intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TỈ LỆ BỆNH DA VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG NHÂN TỔNG KHO XĂNG DẦU NHÀ BÈ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

136
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ bệnh da và các yếu tố liên quan đến công nhân Tổng kho xăng dầu (TKXD) Nhà Bè Thành Phố Hồ Chí Minh (TP HCM). Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Khám bệnh da và phát phiếu điều tra cho toàn bộ CN của TKXD Nhà Bè. Kết quả: Có 429 công nhân thỏa đủ các tiêu chuẩn chọn mẫu được đưa vào nghiên cứu. 1. Tỉ lệ hiện mắc bệnh da của công nhân TKXD Nhà Bè là: 67,1%. 2. Mối liên quan giữa bệnh da và một số yêú tố dịch...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TỈ LỆ BỆNH DA VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG NHÂN TỔNG KHO XĂNG DẦU NHÀ BÈ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

  1. TỈ LỆ BỆNH DA VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG NHÂN TỔNG KHO XĂNG DẦU NHÀ BÈ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỉ lệ bệnh da và các yếu tố liên quan đến công nhân Tổng kho xăng dầu (TKXD) Nhà Bè Thành Phố Hồ Chí Minh (TP HCM). Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Khám bệnh da và phát phiếu điều tra cho toàn bộ CN của TKXD Nhà Bè. Kết quả: Có 429 công nhân thỏa đủ các tiêu chuẩn chọn mẫu được đưa vào nghiên cứu. 1. Tỉ lệ hiện mắc bệnh da của công nhân TKXD Nhà Bè là: 67,1%. 2. Mối liên quan giữa bệnh da và một số yêú tố dịch tễ, môi trường, nghề nghiệp: Bệnh da chung có liên quan có ý nghĩa thống kê với tuổi nghề, trình độ học vấn, tiền sử bị bệnh da, nghề nghiệp. Cao nhất ở nhóm lao động trực tiếp độc hại, cao vừa ở nhóm lao động nặng nhọc ít độc hại, thấp nhất ở nhóm công nhân viên hành chính sự nghiệp. Ngoài ra còn có liên quan với ánh nắng, hơi hydrocacbon. Kết luận: Tỉ lệ hiện mắc bệnh da của công nhân TKXD Nhà Bè là: 67,1%. Một số yếu tố có liên quan với bệnh da thường gặp là tuổi nghề, trình độ học vấn, tiền sử bị bệnh da, nghề nghiệp. Ngoài ra còn có liên quan với ánh nắng, hơi hydrocacbon.
  2. ABSTRACT THE PREVALENCE OF SKIN DISEASES AND RELATED FACTORS TO PETROLEUM WORKER AT NHA BE BASE DEPOT OIL STORAGE, HO CHI MINH CITY Hoang Thi Thu Huong, Quach Hoa Hiep, Nguyen Tat Thang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 357 - 363 Objective: To define the prevalence of skin diseases and related factors to petroleum worker at Nhabe Base depot oil storage, Ho Chi Minh City. Methods: A cross-sectional study. We performed skin examination on all petroleum worker and issued questionnaires to them. Results: 429 petroleum worker satisfied the sample criteria were included in the study. The prevalence of petroleum worker skin diseases Nhabe Base depot oil storage, Ho Chi Minh City was 67.1%. Relationship between skin diseases and epidermic, enviromental, occupational factors: Skin diseases were statistically related to length of service, education level, history of skin disease, occupation (p
