YOMEDIA
ADSENSE
Tích hợp luật sở hữu trí tuệ vào nội dung môn Giáo dục học ở trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
91
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Các trường Đại học đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc triển khai chính sách của Nhà nước về đào tạo, phổ biến, nâng cao kiến thức và nhận thức của cá nhân và tổ chức trong xã hội về sở hữu trí tuệ. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu tích hợp Luật SHTT vào nội dung môn Giáo dục học nhằm giáo dục quyền SHTT cho sinh viên trường ĐHSP, ĐH Huế.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tích hợp luật sở hữu trí tuệ vào nội dung môn Giáo dục học ở trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
TÍCH HỢP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀO NỘI DUNG MÔN<br />
GIÁO DỤC HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ<br />
PHẠM THỊ THUÝ HẰNG<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Ngày nay, Sở hữu trí tuệ (SHTT) không còn là “một khái niệm<br />
pháp lý mơ hồ” mà có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống văn hóa,<br />
xã hội... và thực sự trở thành “một công cụ đắc lực” để phát triển kinh tế.<br />
Các trường Đại học đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc triển khai<br />
chính sách của Nhà nước về đào tạo, phổ biến, nâng cao kiến thức và nhận<br />
thức của cá nhân và tổ chức trong xã hội về sở hữu trí tuệ. Bài viết trình bày<br />
kết quả nghiên cứu tích hợp Luật SHTT vào nội dung môn Giáo dục học<br />
nhằm giáo dục quyền SHTT cho sinh viên trường ĐHSP, ĐH Huế.<br />
Từ khóa: Tích hợp, Sở hữu trí tuệ, Giáo dục học<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trường Đại học là một trong những cái nôi sinh ra các thành quả sáng tạo cần được bảo<br />
hộ quyền SHTT. Mặt khác đây cũng là nơi sử dụng nhiều đối tượng được bảo hộ quyền<br />
SHTT và cũng là nơi dễ dẫn đến xâm phạm quyền SHTT, vì vậy đây là một trong<br />
những địa chỉ quan trọng cần xây dựng môi trường văn hóa SHTT. Tuy nhiên, thực tế<br />
cho thấy, ở rất nhiều trường Đại học, sự hiểu biết hạn chế về SHTT dường như không<br />
chỉ phổ biến với sinh viên mà với cả những cán bộ, giảng viên. Trong thời gian gần đây<br />
nhiều hành vi xâm phạm quyền tác giả trong các lĩnh vực biên soạn giáo trình, luận<br />
văn, luận án, nghiên cứu đề tài khoa học đã xảy ra ở một số trường đại học gây bức xúc<br />
trong giới khoa học và dư luận xã hội [2].<br />
Vấn đề giáo dục quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề cần thiết, mang tính giáo dục sâu sắc,<br />
mang ý nghĩa xã hội và quốc tế to lớn [4] đòi hỏi những người làm trong công tác giáo<br />
dục phải có trách nhiệm nghiên cứu, tìm kiếm phương hướng phổ biến và nâng cao<br />
nhận thức về quyền SHTT cho sinh viên. Thực tiễn giảng dạy đã giúp chúng tôi nhận<br />
thấy, việc tích hợp Luật SHTT vào nội dung nội dung môn học sẽ góp phần nâng cao<br />
hiểu biết và nhận thức của người học về quyền SHTT, mặt khác làm nội dung môn học<br />
thêm tính thiết thực, gắn với thực tiễn xã hội, hơn nữa góp phần khuyến khích tính sáng<br />
