YOMEDIA
ADSENSE
TIẾNG GỌI CỦA CHIM TỪ QUY
84
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Đêm. Mới đầu hạ, những cơn gió lào đã vội thốc tháo lùa về. Hầm hứ mãi mà nào mưa có đổ xuống. Không hiểu sao mấy đêm ấy, đôi chim từ quy cứ thắc thỏm khắc hoài vào đêm những tiếng gọi nhau nghe đến nao lòng, thê thiết. Tiếng chim như đào xới vào tâm thức tôi. Tiếng nó nghe hoang hoải mà như giục giã, thôi thúc tôi phải làm cái việc mà bấy nhiêu năm rồi mình chưa làm được.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TIẾNG GỌI CỦA CHIM TỪ QUY
- TIẾNG GỌI CỦA CHIM TỪ QUY Đêm. Mới đầu hạ, những cơn gió lào đã vội thốc tháo lùa về. Hầm hứ mãi mà nào mưa có đổ xuống. Không hiểu sao mấy đêm ấy, đôi chim từ quy cứ thắc thỏm khắc hoài vào đêm những tiếng gọi nhau nghe đến nao lòng, thê thiết. Tiếng chim như đào xới vào tâm thức tôi. Tiếng nó nghe hoang hoải mà như giục giã, thôi thúc tôi phải làm cái việc mà bấy nhiêu năm rồi mình chưa làm được. Ngày chủ nhật. Tôi phóng xe đến nhà Tân để bàn với cậu ta chuyện hệ trọng ấy. Tân là bí thư huyện uỷ, không mấy khi cậu ta rảnh. Cũng phải bàn bạc, chọn ngày, chọn tháng rồi mới thực hiện được. Người ta cứ ngỡ, nhà bí thư huyện uỷ phải là một biệt tự lộng lẫy ở trung tâm thị trấn. Đằng này, nhà Tân vẫn ở quê, nằm sâu trong xóm. Căn nhà gỗ ba gian xùm xụp, ẩm mốc; nơi ngày xưa chúng tôi đùa nghịch, học hành vẫn còn đó. Khác chăng là nó đã được chủ nhà kê cao, sửa sang lại khang trang hơn. Khuôn viên vườn ngày xưa vẫn đó. Tạp pí lù đủ thứ cây ngày trước không còn. Mảnh vườn giờ đây như một tác phẩm sắp đặt của Tân. Mới tám giờ sáng, Tân đã đánh trần trùng trục cuốc xới ngoài vườn. Thấy tôi rà xe vào giữa sân, Tân vứt cuốc, đến vặn cái vòi nước ở góc sân xoa xẩm qua quýt, rồi tròng nhanh cái áo ba lỗ vào người. Bắt tay Tân, tôi vào việc ngay: - Tôi đến bàn với ông việc mà tháng trước hai thằng đã dự định. - Vào nhà đã, làm gì mà vội thế. Gian nhà giữa vẫn là phòng khách như ngày xưa. Góc nhà, nơi ngày ấy kê cái bàn gỗ ọp oẹp, là góc học tập của Tân. Bây giờ là góc làm việc của một bí thư huyện. Cái bàn lịch sự hơn. Giữa bàn là chiếc máy tính, góc bàn là chiếc laptop và những cuốn sách dày cộp, cuốn gấp, cuốn giở chỏng chơ. Kê sát tường ở gian giữa, cái tủ li cũ mốc hồi trước không còn. Chiếc tủ tường bằng gỗ mun đã thế chỗ. Ngăn giữa đặt chiếc tivi Sony bravia 40 inch. Khi đã yên vị trên bộ xa lông cũng bằng gỗ mum đắt tiền, tôi vào đề:
