YOMEDIA
ADSENSE
Thuế bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn – trường hợp khi triển khai vận dụng vào Việt Nam
2
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Ngày 29/11/2023, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 107/2023/QH15 về việc áp dụng Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Trong bài viết này sẽ tìm hiểu về thuế bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn và đánh giá tác động của thuế này khi triển khai vận dụng vào Việt Nam.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thuế bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn – trường hợp khi triển khai vận dụng vào Việt Nam
- 6. THUẾ BỔ SUNG TỐI THIỂU NỘI ĐỊA ĐẠT CHUẨN – TRƯỜNG HỢP KHI TRIỂN KHAI VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM QUALIFIED DOMESTIC MINIMUM TOP-UP TAX- THE CASE FOR IMPLEMENTATION IN VIETNAM TS. Nguyễn Bích Thảo Uyên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt Ngày 29/11/2023, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 107/2023/QH15 về việc áp dụng Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Theo đó, Việt Nam sẽ áp dụng hai quy định là: Quy định Thuế TNDN bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT) và Quy định về tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu (IIR). Trong bài viết này sẽ tìm hiểu về thuế bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn và đánh giá tác động của thuế này khi triển khai vận dụng vào Việt Nam. Từ khóa: Thuế Thu nhập doanh nghiệp, Thuế Tối thiểu toàn cầu, Thuế Bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn. Abstract On November 29, 2023, the National Assembly passed Resolution No. 107/2023/QH15 on the application of additional corporate income tax according to regulations to prevent global tax base erosion. Accordingly, Vietnam will apply two regulations: Regulations on Qualified domestic minimum top-up tax (QDMTT) and Regulations on Income Inclusion Rule (IIR). In this article, we will learn about Qualified Domestic Minimum Top-up Tax and evaluate the impact of this tax when applied to Vietnam. Keywords: corporate income tax, global minimum tax, qualified domestic minimum Top-up Tax. JEL Classifications: H20,H26, H29. 1. Đặt vấn đề Quy tắc Thuế Tối thiểu toàn cầu là Trụ cột 2 trong giải pháp hai trụ cột trong chương trình chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế - Organization for Economic Cooperation and Development (OECD) khởi xướng. Đến nay, đã có hơn 140 quốc gia đồng thuận. Theo quy tắc này, các tập đoàn đa quốc gia (MNEs) có doanh thu từ 750 triệu EURO trở lên sẽ bị áp dụng mức thuế tối thiểu 15%. Như 1
- vậy, khi các công ty này đi đầu tư ở nước ngoài nhưng nộp thuế thu nhập tại nước đầu tư dưới mức 15% sẽ phải nộp phần chênh lệch tại nước cư trú nơi công ty có trụ sở chính. Theo hướng dẫn của OECD về Quy định Chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, Thuế Tối thiểu toàn cầu có bản chất là Thuế TNDN bổ sung và các nước cần quy định trong hệ thống pháp luật của mình cho phù hợp. Trong quá trình các quốc gia xem xét thực hiện quy tắc mẫu của OECD, có thể thấy hầu hết các quốc gia có ưu đãi thuế cho các tập đoàn đa quốc gia sẽ cần ưu tiên áp dụng thuế bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn - Qualified