tạo và tích cực hóa người học trong quá trình học tập.<br />
Ở trường Đại học Sư phạm, môn Giáo dục học (GDH) là môn dạy nghề có vai trò hết<br />
sức quan trọng trong việc trang bị cho sinh viên Sư phạm kiến thức, kỹ năng và thái độ<br />
nghề nghiệp. Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi nghiên cứu tích hợp Luật SHTT<br />
vào nội dung môn Giáo dục học nhằm giáo dục quyền SHTT cho sinh viên.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 01(29)/2014: tr. 108-116<br />
<br />
TÍCH HỢP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀO NỘI DUNG MÔN GIÁO DỤC HỌC...<br />
<br />
109<br />
<br />
2. TÍCH HỢP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀO NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN<br />
GIÁO DỤC HỌC<br />
Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Dưới góc độ Giáo dục<br />
học, tích hợp (Intergration) được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các<br />
kiến thức trong một môn học hoặc giữa các môn học thành một nội dung thống nhất [1].<br />
Tích hợp Luật SHTT vào nội dung chương trình môn GDH nhằm giáo dục quyền SHTT<br />
cho SV. Đây là quá trình tổ chức hoạt động nhằm hình thành cho đối tượng giáo dục<br />
những quan điểm, niềm tin, giá trị, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen phù hợp với<br />
những chuẩn mực, những quy định của Luật SHTT thông qua việc đưa nội dung Luật<br />
SHTT một cách có chọn lọc và khoa học, phù hợp với nội dung bài học môn GDH [3].<br />
2.1. Cơ sở lựa chọn nội dung Luật SHTT tích hợp vào nội dung chương trình<br />
chương trình môn GDH<br />
Căn cứ nội dung và thời lượng chương trình GDH dành cho sinh viên các khoa cơ bản<br />
trường ĐHSP; Căn cứ vào yêu cầu đối với sinh viên Sư phạm cần có những hiểu biết<br />
căn bản nhất về Luật SHTT để bảo vệ sáng tạo trí tuệ của mình và không vi phạm<br />
SHTT của người khác; Căn cứ vào Luật SHTT của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN<br />
Việt Nam ; Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quy chế và kế hoạch tổ chức đào tạo của<br />
trường ĐHSP; Căn cứ vào đặc điểm của chuyên ngành đào tào: Nội dung Luật SHTT<br />
bao gồm 6 phần, 18 chương, 222 điều. Do đó, phải lựa chọn nội dung phù hợp. Đối với<br />
sinh viên các khoa cơ bản, chúng tôi chỉ lựa chọn những nội dung cơ bản, đơn giản, dễ<br />
hiểu và gắn với yêu cầu nghề nghiệp. Cụ thể, như sau: Phần thứ nhất: Những quy định<br />
chung (Điều 1,2,3,4); Phần thứ hai: Quyền tác giả và Quyền liên quan - Chương II:<br />
Nội dung, giới hạn quyền, thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan – Mục 1, Nội<br />
dung, giới hạn quyền, thời hạn bải hộ quyền tác giả (điều 25,28); Phần thứ năm: Bảo vệ<br />
quyền sở hữu trí tuệ - Chương XVI: Quy định chung về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ<br />
(điều 198, 199).<br />
2.2. Nguyên tắc tích hợp Luật SHTT vào nội dung môn học<br />
Nguyên tắc 1: Tích hợp không làm thay đổi đặc trưng của môn học. Các kiến thức<br />
SHTT được tích hợp vào bài học phải có mối liên hệ, liên quan chặt chẽ với các kiến<br />
thức có trong bài học được tích hợp. Theo nguyên tắc này, các kiến thức của bài học<br />
tích hợp được coi là cơ sở cho kiến thức về SHTT.<br />
Nguyên tắc 2: Khai thác nội dung giáo dục Luật SHTT có chọn lọc. Theo nguyên tắc<br />
này, các kiến thức SHTT phải có hệ thống được sắp xếp hợp lí làm cho kiến thức môn<br />
GDH thêm phong phú, sát hợp với thực tiễn, phù hợp với trình độ của người học, không<br />
ảnh hưởng đến việc tiếp thu nội dung chính của người học.<br />
Nguyên tắc 3: Phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của người học. Việc<br />
lồng ghép giáo dục SHTT vào trong bài học GDH phải hết sức nhẹ nhàng, tự nhiên,<br />
tránh gượng ép, sống sượng, khiên cưỡng áp đặt, đảm bảo cho sinh viên vừa nắm vững<br />
<br />
110<br />
<br />
PHẠM THỊ THÚY HẰNG<br />
<br />
kiến thức môn học, vừa có được những kiến thức, kĩ năng về Luật SHTT trên cơ sở phát<br />
huy tính độc lập trong nhận thức của sinh viên.<br />
2.3. Các hình thức tích hợp<br />
Có ba hình thức tích hợp: Thứ nhất – Hình thức liên hệ: Ở hình thức này, các kiến thức<br />
về SHTT không được nêu rõ trong giáo trình nhưng dựa vào bài giảng của giáo viên có<br />
thể bổ sung kiến thức bằng cách liên hệ các kiến thức SHTT vào bài giảng cho phù<br />
hợp. Thứ hai – Hình thức lồng ghép: ở hình thức này, một số môn học chính là kiến<br />
thức về nội dung SHTT được đưa vào chương trình theo các mức độ sau: Có thế chiếm<br />
một mục, một đoạn hay một vài câu trong bài giảng; Có thể là một bài đọc thêm hay<br />
một phần tự học, hoạt động ngoài giờ lên lớp sau bài học nhằm bổ sung kiến thức về<br />
SHTT; Thứ ba – Hình thức tích hợp hoàn toàn: với hình thức này, một phần nội dung<br />
môn học chính là vấn đề cần tích hợp. Hình thức này thường thể hiện dưới dạng một<br />
chủ đề hay một bài học trọn vẹn. Đề tài chúng tôi sử dụng hai hình thức tích hợp là hình<br />
thức liên hệ và hình thức lồng ghép trong môn GDH.<br />
2.4. Mục tiêu của tích hợp giáo dục SHTT<br />
Những cơ sở để xác định mục tiêu tích hợp giáo dục SHTT: Mục tiêu đào tạo của<br />
trường ĐHSP; Mục tiêu cụ thể của môn học, của hoạt động ngoại khóa cụ thể; Luật<br />
SHTT; Đặc điểm, trình độ nhận thức của sinh viên.<br />
Mục tiêu tích hợp giáo dục SHTT trong quá trình đào tạo ở trường ĐHSP là giúp sinh<br />
viên có kiến thức cơ bản về SHTT, nhận thức đúng về SHTT, phát triển tình cảm, bồi<br />
dưỡng thái độ đối với hoạt động SHTT và rèn luyện thói quen hành vi thực thi đúng<br />
theo Luật SHTT đồng thời sinh viên biết tuyền truyền, giáo dục, phổ biến đến với cộng<br />
đồng thực thi Luật SHTT.<br />
2.5. Quy trình tích hợp Luật SHTT trong dạy học môn GDH<br />
Bước 1: Lựa chọn nội dung chương trình môn GDH và nội dung Luật SHTT: Tiến<br />
hành rà soát toàn bộ nội dung chương trình GDH ở trường ĐHSP Huế nhằm xác định<br />
những nội dung trong chương trình có thể tích hợp được Luật SHTT, căn cứ vào các<br />
nguyên tắc và mức độ, hình thức tích hợp đã được nêu. Tiếp theo, chúng tôi lựa chọn<br />
nội dung Luật SHTT dựa theo các cơ sở lựa chọn nhất định đã được nêu. Những nội<br />
dung SHTT được lựa chọn mang tính khái quát và phù hợp với việc vận dụng Luật<br />
SHTT trong học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên.<br />
Bước 2: Thiết kế phần nội dung dạy học tích hợp Luật SHT (soạn giáo án tích hợp):<br />
Tích hợp Luật SHTT trong nội dung bài học trên cơ sở những nguyên tắc, mức độ, hình<br />
thức đã trình bày với hai hình thức tích hợp được thực hiện đó là: liên hệ và lồng ghép<br />
Luật SHTT vào nội dung các chương đã được chọn lựa ở bước 1. Chúng tôi đã thực<br />
hiện lồng ghép Luật SHTT vào nội dung môn GDH cụ thể như sau:<br />
Học phần GDH 1: Chương 1 – Giáo dục học là một khoa học (mục 2, phần 6 – Phương<br />
pháp nghiên cứu khoa học giáo dục); Chương 5 – Nội dung giáo dục (mục 1 – Giáo dục<br />
thế giới quan, đạo đức, chính trị, tư tưởng).<br />
<br />
TÍCH HỢP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀO NỘI DUNG MÔN GIÁO DỤC HỌC...<br />
<br />
111<br />
<br />
Học phần GDH 2: Chương 2 – Người giáo viên Trung học phổ thông (mục 3 – Những<br />
yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người giáo viên THPT); Chương 3 – Người giáo<br />
viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT (mục 2 – Nội dung công tác chủ nhiệm lớp ở trường<br />
THPT, phần Tổ chức hoạt động nhằm giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, pháp luật<br />
cho HS lớp chủ nhiệm).<br />
Chúng tôi tiến hành thiết kế và thử nghiệm giáo án tích hợp. Giáo án thử nghiệm được<br />
thiết kế cho nội dung: Chương 2 – Người giáo viên Trung học phổ thông, phần 3 –<br />
Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người giáo viên THPT, học phần GDH2.<br />
3. THỬ NGHIỆM VẬN DỤNG TÍCH HỢP LUẬT SHTT VÀO NỘI DUNG BÀI LÊN<br />
LỚP MÔN GIÁO DỤC HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ<br />
3.1. Giả thuyết thử nghiệm<br />
Nếu trong quá trình dạy học, giảng viên tích hợp các nội dung Luật SHTT một cách<br />
khoa học, có hệ thống trên cơ sở tiến hành các bước lên lớp hợp lí thì sẽ làm cho kiến<br />
thức môn GDH thêm phong phú, sát hợp thực tiễn, đảm bảo cho sinh viên vừa nắm<br />
vững kiến thức môn học, vừa có được những kiến thức, kĩ năng về Luật SHTT.<br />
3.2. Nội dung thử nghiệm<br />
Thử nghiệm giáo án tích hợp Luật SHTT vào nội dung bài học môn GDH để tổ chức<br />
dạy học bài lên lớp. Cụ thể, nội dung tích hợp như sau:<br />
Nội dung môn<br />
GDH<br />
Chương 2 – Người<br />
giáo viên PTTH<br />
+ Những yêu cầu<br />
về phẩm chất và<br />
năng lực đối với<br />
người giáo viên PT<br />
<br />
Nội dung Luật SHTT cần tích hợp<br />
+ Khái quát chung về Luật SHTT (6 phần, 18 chương, 222 điều)<br />
+ Phần thứ nhất: Những quy định chung (Đối tượng áp dụng; Đối<br />
tượng quyền SHTT; Giải thích từ ngữ)<br />
+ Phần thứ hai: Quyền tác giả và quyền liên quan (Các trường hợp sử<br />
dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền<br />
nhuận bút, thù lao; Hành vi xâm phạm quyền tác giả; Biện pháp xử lí<br />
hành vi xâm phạm quyền SHTT)<br />
<br />
3.3. Đối tượng và thời gian thử nghiệm<br />
Chúng tôi tổ chức thử nghiệm sư phạm trong học kì II năm học 2013- 2014. Đồng thời,<br />
cũng trong thời gian này, chúng tôi thực hiện hoạt động giảng dạy môn GDH theo<br />
những phương pháp thường dùng đối với sinh viên năm thứ hai từ các khoa cơ bản ở<br />
trường ĐHSP Huế. Chúng tôi đã chọn hai nhóm: TL001042_7 với tổng số sinh viên là<br />
101 làm lớp Thử nghiệm và nhóm TL001042_12 với tổng số sinh viên là 102 làm lớp<br />
Đối chứng trong nghiên cứu thử nghiệm của đề tài.<br />
3.4. Quy trình thử nghiệm:Quy trình thử nghiệm được thực hiện qua các giai đoạn.<br />
Giai đoạn 1: Chuẩn bị thử nghiệm, bao gồm: 1. Biên soạn tài liệu thử nghiệm; 2. Xây<br />
dựng thang chuẩn đánh giá; 3. Xác định điều kiện thử nghiệm.<br />
<br />
112<br />
<br />
PHẠM THỊ THÚY HẰNG<br />
<br />
Giai đoạn 2: Mô tả thử nghiệm, công việc cụ thể: 1. Tiến hành thử nghiệm: tổ chức<br />
quá trình dạy học, triển khai bài giảng và hướng dẫn sinh viên học tập theo giáo án tích<br />
hợp Luật SHTT vào nội dung bài học đã được thiết kế; 2. Đánh giá kết quả thử nghiệm.<br />
Giai đoạn 3: Xử lí kết quả thử nghiệm về mặt định lượng và mặt định tính.<br />
Việc lựa chọn lớp Thử nghiệm và Đối chứng được tuân theo nguyên tắc: có số lượng<br />
sinh viên tương đối bằng nhau và kết quả kiểm tra xác định trình độ ban đầu không có<br />
sự chênh lệch đáng kể. Kết quả điểm số của bài kiểm tra như sau:<br />
Bảng 1. Bảng thống kê điểm bài kiểm tra của nhóm Thử nghiệm và Đối chứng trước thử nghiệm<br />
Điểm số Xi<br />
<br />
Nhóm<br />
<br />
Số Sinh<br />
viên<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
TN<br />
<br />
101<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
15<br />
<br />
20<br />
<br />
28<br />
<br />
33<br />
<br />
5<br />
<br />
0<br />
<br />
6,93<br />
<br />
ĐC<br />
<br />
102<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
14<br />
<br />
21<br />
<br />
31<br />
<br />
30<br />
<br />
6<br />
<br />
0<br />
<br />
6,90<br />
<br />
t(202)<br />
0,004<br />
<br />
Kết quả bảng thống kê điểm bài kiểm tra của nhóm Thử nghiệm và Đối chứng trước<br />
thử nghiệm đã tạo cơ sở để xây dựng biểu đồ phân phối tỉ lệ phần trăm loại điểm số bài<br />
kiểm tra theo mức độ đánh giá.<br />
60<br />
50<br />
40<br />
30<br />
20<br />
10<br />
0<br />
<br />
TN<br />
ĐC<br />
Giỏi<br />
<br />
Khá<br />
<br />
T.bình Yếu <br />
kém<br />
<br />
Hình 1. Biểu đồ phân phối tỉ lệ phần trăm loại điểm số theo mức độ đánh giá<br />
<br />
Kết quả kiểm định t-test ở bảng 1 cho thấy không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa<br />
điểm trung bình bài kiểm tra của nhóm Thử nghiệm và Đối chứng. Sự chệnh lệch không<br />
đáng kể giữa 2 nhóm được thể hiện rõ qua biểu đồ phân phối tỉ lệ phần trăm loại điểm<br />
số bài kiểm tra theo mức độ đánh giá. Như vậy, về mặt nhận thức, trước thử nghiệm, hai<br />
nhóm Thử nghiệm và Đối chứng có sự tương đương nhau.<br />
3.5. Kết quả thử nghiệm<br />
! Về mặt định lượng<br />
Bài kiểm tra sau thử nghiệm trên cả 2 lớp Thử nghiệm và Đối chứng. Dựa trên các tiêu<br />
chí đã được xây dựng trong chuẩn thang đánh giá, các kết quả kiểm tra được đánh giá<br />
theo thang điểm 10. Điểm kiểm tra của 2 nhóm được phản ánh ở các bảng thống kê sau:<br />
<br />
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn