhiều chuyên ngành giám sát nhằm đảm bảo chất lượng dạy học, đào tạo khác nhau. Do đó, với cùng một môn học bởi vì không phải giảng viên nào, sinh viên nhưng có nhiều chương trình, nội dung khác nhau. nào cũng tự giác chấp hành tất cả các yêu cầu Bên cạnh đó, việc bảo đảm thời gian, nội dung của Trường đề ra. 61
  6. BÙI THỊ AN BÌNH – VŨ ĐÌNH BẢY 3.2.2. Thực trạng quản lý phương pháp, hoạt động dạy học, góp phần thực hiện tốt mục phương tiện dạy học tiêu nhà trường đề ra. Bảng 5 trình bày kết quả Việc tìm hiểu và đánh giá thực trạng đánh giá của CBQL và giảng viên về thực quản lý phương pháp dạy học (PPDH), sử trạng quản lý phương pháp, phương tiện dạy dụng phương tiện dạy học của giảng viên là học các môn nghiệp vụ lưu trú tại Trường cần thiết nhằm định hướng, điều chỉnh kịp thời CĐDL Huế. Bảng 5. Đánh giá của CBQL và giảng viên về thực trạng quản lý phương pháp, phương tiện dạy học các môn nghiệp vụ lưu trú TT Quản lý phương pháp, phương tiện dạy học ĐTB ĐLC 1 Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giảng viên trong việc lựa chọn và sử 3,56 0,56 dụng PPDH 2 Tổ chức thao giảng, dự giờ, trao đổi về các PPDH 3,19 0,78 3 Tổ chức các lớp bồi dưỡng, chuyên đề về PPDH 3,28 0,63 4 Khuyến khích và tăng cường khả năng tự nghiên cứu, đổi mới PPDH của giảng viên 3,44 0,66 theo hướng tích cực, sáng tạo 5 Yêu cầu và tạo điều kiện tốt để giảng viên thường xuyên sử dụng giáo trình điện tử, 3,75 0,56 ứng dụng công nghệ thông tin 6 Trang bị thiết bị, CSVC đáp ứng yêu cầu dạy học các môn nghiệp vụ lưu trú (lý thuyết 3,56 0,50 và thực hành) 7 Tổ chức cho giảng viên khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy 3,56 0,56 học các môn nghiệp vụ lưu trú (lý thuyết và thực hành) 8 Tổ chức cho giảng viên trao đổi, rút kinh nghiệm về kỹ năng sử dụng các thiết bị mới 2,91 0,58 thường xuyên 9 Tạo điều kiện cho giảng viên vận hành thử các phương tiện, thiết bị dạy học trước khi 3,31 0,73 lên lớp Chú thích: ĐTB: trung bình, ĐLC: Độ lệch chuẩn, 1≤ ĐTB ≤4 Có thể thấy từ Bảng 5 sự giao động khá lớn họp bộ môn. Hầu hết giảng viên ứng dụng CNTT trong đánh giá các tiêu chí liên quan đến quản lý giúp bài học trở nên sinh động hơn. Bên cạnh đó, phương pháp, phương tiện dạy học nghiệp vụ Trường cũng đã đầu tư nhiều trang thiết bị, lưu trú (ĐTB từ 2,91 đến 3,75). Trong đó, tiêu CSVC khác phục vụ yêu cầu dạy học cũng như chí 5 được đánh giá cao nhất (ĐTB = 3,75). Kết tạo điều kiện cho GV khai thác và sử dụng hiệu quả này phù hợp với thực tế ở Trường CĐDL Huế. quả các thiết bị này thông qua các buổi tập huấn. Trong những năm gần đây, Trường đã tạo điều kiện, Bên cạnh những điểm mạnh, thực trạng khuyến khích, động viên giảng viên ứng dụng quản lý phương pháp, phương tiện dạy học cũng công nghệ thông tin vào dạy học nhằm nâng cao chỉ ra những hạn chế cần khắc phục. Trong đó, hiệu quả hoạt động. Trường đã trang bị khá đầy đặc biệt là việc Tổ chức cho giảng viên trao đổi, đủ hệ thống máy tính nối mạng, có kết nối rút kinh nghiệm về kỹ năng sử dụng các thiết bị Internet tốc độ cao, tất cả các lớp học đều trang mới thường xuyên (Tiêu chí 8) bị đánh giá khá bị Tivi LCD kết nối máy tính… Trường cũng , thấp (ĐTB = 2,91). Kết quả này cho thấy tuy nâng cao trình độ sử dụng máy tính, xây dựng thiết bị, CSVC được trang bị tốt, nhà trường mới giáo trình điện tử phục vụ giảng dạy. Công tác chỉ dừng ở việc tổ chức tập huấn cho giáo viên này được thực hiện thường xuyên trong các hội khai thác thiết bị nhưng chưa thường xuyên tổ nghị về đào tạo của nhà trường và trong các cuộc chức trao đổi, rút kinh nghiệm về kỹ năng sử 62
