Tỉ lệ rối loạn đông cầm máu và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân nhiễm trùng huyết sơ sinh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
lượt xem 2
download
Nhiễm trùng huyết sơ sinh thường liên quan đến rối loạn đông cầm máu với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Rối loạn đông cầm máu không chỉ là một biến chứng hay gặp trong nhiễm trùng huyết mà còn là yếu tố góp phần gây tử vong. Bài viết trình bày xác định tỉ lệ rối loạn đông cầm máu trong nhiễm trùng huyết sơ sinh và các yếu tố liên quan tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tỉ lệ rối loạn đông cầm máu và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân nhiễm trùng huyết sơ sinh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC NHI KHOA BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 NĂM 2024 TỈ LỆ RỐI LOẠN ĐÔNG CẦM MÁU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN NHIỄM TRÙNG HUYẾT SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 Lê Quỳnh Anh1, Nguyễn Kiến Mậu1, Trần Thị Hoài Thu1 TÓM TẮT 20 giảm fibrinogen, 47,4% tăng D-dimer. Đông máu Đặt vấn đề: Nhiễm trùng huyết sơ sinh nội mạch lan tỏa (DIC) chiếm 16,5%. Trẻ nhiễm thường liên quan đến rối loạn đông cầm máu với trùng huyết do vi khuẩn Gram âm có nguy cơ mức độ nghiêm trọng khác nhau. Rối loạn đông DIC cao gấp 8,3 lần so với nhóm Gram dương. cầm máu không chỉ là một biến chứng hay gặp Tỉ lệ xuất huyết và tử vong ở trẻ nhiễm trùng trong nhiễm trùng huyết mà còn là yếu tố góp huyết sơ sinh có rối loạn đông cầm máu cao hơn phần gây tử vong. so với nhóm không có rối loạn. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ rối loạn đông cầm Kết luận: Bệnh nhi nhiễm trùng huyết sơ máu trong nhiễm trùng huyết sơ sinh và các yếu sinh, đặc biệt những trường hợp có biểu hiện tố liên quan tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi xuất huyết nên được làm các xét nghiệm đông Đồng 1 TP.HCM. cầm máu sớm để phát hiện sớm các rối loạn và Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: điều trị kịp thời, ngăn ngừa tình trạng rối loạn Nghiên cứu cắt ngang trên 97 trường hợp nhiễm đông cầm máu diễn tiến nặng dần dẫn đến DIC trùng huyết sơ sinh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ và tử vong. tháng 12/2022 đến tháng 08/2023. Từ khóa: Nhiễm trùng huyết sơ sinh, rối Kết quả: Đa số bệnh nhân nhiễm trùng loạn đông cầm máu, đông máu nội mạch lan tỏa huyết sơ sinh là trẻ đủ tháng và đủ cân, tỉ lệ (DIC), xuất huyết. nam/nữ là 1,6/1. 80,4% trường hợp khởi phát muộn. Các triệu chứng thường gặp nhất lần lượt SUMMARY là bú kém (81,4%), không dung nạp dinh dưỡng PREVALENCE OF COAGULATION đường miệng (64,9%) và sốt (60,8%). Có 59,8% DISORDERS AND RELATED bệnh nhân có xuất huyết ở ít nhất một cơ quan, FACTORS IN PATIENTS WITH trong đó xuất huyết tiêu hóa chiếm đa số. Số NEONATAL SEPSIS IN CHILDREN’S bệnh nhân được truyền máu và/hoặc chế phẩm HOSPITAL 1 máu chiếm 46,4%. Đa số trẻ nhiễm trùng huyết Background: Neonatal sepsis is often sơ sinh biểu hiện rối loạn đông cầm máu theo associated with coagulation disorders with kiểu giảm đông: 54,6% bệnh nhân giảm tiểu cầu, variable severity. Coagulation disorders are not 53,6% giảm PT%, 23,7% kéo dài aPTT, 20,6% only complication in sepsis but also contributing factors to death. 