intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiếp cận chẩn đoán ói (R11)

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Tiếp cận chẩn đoán ói (R11)" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, các nguyên nhân thường gặp, cách tiếp cận, xử trí cấp cứu, điều trị ngoại trú và theo dõi bệnh nhi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiếp cận chẩn đoán ói (R11)

  1. TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ÓI (R11) 1. ĐỊNH NGHĨA Ói là sự tống xuất hoàn toàn hay một phần chất chứa trong dạ dày ra ngoài qua đường miệng, có kết hợp sự co thắt cơ bụng và cơ hoành. Nôn trớ là sự quay trở lại của thức ăn ở dạ dày lên miệng mà không có sự co thắt cơ bụng và cơ hoành. 2. NGUYÊN NHÂN Ói có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý ở nhiều cơ quan khác nhau. Cần lưu ý một số nguyên nhân cần can thiệp khẩn cấp như: lồng ruột, tắc ruột, viêm ruột thừa, viêm não, viêm màng não. Ói cũng gây ra những biến chứng nguy hiểm như: sốc, rối loạn điện giải, toan kiềm. 3. TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN 3.1. Hỏi bệnh - Thời điểm xuất hiện: ói mới đây hay đã lâu, ói ngay sau sanh hay sau sanh một khoảng thời gian vài tuần. - Số lần nôn: lưu ý nếu bệnh nhân nôn tất cả mọi thứ. - Cách nôn: nôn thụ động hay ói vọt. - Có liên quan đến bữa ăn, tư thế, sau ho. 95
  2. - Tính chất dịch ói: + Ói muộn sau bữa ăn, chứa thức ăn chưa tiêu hóa: gợi ý nguyên nhân tắc đường thoát của dạ dày như hẹp phì đại môn vị, biến dạng môn vị do sẹo loét hành tá tràng. + Dịch ói có màu vàng hoặc xanh, kèm đau bụng cơn: gợi ý nguyên nhân tắc nghẽn sau tá tràng (màng chắn tá tràng, lồng ruột, tắc ruột, HC động mạch mạc treo tràng trên, tắc ruột do dính, thoát vị nghẹt). + Ói dịch nâu, ói máu: các bệnh lý có tổn thương niêm mạc (viêm thực quản trào ngược, viêm loét dạ dày tá tràng, HC Mallory Weiss, dị ứng sữa). - Triệu chứng đi kèm: + Triệu chứng tiêu hóa: đau bụng cơn, tiêu chảy, tiêu máu. + Triệu chứng ngoài đường tiêu hóa: sốt, đau đầu, ho, khò khè kéo dài. - Chế độ dinh dưỡng: sữa công thức, hay sữa mẹ. - Các thuốc đã dùng (Corticoid, Antihistamin, Morphine). - Tiền căn bản thân và gia đình: tiền căn dị ứng, hen suyễn, mề đay, đau đầu migraine, động kinh, chấn thương đầu, tiền căn sản khoa. 3.2. Lâm sàng - Dấu hiệu toàn thân: + Tình trạng mất nước: da khô, sụt cân, tiểu ít, mắt trũng, dấu véo da mất chậm. + Dấu hiệu toan chuyển hóa: thở nhanh sâu. 96
  3. - Khám bụng: + Tìm dấu chướng bụng, dấu rắn bò, giảm hoặc mất nhu động ruột (gặp trong tắc ruột). + Phản ứng thành bụng (viêm phúc mạc), sờ thấy u lồng, khối u. + Thăm trực tràng phân có máu (lồng ruột, viêm ruột), đau túi cùng (viêm ruột thừa, viêm phúc mạc: chỉ có ý nghĩa với trẻ lớn, hợp tác). + Gan lách to. + Khối thoát vị, vết mổ cũ. - Các triệu chứng ngoài đường tiêu hóa: + Triệu chứng thần kinh: thóp phồng, cổ gượng, dấu hiệu thần kinh định vị, dấu tăng áp lực nội sọ (mạch chậm, huyết áp tăng), tật đầu to, tật đầu nhỏ, tăng hoặc giảm trương lực cơ, đồng tử dãn hay đồng tử không đều hai bên. + Bất thường cơ quan sinh dục (không rõ ràng giới tính), da sậm màu: tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh. 3.3. Cận lâm sàng - Huyết đồ: tìm dấu hiệu thiếu máu, dấu hiệu nhiễm trùng. - Siêu âm bụng: chẩn đoán lồng ruột, tắc ruột, viêm phúc mạc, hẹp phì đại môn vị, viêm tụy, đánh giá gan và đường mật. - X quang bụng đứng không sửa soạn: chẩn đoán tắc ruột, lồng ruột giai đoạn muộn (mực nước hơi). 97
  4. 3.4. Chẩn đoán nguyên nhân Nguyên nhân Tính chất ói Đặc điểm đi kèm Tắc đường thoát dạ dày Hẹp phì đại môn vị Ói vọt, nôn muộn Trẻ 4-12 tuần tuổi, sụt sau bú cân, mất nước, kiềm chuyển hóa, có thể sờ thấy khối u hình quả trám ở thượng vị. Siêu âm bụng chẩn đoán Màng chắn tá Ói dịch dạ dày Thường gặp ở trẻ sơ tràng, tụy, nhẫn sinh, nhũ nhi, nhưng cũng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. XN: X quang bụng, TOGD Thường trong giai đoạn Hẹp, teo tá tràng Cường độ ói phụ sơ sinh, phổ biến hơn ở thuộc vào mức trẻ HC Down. X quang độ tắc nghẽn, bụng không sửa soạn có dịch ói là dịch dạ hình ảnh hai mức khí dày dịch. Tắc ruột non Ói dịch mật Thường xuất hiện 48 giờ đầu sau sanh, 3 tháng đầu. Tuy nhiên, cũng có thể phát hiện muộn hơn. Ruột xoay bất Ói dịch mật Chướng bụng, có thể có toàn mất nước và rối loạn điện giải. X quang bụng có hình ảnh mực nước hơi Xoắn ruột Ói dịch mật Có thể có xoắn ruột kèm Lồng ruột Ói rất nhiều lần Đau bụng, tiêu máu. 98
  5. Xuất hiện đột ngột ở trẻ khỏe mạnh, kèm đau bụng cơn, có thể có tiêu máu ở giai đoạn muộn. Thường xảy ra ở trẻ 1-6 tuổi. Hội chứng động Ói dịch mật, có Đau bụng, có tư thế giảm mạch mạc treo thể ói từng đợt đau, có thể có sụt cân. X tràng trên quang cho thấy tắc nghẽn ngang tá tràngàTOGD, CT bụng Tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa Viêm dạ dày, viêm Có thể ói máu Đau bụng (hay khó chịu thực quản hay ói dịch nâu ở trẻ nhỏ), sụt cân, biếng ăn. Chẩn đoán bằng nội soi dạ dày thực quản Trào ngược dạ dày Ói dịch dạ dày, Hay gặp ở trẻ nhũ nhi thực quản đôi khi có máu (viêm thực quản), thường xuất hiện sau bữa ăn Dị ứng sữa Ói dịch dạ dày Có thể kèm tiêu chảy kéo dài, tiêu máu. Đổi sữa đậu nành hay sữa thủy phân trong 2-4 tuần Rối loạn vận động ruột Hạ Kali Ói, bụng chướng Bệnh cảnh toàn thân Tăng Calci, tăng Ói, táo bón Magne Hội chứng giả tắc Bụng chướng, ói Không rõ nguyên nhân, ruột dịch mật có thể khởi phát từ lúc mới sinh hoặc muộn hơn 99
  6. Thuốc: Aspirin, cồn, Ói dịch dạ dày, Tiền sử dùng thuốc Theophylline đôi khi có máu Erythromycin, thuốc phiện Nhiễm trùng Tiêu hóa Ói dịch dạ dày Thường kèm tiêu chảy Nhiễm trùng hệ tiết Có bệnh cảnh kèm theo niệu Tai mũi họng Hô hấp Tổn thương hệ thần kinh Trung ương: Viêm màng não, Ói dịch dạ dày, Dấu màng não, dấu TK viêm não, u não, tăng lên khi thay định vị, dấu tăng áp lực bất thường mạch đổi tư thế nội sọ. XN dịch não tủy, máu não CT não Bệnh chuyển hóa: Galactosemia, Ói dịch dạ dày, Thường có kèm toan Fructiosemia, tăng đôi khi ói dịch máu, bất thường chức NH3/máu mật năng gan, hạ đường Tăng sinh tuyến huyết thượng thận bẩm sinh 4. XỬ TRÍ 4.1. Nhập cấp cứu khi: rối loạn dấu hiệu sinh tồn: suy hô hấp, sốc, mất nước nặng… 100
  7. 4.2. Nhập viện khi - Có dấu hiệu thần kinh: co giật, thóp phồng, cổ gượng, dầu thần kinh khu trú... - Ói có máu. - Nôn ói tất cả mọi thứ không ăn uống được. - Có dấu hiệu mất nước. 4.3. Khám chuyên khoa: nghi ngờ bệnh lý tắc nghẽn ngoại khoa. 4.4. Điều trị ngoại trú - Điều trị nguyên nhân: tùy theo nguyên nhân, lưu ý bù nước, điện giải và hạ đường huyết. - Thuốc chống ói: domperidone 0,25-0,5 mg/kg/ngày chia 3-4 lần/ngày. Lưu ý các chỉ định và chống chỉ định. - Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng: + Chia nhỏ bữa ăn, ăn từng ít một. + Duy trì chế độ ăn theo lứa tuổi của bé. - Xử trí ngay khi bé ói: + Đặt trẻ nằm đầu thấp, nghiêng một bên, làm sạch mũi miệng. + Nếu bé không khóc, tím, giảm trương lực cơ thì tiếp tục hút mũi, đặt bé nằm sấp vỗ lưng bé. Các dấu hiệu phải đưa bé đi khám ngay + Ói tất cả mọi thứ. + Dịch ói có màu vàng, xanh, ói có máu. + Bé uống háo hức hoặc không uống được. + Tiêu phân có máu. + Li bì hoặc kích thích. 101
  8. Trẻ bú mẹ Ói Đánh giá lâm sàng Có dấu hiệu bụng ngoại khoa Không Có Dấu hiệu ngoài đường tiêu hóa Hẹp, teo ruột Xoay ruột bất toàn Lồng ruột Không Có Thoát vị bẹn nghẹt Phình đại tràng bẩm sinh Viêm dạ dày ruột Bệnh hệ thần kinh Biến chứng viêm túi thừa Trào ngược dạ dày trung ương Meckel thực quản Bệnh thận Hội chứng ruột đôi Trào ngược sinh lý Nhiễm khuẩn ngoài Dị vật, bã thức ăn Viêm phúc mạc đường tiêu hóa Viêm phúc mạc Liệt ruột Bệnh chuyển hóa Dính ruột Ngộ độc 102
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2