  3. Conclusion: The prevalence of skin diseases in petroleum worker at Nhabe Base depot oil storage, Ho Chi Minh City was 67.1%. There are some factors associated with skin conditions in worker such as length of service, age, education level, history of skin disease, occupation. In addition, skin diseases were statistically related to sunlight, hydrocarbon vapour. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong sự phát triển của đất nước, xăng dầu là mặt hàng vật tư thiết yếu mang tính chiến lược. Chăm sóc sức khỏe cho công nhân nói chung và công nhân xăng dầu nói riêng là một trong mười nội dung của việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân của ngành Y tế nước nhà(9). Theo khuyến cáo của tổ chức Y Tế thế giới cần phải xây dựng mô hình bệnh tật trong từng ngành nghề. Theo số liệu thống kê của Bộ lao động Mỹ năm 2001 thì tỉ lệ hiện mắc bệnh da liên quan đến nghề nghiệp là 49 trên 100000 công nhân chiếm khoảng 12% các bệnh nghề nghiệp. Trên thực tế con số này lớn hơn từ 10-50 lần so với thống kê của họ. Đây là điều đáng được quan tâm. Mặt khác mô hình bệnh da cũng đang có nhiều thay đổi so với trước đây(Error! Reference source not found.). Bên cạnh đó cùng với sự phát triển của xã hội, bệnh da càng ngày càng được sự quan tâm của mọi lứa tuổi và mọi giới, và nhu cầu làm đẹp không chỉ dừng lại ở chị em phụ nữ. (Error! Reference source not found.) Theo Khúc Xuyền tỉ lệ bệnh da trên công nhân xăng dầu của Việt Nam năm 1998 là 32,4%. Nhưng theo hiểu biết của chúng tôi gần mười năm
  4. nay ở nước ta cũng như TP HCM chỉ có những thống kê về bệnh da nghề nghiệp chứ chưa thấy công trình nào nghiên cứu về tỉ lệ bệnh da chung trên công nhân xăng dầu. Tất cả những vấn đề nêu trên là lý do để chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Tỉ lệ bệnh da và các yếu tố liên quan đến công nhân tổng kho xăng dầu Nhà Bè Thành Phố Hồ Chí Minh” Mục tiêu tổng quát Xác định tỉ lệ bệnh da và các yếu tố liên quan đến công nhân TKXD Nhà Bè Mục tiêu chuyên biệt Xác định tỉ lệ bệnh da chung, tỉ lệ các loại bệnh da trên công nhân TKXD Nhà Bè. Xác định tỉ lệ các đặc điểm lâm sàng và điều trị sang thương da. Ảnh hưởng của bệnh lên khả năng lao động và chất lượng cuộc sống. Tìm mối liên quan giữa bệnh da và một số yếu tố dịch tễ như: Tuổi đời, giới, trình độ học vấn, tuổi nghề, loại nghề và môi trường làm việc của công nhân gồm ánh nắng, bụi, nhiệt độ, hơi hydrocacbon. Tìm mối liên quan giữa bệnh da và ý thức bảo vệ chăm sóc da. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tất cả công nhân đang làm việc tại TKXD Nhà bè hội đủ các tiêu chuẩn sau: Tiêu chuẩn đưa vào
  5. Tất cả công nhân ở TKXD Nhà bè đang công tác tại công ty, hội đủ tất cả các tiêu chuẩn sau đây được đưa vào nghiên cứu: Có mặt trong ngày khám bệnh định kỳ. Đồng ý tham gia nghiên cứu, trả lời bảng thu thập thông tin. Tiêu chuẩn lọai trừ Nhỏ hơn 18 tuổi. Thời gian làm việc tại tổng công ty ít hơn một năm tính đến thời điểm khám bệnh Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Nội dung nghiên cứu: Ghi nhận theo mẫu điều tra cho công nhân tự điền phần hành chánh, nghề nghiệp, tiền căn cá nhân về các bệnh da, môi trường nhà ở. Ý thức bảo vệ da khi ra nắng và khi làm việc. Môi trường làm việc ghi nhận theo kết quả đo đạc của Trung tâm Sức khỏe, Lao động & Môi trường (SK LĐ & MT) Thành phố Hồ Chí Minh(Error! Reference source not found.). Trực tiếp khám bệnh da cho công nhân. Chẩn đoán xác định bệnh da dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán quy định của ngành da liễu Việt Nam(Error! Reference source not found.) . Chụp ảnh một số bệnh da tiêu biểu. Tiến hành đo liều sinh vật ở các CN có chẩn đoán là sạm da: Mục đích để thăm dò cảm ứng da, mỗi người có cảm ứng da khác nhau đó là liều vi sinh vật.
  6. 1. Kỹ thuật: Đo bằng máy BLAK- RAY. MODEL B100 AP. Sản xuất 10/1998. USA. 2. Đọc kết quả: Có 2 giá trị dưới 4 phút là dương tính. Trên hoặc bằng 4 phút là âm tính.(Error! Reference source not found.) 3 Xử lý và phân tích số liệu: Số liệu được nhập và xử lý bằng máy tính với phần mềm STATA 8. KẾT QUẢ - BÀN LUẬN Tổng số CN đồng ý tham gia nghiên cứu và trả lời đầy đủ bảng câu hỏi là 429 CN Tỉ lệ bệnh da chung và từng nhóm bệnh da Tỉ lệ hiện mắc bệnh da trên công nhân là 67,1% Thử nghiệm đo liều sinh vật dương tính là 91 trường hợp (< 4 phút) chiếm tỉ lệ 28,3 %. Theo Lê Trung(Error! Reference source not found.) chỉ cần tiêu chuẩn này là đủ tiêu chuẩn chẩn đoán sạm da nghề nghiệp. Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ ghi nhận công nhân tiếp xúc với xăng dầu đã làm cho da nhạy cảm với tia cực tím hơn bình thường. Còn việc chẩn đoán sạm da nghề nghiệp còn phải dựa vào định lượng pocphyrin niệu và melanogen trong nước tiểu(Error! Reference source not found.). Phân phối nhóm bệnh da theo chẩn đoán Bảng 1. Phân phối nhóm bệnh da theo chẩn đoán
  7. Tỉ lệ % Tổng Tỉ lệ % trong mẫu nhómsố trong TS Tên nghiên bệnh bệnh bệnh (n = cứu da 288) (n=429) Bệnh sạm da. 127 44,1 % 29,6 % Bệnh trứng cá, 70 24,3 % 16,3 % nang lông Lão hoá da 45 15,6 % 10,5 % Nhóm bệnh da 33 11,5 % 7,7 % dị ứng Nhóm bệnh da 21 7,3 % 4,9 % do nấm Nhóm bệnh da 10 3,5 % 2,3 % virus Các bệnh da 21 7,3 % 4,9 % khác. Tỉ lệ hiện mắc bệnh da của công nhân TKXD Nhà Bè là cao so với tỉ lệ mắc bệnh da ở các ngành nghề khác cũng như tỉ lệ bệnh da ở ngành xăng dầu trong nước:
  8. theo Khúc Xuyền tỉ lệ bệnh da trên công nhân xăng dầu năm 1998 là 32,43%(Error! Reference source not found.) và tỉ lệ bệnh da của thuyền viên vận tải xăng dầu năm 2002 của Bùi Thị Hà chỉ có 5,13%(Error! Reference source not found.). Bảng 2 So sánh tỉ lệ từng loại bệnh da với nghiên cứu của Khúc Xuyền ở CN xăng dầu (Error! Reference source not found.) Khúc XuyềnChúng tôi Bệnh da (1998) (2007) Tỉ lệ chung 32,4 % 67,1 % Sạm da 20,3 % 29,6 % Trứng cá 4,2 % 16,3 % Nang lông 5,9 % Bệnh da dị ứng: Sẩn ngứa 6,8 % 7,7 % dị ứng Chàm tiếp xúc 5,3 % Rõ ràng tỉ lệ và mô hình bệnh da của nghiên cứu của chúng tôi khác với nghiên cứu bệnh da của Khúc Xuyền năm 1998. Giảm hơn ở các nhóm bệnh hay gặp đặc biệt là nhóm bệnh dị ứng và bệnh nấm, nhiễm khuẩn. Nhưng lại có sự gia tăng của các loại bệnh như sạm da, lão hóa da và trứng cá. Trong nghiên cứu của Khúc Xuyền không
  9. đề cập đến lão hóa da. Cũng có thể trong các nghiên cứu của Khúc Xuyền cũng như trong các ngành nghề khác người ta xem lão hóa da là một hiện tượng bình thường chứ không phải là một bệnh. Sự khác nhau này do nhiều yếu tố như phương pháp nghiên cứu cũng như việc định nghĩa và phân loại bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi chưa phát hiện trường hợp K da. Trong nghiên cứu Beasley K.L., Burnett J. W. (1996) về K các loại trên công nhân xăng dầu cũng không thấy trường hợp K da nào cả nhưng họ ghi nhận có sự gia tăng tỉ lệ u hắc tố ác tính, tuy nhiên loại u này lại không liên quan đến tuổi nghề và phơi nhiễm hydrocacbon, và được giải thích do công nhân sợ bị K da nên họ đi khám và phát hiện bệnh sớm(Error! Reference