intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

THUỐC TÍM TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

166
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuốc tím (Kali permanganate) là một chất OXH có tác dụng OXH hóa chất hữu cơ, vô cơ và trong chừng mực có khả năng diệt khuẩn, vì vậy nó đồng nghĩa với sự giảm tiêu thụ oxy trong nước do quá trình hóa học và sinh học Các nhà sinh học thỉnh thoảng khuyến cáo việc sử dụng thuốc tím với liều lượng 2 – 6 mg/l đối với các ao nuôi có tình trạng thiếu oxy trầm trọng. Một số bệnh của cá được chữa bằng cách sử dụng thuốc tím đối với cá trong các bể nhốt hoặc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: THUỐC TÍM TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

  1. THUỐC TÍM TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Thuốc tím (Kali permanganate) là một chất OXH có tác dụng OXH hóa chất hữu cơ, vô cơ và trong chừng mực có khả năng diệt khuẩn, vì vậy nó đồng nghĩa với sự giảm tiêu thụ oxy trong nước do quá trình hóa học và sinh học Các nhà sinh học thỉnh thoảng khuyến cáo việc sử dụng thuốc tím với liều lượng 2 – 6 mg/l đối với các ao nuôi có tình trạng thiếu oxy trầm trọng. Một số bệnh của cá được chữa bằng cách sử dụng thuốc tím đối với cá trong các bể nhốt hoặc trong ao nuôi. Nồng độ thuốc tím ít khi vượt 4 – 8 mg/l trong ao nuôi, có thể cao hơn nhưng với thời gian tiếp xúc ngắn trong bể nhốt. Thuốc tím được dùng để khử rotenone (thuốc diệt cá) và antimycin là chất độc cho cá. Tác dụng làm giảm nhẹ tình trạng thiếu oxy: Thuốc tím có tác dụng diệt khuẩn với nồng độ khá thấp trong điều kiện nước chứa ít chất hữu cơ. Với nồng độ 2 mg/l thuốc tím có thể diệt tới 99% vi khuân gram âm và phần lớn loại vi khuẩn gram dương. Tác dụng diệt khuẩn của thuốc tím là do ion permanganate (MnO4-) oxy hóa tế bào của vi khuẩn. Trong nước, thuốc tím có khả năng OXH chất hữu cơ khá nhanh và các chất có tính khử khác (H2S, Fe2+, các chất có mùi hôi), sau phản ứng mangan trong thuốc tím chuyển về dạng mangan dioxit không tan (MnO2), ít độc. Tùy thuộc vào hàm lượng các tạp chất trong nước có khả năng phản ứng với thuốc tím (chất có thể oxy hóa được với thuốc tím) mà lượng thuốc tím tiêu hao là khác nhau. Liều lượng thuốc tím sử dụng đưa vào nước một phần bị tiêu thụ nhanh chóng bởi các tạp chất vô cơ (H2S, Fe2+), một phần bị tiêu thụ bởi các chất hữu cơ (chậm hơn),
  2. một phần còn dư lại (thừa). Lượng thuốc tím dư có khả năng diệt khuẩn, lượng tiêu hao có tác dụng oxh các tạp chất trong nước. Vì vậy liều lượng thuốc tím sử dụng gồm 2 phần: phần tiêu hao và phần dư. Lượng thuốc tím tiêu hao đối với từng nguồn nước là khác nhau. Nguồn nước sạch tiêu hao ít, nguồn nước bẩn tiêu hao thuốc tím nhiều hơn. Đánh giá lượng thuốc tím tiêu hao không khó: lấy một nguồn nước nào đó cho vào 4 cốc cùng một lượng nước, cho vào các chai nồng độ thuốc tím khác nhau, sau 30 phút xác định lại nồng độ thuốc tím trong từng chai sẽ xác định được lượng tiêu hao. Vì thuốc tím có màu rất đặc trưng nên có thể so sánh trực tiếp bằng mắt thường trong điều kiện không phân tích được. Muốn diệt khuẩn có hiệu quả lượng thuốc tím dư cần phải đạt đến một khoảng giá trị nào đó. Thuốc tím có khả năng làm giảm lượng chất hữu cơ trong nước nhưng không nhiều, không vượt quá được 15% khi dùng tới liều lượng 8 mg/l. Giảm chất hữu cơ đồng nghĩa với việc giảm lượng oxy mất mát do phân hủy chất hữu cơ bởi vi sinh vật, tuy vậy quá trình này xảy ra yếu trong các ao nuôi. Vì vậy khả năng cải thiện tình trạng thiếu oxy trong ao hồ là không nhiều. Đặc biệt trong các thời điểm lượng oxy trong ao thiếu vào lúc sáng sớm. Thực tế thì việc sử dụng thuốc tím thậm chí còn gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của tảo. Thuốc tím có khả năng giết tảo, hạn chế quá trình quang hóa, tảo chết bị phân hủy gây thiếu oxy trong nước. Tức thời thuốc tím có thể làm tăng oxy trong nước khi lượng thuốc tím sử dụng vượt quá lượng thuốc tím tiêu hao, do ion manganat phân hủy. để có được 1 mgO2/l cần tới 6.58 mg/l thuốc tím, liều lượng sử dụng như vậy là quá cao, rất tốn kém và dễ gây ra những tác hại khác, thậm chí giết chết tôm cá. Vì những lí do đã trình bày cho nên có thể kết luận việc sử dụng thuốc tím không cải thiện được tình trạng thiếu oxy trong ao nuôi nhưng có tác dụng khử khuẩn.
  3. Loại bỏ một số chất vô cơ: Một vài chất vô cơ như sắt II, sunfua hydro, kể cả một số gây mùi hôi có nguồn gốc hữu cơ có thể dễ dàng loại bỏ, xử lí bằng thuốc tím. Để khử 1 mg sắt cần 0.94 mg thuốc tím và để khử được 1 mg H2S cần tới 6.19 mg. Trong thực tế thì lượng thuốc tím cần nhiều hơn so với giá trị tính trên vì một số các chất có tính khử khác (chất hữu cơ có mùi hôi) cũng tham gia phản ứng với thuốc tím. Giải độc: Thuốc tím có khả năng phản ứng với một số chất độc hữu cơ, sau khi phản ứng (oxh) chất độc sẽ trở về dạng không độc. Đối với thuốc diệt cá rotenone (C23H22O6), trong môi trường nước, 2 mg/l thuốc tím có thể loại bỏ được 0.05 mg/l rotenone, trong ao hoặc các nguồn nước tự nhiên cần lượng cao hơn 2-2.5 mg để loại bỏ 0.05 mg rotenone.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2