intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuyết thay đổi: Hướng tiếp cận các giai đoạn thay đổi nhằm giúp đỡ thân chủ thay đổi hành vi

Chia sẻ: Phạm Trăng Thu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

80
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu "Thuyết thay đổi: Hướng tiếp cận các giai đoạn thay đổi nhằm giúp đỡ thân chủ thay đổi hành vi" dưới đây để nắm bắt được hiểu biết về việc thay đổi, 5 giai đoạn thay đổi. Hy vọng tài liệu phục vụ hữu ích nhu cầu học tập cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuyết thay đổi: Hướng tiếp cận các giai đoạn thay đổi nhằm giúp đỡ thân chủ thay đổi hành vi

  1. Thuyết thay đổi      HƯỚNG TIẾP CẬN “CÁC GIAI ĐOẠN THAY ĐỔI” NHẰM GIÚP ĐỠ THÂN CHỦ THAY ĐỔI HÀNH VI James Prochaska và Diclemente Carlo (1982) đã phát triển một mô hình về  sự  thay đổi. Các tác giả  cho rằng việc con người cần trải qua một quá  trình gồm 5 giai đoạn để  có được sự  thay đổi và trở  về  trạng thái bình  thường. Theo quan điểm này thì việc tái quay trở  lại vấn đề  sẽ  không  phải là một thất bại mà chỉ  là một phần bình thường của quá trình thay   đổi. Hiểu biết về việc Thay đổi Các nhân viên CTXH cần lưu ý rằng việc thay đổi hành vi hiếm khi  là một sự  kiện đơn lẻ  và rời rạc. Trong một vài trường hợp nhân viên   CTXH sẽ  có thể  gặp những thân chủ  sẵn sàng hợp tác và làm theo sự  hướng dẫn. Tuy nhiên thì nhiều trường hợp nhân viên CTXH sẽ  phải   chạm trán với những thân chủ  dường như  không thể  hoặc không muốn  thay đổi. Trong thập kỷ qua, thay đổi hành vi được hiểu như  là quá trình  của các quá trình dựa trên những trải nghiệm của thân chủ. Hiểu biết quá  trình này sẽ  cung cấp cho nhân viên CTXH những công cụ  hiệu quả  để  giúp đỡ thân chủ, những người thường chán nản hoặc phản kháng lại với   việc thay đổi.
  2. Đối với hầu hết mọi người, mô hình các giai đoạn thay đổi chỉ  ra  rằng sự thay đổi trong hành vi sẽ  xảy ra từ từ. Thường thì giai đoạn thay   đổi sẽ chuyển từ không quan tâm, không biết hoặc không thích thực hiện  sự  thay đổi (Pre­contemplation ­ tiền dự  định) tới cân nhắc sự  thay đổi   (contemplation ­ dự  định), sau đó là quyết định và chuẩn bị  thực hiện sự  thay đổi. Một lưu ý là việc tái phát lại vấn đề  là gần như chắc chắn xảy  ra và trở thành một phần trong tiến trình thay đổi nhằm hướng tới sự thay  đổi lâu dài trong cuộc sống. Mô hình các giai đoạn thay đổi bao gồm rất nhiều khái niệm từ các  mô hình đã được phát triển trước đó. Mô hình Niềm tin sức khỏe, mô hình  Tính tự chủ và mô hình Hành vi phù hợp trong khuôn khổ này. Trong suốt  giai đoạn tiền dự  định, thân chủ  không mong muốn thay đổi. Họ  có thể  không tin rằng hành vi của họ có vấn đề, hoặc điều đó sẽ ảnh hưởng tiêu   cực tới họ  (mô hình Niềm tin sức khỏe). Hoặc họ  có thể  từ  bỏ  những   hành vi không lành mạnh của mình bởi những nỗ  lực trước đây đã thất   bại và họ  không còn tin rằng mình có khả  năng kiểm soát (bên ngoài Mô  hình Tính tự  chủ). Trong suốt giai đoạn dự  định, thân chủ  đấu tranh tư  tưởng, cân nhắc giữa những mặt tích cực và tiêu cực trong hành vi hiện  tại của họ, và những lợi ích cũng như  những trở  ngại để  thay đổi (Mô   hình Niềm tin sức khỏe). 5 giai đoạn thay đổi Am Fam Physician. 2000 Mar 1;61(5):1409­1416. PRECONTEMPLATION STAGE ( GIAI ĐOẠN TIỀN DỰ ĐỊNH)
  3. Trong suốt giai đoạn tiền dự định, thân chủ thậm chí không xem xét  tới sự  thay đổi. Những người hút thuốc giả  vờ  không nhận thấy rằng  những lời khuyên này áp dụng cho chính bản thân họ. Thân chủ có lượng   cholesterol có thể  cảm thấy “miễn nhiễm” với các vấn đề  về  sức khỏe,  rằng điều đó chỉ  nhiễm vào những người khác. Những thân chủ  béo phì  không thành công sau nhiều lần cố gắng giảm cân thì họ  từ  bỏ  một cách   đơn giản. CONTEMPLATION STAGE ( GIAI ĐOẠN DỰ ĐỊNH) Trong suốt giai đoạn dự tính, thân chủ có những mâu thuẫn trong tư  tưởng về  sự  thay đổi. Từ  bỏ  những hành vi yêu thích có thể  khiến thân  chủ có cảm giác mất mát mặc dù họ nhận thức được những lợi ích. Trong   giai đoạn này, thân chủ thường có những đánh giá về trở ngại (ví dụ, thời   gian, phí tổn, những rắc rối, sợ hãi, “tôi biết tôi cần, nhưng…”) cũng như  lợi ích của sự thay đổi. Trong CTXH thì đây là những giai đoạn then chốt để  đảm bảo cho   sự thành công. Nếu chúng ta không giúp được thân chủ vượt qua giai đoạn  này thì sẽ  không tiến tới các giai đoạn sau được. Hơn nữa nếu than chủ  vượt qua một cách gượng ép thì các giai đoạn sau cũng không mang lại   hiệu quả  cao. Do đó trong giai đoạn này thay vì luôn đưa ra những lời  khuyên hoặc đưa ra những phán xét thì nhiệm vụ của các nhân viên CTXH  là nên mang lại sự  đồng cảm, gieo hy vọng và nhẹ  nhàng chỉ  ra sự  khác  biệt giữa mục tiêu và những lời tuyên bố. Những câu hỏi mang tính tranh   cãi, “ Bạn có muốn chết vì điều này không?” có thể  được hiểu như  1 sự  đe dọa và có thể dẫn tới sự chống đối và thái độ  thù địch. Mặt khác, hỏi  
  4. thân chủ, “Làm sao bạn biết thời gian để  bỏ (thuốc)?” cho phép thân chủ  là “chuyên gia của chính họ” và có thể khiến họ bắt đầu một quá trình suy   nghĩ vượt ra khỏi phòng kiểm tra (không còn để  ý đến cuộc hôi thoại).  Những câu hỏi được diễn đạt tốt sẽ để lại cho thân chủ những băn khoăn  về điều gì tốt cho họ và sẽ  làm cho họ  di chuyển theo các giai đoạn của   quá trình thay đổi. PREPARATION STAGE (GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ) Trong giai đoạn chuẩn bị, thân chủ chuẩn bị thực hiện một sự thay   đổi cụ thể. Họ có thể thử nghiệm những thay đổi nhỏ như quyết tâm thay  đổi của họ  tăng. Ví dụ, thử  dùng thức ăn có hàm lượng chất béo thấp  hoặc có thể  chuyển sang chế  độ  ăn uống nhiều hơn. Chuyển sang một   nhãn hiệu thuốc lá khác hoặc giảm đáng kể  thức uống và rằng họ  đã  quyết định thay đổi là cần thiết. ACTION STAGE (GIAI ĐOẠN HÀNH ĐỘNG) Giai đoạn hành động là giai đoạn mà hầu hết các nhân viên CTXH  mong muốn thấy thân chủ  của họ đạt được. Những thất bại trước đó sẽ  là các bằng chứng chứng tỏ  rằng thân chủ  đã có những ý định cho việc  thay đổi hoặc các hành động là chưa đủ. Bất kỳ hành động nào được thực  hiện bởi thân chủ ở giai đoạn này đều cần được khen ngợi bởi vì điều đó  biểu lộ  khát vọng thay đổi lối sống. Trong giai đoạn này rất cần thiết   phải có nhân viên CTXH ở bên không phải là hành động thay thân chủ mà   là những trao đổi, khích lệ  để  các hoạt động của thân chủ  mang lại hiệu  quả MAINTENANCE   AND   RELAPSE   PREVENTION   (DUY   TRÌ   VÀ  PHÒNG NGỪA SỰ TÁI PHÁT)
  5.  Duy trì và phòng ngừa tái phát đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ và duy   trì liên tục các hành vi mới trong thời gian dài. Sự  chán nản thỉnh thoảng  xuất hiện có thể  làm tạm dừng kế  hoạch thay đổi và kết quả  sẽ  khiến   thân chủ bỏ cuộc. Sự chán nản này có thể xuất hiện do rất nhiều nguyên   nhân. Có thể  do bản than không đủ  quyết tâm hoặc do môi trường bên  ngoài   tác   động.   Một   người   nghiện   ma   túy   sẽ   rất   tái   nghiện   nếu   môi   trường   nơi   họ   ở   không   được   kiểm   soát   chặt   chẽ   và   có   nhiều   người   nghiện. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA MÔ HÌNH THAY ĐỔI Sự thay đổi trong  Thân chủ Kết hợp các mô hình giải  các giai đoạn  thích/ điều trị Tiền dự định Không nghĩ tới việc thay đổi Tính tự chủ Có thể bị từ bỏ Cảm giác không có khả năng  Niềm tin sức khỏe kiểm soát Phỏng vấn có sức thuyết  Từ chối: không tin điều đó  phục ứng dụng cho bản thân Tin rằng hậu quả không  nghiêm trọng Dự định Cân nhắc những lợi ích và  Mô hình Niềm tin sức khỏe phí tổn của hành vi, thay đổi  Phỏng vấn có sức thuyết  mục đích phục Chuẩn bị Thử nghiệm với những thay  Liệu pháp nhận thức hành vi đổi nhỏ Hành động Thực hiện những hành động  Liệu pháp nhận thức hành vi 
  6. thay đổi cụ thể Chương trình 12 bước Duy trì Duy trì những hành vi mới  Liệu pháp nhận thức hành vi  theo thời gian Chương trình 12 bước Tái phát Trải qua 1 phần bình thường  Phỏng vấn có sức thuyết  của quá trình thay đổi phục Thường cảm thấy nản chí Chương trình 12 bước Ứng dụng trong Công tác xã hội Hiểu biết về các giai đoạn của mô hình thay đổi sẽ rất hữu ích cho việc  lựa chọn biện pháp can thiệp thích hợp. Bằng việc nhận ra vị trí của thân  chủ trong quá trình thay đổi, nhân viên CTXH có thể điều chỉnh sự can  thiệp một cách phù hợp. Như vậy, trọng tâm của các buổi làm việc không  phải để thuyết phục họ thay đổi mà là giúp họ di chuyển trong các giai  đoạn của quá trình thay đổi. Sử dụng khung các giai đoạn trong mô hình  thay đổi, mục tiêu cho cuộc gặp gỡ là chuyển từ giai đoạn dự định (thân  chủ thay đổi hành vi không lành mạnh) tới hiện thực (nhận biết các giai  đoạn của sự thay đổi và thu hút thân chủ trong 1 quá trình để chuyển tới  các giai đoạn tiếp theo). Bắt đầu bằng sự lắng nghe và đưa ra những lời khuyên ngắn gọn và đơn  giản sẽ có ý nghĩa bởi vì với một số thân chủ, họ sẽ rất cần những  hướng dẫn và chia sẻ của nhân viên CTXH trong giai đoạn ban đầu để  thay đổi hành vi của họ. Bước này cũng mang 1 thông điệp tới những thân  chủ trong giai đoạn tiền dự định rằng “Nhân viên CTXH của tôi không  bao giờ bảo tôi bỏ cuộc”. Thay vì coi bước này như sự can thiệp, các nhân 
  7. viên CTXH nên xem bước này như là việc đánh giá về vị trí của thân chủ  trong quá trình thay đổi hành vi. Phản ứng của thân chủ với việc tham vấn  trực tiếp này sẽ cung cấp các thông tin hữu ích cho nhân viên CTXH. Đây  cũng làm cơ sở cho bước tiếp theo trong quá trình làm việc giữa nhân viên  CTXH ­ Thân chủ. Thay vì chỉ đơn thuần là để giáo dục hay răn đe, can  thiệp dựa trên các giai đoạn của mô hình thay đổi giúp nhân viên CTXH có  thể điều chỉnh thích hợp với từng thân chủ để tăng thêm khả năng thành  công của ca đó.  Ví dụ 1 nhân viên CTXH cung cấp những lời khuyên cụ thể về việc cai  thuốc lá với thân chủ là can thiệp không phù hợp trong giai đoạn ban đầu.  Lắng nghe những chia sẻ của thân chủ trước khi đưa ra sự can thiệp hoặc  tham vấn từ phía nhân viên CTXH để thân chủ sẵn sàng thay đổi sẽ mang  lại hiệu quả cao hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2