source not found.). Cũng có thể do công nhân TKXD Nhà Bè chỉ tiếp xúc với xăng và dầu, có thành phần hydrocacbon thơm thấp hơn dầu nhớt và luyn(Error! Reference source not found.), mà nguyên nhân gây nên K thường do tiếp xúc với hydrocacbon thơm đã xác định trên thí nghiệm cũng như trên người tiếp xúc(Error! Reference source not found.) . Đây cũng chính là vấn đề để mở rộng nghiên cứu bệnh da ở những đối tượng tiếp xúc với dầu nhớt và luyn như công nhân ở các nhà máy dầu nhờn, dầu nhớt, luyn, công nhân sửa chữa ô tô, máy móc... Một số đặc điểm trên các công nhân bị bệnh da Yếu tố khởi phát bệnh Thời điểm khởi phát bệnh chủ yếu sau hành nghề là 213 trường hợp chiếm tỉ lệ 73,9%. Yếu tố khởi phát bệnh chủ yếu là sau khi tiếp xúc với xăng dầu 114 tr ường hợp thường đơn lẻ hoặc kèm theo với sau khi ra nắng nhiều (90 trường hợp).
  10. Triệu chứng, vị trí thương tổn. Trong số 288 bệnh da không triệu chứng gồm 180 trường hợp, ngứa 57 trường hợp, đau 55 trường hợp, bỏng rát 16 trường hợp. Trên một bệnh nhân có thể gặp một hay nhiều hoặc nhiều vị trí tổn thương. Vị trí thương tổn hay gặp nhất là mặt 163 trường hợp, tay 152 trường hợp. Đây là các vị trí mà cơ thể công nhân tiếp xúc trực tiếp với điều kiện và môi trường làm việc. Ảnh hưởng của bệnh và nơi điều trị: Đa số công nhân đều cho rằng bệnh không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống chiếm tỉ lệ 42,7%. Tỉ lệ nghỉ ốm trong năm vì bệnh da là 18 trường hợp chiếm 6,3%. Theo thống kê của Mỹ tỉ lệ ngày nghỉ ốm vì bệnh da trong năm (từ 1 đến 21 ngày) chiếm đến 21- 25% các trường hợp bệnh nghề nghiệp (Error! Reference source not found.). Đa số công nhân TKXD Nhà Bè cho rằng bệnh da không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Hoặc nếu có thì chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ chứ không làm ảnh hưởng khả năng lao động. Thêm vào đó nghỉ làm việc sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của bản thân và gia đình họ̣. Chính vì quan niệm này nên hầu hết các trường hợp công nhân bị bệnh da không đi điều trị chiếm tỉ lệ cao 48,9%. Có 80 trường hợp được điều trị tại Y Tế cơ quan chiếm tỉ lệ 27,8%. Đây là do những đợt khám bệnh định kỳ phát hiện bệnh da và được điều trị theo phác đồ của Trung tâm Sức khỏe, Lao động & Môi trường chứ không phải tự họ chủ động đi khám. Sự liên quan giữa bệnh da và một số yếu tố môi trường nghề nghiệp Bảng 3 Sự liên quan giữa bệnh da và một số yếu tố môi trường nghề nghiệp
  11. Bệnh da 2, p Bàn luận và Không phù hợp với n/cứu của Khúc Xuyền(Error! Reference source not 2(3)= 6,1; Tuổi đời found.) : bệnh da tăng khi tuổi đời tăng P>0,05 Phù hợp với n/cứu của Khúc Xuyền(Error! Reference source not found.): có 2(2)=7,5; Tuổi nghề sự liên quan tỉ lệ thuận giữa bệnh da và tuổi nghề P0,05 T/ độ học 2(2)=10,4; Bệnh tăng một cách tùy tiện, không có mối liên quan thuận hay vấn nghịch với trình độ học vấn. P 0,05. Không có sự liên quan giữa bệnh da và thu nhập của công nhân, địa chỉ gia đình. Địa chỉ gia 2(2)= 0,9; đình P > 0,05 Phù hợp với quan điểm cho rằng ở người bị bệnh da thường dễ sử 2(1)=51,7; Tiền mẫn cảm với các thay đổi của khí hậu, yếu tố môi trường(Error! bệnh da P < 0,01 Reference source not found.)
  12. Bệnh da 2, p Bàn luận và Theo Lê Trung(Error! Reference source not found.) thuốc lá ảnh hưởng đến Thuốc lá các bệnh tim mạch và hô hấp. Tác động lên da của thuốc lá chủ P > 0,05 yếu là lão hóa da. Tương tự với nghiên cứu CN xăng dầu ở Đài Loan(Error! Reference source not found.) . Bệnh da tăng cao ở nhóm lao động trực tiếp độc hại 53,5 %, cao vừa ở nhóm lao động nặng nhọc ít độc hại 30,2%, 2(2)= 10,5; Nghề thấp nhất ở nhóm công nhân viên hành chính sự nghiệp. Chúng nghiệp P < 0,01 tôi đánh giá hình thức tiếp xúc trực tiếp với xăng dầu của công nhân theo tính chất công việc của họ kết hợp với nồng độ hơi hydrocacbon đã đo(Error! Reference source not found.) Tương tự với kết quả nghiên cứu CN xăng dầu ở Đài Loan tỉ lệ 2(1)= 3,9; bệnh da tăng cao hơn ở môi trường lao động nắng(Error! Reference Ánh nắng P < 0,05 source not found.) Khác với nghiên cứu CN xăng dầu ở Đài Loan khi làm việc ở môi trường nóng tăng tỉ lệ mắc bệnh da gấp 2 lần(Error! Reference source not Nóng P > 0,05 found.) Tương tự với nhóm nghiên cứu Tagami H(Error! Reference source not Hơi HC 2(1)=4,2;
  13. Bệnh da 2, p Bàn luận và found.) . hơi xăng dầu gây tổn thương lớp sừng, da nhạy cảm hơn P < 0,05 với tác nhân kích thích dễ gây viêm da, sạm da. Không có sự khác nhau giữa bệnh da và đường tiếp xúc trực tiếp Đường qua da cũng như qua đường hô hấp. Như vậy bảo vệ da không chỉ vào xăngP > 0,05 là việc ngăn ngừa tiếp xúc qua da mà còn phải hạn chế sự xâm dầu nhập của hơi xăng dầu qua đường hô hấp. Sự liên quan giữa bệnh da và ý thức chăm sóc bảo vệ da khi làm việc. Không có sự liên quan giữa bệnh da và ý thức chăm sóc bảo vệ da khi làm việc với p > 0,05 trong cả 3 mối liên quan giữa bệnh da chung và những loại bệnh da thường gặp với việc đeo khẩu trang, đội nón mũ và đeo găng tay bảo hộ khi làm việc. Điều này quả là có nhiều bất ngờ. Tuy nhiên khi xem xét cụ thể mối liên quan giữa bệnh và ý thức chăm sóc bảo vệ da ta nhận thấy những điều như sau: Thứ nhất đeo khẩu trang, đội nón mũ và đeo găng tay khi làm việc chỉ được xác định theo lời khai của công nhân tại thời điểm hiện tại hoặc chỉ trong vòng năm năm trở lại đây. Thứ hai khẩu trang của công nhân TKXD Nhà Bè làm bằng vải may 2 lớp kèm một lớp than hoạt tính ở giữa, đây là loại vải có khả năng chống bụi, chống ánh
  14. nắng và chống tiếp xúc xăng dầu tốt. Tuy nhiên nó sẽ phản tác dụng tức là làm tăng hấp thu hơi xăng dầu và ánh mặt trời trong trường hợp khẩu trang bị ướt do xăng dầu và cả do mồ hôi trong môi trường lao động vừa nắng và nóng(Error! Reference source not found.) . Rõ ràng đây là vấn đề đáng quan tâm. Trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi chỉ tìm mối liên quan giữa bệnh da và mang bảo hộ lao động khi làm việc mà thôi. Cần phải có những nghiên cứu cụ thể hơn để tìm mối liên quan cụ thể giữa ý thức bảo vệ da và bệnh da. Từ đó đề ra giải pháp thích hợp cho công nhân ph òng tránh bệnh da tốt hơn. Sự liên quan giữa bệnh trứng cá, nang lông, lão hóa da và và một số yếu tố môi trường, nghề nghiệp Trứng cá, nang lông có liên quan với tuổi đời có ý nghĩa thống kê với P < 0,001 tăng cao ở 2 nhóm 40- 49 tuổi (37,14%) và 19-29 tuổi (34,29%). Tương tự như mối liên quan với tuổi đời bệnh trứng cá, nang lông cũng có liên quan với tuổi nghề với p < 0,01. Tỉ lệ bệnh tăng cao ở nhóm tuổi nghề 1 -10 năm 48,6%. Điều này là do tính chất của bệnh trứng cá thường gặp ở tuổi trẻ từ 16-25 tuổi. Ở nhóm tuổi nghề ≥ 21 năm chiếm tỉ lệ 37,14% là do khi tuổi nghề tăng thì tiếp xúc với xăng dầu nhiều hơn, làm tăng tỉ lệ bệnh trứng cá, nang lông(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.) . Lão hóa da cũng có sự liên quan với tuổi đời, tuổi nghề với p < 0,05 (phép kiểm chính xác Fisher). Nhưng sự tăng theo các nhóm từ 19-29 tuổi, tiếp đến 30-39 tuổi
  15. và chiếm tỉ lệ cao nhất ở nhóm 40-49 tuổi. Đến nhóm tuổi 50-59 thì tỉ lệ bệnh lại giảm. Bệnh tăng cao ở nhóm tuổi nghề ≥ 21 năm với tỉ lệ 77,78%. Tiếp theo là nhóm tuổi 1-10 năm với tỉ lệ 17,78%. Nhóm tuổi 11-20 năm chiếm tỉ lệ ít nhất 4,44%. Theo tìm hiểu thêm của chúng tôi có một số công nhân ≥ 50 tuổi bị bệnh da khi đi khám thẩm định sức khỏe được xét về hưu trước tuổi theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vì họ làm việc trong môi trường lao động độc hại nên tỉ lệ các bệnh da đều giảm xuống ở nhóm tuổi này. Thêm vào đó có lẽ bệnh lão hóa da có quá nhiều yếu tố phối hợp trong đó vai trò của ánh nắng và tuổi đời nhiều hơn là do tuổi nghề. Sự liên quan giữa bệnh sạm da và một số yếu tố môi trường, nghề nghiệp Bảng 4 Sự liên quan giữa bệnh sạm da và một số yếu tố môi trường, nghề nghiệp Sạm da và 2, p Bàn luận Sạm da (XD) tăng nhưng tỉ lệ XD tăng dần theo các nhóm tuổi
  16. hợp sạm da có 71,6% thử nghiệm đo liều sinh vật dương tính. Ánh nắng là nguyên nhân hàng đầu của XD. Trong đó các tia cực tím tác động nhiều nhất(Error! Reference source not found.). Ánh nắng 2(1)=11,5 Tương tự nghiên cứu của Lê Trung(Error! Reference source not found.). bệnh P < 0,01 XD tăng trong môi trường lao động nóng. 2(1)=7,1 Nóng Theo Lê Trung(Error! Reference source not found.), hơi Hydro cacbon (HC) là P < 0,05 những chất quang động mạnh, một số người khi tiếp xúc sẽ tăng khả năng cảm ứng với ánh sáng dễ gây XD hơn. Hơi Hydro 2(1)=17,9 Đây là một chuỗi kết hợp giữa bệnh sạm da, nghề nghiệp, hơi HC, cacbon P < 0,01 ánh nắng, nóng
  17. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu cắt ngang mô tả 429 công nhân tại TKXD Nhà Bè trong thời gian từ 1/9/2006 đến 10/10/2007 chúng tôi rút ra những kết luận sau: Tỉ lệ hiện mắc bệnh da của công nhân TKXD Nhà Bè là: 67,1 %. Với tỉ lệ các bệnh da thường gặp theo thứ tự là: Bệnh sạm da cao nhất 44,1 % trong số bệnh da. Bệnh trứng cá, nang lông (24,3 %). Lão hoá da (15,6%). Nhóm bệnh da dị ứng (11,5%). Nhóm bệnh da do nấm (4,9 %), bệnh da virut (2,3 %) và nhóm bệnh da khác (4,9%). Một số yếu tố trên công nhân bị bệnh da Thời điểm khởi phát bệnh chủ yếu sau khi hành nghề chiếm 73,9%. Yếu tố khởi phát thường là sau khi tiếp xúc với xăng dầu hoặc sau khi ra nắng nhiều. Vị trí thương tổn hay gặp nhất là mặt, tay. Tiếp theo là cổ, da đầu, lưng. Không điều trị chiếm tỉ lệ cao nhất 48,9%. Điều trị tại Y tế cơ quan chiếm tỉ lệ 27,8%. Các trường hợp khác ít gặp hơn: điều trị tại Bệnh viện da liễu, tự mua thuốc, tại phòng mạch tư... Đa số công nhân đều cho rằng bệnh không ảnh hưởng đến khả năng lao động (93,8%) cũng như không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống (42,7%). Mối liên quan giữa bệnh da và một số yêu tố dịch tễ Bệnh da chung có liên quan có ý nghĩa thống kê với tuổi nghề, trình độ học vấn, tiền sử bị bệnh da, với nghề nghiệp. Cao nhất ở nhóm lao động trực tiếp độc hại, cao vừa
  18. ở nhóm lao động nặng nhọc ít độc hại, thấp nhất ở nhóm công nhân viên hành chính sự nghiệp. Ngoài ra bệnh da chung còn có liên quan với ánh nắng, hơi hydrocacbon. Bệnh sạm da tăng khi tuổi đời, tuổi nghề tăng. Ngoài ra còn có liên quan mật thiết, có ý nghĩa thống kê với nghề nghiệp, với ánh nắng, nóng, hơi hydrocacbon. Lão hóa da, bệnh trứng cá nang lông có liên quan có ý nghĩa thống kê với tuổi đời, tuổi nghề. KIẾN NGHỊ Cần phải duy trì công tác khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần cho công nhân ngành xăng dầu, nhằm phát hiện, điều trị và dự phòng các bệnh ngoài da, trong đó chú ý đến bệnh da nghề nghiệp. Củng cố mạng lưới vệ sinh ở các đơn vị, các kho dầu. Lắp đặt hệ thống thông gió ở những phòng kín như kho lưu mẫu, và ở những nơi làm việc ít thông thoáng. Nên có những buổi nói chuyện với công nhân về bệnh da và ý thức bảo vệ bệnh da. Hướng dẫn họ sử dụng dùng kem chống nắng và sử dụng bảo hộ lao động đúng cách để ngăn ngừa tiếp xúc với xăng dầu, với ánh nắng nhằm phòng tránh hiệu quả các bệnh ngoài da. Nâng cao kiến thức cơ bản về bệnh da liễu cho cán bộ Y Tế cơ quan. Để họ có thể tiến hành khám và điều trị kịp thời các bệnh da tại cơ quan.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0