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 02(42), THÁNG 6 – 2024 dụng các thiết bị mới nên vẫn còn nhiều GV quan trọng, giúp các nhà quản lý đảm bảo hoạt chưa nắm hoàn toàn các tính năng của thiết bị động này thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ mới. Bên cạnh đó, Tiêu chí 2 - Tổ chức thao của nó và thu nhận đầy đủ, chính xác thông tin giảng, dự giờ, trao đổi về các PPDH - cũng được về quá trình dạy học và chất lượng dạy học. đánh giá khá thấp. Chúng tôi đã khảo sát ý kiến đánh giá của 3.2.3. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, CBQL và giảng viên về thực trạng quản lý đánh giá kết quả học tập hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết các môn nghiệp vụ lưu trú của sinh viên. Kết quả học tập của sinh viên là một nhiệm vụ quả được trình bày trong Bảng 6. Bảng 6. Đánh giá của CBQL và giảng viên về thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn nghiệp vụ lưu trú TT Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ĐTB ĐLC 1 Phổ biến đến giảng viên các văn bản, quy định, quy chế và các quy trình về thi, 3,59 0,56 kiểm tra, cho điểm, xếp loại 2 Phổ biến đến giảng viên kế hoạch, yêu cầu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của 3,47 0,67 sinh viên 3 Chỉ đạo lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá; ra đề thi, đáp án, nộp phòng đào tạo 3,53 0,62 của giảng viên phù hợp với yêu cầu của nhà trường 4 Chỉ đạo giảng viên đánh giá kết quả kiểm tra lý thuyết/thực hành nghiêm túc, khách quan 3,75 0,44 5 Yêu cầu giảng viên thường xuyên áp dụng đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá 3,56 0,61 kết quả học tập của sinh viên 6 Chỉ đạo giảng viên đánh giá môn lý thuyết nghiệp vụ lưu trú bám sát nội dung 3,78 0,42 chương trình đào tạo 7 Chỉ đạo đánh giá môn thực hành nghiệp vụ lưu trú bám sát nội dung chương trình 3,78 0,42 đào tạo với các biểu mẫu phù hợp Chú thích: ĐTB: trung bình, ĐLC: Độ lệch chuẩn, 1≤ ĐTB ≤4 Bảng 6 cho thấy công tác quản lý hoạt động nhà trường nói riêng đã trở thành yêu cầu cấp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn nghiệp thiết và là sự quan tâm của toàn xã hội. Trong xu vụ lưu trú của sinh viên được đánh giá cao (ĐTB từ thế chung đó, Trường CĐDL Huế đã triển khai 3,47 đến 3,78). Trong đó, Tiêu chí 4, 6 và 7 được hoạt động dạy học các môn chuyên ngành, trong đánh giá thực sự cao, với ĐTB ≥ 3,75. Đây là những đó có các môn nghiệp vụ lưu trú nhằm đáp ứng điểm mạnh cần được phát huy trong thời gian tới. nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cho ngành du Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhà trường cũng cần cải lịch Việt Nam. Một trong những yếu tố có ảnh thiện hơn việc “Phổ biến đến giảng viên kế hoạch, hưởng lớn đến chất lượng hoạt động dạy học các yêu cầu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh môn nghiệp vụ lưu trú là công tác quản lý hoạt viên” để giảng viên có thể chủ động trong việc triển động