intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiền thừa, lãi suất tăng

Chia sẻ: Viettuan Viettuan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

155
lượt xem
61
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có bao giờ bạn đang thừa tiền mà lại đi vay của người khác không? Thậm chí bạn còn trả lãi cao để vay cho được? Các ngân hàng bây giờ đang ở trong cảnh ấy, thừa tiền mà vẫn cố nâng lãi suất huy động vốn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiền thừa, lãi suất tăng

  1. Tiền thừa, lãi suất tăng Có bao giờ bạn đang thừa tiền mà lại đi vay của người khác không? Thậm chí bạn còn trả lãi cao để vay cho được? Các ngân hàng bây giờ đang ở trong cảnh ấy, thừa tiền mà vẫn cố nâng lãi suất huy động vốn. Chẳng ai muốn vậy - giám đốc một ngân hàng than vắn thở dài. Ông nói: thực ra cũng có một số ngân hàng cổ phần thiếu vốn cho vay thật, nên chẳng đặng đừng phải nâng lãi suất; “Chúng tôi giống như những bờ sông nơi thuyền nan ghé vào, chứ tàu bè to không đậu lại”. Tàu bè to đây là các “đại gia” doanh nghiệp nhà nước, công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Họ quan hệ chủ yếu với ngân hàng quốc doanh. Tiền gửi cũng để ở ngân hàng quốc doanh. Bởi vậy nguồn vốn huy động của ngân hàng quốc doanh bao giờ cũng dồi dào. Nhưng lạ là hiện tại khi mức tăng trưởng tín dụng chỉ bằng một nửa mức tăng trưởng huy động vốn, tiền thừa trong két, không cho vay hết, mà ngân hàng quốc doanh cũng vẫn nâng lãi suất tiền gửi. Tổng giám đốc một tổ chức tín dụng nhà nước giãi bày: “Oan cho chúng tôi. Bây giờ các “đại gia” gửi tiền vào ngân hàng theo lãi suất thỏa thuận. Lãi suất thấp, họ đem gửi tiền ở ngân hàng khác liền”. Ra vậy, để giữ chân khách hàng, lãi suất tiền gửi cao trở thành đòn bẩy, thành ưu đãi. Lãi suất chẳng có lỗi gì, lỗi là ở người sử dụng nó - ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB), có lần nói như thế. Ý ông là việc quản trị nguồn vốn của ngân hàng hình như đang có vấn đề. Tiền huy động đâu phải chỉ để cho vay, mà còn có thể đầu tư linh hoạt, dịch chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác. Như ACB chỉ có 40% vốn huy động được dùng để tài trợ tín dụng, còn lại đầu tư trái phiếu, giấy tờ có giá hay đem buôn bán ở thị trường liên ngân hàng. Thị trường liên ngân hàng giống như cái chợ, nhưng là chợ tiền. Ai cần tiền ra đó vay, thương lượng lãi suất, kỳ hạn. Song, cái chợ đó nhiều khi “chảnh” lắm. Người buôn kẻ bán phải thân thiết với nhau mới vay được. Thường các “anh” ngân hàng quốc doanh nhiều tiền đồng ra đó cho ngân hàng nước ngoài vay mượn. Ngân hàng cổ phần tiền ít, đi vay cũng khó, mà cho vay cũng chẳng dễ dàng, nên nhiều khi vô chợ chỉ quan sát “học tập kinh nghiệm”. Ông Phan Đào Vũ, Phó tổng giám đốc Ngân hàng liên doanh Indovina, người cũng hay đi chợ tiền, thì lại bảo vay mượn tiền không tiện bằng huy động vốn. Huy động tiền gửi ngân hàng chủ động hơn, đảm bảo được thanh khoản. Nhận xét thế có vẻ hơi “đụng chạm”. Chẳng là một số ngân hàng có tâm lý sợ mất thanh khoản do sự kém thông suốt của chợ, nên cứ dự trữ thanh khoản là an toàn nhất. Có ngân hàng dự trữ thanh khoản trước cả mươi, mười lăm ngày, thậm chí cả tháng trước khi khách hàng có nhu cầu thanh toán. Xem ra lý do nào cũng xác đáng, ngân hàng nào cũng có lý lẽ riêng, chỉ cái chợ là chẳng thể nào lên tiếng. Nếu biết nói, nó sẽ kêu rằng: “Ô hay, chợ đông vì kẻ mua người bán, nhộn nhịp vì tiền. Cái sạp, chỗ ngồi xấu hay đẹp nào có nghĩa gì!”. Nói ngắn gọn, nhiều ngân hàng chưa biết và cũng chưa muốn đi chợ tiền. Nhưng đằng sau cái điều chưa biết và chưa muốn ấy là khả năng quản trị nguồn vốn, khả năng điều tiết tiền từ nơi thừa sang nơi thiếu của ngân hàng quá yếu. Yếu vì chưa hợp tác được với nhau. “Nói chuyện hợp tác giữa các ngân hàng trong nước rất khó. Không ngân hàng nào chịu nhường ngân hàng nào”, ông Phạm Anh Dũng, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), phát
  2. biểu. SCB đã tìm ra hướng đi riêng: ký hợp đồng hợp tác toàn diện với hai “anh cả đỏ” là Vietcombank và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV). Thiếu vốn, thanh khoản kém, những thời điểm khó khăn, SCB được cả Vietcombank và BIDV hỗ trợ. Nghịch lý thừa vốn, lãi suất vẫn tăng mới chỉ bắt đầu hé mở những nhược điểm cố hữu của các ngân hàng trong nước. Sự phát triển nào cũng đòi hỏi cạnh tranh, nhưng cạnh tranh không có nghĩa là không bao giờ bắt tay nhau. Câu chuyện lãi suất chỉ có thể được giải quyết dứt điểm khi các ngân hàng trong nước thật lòng ngồi lại cùng nhau. Còn nếu lãi suất cứ tăng, thì gánh chịu rủi ro trước hết là bản thân các ngân hàng. Admin (Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2