- - Dịp nghỉ ba mươi tháng tư này những ba ngày, phải đi ông ạ. - Nhất trí ngay! Có điều đi bằng phương tiện gì đây? - Thì đi xe của cơ quan ông, không được sao? - Phiền lắm ông ạ. Mình lấy xe công, đi việc riêng không tiện. - Hình như cả tỉnh, cả nước này chỉ có ông nghĩ vậy. Mà mình đi, tuy là việc riêng, nhưng là việc nghĩa tình với đồng đội đã khuất. Nghĩ chẳng ai dị nghị đâu. Tân nhíu mày đắn đo giây lát, rồi quyết: - Thôi được rồi, thì cứ liều một chuyến. Thứ sáu tới, tôi đón ông tại nhà. Đi sơm sớm cho nó mát. *** Chiếc Daewoo Lacetti lướt nhanh trên đường số một rồi ngoặt lên hướng tây của tỉnh Nghệ An. Chúng tôi lên để thăm mẹ một đồng đội cũ. Chắc cụ là Mẹ Việt Nam anh hùng bởi Hoàng là đứa con duy nhất của cụ đã hi sinh. Nếu còn sống, năm nay cụ cũng đã ngoại tám mươi. Trên xe chỉ có ba người. Ai háo hức, ai đăm chiêu, hiện rõ lên từng khuôn mặt. Đường xa. Chuyện nói lắm rồi cũng hết. Im lặng. Hình như Tân cũng như tôi, đang lục tìm trong trí nhớ kỉ niệm những ngày chúng tôi sống cùng Hoàng. *** Ba thằng học một lớp cái thời sinh viên. Năm cuối, rồi tháng cuối, chiến tranh lôi hết lượt chúng tôi ra trận. Tân nhập ngũ trước. Tôi và Hoàng đi sau. Vào chiến trường, tôi và Hoàng cùng đơn vị. Còn Tân ở tiểu đoàn khác. Cái đêm Hoàng hi sinh, Tân không biết, nhưng được nghe tôi kể nhiều lần, nên mỗi khi nhắc lại, Tân thấy chạnh lòng. Ấy là đêm cả tiểu đoàn tôi tiến về giải phóng Huế. Con đường nhựa phía nam sông Hương, đêm ấy như thác lũ. Cả tiểu đoàn tôi và không biết bao nhiêu đơn vị khác nữa, rầm rập cuốn đi. Tôi là tiểu đội trưởng. Quản lí được con số của tiểu đội lúc ấy còn khó hơn chỉ huy một trận đánh. Lính như nêm trên mặt đường. Không bám lấy nhau, lạc đội
- hình là cái chắc. Chạy nhiều hơn là đi. Đâu chừng cách Huế năm, sáu cây số gì đấy thì phía trước bùng lên những tiếng nổ xé toạc màn đêm đen kịt, đẫm sương. Cả đội hình chùng lại. Đại đội trưởng truyền lệnh. Các tiểu đội kiểm tra lại con số. Gọi mãi không thấy Hoàng. Trời tối như hũ nút. Biết tìm hắn ở đâu đây? Đang tao tác gọi nhau thì phía trước có lệnh: - Đã có 4 người vướng mìn hi sinh. Các đơn vị lên nhận mặt để mai táng tử sĩ. Tôi và Bình nhào lên. Trời tối chẳng nhìn rõ mặt. Hoàng to cao. Cái để dễ nhận mặt cậu ta là bộ râu quai nón. Tôi cũng vậy. Trong đại đội, người ta cứ gọi hai chúng tôi là người rừng. Bây giờ, nhìn đàn ông có râu quai nón, ai cũng khen đẹp. Ấy thế mà ngày ở chiến trường, nó đã trở thành nỗi khổ của chúng tôi. Ba ngày không cạo, nó lên tua tủa như cỏ dại bên hố bom gặp mưa. Lưỡi lam không có. Dao cạo tự chế, cạo đến đâu, rát như xát muối đến đấy. Trong mờ ảo, tôi thấy người ta đã khiêng bốn đồng đội vướng mìn nằm bên vệ đường. Anh lính to con nhất, nhìn khuôn mặt trong đêm tối, đen sìn sịt. Tôi sờ lên mặt. Râu ria lởm chởm, ướt nhoèn nhoẹt. Máu dính tay nhờn nhợt. Hoàng, đúng thằng Hoàng rồi. Tôi vuốt mặt Hoàng lần nữa. Trời ạ, sao mày lại chạy lên trước hàng quân? Đấy có phải là đội hình của tiểu đội ta đâu. Trách cứ Hoàng trong khi tim như