dạy học các môn nghiệp vụ lưu trú. khai hoạt động kiểm tra, đánh giá. Cùng với đó, việc Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động dạy “Chỉ đạo lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá; ra học các môn nghiệp vụ lưu trú cho thấy Trường đề thi và đáp án, nộp phòng đào tạo của giảng viên CĐDL Huế đã thực hiện tốt và khá tốt nội dung, phù hợp với yêu cầu của nhà trường” cũng cần được chương trình; sử dụng hiệu quả các phương pháp, quan tâm nhiều hơn. phương tiện dạy học; thực hiện tốt hoạt động 4. KẾT LUẬN kiểm tra đánh giá kết quả học tập các môn Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nói nghiệp vụ lưu trú của sinh viên. Tuy nhiên, bên chung, chất lượng hoạt động dạy học trong các cạnh những điểm mạnh đó, vẫn còn một số hạn 63
  8. BÙI THỊ AN BÌNH – VŨ ĐÌNH BẢY chế cần khắc phục. Đó là: Trường cần quan tâm Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động nhiều hơn đến chương trình, nội dung thực hành dạy học các môn nghiệp vụ lưu trú cho thấy lãnh nghiệp vụ lưu trú; đổi mới phương pháp dạy học đạo nhà trường đã thực hiện khá tốt công tác này. thực hành nghiệp vụ lưu trú để tạo hứng thú cho Cụ thể, Trường CĐDL Huế đã thực hiện hiệu quả sinh viên cũng như sử dụng thường xuyên hơn công tác quản lý chương trình, nội dung dạy học, các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, quản lý phương pháp dạy học, phương tiện dạy học tự giác của sinh viên và làm tốt hơn khâu thông và quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học báo kết quả kiểm tra/thi của sinh viên. Trường tập các môn nghiệp vụ lưu trú của sinh viên. Bên nên bố trí những giờ học thực hành nghiệp vụ cạnh đó, nhà trường cũng cần cải thiện một số nội lưu trú của sinh viên được thực hiện ngay tại dung quản lý như: Cần tăng cường công tác kiểm Trung tâm Thực hành Kỹ năng nghề của Trường tra, giám sát việc thực hiện nội dung, chương trình - Khách sạn Villa Huế để sinh viên có thêm dạy học; tập trung nhiều hơn đến việc nâng cao năng nhiều cơ hội rèn luyện kỹ năng nghề, tiếp cận lực đổi mới phương pháp dạy học cho giảng viên với môi trường đón khách thực tế, có thể xử lý (thông qua trao đổi, rút kinh nghiệm, thao giảng, dự được một số tình huống cơ bản có liên quan đến giờ…); cần quan tâm đến việc phổ biến kế hoạch, khách và chất lượng dịch vụ cũng cũng như cơ yêu cầu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn hội rèn luyện ngoại ngữ. nghiệp vụ lưu trú của sinh viên đến các giảng viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. (2018). Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân, theo Thông tư số 55/2018/TT-BLĐTBXH, ngày 28 tháng 12 năm 2018. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. (2020). Đính chính Thông tư quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng, theo Quyết định số 600/QĐ-BLĐTBXH, ngày 29 tháng 5 năm 2020. Thủ tướng Chính phủ. (2020). Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, được phê duyệt theo Quyết định số 147/QĐ-TTg, ngày 22 tháng 01 năm 2020. Thủ tướng Chính phủ. (2021). Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, được phê duyệt theo Quyết định số 2239/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 12 năm 2021. 64
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2