Domestic Minimum Top-up Tax (QDMTT). Việc ban hành quy định QDMTT trong nội luật sẽ giúp ngăn ngừa tổn thất nguồn thu từ thuế, khi các quốc gia khác ban hành quy định IIR để tăng mức thuế suất đối với các tập đoàn đa quốc gia lên tối thiểu 15%. Ngoài ra, quy định QDMTT đạt chuẩn có thể được áp dụng như một cơ chế giảm trừ trách nhiệm theo Quy tắc mẫu của OECD (Quy tắc GloBE). Từ đó, giúp các tập đoàn đa quốc gia tránh gánh nặng về thủ tục hành chính và gánh nặng tuân thủ liên quan đến Quy tắc GloBE. Đứng trước tình hình đó, Việt Nam đã ban hành quy định về QDMTT tại Điều 4 Nghị quyết 107/2023/QH15. Quy định này phù hợp với Quy tắc GloBE và được áp dụng từ năm tài chính 2024 trở đi. 2. Giới thiệu về thuế tối thiểu bổ sung nội địa đạt chuẩn Thuế bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn được định nghĩa theo Quy tắc mẫu OECD là một loại thuế bổ sung tối thiểu được quy định trong nội luật: xác định lợi nhuận thặng dư của các công ty thành viên nằm tại quốc gia đó (lợi nhuận thặng dư nội địa) theo cách tương đương với các Quy tắc GloBE; vận hành để tăng nghĩa vụ thuế nội địa đối với lợi nhuận thặng dư nội địa lên mức thuế suất tối thiểu cho quốc gia đó và các công ty thành viên trong một năm tài chính; và được triển khai, quản lý theo cách thống nhất với kết quả của các Quy tắc GloBE, miễn là quốc gia đó không cung cấp bất kỳ lợi ích nào liên quan đến các quy tắc đó. Như vậy, QDMTT có thể hiểu đơn giản là một cơ chế nội luật hoá, trong đó việc tính toán lợi nhuận thặng dư và thuế tối thiểu được áp dụng tương đương với các quy định tại Trụ cột 2 theo hướng dẫn của OECD để giúp các nước nhập khẩu vốn giành quyền thu phần thuế bổ sung trước các quốc gia khác. Để được coi là đạt chuẩn theo Quy tắc GloBE, thuế bổ sung QDMTT do các quốc gia quy định cần đáp ứng một số nguyên tắc chung sau đây: quy định về QDMTT phải tương đương về mặt chức năng với Quy tắc GloBE, theo nghĩa là thiết kế của quy định về QDMTT phải phù hợp với thiết kế của Quy tắc GloBE và quy định QDMTT phải mang lại kết quả phù hợp với Quy tắc GloBE; có thể cho phép một số biến thể của QDMTT trong trường hợp 2
- quy định về QDMTT tạo ra một cách có hệ thống nghĩa vụ thuế bổ sung cao hơn và không tạo ra một cách có hệ thống nghĩa vụ thuế thấp hơn; và các quốc gia thực hiện QDMTT không được cung cấp bất kỳ tài sản đảm bảo hoặc lợi ích nào khác có liên quan đến QDMTT cho các tập đoàn đa quốc gia bị đánh thuế bổ sung QDMTT. Điều này có nghĩa là, QDMTT sẽ thay đổi thứ tự mà các khu vực tài phán được quyền tính thuế bổ sung khi thuế suất thực tế của một đối tượng bị điều chỉnh bởi Trụ cột 2, giảm xuống dưới mức tối thiểu toàn cầu 15%. Theo đó, quốc gia thực hiện QDMTT sẽ được ưu tiên đầu tiên để thu thuế bổ sung từ các đối tượng nằm trong khu vực tài phán của mình. Nếu không có QDMTT, nguồn thu đó sẽ được chuyển đến một quốc gia khác như được xác định theo thứ tự quy tắc Trụ cột 2. Đối với các DN, tác dụng của QDMTT là định hướng nơi phải trả khoản thuế bổ sung - mặc dù không thay đổi về số tiền thuế bổ sung phải nộp . Như vậy, nếu áp dụng QDMTT, quốc gia đó sẽ giữ được quyền đánh thuế và các nhà đầu tư cũng xác định được nghĩa vụ phải đóng thuế bổ sung tại quốc gia đang thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh thay vì chuyển đến một quốc gia khác để nộp khoản thuế bổ sung này. Thuế Tối thiểu toàn cầu không phải là điều ước quốc tế, không phải là cam kết quốc tế và không bắt buộc các quốc gia phải áp dụng. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không áp dụng thì vẫn phải chấp nhận việc các quốc gia khác áp dụng Thuế Tối thiểu toàn cầu, có quyền thu thuế bổ sung đối với các DN tại Việt Nam (nếu thuộc đối tượng áp dụng) mà được hưởng mức thuế suất thực tế tại Việt Nam thấp hơn mức tối thiểu toàn cầu 15%, đặc biệt là các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Thuế Tối thiểu toàn cầu được áp dụng trên phạm vi toàn thế giới từ năm 2024. Do đó, các quốc gia cũng đang thúc đẩy việc áp dụng Thuế Tối thiểu toàn cầu bền vững để có thể hài hòa với môi trường đầu tư và hệ thống thuế/pháp lý hiện tại, mà không ảnh hưởng tiêu cực làm giảm tăng trưởng phát triển kinh tế và năng lực cạnh tranh quốc gia. Việc trước mắt, ưu tiên áp dụng cơ chế QDMTT để giành quyền thu phần thuế bổ sung trước các quốc gia khác được cho là ưu tiên hàng đầu, có tính cấp bách về mặt thời gian. 3. Định hướng áp dụng QDMTT trên thế giới Trong sân chơi toàn cầu, mỗi quốc gia đều có sự tự chủ nhưng đều phải rất chủ động để bảo vệ quyền lợi của chính mình, vì không có cách nào để đứng ngoài cuộc. QDMTT có thể hiểu đơn giản là một cơ chế nội luật hoá, trong đó việc tính toán lợi nhuận thặng dư và thuế tối thiểu được áp dụng tương đương với các quy định tại Trụ cột 2 theo hướng dẫn của OECD. QDMTT cần tính toán lợi nhuận và nghĩa vụ thuế bổ sung theo cách tương tự như các quy tắc của Trụ cột 2. Để đảm bảo một sân chơi bình đẳng, QDMTT phải được triển khai và quản lý theo cách phù hợp với quy tắc mẫu mà không đi kèm với các lợi ích 3
- khác. OECD sẽ phát triển các quy trình để giúp các chính phủ và cơ quan thuế đánh giá liệu mức thuế tối thiểu được đề xuất có cấu thành một QDMTT hay không. Sau khi thuế tối thiểu trong nước đáp ứng các điều kiện của QDMTT, bất kỳ khoản thuế theo QDMTT nào do một công ty chi trả sẽ được khấu trừ toàn bộ với bất kỳ nghĩa vụ thuế nào theo các quy tắc của trụ cột 2. Điều này có nghĩa là, QDMTT sẽ thay đổi thứ tự mà các khu vực tài phán được quyền tính thuế bổ sung khi thuế suất thực tế của một đối tượng bị điều chỉnh bởi Trụ cột 2 giảm xuống dưới mức tối thiểu toàn cầu 15%. Theo đó, quốc gia thực hiện QDMTT sẽ được ưu tiên đầu tiên để thu thuế bổ sung từ các đối tượng nằm trong khu vực tài phán của mình. Nếu không có QDMTT, nguồn thu đó sẽ được chuyển đến một quốc gia khác như được xác định theo thứ tự quy tắc Trụ cột 2. Đối với các DN, tác dụng của QDMTT là định hướng nơi phải trả khoản thuế bổ sung, mặc dù không thay đổi về số tiền thuế bổ sung phải nộp. Do các đặc điểm lợi thế nêu trên, một số quốc gia đẩy nhanh việc đưa ra các quy định để thực hiện chế độ QDMTT. Theo chỉ thị của EU, sẽ thực hiện các đề xuất của trụ cột 2 trên toàn EU, cho phép các quốc gia thành viên EU áp đặt các mức thuế tối thiểu trong nước: Vương Quốc Anh áp dụng IIR và QDMTT áp dụng cho kỳ kế toán từ ngày 31/12/2023; Thụy Sỹ và Sigapore tuyên bố áp dụng QDMTT từ ngày 01/01/2024; Hoa Kỳ dự kiến sẽ áp dụng cơ chế tương tự với QDMTT từ năm 2023, để ngăn chặn việc các quốc gia khác giành quyền đánh thuế đối với các DN Hoa Kỳ; đối với các quốc gia nhận đầu tư trong khu vực ASEAN có điều kiện tương đồng như Việt Nam (Malaysia, Indonesia, Thái Lan) đều có kế hoạch triển khai thực hiện Thuế Tối thiểu toàn cầu nói chung và QDMTT nói riêng. Malaysia thực hiện Thuế Tối thiểu toàn cầu 15% từ năm 2024 theo khuyến cáo từ OECD sẽ tiến hành rà soát lại các chế độ ưu đãi thuế, trong đó có các công ty được hưởng thuế suất 0% hoặc thuế suất dưới 15% để tránh chuyển thuế về các quốc gia nơi đặt trụ sở của công ty mẹ tối cao, Malaysia sẽ áp dụng quy định IIR và QDMTT vào năm 2025. Indonesia là một trong số các quốc gia nhất trí sẽ áp dụng Thuế Tối thiểu toàn cầu từ năm 2024, đến nay Indonesia đã có 02 thay đổi về luật pháp nhằm tạo đà cho áp dụng Thuế Tối thiểu toàn cầu là ban hành Luật hài hòa hóa các quy định về thuế cho phép Chính phủ có quyền thỏa thuận thuế với các quốc gia đối tác, cả song phương - đa phương và Nghị định chính phủ để thực hiện các sửa đổi Luật Thuế TNDN. Chính phủ Thái Lan đã phê duyệt về nguyên tắc việc thực hiện Thuế Tối thiểu toàn cầu ở Thái Lan và giao cho Cục thuế Thái Lan và Quỹ Nâng cao năng lực cạnh tranh, giao cho các đơn vị triển khai thực hiện. Trong đó, Cục thuế Thái Lan sẽ có nhiệm vụ soạn thảo Luật Thu Thuế bổ sung trên khuôn khổ Trụ cột 2 của Tuyên bố OECD, dự thảo đầu tiên sẽ được xem xét vào năm 2023 và có hiệu lực vào năm 2025. 4
- Như vậy, các quốc gia trên thế giới đều đã có các động thái thay đổi chính sách thuế để giành quyền thu phần thuế bổ sung trước các quốc gia khác, đồng thời đưa ra các giải pháp duy trì ưu đãi đối với các dự án đang hoạt động và “giữ chân” các nhà đầu tư nước ngoài. 4. Tác động của QDMTT khi áp dụng ở Việt Nam Trước bối cảnh các quốc gia có vốn đầu tư lớn vào Việt Nam đã áp dụng Thuế Tối thiểu toàn cầu để giành quyền thu thuế và các quốc gia nhận vốn đầu tư tương tự như Việt Nam đã và đang nghiên cứu chính sách ứng phó, chính sách hỗ trợ nhà đầu tư trước tác động của Thuế Tối thiểu toàn cầu, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việt Nam cần khẳng định áp dụng Thuế Tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam, thông qua việc ban hành văn bản quy định việc áp dụng Thuế Tối thiểu toàn cầu. Ngày 29/11/2023, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 107/2023/QH15 về việc áp dụng Thuế TNDN, bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Theo đó, Việt Nam sẽ áp dụng 02 quy định là: Quy định Thuế TNDN bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT) và Quy định về tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu (IIR), chưa áp dụng Quy định lợi nhuận chịu thuế dưới mức tối thiểu (UTPR) và Quy định thuế khấu trừ tại nguồn tối thiểu (STTR). Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 01/01/2024, áp dụng từ năm tài chính 2024. Như vậy, việc áp Thuế Tối thiểu toàn cầu nói chung và việc thực hiện Quy định QDMTT sẽ có nhiều tác động đến Việt Nam. Tác động về kinh tế, xã hội Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến nay hiện có 144 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam. Trong đó, đứng đầu là Hàn Quốc, với tổng vốn đăng ký gần 85,87 tỷ USD (chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư); Singapore đứng thứ hai với gần 74,52 tỷ USD (chiếm 15,9% tổng vốn đầu tư); tiếp theo lần lượt là Nhật Bản, Đài Loan và Hồng Kông. Lũy kế đến 20/12/2023, các đối tác đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam chủ yếu đến từ khu vực Đông Á. Cụ thể, trong nhiều năm qua Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore luôn dẫn đầu danh sách các nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Các chính sách ưu đãi về Thuế TNDN trong thu hút đầu tư của Việt Nam được đánh giá là hấp dẫn so với các nước trong khu vực. Nhờ có chính sách ưu đãi thuế cạnh tranh cùng với các thế mạnh, như tình hình kinh tế chính trị ổn định, nguồn lao động dồi dào,… dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam liên tục tăng qua các năm. Năm 2020, Việt Nam lần đầu tiên vào nhóm 20 nước thu hút FDI hàng đầu thế giới, trong khi đầu tư nước ngoài trên toàn cầu có xu hướng giảm. Đến năm 2021, vốn FDI vào Việt Nam tiếp tục duy trì sự ổn định và vượt mốc 31 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong năm 2022, Việt Nam cũng đã thu hút gần 30 tỷ USD, dù giảm so với cùng kỳ 5
- nhưng cho thấy, tín hiệu tích cực trong đại dịch. Đến năm 2023, vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài tăng so với cùng kỳ (3,5%). Tổng vốn đầu tư đăng ký tăng mạnh và đạt mức tăng cao nhất kể từ đầu năm, tăng 32,1% so với cùng kỳ và tăng 17,3 điểm phần trăm so với 11 tháng. Tuy nhiên, Thuế Tối thiểu toàn cầu bắt đầu áp dụng từ năm 2024 sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới dòng vốn FDI toàn cầu. Do đó, Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút FDI thông qua ưu đãi thuế. Theo rà soát của Tổng cục Thuế thì hiện có 619 Tập đoàn MNEs (khoảng 1.017 công ty thành viên tại Việt Nam) có doanh thu hợp nhất trong năm 2021 đạt khoảng 750 triệu EURO trở lên, trong đó có 438 Tập đoàn có một công ty thành viên tại Việt Nam và 181 tập đoàn có nhiều công ty thành viên tại Việt Nam (576 công ty thành viên). Theo số liệu quyết toán Thuế TNDN năm 2022, Tổng cục Thuế tính toán sơ bộ, có khoảng 122 tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chịu ảnh hưởng của Thuế Tối thiểu toàn cầu khi Thuế Tối thiểu toàn cầu đã được áp dụng từ năm 2024. Theo tính toán của Tổng cục thuế thì khi các quốc gia khác đều áp dụng Thuế Tối thiểu toàn cầu bắt đầu từ năm 2024, các quốc gia có công ty mẹ sẽ được thu thêm phần thuế chênh lệch năm 2024 ước tính khoảng trên 14.600 tỷ đồng trong đó: Hàn Quốc có 18 Tập đoàn MNE đầu tư tại Việt Nam, với số thuế chênh lệch phải nộp ở Hàn Quốc năm 2024 hơn 10.700 tỷ đồng; Nhật Bản có 36 Tập đoàn MNE đầu tư tại Việt Nam, với số thuế chênh lệch phải nộp ở Nhật Bản năm 2024 hơn 250 tỷ đồng; một số nước khác có vốn đầu tư lớn vào Việt Nam (Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ, Canada, Hồng Kông, Hà Lan, Malaysia, British Virgin Islands, Vương quốc Anh,…) có 50 Tập đoàn MNEs, với số thuế chênh lệch phải nộp ở nước đầu tư hơn 3.560 tỷ đồng. Trường hợp Việt Nam quy định chi tiết việc áp dụng quy định QDMTT đảm bảo theo hướng dẫn của OECD, Việt Nam có quyền thu toàn bộ phần thuế bổ sung này mà DN không bị tính lại thuế bổ sung tại nước có công ty mẹ. Tác động tới quy định về lập báo cáo tài chính tại Việt Nam Theo quy định về Thuế Tối thiểu toàn cầu của OECD, Chuẩn mực báo cáo tài chính được áp dụng bao gồm Chuẩn mực báo cáo tài chính được chấp nhận và Chuẩn mực báo cáo tài chính được phép áp dụng. Trong đó: Chuẩn mực kế toán tài chính được chấp nhận: là Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung của Úc, Brazil, Canada, các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu, các quốc gia thành viên của Khu vực kinh tế châu Âu, Hồng Kông (Trung Quốc), Nhật Bản, Mexico, New Zealand, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Ấn Độ, Hàn Quốc, Nga, Singapore, Thụy Sĩ, Vương Quốc Anh và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Chuẩn mực kế toán tài chính được phép áp dụng: là một tập hợp các nguyên tắc kế 6
- toán được chấp nhận chung bởi cơ quan kế toán có thẩm quyền tại nước nơi công ty đặt trụ sở cho phép áp dụng (ví dụ như Việt Nam). Điều này có nghĩa là, quy định Thuế Tối thiểu toàn cầu cho phép áp dụng chuẩn mực kế toán tài chính quốc tế được chấp nhận rộng rãi tại các nước như được liệt kê ở trên và chuẩn mực kế toán tài chính theo quy định của từng nước mà công ty mẹ tối cao đặt trụ sở. Tuy nhiên, nếu có sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán tài chính được chấp nhận và chuẩn mực kế toán tài chính tại Việt Nam, thì DN sẽ phải nộp bản thuyết minh giải trình chênh lệch do khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán tài chính. Do vậy, Thuế Tối thiểu toàn cầu không ảnh hưởng tới quy định về chuẩn mực kế toán tài chính được phép áp dụng tại Việt Nam . Tuy nhiên, DN sẽ phải điều chỉnh các khoản chênh lệch giữa hai chuẩn mực báo cáo tài chính, bằng cách nộp bổ sung bản thuyết minh giải trình chênh lệch do khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán tài chính theo mẫu. 5. Các thách thức và hướng giải quyết khi áp dụng QDMTT Mặc dù, lợi ích mà QDMTT mang lại khi áp dụng là rất lớn, tuy nhiên QDMTT cũng mang lại thách thức không nhỏ cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam khi áp dụng quy tắc này. Thứ nhất, việc tính toán theo QDMTT rất phức tạp. QDMTT buộc phải được thiết kế tuân theo các hướng dẫn tại Quy tắc GloBE để đảm bảo đạt chuẩn. Việc tính toán thu nhập GloBE và thuế được bao gồm theo đúng các quy tắc này có thể sẽ rất phức tạp. Thực tế, rất nhiều quốc gia đã quyết định và đã ban hành luật áp dụng IIR, UTPR và QDMTT. Đây là một cuộc chơi lớn và trên phạm vi toàn cầu, nên không quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc. Các công ty tư vấn quốc tế, chắc chắn đều đã xây dựng công cụ tính toán để sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và hoàn toàn có thể hỗ trợ các nhà làm chính sách của Việt Nam trong quá trình xây dựng hệ thống và công cụ phù hợp. Các MNE bị ảnh hưởng ở Việt Nam có thể không quá nhiều, nên Chính phủ có thể cân nhắc một phương án quản lý tập trung đối với các đối tượng này. Theo đó, việc trang bị kiến thức và công cụ cho mục đích quản lý là hoàn toàn khả thi. Thứ hai, QDMTT có thể đem lại rủi ro về pháp lý, khi Việt Nam áp dụng QDMTT cho các MNE thuộc đối tượng áp dụng của Trụ cột 2, họ sẽ bắt buộc phải nộp thuế tối thiểu nội địa tại Việt Nam. Để thu hút đầu tư, trong đó có đầu tư nước ngoài, trong những năm qua Việt Nam đã thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư, trong đó có chính sách ưu đãi về thuế TNDN. Đặc biệt, Luật Đầu tư năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung Luật Thuế TNDN về mức ưu đãi Thuế TNDN đối với các dự án được áp dụng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt với mức cao hơn. Theo đó, năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 29/2021/QĐ-TTg 7
- quy định về ưu đãi đầu tư, đặc biệt với các chính sách ưu đãi về Thuế TNDN cao hơn so với Luật Thuế TNDN hiện hành. Do áp dụng ưu đãi thuế suất thấp, được ưu đãi miễn thuế và giảm thuế nên trên thực tế, thuế suất đối với các dự án đầu tư của DN FDI có ưu đãi sẽ có thuế suất thực tế trong thời gian được hưởng ưu đãi, thấp hơn mức thuế suất tối thiểu là 15%. Như vậy, khi có sự thay đổi pháp luật, dẫn đến các ưu đãi mới kém thuận lợi hơn các chính sách cũ, nhà đầu tư được quyền áp dụng các ưu đãi có lợi hơn, nếu vẫn đáp ứng các điều kiện đặt ra. Điều này có thể dẫn đến một số tranh chấp hay rủi ro về mặt pháp lý giữa Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, các rủi ro về pháp lý có thể sẽ không cao nếu Chính phủ có phương án kiểm soát hiệu quả. Về phía các DN, ngoài tác động về việc phải nộp thêm số thuế bổ sung theo quy định thì việc phát sinh thêm chi phí tuân thủ đối với DN khi thực hiện QDMTT cũng không đáng kể. Theo nghiên cứu và khuyến nghị của một số công ty kiểm toán lớn trên thế giới, về chi phí, có thể khẳng định những chi phí này không thực sự tăng lên nhiều, vì khi DN thuộc đối tượng áp dụng của Trụ cột 2 thì dù quốc gia/vùng lãnh thổ đó có áp dụng QDMTT hay không, thì DN vẫn phải lặp lại các quy tắc của Trụ cột 2 và DN cần tuân thủ Trụ cột 2 trong mọi trường hợp. Nếu quốc gia/vùng lãnh thổ có áp dụng QDMTT thì DN tại đó chỉ phải thực hiện một lần là đáp ứng điều kiện và được các nước khác thừa nhận. 6. Kết luận Ưu đãi về Thuế TNDN mà Việt Nam cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài luôn được coi như một trong những công cụ thu hút đầu tư hiệu quả từ trước tới nay. Song, đối với các nhà đầu tư thuộc đối tượng áp dụng của Trụ cột 2, ưu đãi về Thuế TNDN sẽ không còn phát huy tác dụng như trước. Vì vậy, với vai trò là một nước tiếp nhận đầu tư, bài toán về chính sách đặt ra cho Việt Nam tại thời điểm này cần đạt được hai mục tiêu quan trọng là chủ động giành quyền đánh thuế và tiếp tục xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi để đảm bảo cạnh tranh hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài. Việc ban hành Nghị quyết số 107/2023/QH15 nhằm quy định cụ thể chi tiết việc áp dụng QDMTT theo khuyến nghị của OECD, sẽ tạo cơ sở pháp lý đầy đủ thực hiện thu, nộp thuế TNDN bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Tài liệu tham khảo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, (2022), Báo cáo tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm 2022. Bộ Tài chính, (2023), Kỷ yếu Hội thảo “Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu: Kinh nghiệm áp dụng của các quốc gia, dự kiến tác động và khuyến nghị giải pháp cho Việt Nam”. 8
- Deloitte, (2023), Malaysia Budget 2023 Snapshot Developing Malaysia MADANI. IBFD, (2024), Hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam & khả năng đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu: Đánh giá các nguồn dữ liệu công bố công khai. OECD, (2022), Tax Incentives and the Global Minimum Corporate Tax: Reconsidering Tax Incentives after the GloBE Rules, OECD Publishing, Paris. 9
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn