TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 17, 2003<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TIỀM NĂNG NƯỚC NHẠT DƯỚI ĐẤT <br />
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ<br />
Nguyễn Đình Tiến<br />
Tr ường Đại học Khoa học, Đại học <br />
Huế<br />
<br />
<br />
<br />
Mở đầu<br />
Nước dưới đất là một tài nguyên vô cùng quan trọng đối với con người ở mọi <br />
nơi và mọi miền đất nước. Do đó, để hạn chế các tác hại gây ra do khai thác nước <br />
dưới đất không hợp lý, sử dụng chúng có hiệu quả hơn trong phát triển kinh tế, cần <br />
thiết phải đánh giá chính xác trữ lượng khai thác tiềm năng của chúng (Trữ lượng <br />
khai thác tiềm năng của nước dưới đất là phần trữ lượng có khả năng khai thác).<br />
* Việc đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất có thể tiến hành bằng nhiều <br />
phương pháp như thủy động lực, thủy lực, cân bằng, tương tự địa chất thủy văn... <br />
hoặc áp dụng đồng thời các phương pháp. Việc chọn lựa một hoặc một số phương <br />
pháp nào đó là do điều kiện địa chất thủy văn và mức độ nghiên cứu chúng quyết <br />
định.<br />
Trong công trình này để làm rõ trữ lượng khai thác tiềm năng của một số đơn vị <br />
chứa nước có triển vọng, chúng tôi sử dụng phương pháp cân bằng để đánh giá cho <br />
từng đơn vị chứa nước. <br />
1. Phương pháp tính:<br />
Đánh giá trữ lượng khai thác bằng phương pháp cân bằng bao gồm việc xác <br />
định lưu lượng của nước dưới đất có thể nhận được nhờ các công trình khai thác <br />
trong phạm vi một vùng nào đó trong một thời hạn khai thác nhất định, bằng cách thu <br />
hút nước từ một số nguồn hình thành trữ lượng. Khi đó mỗi nguồn hình thành trữ <br />
lượng được đánh giá riêng rồi cộng các kết quả nhận được lại. Chúng được biểu <br />
diễn như sau:<br />
1.1. Đối với tầng chứa nước không có áp lực:<br />
* Trữ lượng khai thác tiềm năng:<br />
.Vtn<br />
QKTTN Qtn (1)<br />
t KT<br />
1<br />
Trong đó: QKTTN: Trữ lượng khai thác tiềm năng (m3/ng.). Vtn: Trữ lượng tĩnh <br />
trọng lực (m3).<br />
Qtn: Trữ lượng động tự nhiên (m3/ng.). tKT: Thời gian khai thác (ngày).<br />
: Hệ số sử dụng trữ lượng tĩnh, với = 0,3.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
* Trữ lượng động tự nhiên:<br />
. X .F<br />
Qtn 1<br />
( 2)<br />
365<br />
Trong đó: X: Lượng mưa trung bình năm (m). F: Diện tích phân bố của tầng <br />
chứa nước (m2).<br />
1: Hệ số thấm xuyên của nước mưa (lấy theo G.Weder.).<br />
* Trữ lượng tĩnh trọng lực:<br />
Vtn = . h . F (3)<br />
Trong đó: : Hệ số nhả nước trọng lực. h: Chiều dày trung bình của tầng <br />
chứa nước (m).<br />
F: Diện tích phân bố của tầng chứa nước (m2).<br />
1.2. Đối với tầng chứa nước có áp lực:<br />
* Trữ lượng khai thác tiềm năng:<br />
Vdh .Vtn<br />
QKTTN Qtn ( 4)<br />
t KT t KT<br />
Trong đó: QKTTN: Trữ lượng khai thác tiềm năng (m3/ng.). Qtn: Trữ lượng động <br />
tự nhiên (m3/ng.).<br />
Vdh: Trữ lượng tĩnh đàn hồi (m3). Vtn: Trữ lượng tĩnh trọng lực (m3).<br />
tKT: Thời gian khai thác (ngày). : Hệ số sử dụng trữ lượng tĩnh, với = 0,3.<br />
* Trữ lượng động tự nhiên:<br />
1. X .<br />
Qtn (5)<br />
365<br />
Trong đó: X: Lượng mưa trung bình năm (m).<br />
: Diện tích phân bố lộ ra của tầng chứa nước (m2), với = F f .<br />
1: Hệ số thấm xuyên của nước mưa (được lấy theo bảng 1).<br />
<br />
Bảng 1: Bảng xác định hệ số thấm xuyên của nước mưa trên cơ sở % thành phần các hạt <br />
d