1 Bệnh viện Nhi Đồng 1 Objectives: Identifying the prevalence of Chịu trách nhiệm chính: Lê Quỳnh Anh coagulation disorders in neonatal sepsis and ĐT: 0902929719 related factors at the Neonatal Department, Email: quynhanhle217@gmail.com Children's Hospital 1, Ho Chi Minh City. Ngày nhận bài: 12/3/2024 Methods: Cross-sectional study on 97 cases Ngày phản biện khoa học: 28/3/2024 of neonatal sepsis at Children's Hospital 1 from December 2022 to August 2023. Ngày duyệt bài: 2/5/2024 146
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 537 - THÁNG 4 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 Results: Most patients with neonatal sepsis của tế bào nội mạc, bạch cầu, các cytokin, sự are full-term and normal birth weight, tiêu thụ tiểu cầu và các yếu tố đông máu,… male/female ratio is 1.6/1. 80.4% neonates have cuối cùng dẫn đến hình thành huyết khối vi late onset sepsis. The most common symptoms mạch và kích hoạt quá trình tiêu sợi huyết were poor feeding (81,4%), oral nutrition thứ phát. Tỉ lệ các rối loạn đông cầm máu intolerance (64.9%), and fever (60.8%), trong nhiễm trùng huyết nói chung và nhiễm respectively. 59.8% of patients had bleeding in at trùng huyết sơ sinh nói riêng qua các nghiên least one organ, of which gastrointestinal cứu dao động 23.2% - 78.6%2,3. Tỉ lệ DIC bleeding accounted for the majority. The number of neonatal sepsis patients receiving blood and/or dao động 20%-40.5%2,3. Các nghiên cứu đều blood product transfusions accounted for 46.4%. cho rằng rối loạn đông cầm máu có liên quan The majority of children with neonatal sepsis đến tử vong trong nhiễm trùng huyết sơ sinh. show hemostatic disorders in the form of Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm hypocoagulation: 54.6% of patients had xác định tỉ lệ rối loạn đông cầm máu và các thrombocytopenia, 53.6% of patients had yếu tố liên quan trên bệnh nhân nhiễm trùng decreased PT%, 23.7% of patients had prolonged huyết sơ sinh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. aPTT, 20.6% of patients had decreased Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ rối fibrinogen, 47.4% of patients had increased D- loạn đông cầm máu trong nhiễm trùng huyết dimer. Disseminated intravascular coagulation sơ sinh và các yếu tố liên quan tại Khoa Sơ (DIC) accounts for 16.5% of cases. Neonatal sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM. with sepsis caused by Gram-negative bacteria had a risk of DIC that is 8.3 times higher than the II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Gram-positive group. The bleeding and mortality Nghiên cứu cắt ngang trên 97 trường hợp rate in neonatal sepsis patients with coagulation disorders is higher than in the group without nhiễm trùng huyết sơ sinh tại Bệnh viện Nhi disorders. Đồng 1 từ tháng 12/2022 đến tháng 08/2023. Conclusions: Neonatal sepsis patients, Tiêu chuẩn chọn mẫu especially those with bleeding symptoms, should Tất cả bệnh nhi sơ sinh nhập viện tại be tested to detect coagulation disorders early bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 01/12/2022 đến and treat them promptly to prevent overt 30/08/2023 thỏa các tiêu chuẩn chẩn đoán có haemostatic dysfuction, which may leads to DIC thể hoặc xác định nhiễm trùng huyết sơ sinh and death. theo Cơ quan Y tế Châu Âu 20106 và được Keywords: Neonatal sepsis, coagulation làm xét nghiệm đông cầm máu ở thời điểm disorders, disseminated intravascular coagulation chẩn đoán. (DIC), hemorrhage. Cỡ mẫu: I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm trùng huyết sơ sinh thường liên n: Cỡ mẫu. quan đến rối loạn đông cầm máu với mức độ Với α=0.05 -> = 1.962. nghiêm trọng khác nhau. Trong nhiễm trùng d = 0.1. huyết, dưới tác động của các độc tố vi khuẩn, p: Tỉ lệ các rối loạn đông cầm máu ở trẻ cả quá trình đông cầm máu và hệ thống miễn sơ sinh nhiễm trùng huyết theo nghiên cứu dịch đều được kích hoạt, thông qua vai trò của Đỗ Thái Sơn và cộng sự4 147
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC NHI KHOA BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 NĂM 2024 Rối loạn đông cầm máu Tỉ lệ (%) p Cỡ mẫu (n) Tiểu cầu < 150x10 3/µL 55.3% 0.55 96 PT% giảm 44.7% 0.45 96 aPTT kéo dài 34.2% 0.34 87 Fibrinogen giảm 34.2% 0.34 87 Tính được cỡ mẫu là n = 96. - Đông máu nội mạch lan tỏa (DIC): Dựa Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hiệp hội chọn được 97 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn Huyết học Sản phụ khoa và Sơ sinh Nhật chọn mẫu. Bản 20168. Phương pháp thu thập số liệu và xử lý Y đức: Đề tài nghiên cứu được sự chấp số liệu: Từ tháng 12/2022 đến tháng thuận của Hội đồng Đạo đức Bệnh viện Nhi 08/2023, chúng tôi lập danh sách, thu thập số Đồng 1 theo quyết định số 366/GCN- liệu của các bệnh nhân nhiễm trùng huyết sơ BVNĐ1. sinh thỏa tiêu chuẩn chọn vào và không có tiêu chuẩn loại ra tại khoa Sơ sinh Bệnh viện III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nhi Đồng 1. Số liệu thu thập được nhập bằng Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng phần mềm Excel 2016 và phân tích trên phần Tỉ lệ nam/nữ là 1,6/1, đa số trẻ sinh đủ mềm SPSS 22. tháng (58,8%) và đủ cân (56,7%). Phần lớn Định nghĩa các biến số chính: các trường hợp khởi phát muộn, chiếm - Có rối loạn đông cầm máu khi có 1 80,4%. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp trong những tiêu chuẩn sau: nhất bao gồm bú kém (81,4%), không dung 3 Tiểu cầu < 150 x 10 /µL. nạp dinh dưỡng đường miệng (64,9%) và sốt PT hoặc aPTT kéo dài theo tuổi/ (60,8%). Có 59,8% bệnh nhân có xuất huyết Fibrinogen giảm theo tuổi. ở ít nhất một cơ quan. Bảng 1: Đặc điểm triệu chứng xuất huyết Vị trí xuất huyết Tần số (n) Tỉ lệ (%) Dưới da 22 22,7 Da niêm (n=26) Niêm mạc 21 21,6 Xuất huyết tiêu hóa 42 43,3 Tiểu máu đại thể 5 5,2 Nội tạng (n=49) Xuất huyết phổi 5 5,2 Xuất huyết não 12 12,4 Nhận xét: Xuất huyết tiêu hóa chiếm đa số các trường hợp. 148
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 537 - THÁNG 4 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 Đặc điểm cận lâm sàng Hình 1: Đặc điểm vi sinh Nhận xét: Có 42 bệnh nhân có kết quả cấy máu dương tính, gần 2/3 trường hợp là vi khuẩn Gram dương. Trong đó, tác nhân thường gặp nhất là CONS. Bảng 2: Đặc điểm các xét nghiệm đông cầm máu trong nhiễm trùng huyết sơ sinh Thông số Tần số (n=97) Tỉ lệ (%) Trung vị (Tứ vị) Giảm 53 54,6 + Nhẹ 18 18,6 + Trung bình 16 16,5 Tiểu cầu (x103/µL) 125 (72 - 178) + Nặng 19 19,6 Tăng 2 2,1 Bình thường 42 43,3 Giảm 52 53,6 PT% 62 (42,2 - 88,5) Bình thường 45 46,4 Tăng 38 39,2 INR 1,4 (1,2 – 1,8) Bình thường 59 60,8 Kéo dài 23 23,7 aPTT (giây) 45,9 (38,2 – 58,3) Bình thường 74 76,3 Giảm 20 20,6 Fibrinogen (g/l) Tăng 15 15,5 3 (1,8 – 3,9) Bình thường 62 63,9 Tăng 46 47,4 D-dimer (ng/ml) 3,1 (1,1 – 5,2) Bình thường 51 54,6 Nhận xét: Đa số bệnh nhân nhiễm trùng huyết sơ sinh có biểu hiện giảm đông. Bảng 3: Tỉ lệ DIC Phân loại Tần số (n=97) Tỉ lệ (%) Ít khả năng DIC 73 75,3 Nghi ngờ DIC 8 8,2 DIC sơ sinh 16 16,5 Nhận xét: Có 16 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn DIC sơ sinh, chiếm 16,5%. 149
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC NHI KHOA BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 NĂM 2024 Đặc điểm điều trị ngày. Có 46,4% bệnh nhân được truyền máu Đa số các trẻ nhiễm trùng huyết sơ sinh và/hoặc chế phẩm máu. được bắt đầu điều trị với kháng sinh phối Một số yếu tố liên quan đến rối loạn hợp ampicillin, cefotaxim và gentamicin. đông cầm máu trong nhiễm trùng huyết sơ Thời gian điều trị trung vị là 24 (16.5–33) sinh Bảng 4: Mối liên quan giữa xét nghiệm đông cầm máu và triệu chứng xuất huyết Có xuất huyết Không xuất huyết Xét nghiệm đông cầm máu p* OR (n = 58) (n = 39) Số lượng tiểu < 150x103/µL 39 (67,2%) 13 (33,3%) 0,001 4,1 cầu ≥ 150x10 /µL 3 19 (23,8%) 26 (66,7%) Giảm 40 (69,0%) 12 (30,8%) PT% < 0,001 5,0 Bình thường 18 (31,0%) 27 (69,2%) Tăng 34 (58,6%) 4 (10,3%) INR < 0,001 12,4 Bình thường 24 (41,4%) 35 (89,7%) Kéo dài 22 (37,9%) 2 (5,1%) aPTT < 0,001 11,3 Bình thường 36 (62,1%) 37 (94,9%) Giảm 19 (32,8%) 2 (5,1%) Fibrinogen 0,001 9,0 Bình thường/Tăng 39 (67,2%) 37 (94,9%) Tăng 38 (65,5%) 7 (17,9%) D-dimer < 0,001 8,7 Bình thường 20 (34,5%) 32 (82,1%) (*) Chi bình phương Nhận xét: Nhóm trẻ có rối loạn đông cầm máu có nguy cơ xuất huyết cao gấp 4,1 – 12,4 lần so với các nhóm còn lại (p < 0,01) Bảng 5: So sánh tỉ lệ DIC giữa hai nhóm nhiễm trùng huyết Gram âm và Gram dương Tác nhân Có DIC (n=8) Không DIC (n=34) p* OR Gram âm (n=15) 6 (40%) 9 (60%) 0,016 8,3 Gram dương (n=27) 2 (7,4%) 25 (92,6%) (*) Fisher’s exact Nhận xét: Nhiễm trùng huyết do vi khuẩn Gram âm có nguy cơ DIC cao gấp 8,3 lần so với Gram dương (p < 0,05). Bảng 6: So sánh tỉ lệ rối loạn đông cầm máu giữa hai nhóm tử vong và nhóm sống Xét nghiệm đông cầm máu Tử vong (n=6) Sống (n=91) p* OR 3 < 100x10 /µL 5 (14,3%) 30 (85,7%) Số lượng tiểu cầu 0,022 10,2 ≥ 100x10 /µL3 1 (1,6%) 61 (98,4%) Giảm 5 (9,6%) 47 (90,4%) PT% 0,211 Bình thường 1 (2,2%) 44 (97,8%) Tăng 5 (13,2%) 33 (86,8%) INR 0,033 8,8 Bình thường 1 (1,7%) 58 (98,3%) 150
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 537 - THÁNG 4 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 Kéo dài 4 (16,7%) 20 (83,3%) aPTT 0,032 7,1 Bình thường 2 (2,7%) 71 (97,3%) Giảm 4 (19,0%) 17 (81,0%) Fibrinogen 0,019 8,7 Bình thường/Tăng 2 (2,6%) 74 (97,4%) Tăng 5 (11,1%) 40 (88,9%) D-dimer 0,093 6,4 Bình thường 1 (1,9%) 51 (98,1%) Có 4 (25%) 12 (75%) DIC 0,006 13,2 Không 2 (2,5%) 78 (97,5%) (*) Fisher’s exact Nhận xét: Đa số các bệnh nhân tử vong Nguyên (59,5%) . Một số cơ chế được y văn 3 có biểu hiện xuất huyết và rối loạn đông cầm đề cập là do độc tố của vi khuẩn làm tổn máu. Trẻ có tiểu cầu < 100x103/µL, INR thương lớp tế bào nội mạc, bộc lộ collagen tăng, aPTT kéo dài và fibrinogen giảm thì gây kết dính tiểu cầu, khởi phát dòng thác nguy cơ tử vong cao gấp 7,1 – 10,2 lần so đông máu và tạo ra các cục máu đông nhỏ rải với các nhóm trẻ còn lại (p < 0,05). Trẻ có rác trong lòng mạch máu, từ đó làm tiêu thụ DIC thì nguy cơ tử vong cao gấp 13,2 lần so tiểu cầu dẫn đến giảm số lượng tiểu cầu ở với trẻ không có DIC (p < 0,01). máu ngoại vi. Ở giai đoạn đầu, tủy xương có khả năng gia tăng tạo tiểu cầu để bù trừ IV. BÀN LUẬN nhưng về sau, khả năng này suy giảm làm Xuất huyết là một triệu chứng thường cho tình trạng giảm tiểu cầu nặng nề hơn và gặp trong nhiễm trùng huyết sơ sinh. Chúng có thể có triệu chứng xuất huyết trên lâm tôi ghi nhận 59,8% bệnh nhân nhiễm trùng sàng7. huyết sơ sinh có biểu hiện xuất huyết ở ít Theo bảng 3, tỉ lệ giảm PT% là 53,6%, nhất một cơ quan (bảng 1), tương tự với các tương tự với tác giả Đỗ Thái Sơn (44,7%)4 tác giả Đỗ Thái Sơn (52,6%)4, Bùi Mẫn và Bùi Mẫn Nguyên (57,1%)3. Tỉ lệ Nguyên (47,6%)3. Trong nghiên cứu của prothrombin phản ánh con đường đông máu chúng tôi, tỉ lệ xuất huyết tiêu hóa chiếm cao ngoại sinh gồm các yếu tố II, V, VII, X và nhất (43,3%), cao hơn nhiều so với tác giả fibrinogen. Tỉ lệ prothrombin giảm thấp ở Đỗ Thái Sơn (2,6%)4, có thể do Khoa Sơ bệnh nhân nhiễm trùng huyết thường do các sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận nhiều yếu tố đông máu bị tiêu thụ hoặc giảm sản bệnh nhân sơ sinh có dị tật bẩm sinh đường xuất tại gan do tổn thương gan trong nhiễm tiêu hóa cần được can thiệp ngoại khoa, nên trùng huyết. Ngoài ra, PT% giảm còn có thể số bệnh nhân biểu hiện xuất huyết tiêu hóa do giảm tổng hợp vitamin K. Trong nghiên trong mẫu nghiên cứu cũng cao hơn. cứu của chúng tôi, 100% bệnh nhân được Theo bảng 3, số lượng tiểu cầu trung vị là tiêm dự phòng vitamin K sau sinh; có 49,5% 125 (72 – 293) x103/μL, có 54,6% bệnh nhân được điều trị bổ sung vitamin K, đa số là các giảm tiểu cầu. Kết quả này tương tự với các bệnh nhân có rối loạn con đường đông máu tác giả Đỗ Thái Sơn (55,3%)4, Bùi Mẫn ngoại sinh (kết hợp với truyền huyết tương 151
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC NHI KHOA BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 NĂM 2024 tươi đông lạnh), đặc biệt là những bệnh nhân bởi sự kích hoạt đông máu lan tỏa dẫn đến cần can thiệp phẫu thuật; và các bệnh nhân lắng đọng fibrin trong mạch máu, rối loạn nuôi ăn tĩnh mạch kéo dài. chức năng cơ quan, tiêu thụ tiểu cầu và các Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ yếu tố đông máu và xuất huyết đe dọa tính aPTT kéo dài là 23,7%; thấp hơn so với tác mạng. Tỉ lệ DIC trong nghiên cứu của chúng giả Đỗ Thái Sơn (34,2%)4 và Bùi Mẫn tôi là 16,5%, thấp hơn so với tác giả Bùi Mẫn Nguyên (78,6%)3. aPTT là xét nghiệm đánh Nguyên (40,5%)3 và Đỗ Thị Minh Cầm giá con đường đông máu nội sinh với sự (42,4%)1. Theo tác giả Nimah M, tỷ lệ DIC tham gia của các yếu tố XII, XI, IX, VIII. trong nhiễm trùng huyết dao động từ 7,5- Các yếu tố này chủ yếu do gan tổng hợp trừ 49%. Hiện nay có nhiều thang điểm giúp yếu tố VIII một phần được tổng hợp từ lách5. chẩn đoán DIC ở người lớn và trẻ em. Năm Trong nhiễm khuẩn huyết, có sự giảm tổng 2016, Hiệp hội Sản phụ khoa và Huyết học hợp và tăng tiêu thụ các yếu tố nêu trên, dẫn Sơ sinh Nhật Bản (JSOGNH) đã đưa ra đến rối loạn con đường đông máu nội sinh. hướng dẫn chẩn đoán DIC ở trẻ sơ sinh8. Sự Theo bảng 3, tỉ lệ bệnh nhân có khác biệt về tỉ lệ DIC qua các nghiên cứu có fibrinogen giảm là 20,6%, thấp hơn tác giả thể do các tác giả áp dụng những thang điểm Bùi Mẫn Nguyên (38,1%)3 và Đỗ Thái Sơn chẩn đoán khác nhau. (34,2%)4. Chúng tôi ghi nhận có 15,5% bệnh Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nguy nhân tăng fibrinogen so với giá trị bình cơ DIC trong nhiễm trùng huyết Gram âm thường theo tuổi. Giảm fibrinogen được quan cao gấp 8,3 lần so với nhiễm trùng huyết sát thấy trong đông máu nội mạch lan tỏa Gram dương (p < 0,05), tương tự với tác giả (DIC), do bị tiêu thụ trong quá trình đông Bùi Mẫn Nguyên3. Một số y văn đã báo cáo máu. Ngược lại, fibrinogen tăng lên trong rằng việc tiếp xúc với nội độc tố của vi tình trạng viêm, do nó hoạt động như một khuẩn Gram âm dẫn đến sự kích hoạt con chất phản ứng giai đoạn cấp tính dương tính. đường chung, tạo ra yếu tố mô và ức chế Trong nghiên cứu của chúng tôi, có hoạt động tiêu sợi huyết do giải phóng chất 47,4% bệnh nhân có D-dimer tăng > 0,5 ức chế hoạt hóa plasminogen. Điều này có ng/ml. Kết quả này phù hợp với tác giả Đỗ thể do tác động trực tiếp của nội độc tố lên tế Thị Minh Cầm (42,4%)1. Trong nhiễm trùng bào nội mô hoặc có thể là kết quả gián tiếp huyết, dòng thác đông máu được kích hoạt của việc sản xuất interleukin 1 hoặc yếu tố quá mức dẫn đến hình thành các huyết khối hoại tử khối u. vi mạch, ở giai đoạn sau sẽ gây hiện tượng Khảo sát các yếu tố liên quan đến tử tăng thoái giáng fibrin. D-dimer là một sản vong, chúng tôi ghi nhận trẻ nhiễm trùng phẩm của quá trình ly giải fibrin và cũng huyết sơ sinh có INR cao, aPTT kéo dài và được xem là một dấu ấn của DIC và tình fibrinogen giảm tăng nguy cơ tử vong gấp trạng suy vi tuần hoàn. 7,1-8,8 lần so với những nhóm trẻ không có DIC là một tình trạng mắc phải thường rối loạn (p
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 537 - THÁNG 4 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 gấp 13,2 lần so với nhóm còn lại (p
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bệnh tim mạch ở người bệnh tiểu đường
5 p | 114 | 8
-
Điều trị trầm cảm bằng liệu pháp tinh thần
4 p | 75 | 8
-
ĐẠI CƯƠNG BỆNH NHƯỢC CƠ
15 p | 93 | 5
-
Khảo sát tỉ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy tim đang điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa Đồng Tháp
5 p | 11 | 4
-
Tiếp xúc nhiệt độ không khí cao liên quan đến sức khỏe tâm thần của công nhân nhà máy sản xuất giầy tại thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 50 | 3
-
Khảo sát sự thay đổi số lượng tiểu cầu ở bệnh nhân bỏng nặng
6 p | 16 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn