intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tỉ lệ nhiễm toxocara sp. và các yếu tố liên quan của người dân Quận 2 trên 20 tuổi đến khám tại Bệnh viện Quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

43
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ nhiễm toxocara sp. trên người dân Quận 2 Tp.HCM từ 20 tuổi trở lên đến khám tại bệnh viện Quận 2 Tp.HCM, và các yếu tố nguy cơ của lây nhiễm toxocara sp.Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tỉ lệ nhiễm toxocara sp. và các yếu tố liên quan của người dân Quận 2 trên 20 tuổi đến khám tại Bệnh viện Quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> TỈ LỆ NHIỄM TOXOCARA sp. VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN<br /> CỦA NGƯỜI DÂN QUẬN 2 TRÊN 20 TUỔI ĐẾN KHÁM<br /> TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2010<br /> Hoàng Đình Đông* , Đỗ Văn Dũng*, Phan Anh Tuấn**, Nguyễn Thị Ngọc Dung**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mở đầu: Vì biểu hiện lâm sàng của bệnh nhiễm Toxocara sp. là rất đa dạng, việc chẩn đoán là dễ bỏ sót<br /> ở giai đoạn đầu của bệnh.<br /> Mục tiêu: Xác định tỉ lệ nhiễm Toxocara sp. trên người dân Quận 2 Tp.HCM từ 20 tuổi trở lên đến<br /> khám tại bệnh viện Quận 2 Tp.HCM, và các yếu tố nguy cơ của lây nhiễm Toxocara sp<br /> Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 363 người.<br /> Các đối tượng được xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán Toxocara sp. và phỏng vấn bằng bộ câu hỏi về các<br /> yếu tố dân số – xã hội và các yếu tố sinh hoạt cá nhân.<br /> Kết quả: Tỉ lệ hiện nhiễm Toxocara sp. là 20%. Sự khác biệt số lượng nhiễm và không nhiễm ở nhóm<br /> trình độ học vấn là không ý nghĩa.Sự khác biệt tỉ lệ nhiễm có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm mức độ<br /> thường xuyên rửa tay trước ăn với p = 0,04, PR = 1,55. Sự khác biệt mức độ rửa tay trước ăn ở nhóm<br /> trình độ học vấn là có ý nghĩa với p = 0,001. Dựa vào phân tích phân tầng theo trình độ học vấn, đã cho<br /> thấy sự tương tác vào mối liên quan mức độ rửa tay trước ăn và tỉ lệ nhiễm Toxocara sp.<br /> Kết luận: Tỉ lệ hiện nhiễm Toxocara sp. là cao. Cách lây nhiễm là do phương pháp rửa tay sai và mức<br /> độ rửa tay trước ăn ít<br /> Từ khóa: tỉ lệ hiện nhiễm Toxocara sp.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> PREVALENCE OF TOXOCARA sp. AND ASSOCIATED FACTORS IN ADULTS OVER 20 YEARS<br /> OLD IN DISTRICT 2 COMING TO THE HOSPITAL OF DISTRICT 2, HOCHIMINH CITY, IN 2010<br /> Hoang Dinh Dong, Do Van Dung, Phan Anh Tuan,<br /> Nguyen Thi Ngoc Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 137 - 141<br /> Background: Because clinical signs of Toxocara sp. infection are various, there are some<br /> misdiagnosis at its beginning periods.<br /> Objectives: The aim of this research is to estimate prevalence of Toxocara sp. in adults over 20 years<br /> old in district 2 coming to the hospital of district 2, Hochiminh city and risk factors to transmit this<br /> bacterium.<br /> Method: The cross-sectional design was carried out on 363 persons. Each one had serological test and<br /> questionaire-based interview for demographic and social characteristics and individual activities.<br /> Results: Prevelence of Toxocara sp. was 20%. Difference of numbers from infection to non-infection<br /> in school-levels was not significant. The significant difference between wasing hand‘s frequencies is due to<br /> p = 0.04, PR = 1.55. In addition, difference between school-levels was statistically significant (p = 0.001).<br /> *<br /> <br /> Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh<br /> Bộ môn Ký sinh học- khoa Y, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh<br /> Địa chỉ liên hệ: ThS. Hoàng Đình Đông<br /> ĐT: 0908499481<br /> **<br /> <br /> Chuyên Đề Y tế Công cộng<br /> <br /> Email: catcanh2004@gmail.com<br /> <br /> 137<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> <br /> For stratifying on school-levels, it exposed a interaction on association of washing hand’s frequencies and<br /> Toxocara sp. infection.<br /> Conclusion: Prevalence of Toxocara sp. is high. The way to transmit this bacterium include false<br /> hand hygiene and less frequency to do it before eating.<br /> Keyword: Prevalence of Toxocara sp.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Bệnh nhiễm ấu trùng giun đũa chó, mèo –<br /> Toxocara sp. là một trong những bệnh nhiễm<br /> ký sinh trùng di chuyển nội tạng. bệnh nhân<br /> có nhiều thể bệnh lâm sàng với các mức độ<br /> nặng nhẹ khác nhau, thậm chí nặng nề như<br /> động kinh, lé mắt, rối loạn tâm thần kinh và<br /> tử vong nếu không được phát hiện và điều trị<br /> kịp thời(4).<br /> Vì biểu hiện lâm sàng của bệnh nhiễm<br /> Toxocara sp. là rất đa dạng, việc chẩn đoán là<br /> dễ bỏ sót ở giai đoạn đầu của bệnh, đặc biệt là<br /> khi bệnh nhân mới nhập viện (6). Nhằm có số<br /> liệu phục vụ chẩn đoán và điều trị bệnh này,<br /> nghiên cứu đề ra các mục tiêu:<br /> - Xác định tỉ lệ nhiễm Toxocara sp. trên<br /> người dân Quận 2 Tp.HCM từ 20 tuổi trở lên<br /> đến khám tại bệnh viện Quận 2 Tp.HCM năm<br /> 2010 và tỉ lệ nhiễm Toxocara sp. ở các nhóm<br /> đặc điểm dân số và sinh hoạt cá nhân<br /> - Xác định các yếu tố nguy cơ của lây<br /> nhiễm Toxocara sp.<br /> - Xác định sự liên quan của tăng bạch cầu<br /> toan tính và tỉ lệ nhiễm Toxocara sp.<br /> <br /> PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành từ<br /> 01/06 đến 18/06/2010 tại Bệnh viện Quận 2,<br /> Tp.HCM. Cỡ mẫu là 363 người (theo công<br /> thức chọn mẫu ngẫu nhiên đơn) được chọn<br /> thuận tiện từ tất cả người dân cư ngụ tại Quận<br /> 2 Tp.HCM trên 6 tháng, tuổi từ 20 trở lên<br /> (sinh trước ngày 1/1/1991) đến bệnh viện<br /> Quận 2 Tp.HCM. Mẫu được tính nếu người<br /> được chọn đồng ý trả lời phỏng vấn, cho lấy<br /> máu để xét nghiệm và không mắc bệnh<br /> hemophilia A, B, huyết tán.<br /> <br /> 138<br /> <br /> Bộ sinh phẩm (kit) chẩn đoán Toxocara sp.<br /> do Trần Vinh Hiển và Trần Thị Kim Dung chế<br /> tạo, có giấy chứng nhận số 4680/KQNC ngày<br /> 29/10/2003 bởi Trung tâm Thông tin Khoa học<br /> và Công nghệ Quốc gia thuộc Bộ Khoa học và<br /> Công nghệ về đề tài nghiên cứu khoa học và<br /> công nghệ cấp bộ số 2003-64-232/KQ do Đại<br /> học Y Dược Tp.HCM chủ trì (3). Bộ câu hỏi<br /> được thử nghiệm trước và sử dụng khi được<br /> 90% người được hỏi cho điểm 1 (dễ). Đề tài<br /> được tiến hành với sự đồng ý của Hội đồng y<br /> đức Đại học Y Dược, Bệnh viện Quận 2, chính<br /> quyền Quận 2, Sở Y tế Tp.HCM và đối tượng.<br /> Một biến số phụ thuộc là tình trạng nhiễm<br /> Toxocara sp.. Các biến số cần thu thập khác<br /> gồm: số lượng thành viên gia đình, tình trạng<br /> hôn nhân, nghề nghiệp, nuôi chó hoặc mèo,<br /> đùa giỡn với chó hoặc mèo, rửa tay sau tiếp<br /> xúc chó, số lượng chó và mèo được nuôi, số<br /> lượng chó con (dưới 24 tháng tuổi) được nuôi,<br /> nơi chó mèo nằm, xổ giun bằng thuốc cho<br /> chó, ăn rau sống ở ngoài nhà, ăn rau sống ở<br /> trong nhà, uống nước sạch trong năm nay,<br /> rửa tay trước ăn, tiếp xúc đất ở công viên hoặc<br /> đất trống, rửa tay sau tiếp xúc đất, tăng bạch<br /> cầu ái toan. Bên cạnh đó, biến số dân số – xã<br /> hội học gồm: giới tính, tuổi, trình độ học vấn,<br /> tình trạng kinh tế, sắc dân, tôn giáo.<br /> Các phiếu trả lời được in sẵn các phần tiêu<br /> chuẩn chọn mẫu và được kiểm tra lại khi xử<br /> lý dữ liệu. Các trường hợp không trả lời<br /> không được đưa vào phân tích. Phân tích dữ<br /> liệu bằng phần mềm Excel 2003 và R 2.10.1.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Số phiếu đạt chuẩn là 360/363, chiếm tỉ<br /> lệ 99,16%.<br /> <br /> Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> Bảng 1: Đặc tính của các phiếu đạt chuẩn<br /> (n = 360)<br /> Đặc điểm<br /> Trả lời hoàn chỉnh tất cả câu hỏi<br /> Trả lời không hoàn chỉnh<br /> Thiếu 1 câu trả lời<br /> Thiếu 2 câu trả lời<br /> Thiếu 3 câu trả lời<br /> <br /> Tần số<br /> 342<br /> 18<br /> 12<br /> 5<br /> 1<br /> <br /> Tỉ lệ %<br /> 95,0%<br /> 5%<br /> 3,3%<br /> 1,4%<br /> 0,3%<br /> <br /> Bảng 2: Đặc điểm dân số của mẫu nghiên cứu<br /> (n = 360)<br /> Đặc điểm<br /> Tuổi<br /> <br /> Tần số<br /> <br /> Nhóm tuổi<br /> 20 – 29<br /> 30 – 39<br /> 40 – 49<br /> 50 – 59<br /> 60 – 69<br /> *70 – 81<br /> Giới<br /> Nam<br /> <br /> 108<br /> <br /> Nữ<br /> Tình trạng kinh tế<br /> Đủ hoặc dư ăn<br /> Thiếu ăn<br /> Diện hộ nghèo, hộ đói<br /> Sắc dân<br /> Cha Kinh – Mẹ Kinh<br /> ***Khác<br /> Tôn giáo<br /> Không<br /> Phật<br /> Thiên chúa<br /> ****Khác<br /> Trình độ học vấn<br /> Mù chữ<br /> **Biết chữ & Cấp 1<br /> Cấp 2<br /> Cấp 3<br /> Trên cấp 3<br /> <br /> Tỉ lệ %<br /> <br /> 43  16<br /> <br /> 61<br /> 60<br /> 71<br /> 35<br /> 25<br /> <br /> 30,0%<br /> 16,9%<br /> 16,7%<br /> 19,7%<br /> 9,7%<br /> 7,0%<br /> <br /> 116<br /> 244<br /> <br /> 32,2%<br /> 67,8%<br /> <br /> 308<br /> 39<br /> 10<br /> <br /> 86,3%<br /> 10,9%<br /> 2,8%<br /> <br /> 355<br /> 5<br /> 159<br /> <br /> 98,6%<br /> 1,4%<br /> <br /> 153<br /> 35<br /> 13<br /> <br /> 44,1%<br /> 42,5%<br /> 9,7%<br /> 3,7%<br /> <br /> 12<br /> 53<br /> 86<br /> 72<br /> 136<br /> <br /> 3,3%<br /> 14,8%<br /> 23,9%<br /> 20,1%<br /> 37,9%<br /> <br /> *Nhóm 80-81 tuổi: 1<br /> **Nhóm Biết chữ : 5, Cấp 1: 48<br /> ***Dân tộc khác: cha Hoa-mẹ Kinh 2, cha Hoa–mẹ<br /> H’Mông 1, cha-mẹ Chăm 1, cha Kinh 1<br /> ****Tôn giáo khác: Cao Đài 7, Tin Lành 2, Hồi giáo<br /> 1, Chăm 1, Khác 2<br /> Bảng 3: Tỉ lệ hiện nhiễm Toxocara sp (n = 360)<br /> Đặc điểm<br /> Nhiễm<br /> Không nhiễm<br /> <br /> Tần số<br /> 72<br /> 288<br /> <br /> Chuyên Đề Y tế Công cộng<br /> <br /> Tỉ lệ %<br /> 20* ( 4)%<br /> 80%<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> * Nếu xử lý dữ liệu theo độ nhạy và độ<br /> đặc hiệu của xét nghiệm máu, tỉ lệ hiện nhiễm<br /> là 18 ( 4)%.<br /> Sự khác biệt số lượng nhiễm và không<br /> nhiễm Toxocara sp. ở các nhóm dân số – xã hội<br /> học là không ý nghĩa. Trong đó:<br /> Bảng 4: Số hiện nhiễm Toxocara sp ở nhóm trình<br /> độ học vấn (n = 359)<br /> Trình độ Tổng số<br /> học vấn<br /> Mù chữ<br /> 12<br /> Biết chữ &<br /> 53<br /> Cấp 1<br /> Cấp 2<br /> 86<br /> Cấp 3<br /> 72<br /> Trên cấp 3<br /> 136<br /> <br /> Nhiễm (Tỉ Không<br /> lệ %)<br /> 4 (33,3)<br /> 8<br /> 14 (26,4)<br /> 39<br /> 18 (20,9)<br /> 14 (19,4)<br /> 22 (16,2)<br /> <br /> P2<br /> 0,41<br /> <br /> 68<br /> 58<br /> 114<br /> <br /> Không có mối liên quan giữa tình trạng<br /> nhiễm Toxocara sp. và các yếu tố sinh hoạt cá<br /> nhân, ngoại trừ yếu tố rửa tay trước ăn.<br /> Bảng 5: Tỉ lệ hiện nhiễm Toxocara sp và rửa tay<br /> trước ăn (n = 359)<br /> Rửa tay<br /> trước ăn<br /> Không & Ít<br /> Luôn luôn<br /> <br /> Nhiễm Không P PR (KTC 95%)<br /> (Tỉ lệ %)<br /> 27 (27,0)<br /> 73 0,04 1,55 (1,02-2,37)<br /> 45 (17,4)<br /> 214<br /> 1<br /> <br /> Sự khác biệt mức độ rửa tay trước ăn ở các<br /> nhóm dân số – xã hội là không ý nghĩa, ngoại<br /> trừ nhóm trình độ học vấn<br /> Bảng 6: Mức độ thường xuyên rửa tay trước ăn ở<br /> nhóm trình độ học vấn (n=359)<br /> Trình độ<br /> học vấn<br /> <br /> Tổng<br /> số<br /> <br /> Mù chữ<br /> Biết chữ &<br /> Cấp 1<br /> Cấp 2<br /> Cấp 3<br /> Trên cấp 3<br /> <br /> Không &<br /> Ít<br /> <br /> P2<br /> <br /> 12<br /> 53<br /> <br /> Luôn luôn<br /> (Tỉ lệ %)<br /> 7 (58,3)<br /> 29 (54,7)<br /> <br /> 5<br /> 24<br /> <br /> 0,001<br /> <br /> 86<br /> 71<br /> 136<br /> <br /> 67 (77,9)<br /> 45 (63,4)<br /> 110 (80,9)<br /> <br /> 19<br /> 26<br /> 26<br /> <br /> Bảng 7: Tỉ lệ hiện nhiễm Toxocara sp và rửa tay<br /> trước ăn theo tầng trình độ học vấn<br /> Trình độ học vấn Rửa tay Nhiễm Không<br /> trước ăn (Tỉ lệ %)<br /> Mù chữ<br /> Ít & không 2 (40,0)<br /> 3<br /> Luôn luôn 2 (28,6)<br /> 5<br /> Biết chữ & cấp 1 Ít & không 9 (37,5)<br /> 15<br /> Luôn luôn 5 (17,2)<br /> 24<br /> Cấp 2<br /> Ít & không 4 (21,1)<br /> 15<br /> <br /> P2<br /> 1,00*<br /> 0,09<br /> 1,00*<br /> <br /> 139<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> <br /> Trình độ học vấn Rửa tay Nhiễm Không<br /> trước ăn (Tỉ lệ %)<br /> Luôn luôn 14 (20,9)<br /> 53<br /> Cấp 3<br /> Ít & không 8 (30,8)<br /> 18<br /> Luôn luôn 6 (13,3)<br /> 39<br /> Trên cấp 3<br /> Ít & không 4 (15,4)<br /> 22<br /> Luôn luôn 18 (16,4)<br /> 92<br /> <br /> Tuy nhiên, tỉ lệ nhiễm Toxocara sp. là không<br /> khác nhau ở các nhóm trình độ học vấn (bảng<br /> 4). Điều này được giải thích bởi hậu quả<br /> nhiễm Toxocara sp. là giống nhau trong so<br /> sánh việc luôn luôn rửa tay với việc không<br /> hoặc ít rửa tay ở các nhóm trình độ học vấn<br /> mù chữ, cấp 2 và trên cấp 3 (bảng 8). Tóm lại,<br /> vấn đề về cách rửa tay trước ăn và mức độ<br /> thường xuyên rửa tay trước ăn là lý do nhiễm<br /> Toxocara sp.<br /> <br /> P2<br /> <br /> 0,07<br /> 1,00*<br /> <br /> * Phép kiểm chính xác Fisher<br /> Bảng 8: Mức độ thường xuyên rửa tay trước ăn<br /> mà được điều chỉnh** ở nhóm trình độ học vấn<br /> (n=359)<br /> Trình độ<br /> học vấn<br /> Mù chữ<br /> Biết chữ &<br /> Cấp 1<br /> Cấp 2<br /> Cấp 3<br /> Trên cấp 3<br /> <br /> Tổng<br /> Luôn Không & Ít<br /> số<br /> luôn<br /> 12<br /> 5 (41,7)<br /> **7<br /> 53<br /> 29 (54,7)<br /> 24<br /> 86<br /> 71<br /> 136<br /> <br /> 53 (61,6)<br /> 45 (63,4)<br /> 92 (67,6)<br /> <br /> Tỉ lệ hiện nhiễm Toxocara sp.<br /> <br /> P (2 )<br /> 0,27*<br /> <br /> **33<br /> 26<br /> **44<br /> <br /> **Các đối tượng luôn luôn rửa tay trước<br /> ăn nhưng vẫn bị nhiễm được qui cho không &<br /> ít rửa tay trước ăn ở 3 nhóm mù chữ, cấp 2 và<br /> trên cấp 3<br /> * Phép kiểm chính xác Fisher<br /> <br /> Yếu tố lây nhiễm và nhóm nguy cơ<br /> <br /> Bảng 9: Nhiễm Toxocara sp và tăng bạch cầu ái<br /> toan máu (n = 357)<br /> Đặc điểm<br /> <br /> Nhiễm Không<br /> (Tỉ lệ %)<br /> Tăng bạch cầu ái toan 17 (23,9) 54<br /> Không tăng bạch cầu ái 55 (19,2) 231<br /> toan<br /> <br /> Sự khác biệt số lượng nhiễm và không<br /> nhiễm Toxocara sp. ở các nhóm dân số – xã hội<br /> học là không ý nghĩa.<br /> <br /> Chỉ số<br /> Kappa<br /> 0,047<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Kết quả rút ra từ nghiên cứu là có 72<br /> người nhiễm Toxocara sp. trên 360 người tham<br /> gia. Tỉ lệ hiện nhiễm trước hiệu chỉnh là 20%<br /> (16 – 24%) và sau hiệu chỉnh là 18% (bảng 3).<br /> Nghiên cứu này không cho thấy sự nhất trí<br /> giữa việc gia tăng bạch cầu ái toan với nhiễm<br /> Toxocara sp. (bảng 9). Nghiên cứu này cho thấy<br /> một sự dàn trải tỉ lệ nhiễm ở các nhóm tuổi,<br /> giới tính, tình trạng kinh tế, sắc dân, tôn giáo,<br /> trình độ học vấn. Có một mối liên quan giữa<br /> việc rửa tay trước ăn và tỉ lệ nhiễm Toxocara<br /> sp. được rút ra từ nghiên cứu (bảng 5). Sự<br /> phân bố của thực hiện rửa tay trước ăn là khác<br /> nhau ở các nhóm trình độ học vấn (bảng 6).<br /> <br /> 140<br /> <br /> Tỉ lệ nhiễm của nghiên cứu này (20%)<br /> (bảng 3) là thấp hơn ở An Phú (38,4%) và cao<br /> hơn ở Sìn Hồ (7%) (5). Tỉ lệ khác biệt được giải<br /> thích là do sinh địa cảnh khác nhau (7) .<br /> Nghiên cứu ở vùng thủ đô Úc (2), tỉ lệ nhiễm là<br /> 7,5% nhưng nghiên cứu ở vùng đô thị<br /> Campinas, Braxin (1), tỉ lệ nhiễm là 20,5%. Các<br /> nghiên cứu này giải thích tỉ lệ nhiễm bằng<br /> văn hóa truyền thống và thói quen sử dụng<br /> thực phẩm như thịt thú rừng và chó.<br /> <br /> Nghiên cứu này đã tìm ra sự khác biệt tỉ lệ<br /> nhiễm có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm<br /> mức độ thường xuyên rửa tay trước ăn với p =<br /> 0,04 < 0,05, PR = 1,55 > 1 và khoảng tin cậy<br /> 95% PR từ 1,02 đến 2,37 (bảng 5). Sự khác biệt<br /> này là phù hợp y văn(4).<br /> Sự khác biệt mức độ rửa tay trước ăn ở các<br /> nhóm dân số – xã hội là không ý nghĩa, ngoại<br /> trừ nhóm trình độ học vấn với p = 0,001 < 0,05.<br /> Hai nhóm có tỉ lệ luôn luôn rửa tay trước ăn<br /> thấp là nhóm mù chữ và nhóm biết chữ & cấp<br /> 1 (bảng 6).<br /> Trong phân tích phân tầng theo trình độ<br /> học vấn, sự khác biệt tỉ lệ nhiễm giữa các mức<br /> độ rửa tay trước ăn có ý nghĩa (p < 0,10) ở<br /> nhóm biết chữ & cấp 1 và nhóm cấp 3 khác<br /> với 3 nhóm còn lại (p = 1) đã chứng minh có<br /> sự tương tác (bảng 7).<br /> <br /> Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> Sau khi điều chỉnh vấn đề cách rửa tay<br /> trước ăn (các đối tượng luôn luôn rửa tay<br /> trước ăn nhưng vẫn bị nhiễm được qui cho<br /> không & ít rửa tay trước ăn ở 3 nhóm mù chữ,<br /> cấp 2 và trên cấp 3), sự khác biệt mức độ rửa<br /> tay trước ăn trong nhóm trình độ học vấn là<br /> không ý nghĩa (p = 0,27) (bảng 8). Từ đó, sự<br /> không khác biệt mức độ rửa tay trước ăn giải<br /> thích được sự không khác biệt tỉ lệ nhiễm<br /> Toxocara sp. trong nhóm trình độ học vấn.<br /> <br /> Từ những kết quả của nghiên cứu, tác giả<br /> đề nghị:<br /> - Về mặt chẩn đoán, chú ý xét nghiệm<br /> chẩn đoán Toxocara sp. dù công thức máu<br /> không cho thấy tăng bạch cầu toan tính.<br /> - Về mặt dự phòng, thực hiện giáo dục sức<br /> khỏe về rửa tay trước ăn cho dân chúng.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> Tăng bạch cầu ái toan<br /> Nghiên cứu này chỉ ra triệu chứng tăng<br /> bạch cầu ái toan là không giá trị chẩn đoán<br /> nhiễm Toxocara sp. vì không có sự nhất trí với<br /> chỉ số Kappa < 0,05 (bảng 9). Kết quả này đã<br /> phù hợp với nhận định công thức bạch cầu<br /> chỉ cho triệu chứng gợi ý làm xét nghiệm<br /> huyết thanh chẩn đoán (5)<br /> <br /> KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br /> Dùng phương pháp phát hiện kháng thể,<br /> nghiên cứu xác định tỉ lệ hiện nhiễm Toxocara<br /> sp. ở Quận 2 là 20%. Cách lây nhiễm ở Quận 2<br /> là do phương pháp và mức độ rửa tay trước<br /> ăn. Nhóm nguy cơ là nhóm học vấn mù chữ,<br /> cấp 2 và trên cấp 3. Nghiên cứu củng cố<br /> khẳng định giá trị không cao của phát hiện<br /> nhiễm Toxocara sp. từ dấu hiệu tăng bạch cầu<br /> ái toan trong máu.<br /> <br /> Chuyên Đề Y tế Công cộng<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> 7.<br /> <br /> Anaruma FF, Chieffi PP, Correa CR, Camargo ED, Silveira<br /> EP, Aranha JJ, Ribeiro MC, 2002, “Human toxocariasis: a<br /> seroepidemiological survey in the municipality of Campinas<br /> (SP), Brazil”. Rev. Inst. Med. Trop. Sao Paulo 44: 303-307<br /> Nicholas W.L., Stewart A.C., Walker J.C. (1986),<br /> “Toxocariasis: a serological survey of blood donors in the<br /> Australia capital territory together with observations on the<br /> risks of infection”. Trans. R Soc. Trop. Med. Hyg 80: 217-221<br /> Trần Thị Kim Dung, Trần Vinh Hiển (2003), “Nghiên cứu<br /> qui trình sản xuất sinh phẩm dùng trong chẩn đoán bệnh ký<br /> sinh trùng”. Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ,<br /> Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia, Hà<br /> Nội, 4680/KQNC.<br /> Trần Vinh Hiển, Trần Thị Kim Dung (2008), Ký sinh trùng<br /> liên quan giữa thú và người. Nhà xuất bản Y học: 53-57.<br /> Trần Thị Hồng (2001), “Nghiên cứu một số đặc điểm của<br /> bệnh do giun Toxocara spp. ở người Việt Nam”, Luận án<br /> tiến sĩ y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.<br /> Trần Thị Hồng, Trần Vinh Hiển (1997), “Biểu hiện lâm sàng<br /> bệnh do ấu trùng giun đũa chó Toxocara canis ở người”,<br /> Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 3(1):<br /> 121 – 124.<br /> Trần Xuân Mai (1992), “Góp phần nghiên cứu bệnh động<br /> vật ký sinh một chiều (ngõ cụt ký sinh) lây truyền từ phân<br /> chó mèo sang người”. Luận án phó tiến sĩ khoa học Y Dược,<br /> trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh<br /> <br /> 141<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2