muốn tắc nghẹn. Tôi và Bình được lệnh phải ở lại để mai táng Hoàng. Hai đứa khiêng cậu ấy vào góc vườn sát con đường. Tôi cố căng mắt tìm một cái cây lớn nhất để đào huyệt cạnh gốc. Để nhớ dấu chắc chắn hơn, chôn xong, tôi bước từ mộ Hoàng ra đường đếm bước. 19 bước dài, áng chừng 20 mét. Chắp tay vái ba vái lần cuối vĩnh biệt một người bạn. Tôi và Bình lại hoà vào đoàn quân ào về thành phố. Xa lắm, trong đêm vắng, bom đạn thưa rồi nhưng đâu đó đôi chim từ quy vẫn chưa thôi cất tiếng gọi buồn. *** Cuộc sống sau giải phóng của tôi, nếu kể ra cho một nhà văn nào đó, cũng viết được cuốn tiểu thuyết dày dặn. Từ ngày còn ngồi trên lưng trâu, cái tính ngang tàng, táo tợn đã nảy mầm trong tôi. Chẳng hiểu sao, với tính cách như vậy mà mình lại được gọi vào học sư
- phạm (ngày ấy chưa phải thi)? Cái tính ngông ngáo ấy được định hình trong những năm ở lính, khi phải đối mặt với kẻ thù, bom lửa và khổ đau. Hết chiến tranh, tôi không theo nghề được đào tạo, mặc dầu tôi đã có bằng cấp hẳn hoi. Những năm cuối 70, đầu 80 cuối thế kỉ trước, là những năm khốn khó của cả nước. Đồng lương giáo viên không đủ nuôi sống mình mươi ngày. Nơi chiến trường cũ quen thuộc của tôi ngày trước có một bãi vàng. Cùng với một tay xuất ngũ trong xóm, chúng tôi nhào vô bãi vàng ấy, hi vọng đổi đời. Ngày ở chiến trường, tôi là lính đặc công. Chỉ mấy tháng ở mỏ vàng, trình độ võ nghệ của tôi được khảng định. Cộng với tướng mạo to con, nước da được ngâm tẩm trong chiến tranh đen nhánh, với bộ râu hùm hoặp, râu quai nón gần như che hết mặt, tôi thu phục được gần hết đám đàn em. Bãi vàng là nơi thể hiện đầy đủ cái bản tính dã thú mông muội nhất của con người. Chuyện đâm chém, giành giật nhau từng mét vuông đất, từng đoạn suối, từng vỉa đất... xẩy ra hằng ngày. Mặc! Tất cả cho một mục tiêu duy nhất là vàng. Thế nhưng, tôi quán triệt với cánh đàn em: - Giành giật với chúng nó địa phần là việc phải làm. Càng quyết liệt, để giành được càng nhiều tốt. Nhưng tao nói để chúng mày biết, đứa nào mà quá tay giết người, tao vặn cổ. *** Một lần, đâu năm tám ba, tôi về quê. Ở đấy bà mẹ tôi có lẽ ngày nào cũng thắp hương khẩn cầu cho tôi được bình an. Biết tính tôi, bà lo ngày, lo đêm. Có đứa con ngang ngạnh, táo tợn như tôi, cha mẹ nào không lo. Ở với bà vài ngày, dúi vào tay bọc tiền rồi tôi lại quật quả ra đi, để lại sau lưng cái lắc đầu, thở dài ngán ngẩm của mẹ. Trên đường lên tỉnh, tôi tấp vào thăm Tân. Bấy giờ Tân đã là Bí thư huyện đoàn. Gặp lại bạn cũ thì tay bắt mặt mừng. Nhưng khi nhìn kĩ tướng mạo của tôi, khi đã nghe tin chuyện làm ăn của tôi, Tân thở dài khuyên: - Tao thấy mày sống như vậy là không ổn. Về đi. Về rồi tao xin cho mày đi dạy. Bây giờ giáo viên còn thiếu, xin cho mày không khó đâu.
- - Không được! Mày xem, bộ dạng này đứng trên bục giảng nói ai nghe? Lại nữa, với đồng lương èo ọt ấy, sống sao được? *** Rồi cái bãi vàng đẫm máu, mồ hôi và nước mắt ấy cũng phải đóng cửa. Người ta quy cho chúng tôi là khai thác trái phép. Cũng đúng thôi. Có ai cho phép đâu. Thế vào đấy là một công ty khai thác khoáng sản nào đấy. Từ bỏ bãi vàng, có ít vốn lận lưng, tôi chuyển sang buôn chuyến Bắc Nam. Đầu những năm tám mươi, hàng hoá khan hiếm. Giá cả giữa hai miền chênh nhau dữ lắm. Con tàu Thống Nhất lầm lũi ì ạch, những chuyến xe ca xệch xoạc là căn nhà di động của tôi. Từ một thằng bụi bặm, khốn nạn ở bãi vàng ra, tôi thích ứng nhanh với cuộc sống nổi trôi trên đường Bắc Nam. Đi buôn ngày đó khổ sở trăm bề. Chạm mặt công an, thuế vụ, xem chừng đấy. Tay trắng trở về như bỡn. Những bài học máu và mồ hôi, và cả khốn nạn nữa đã tiếp sức cho tôi. Bạn của tôi trên những chuyến đi ấy là những tay buôn chuyến cự phách. Chuyến thì tôi cặp với một tay có chiếc thẻ thương binh đỏ chót. Gặp thuế vụ, công an, de cái thẻ ra là hàng hoá đi lọt tuốt luốt. Chuyến khác, tôi cặp với mấy ả lộng lẫy trong những bộ cánh sang trọng, vàng đeo không sót chỗ nào. Bắt gặp một phụ nữ như vậy, cập kè bên một gã đàn ông có tướng mạo như tôi, ai cũng ngán. Rồi hàng gì cũng đi lọt tuốt luốt. *** Đường lên miền tây không tốt. Chiếc xe có lúc khật khừ như kẻ ốm. Như để đỡ mệt mỏi, tôi bắt chuyện với cậu lái xe: - Cậu đã chạy đường này chưa? - Em không lái, nhưng đi thì nhiều lắm rồi. Quê vợ em trên ấy mà. À, mà ta lên xã nào các chú? - Lên Nghĩa Hội. - Trời, tưởng đâu chứ Nghĩa Hội là sát ngay quê vợ em. Xã ấy nhiều đại gia lắm. - Đại gia là sao?
- Chiếc xe lại chồm lên khi vọt qua một loạt ổ trâu, ổ bò. Anh lái ngừng, rồi lại tiếp: - Thì xã ấy có nhiều người phất lên, giàu có mà thành đại gia. Họ giàu lên sau cái thời mở cửa, rồi lập trang trại, trồng rừng, chăn nuôi...mà thành tỉ phú. Tỉ như nhà ông Thành Xồm. Nghe đâu, trước ông cũng là lính. Sau giải phóng, về tham gia công tác xã, rồi lên đến chức Phó chủ tịch. Có lần ông ta choảng nhau với Chủ tịch về vụ uỷ ban chia chác đất cát gì đó. Không chịu nổi cảnh chủ tịch hách dịch, tham nhũng, ông ta bỏ ngang xương, về lập trang trại. Nếu có thời gian, các chú ghé nhà ông ấy sẽ thấy. So với biệt thự của Thành Xồm, nhà chú Tân chả là cái đinh gì đâu. - Nè, sao cậu lại ví như vậy? Dẫu sau chú Tân cũng là Bí thư của một huyện. Tân im lặng nghe hai chúng tôi nói chuyện, không tham gia. Khi nghe tôi nói vậy, Tân mới chen vào: - Cậu ấy cũng là lính đấy. Ăn nói bổ bả, nhưng được cái tính cương trực, ngay thẳng, nên tớ mới chọn lái cho mình. Bọn mình quen nhau quá rồi mà... Cậu lái xe như chột dạ, chuyển hướng: - Mà ta lên đấy lâu không hai chú? Tân trả lời: - Cũng để xem đã. Nếu bà cụ còn, ta ở lại ngày mai, chơi với cụ. Nếu không, ghé lên uỷ ban xã hỏi thăm. Nếu Hoàng đã được đưa về địa phương, ra nghĩa trang thắp hương cho cậu ta, rồi về luôn. *** Thi thoảng về quê, tôi có nghe bà con bàn tán xì xầm với nhau về ông bí thư Tân. Người thì bảo, cũng chẳng thấy ông quan nào như ông Tân. Nhìn ông ta, nếu không quen biết, ai bảo đấy là một bí thư huyện uỷ. Bí thư gì mà nhìn cứ như nông dân. Nhà cửa, vườn tược chẳng như mấy ông quan cấp tỉnh. Thế nhưng, người khác lại bảo. Ôi dào, quan thời nào chẳng tham. Của núi đấy, nhưng ông ta khôn, không để người khác thấy đó thôi. Còn tôi, tôi nghĩ, chắc chắn Tân không như mấy ông quan tham mà dân ta vẫn thường xì xầm. Nội
- cái việc đấu tranh để lấy xe cơ quan đi chuyến này cũng đã làm tôi nghĩ tốt về Tân. Điều lớn hơn là tôi đang mắc nợ Tân, khi tôi đã gột bỏ áo phong trần. Trong ba thằng là bạn với nhau hồi sinh viên, Tân tốt số hơn cả. Hắn học giỏi, lợi khẩu, văn nghệ văn gừng được nên lột áo lính ra, bước lên bục giảng vài năm là trúng Bí thư đoàn trường. Sự nghiệp chính trị của hắn bắt đầu từ đấy. Nhưng cái đức nông dân thuần phác, không vụ lợi, không nháo nhào ganh đua chức vị, cũng chỉ cho hắn lên được cái chức bí thư rồi cụt đường. Thế cũng là tốt phúc, vẻ vang lắm rồi, nếu so với tôi - một thằng lấm láp trong cuộc mưu sinh, so với Hoàng - đã thành nắm xương tàn ở một nghĩa trang nào đó. *** Trong những chuyến hàng vào Nam, đã bao nhiêu lần tôi có ý định xuống Huế, nhưng vẫn chưa thực hiện được. Rồi một lần, từ Sài Gòn trở ra khi không có hàng, tôi thực hiện ý định của mình. Gia Huế, nơi mà ngày trước đơn vị tôi làm chủ ngay trận đánh đầu tiên, giờ đã đổi thay quá nhiều. Tôi vẫy chiếc xe ôm, chạy ngược mạn nam sông Hương. Lục lọi hết ngóc ngách trí nhớ, hỏi han không biết bao nhiêu người, tôi mới tìm đến được khu vườn ngày trước mai táng Hoàng. Hồi hộp tìm cái cây to nhất vườn. Nó vẫn đứng đó, nhưng không có ngôi mộ nào dưới gốc. Tôi vào nhà gặp chủ. Chủ là một ông cụ trạc ngoại tám mươi, trong bộ áo bà ba mâu. Tóc búi. Nghe tôi trình bày xong, cụ bảo: - Có! Có ngôi một ấy. Gia đình chúng tôi biết là mộ giải phóng nên đã báo với chánh quyền đưa anh ấy vào nghĩa trang của huyện rồi. - Thế cụ có biết, tên liệt sĩ ấy là gì không? - Sao mà biết được? Đi theo hài cốt anh, có cái gì để biết anh ấy tên là gì đâu. Ừ nhỉ. Hồi mai táng Hoàng, tôi chẳng để lại trong mộ anh một kỉ vật nào cả. Mà có cái gì để mà gửi lại đâu. Khi vượt qua sông Hương, cả tiểu đội tôi đã mất hết ba lô vì vỡ bè rồi đấy thôi.
- Tôi thẫn thờ chào cụ rồi lại theo anh xe ôm lên nghĩa trang huyện. Lên cũng là để thắp vọng cho Hoàng nén hương, chứ biết mộ cậu ấy nằm ở đâu trong hàng hàng nấm mộ không tên kia? Đêm ấy, tôi quay về xin ngủ lại nhà ông cụ. Ngủ lại một đêm như để có thời gian hồi ức về cái đêm tôi và Hoàng vĩnh biệt nhau ở góc vườn kia. Lại là tiếng đôi chim từ quy đang khắc khoải gọi nhau ở đâu xa lắm. Phải chăng đấy là tiếng gọi bạn của Hoàng? Thôi ngủ đi Hoàng ơi, âm dương cách trở, gọi chi hoài thêm não lòng nhau... *** - Sắp đến rồi các chú ạ. Chừng mươi cây nữa thôi. Tôi đang đắm chìm trong những kỉ niệm buồn thì tay lái xe bẻ ngoặt tay lái chuyển hướng và thông báo vậy. Mười phút sau, cậu ta tấp xe vào vệ đường trước một ngả tư: - Chú Tân ơi, bà cụ tên gì để cháu hỏi đường? - Cụ tên là Cu Hòe - bà Cu Hòe. Ấy là hồi còn học với nhau, bọn tớ nghe chú Hoàng gọi vậy. Không biết giờ bà cụ có mang tên khác không? Anh lái ghé vào một quán nước hỏi đường, rồi lại lên xe. Khi xe đã nổ máy, cậu ta nói với ra phía sau: - Ngay trước mặt rồi. Qua ngả tư nữa, sẽ phải đến cái nhà ba tầng là nhà cụ. Nghe cậu lái xe thông báo vậy, tôi thấy ngờ ngợ. Có nhầm không? Một mình cụ ở nhà ba tầng? Phải chăng có đại gia nào tài trợ, cất nhà cho cụ? Cũng có thể lắm chứ, Mẹ Việt Nam anh hùng mà! Xe dừng trước cổng căn nhà ba tầng. Tôi choáng ngợp vì ngôi biệt thự. Cậu lái xe vừa mở cửa xe vừa lẩm bẩm như chỉ để mình nghe thôi: - Tưởng nhà ai, thì ra nhà đại gia Thành Xồm - rồi luồn tay đẩy cái chốt trong mở cánh cửa.
- Thấy có người mở cổng, từ trong nhà một cụ già chống gậy bước ra, nheo nheo đôi mắt dò hỏi: - Xin lỗi, các anh là ai? - Dạ thưa cụ, chúng con là bạn chiến đấu của anh Hoàng. Chúng con về thăm cụ và thắp cho anh nén hương. Cụ ngơ ngác, không hiểu, quay lại gọi với ra phía sau: - Con Thảo đâu? Mày gọi cha mày về đây - Trong nhà có tiếng điện thoại, cha ơi về, có khách. Bà cụ mời chúng tôi vào nhà. Gian nhà khách đến là sang trọng. Tôi lướt nhanh tìm bàn thờ Hoàng. Không thấy. Chắc là ở tầng trên. Mười phút sau có tiếng xe máy đõ xịch ngoài sân. Trên xe bước xuống là một nông dân lực lưỡng, vai còn mang chiếc bình thuốc sâu, mặt bịt kín. Rồi ông đặt chiếc bình vào góc sân và lột chiếc khăn bịt mặt. Trời ạ, trước mắt chúng tôi là thằng Hoàng. Khuôn mặt ấy dẫu chỉ nhìn một lần thôi là nhớ đời. Da đen, mặt chữ điền, râu ria như thổ phỉ. Giây lát chững lại, rồi ba chúng tôi ào đến ôm chầm lấy nhau. Không kịp rửa ráy, Hoàng kéo chúng tôi vào nhà. Câu đầu tiên tôi hỏi: - Sao lại thế này? Mày chết rồi cơ mà. - Ai bảo tao chết? - Thì cái đêm tiến về Huế, chính tay tao đã chôn mày. Không lẽ mày đội đất sống lại? Vẫn nụ cười hồn hậu nở trên khuôn mặt nhìn như tướng cướp ấy, Hoàng phân bua: - Nhầm rồi, mày chôn thằng nào chứ không phải tao. Vì mấy quả mìn chó chết ấy tao bị thương, nhưng không chết. Sáng hôm sau, một đơn vị nào đó thấy tao nằm bất tỉnh gần một cái cống. Họ đưa về bệnh viện quân khu. Ba tháng sau, họ chuyển ra viện 103. Và bây giờ tao đang ngồi với chúng mày đây. Vui không nào?... Đếm ấy, chúng tôi ngồi tán chuyện với nhau thật khuya. Ba thằng lính sau chiến tranh, như đã trầy vi tróc vảy qua thời trận mạc, lại phải bầm dập vì sự mưu sinh như tôi và
- Hoàng, có bao chuyện để mà kể cho nhau nghe. Giờ đây, một thằng là bí thư huyện, thằng kia là một đại gia, còn tôi một giáo viên. Công việc, cuộc sống chẳng ăn nhập gì với nhau. Ấy nhưng, sự trái chèo đó cũng đã có bao nhiêu điều để mà nói. Chẳng biết từ cái trang trại mênh mông của Hoàng, hay từ hàng chục héc ta rừng của hắn tiếng từ quy thôi không hót. Đêm khép lại lâu rồi, chai Hennessy đã vơi gần đáy, ấy mà chuyện của chúng tôi biết đến bao giờ mới dứt...
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn