intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiếp cận giáo dục STEAM nhằm hỗ trợ kĩ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi khuyết tật trí tuệ nhẹ ở trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Tiếp cận giáo dục STEAM nhằm hỗ trợ kĩ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi khuyết tật trí tuệ nhẹ ở trường mầm non trình bày yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức giáo dục STEAM nhằm hỗ trợ kĩ năng giao tiếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ; Các biện pháp tổ chức hoạt động STEAM nhằm hỗ trợ kĩ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi khuyết tật trí tuệ nhẹ; Mức độ biểu hiện kĩ năng giao tiếp của trẻ 5 – 6 tuổi khuyết tật trí tuệ nhẹ thông qua các hoạt động STEAM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiếp cận giáo dục STEAM nhằm hỗ trợ kĩ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi khuyết tật trí tuệ nhẹ ở trường mầm non

  1. HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0131 Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 5A, pp. 173-181 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TIẾP CẬN GIÁO DỤC STEAM NHẰM HỖ TRỢ KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ NHẸ Ở TRƯỜNG MẦM NON Hồ Sỹ Hùng Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Hồng Đức Tóm tắt. Mục đích của nghiên cứu này tiến hành khảo sát thực trạng nhận thức của GVMN về tổ chức các hoạt động STEAM nhằm hỗ trợ kĩ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi KTTT nhẹ ở các trường mầm non. Sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là điều tra bằng phiếu hỏi, kết hợp quan sát và phỏng vấn sâu GVMN. Thực hiện khảo sát 86 GVMN và 6 trẻ 5-6 tuổi KTTT nhẹ ở tỉnh Thanh Hoá. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng năng lực tổ chức giáo dục STEAM của GVMN và Tiếp cận giáo dục STEAM trong lớp học hoà nhập được cho ảnh hưởng lớn nhất đến tổ chức các hoạt động STEAM nhằm hỗ trợ KNGT cho trẻ KTTT. Bên cạnh đó, hầu hết GVMN cho thấy sự quan tâm tới các biện pháp tổ chức nhằm giúp trẻ 5-6 tuổi KTTT nhẹ phát triển KNGT trong lớp học hoà nhập. Kết quả khảo sát KNGT của trẻ 5-6 tuổi cũng phản ánh rõ những khiếm khuyết về giao tiếp phi ngôn ngữ, sử dụng ngôn ngữ nói của trẻ 5-6 tuổi KTTT nhẹ. Kết quả này là cơ sở để nghiên cứu đề xuất những cách thức tổ chức hoạt động STEAM trong môi trường giáo dục hoà nhập nhằm hỗ trợ KNGT cho trẻ 5-6 KTTT nhẹ. Từ khoá: giáo dục STEAM, hỗ trợ kĩ năng giao tiếp, KTTT nhẹ, giáo dục hoà nhập, trường mầm non. 1. Mở đầu Số lượng trẻ em khuyết tật trí tuệ (KTTT) ngày càng gia tăng, ở Mỹ đã thống kê ước tính có khoảng 3 triệu người bị KTTT [1]. Trước đây được gọi là “chậm phát triển trí tuệ”, các thuật ngữ được sử dụng để xác định tình trạng này đã thay đổi trong những năm qua, chủ yếu là do sự kỳ thị nặng nề liên quan đến những khiếm khuyết của trẻ [2]. Hai hệ thống chẩn đoán và phân loại chính trong Hiệp hội KTTT và Phát triển Hoa Kỳ và Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê về Rối loạn Tâm thần sử dụng thuật ngữ “KTTT” và đồng ý về việc xác định KTTT là một tình trạng phát triển được đặc trưng bởi sự thiếu hụt đáng kể trong cả chức năng trí tuệ và hành vi thích ứng, bao gồm các kĩ năng về khái niệm, xã hội và thực hành [3], [4]. Các nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết trẻ em KTTT đều có khiếm khuyết về giao tiếp và tương tác xã hội, điều này khiến các em khó thiết lập các mối quan hệ xã hội [5], [6]. Đối với trẻ 5-6 tuổi KTTT, đây là giai đoạn quan trọng các em chuẩn bị vào học tập ở trường phổ thông. Do vậy, hỗ trợ trẻ biết cách giao tiếp để tương tác với mọi người xung được xác định là mục tiêu ưu tiên trong công tác giáo dục hoà nhập ở trường mầm non hiện nay. STEAM là sự kết hợp giữa nghệ thuật với các môn học STEM truyền thống là Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học, nó nhấn mạnh việc học tập dựa trên thực hành/trải nghiệm để phát triển năng lực giải quyết vấn đề ở trẻ [7]. Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy những tác Ngày nhận bài: 22/10/2022. Ngày sửa bài: 20/11/2022. Ngày nhận đăng: 28/11/2022. Tác giả liên hệ: Hồ Sỹ Hùng. Địa chỉ e-mail: hosyhung@hdu.edu.vn 173
  2. Hồ Sỹ Hùng động tích cực của mô hình giáo dục STEAM đối với việc phát triển các năng lực như giao tiếp, hình thành khái niệm, khả năng sáng tạo của trẻ [8], [9], [10]. Aytül Üret & Remziye Ceylan (2021) đã chỉ ra hiệu quả của các hoạt động STEAM đối với sự phát triển tính sáng tạo của trẻ 5 tuổi ở HyLap [11]. Năng lực nghề nghiệp của GVMN (GVMN) cũng được phát triển khi giáo viên thiết kế các hoạt động STEAM cho trẻ thực hiện [12], [7]. Mô hình giáo dục STEAM cũng được áp dụng nhằm dạy kĩ năng giao tiếp xã hội cho trẻ tự kỷ và trẻ KTTT [13]. Ngoài ra sử dụng các hoạt động STEAM còn giúp trẻ KTTT triển năng lực giải quyết vấn đề [14]. Nghiên cứu The Perception of Special Education Teachers for Implementing STEAM Education for Students with Intellectual Disabilities của Park, Yungkeun đã chỉ ra những quan điểm khác nhau của GVMN về STEAM nhằm giáo dục trẻ KTTT, trong đó STEAM tạo cơ hội để các em tích cực tương tác /giao tiếp với nhau một cách tự nhiên và thể hiện sự sáng tạo thông qua sản phẩm mà các em tạo ra [15]. Việc tổ chức các hoạt động STEAM đã được triển khai ở các trường mầm non nhằm phát triển các năng lực nền tảng để trẻ bước vào học tập ở trường tiểu học. Tuy nhiên, phần lớn áp dụng cho mô hình lớp học không khuyết tật là chủ yếu, xem xét các nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam về tổ chức các hoạt động STEAM nhằm hỗ trợ trẻ 5-6 tuổi KTTT nhẹ giao tiếp vẫn còn mới mẻ, chưa có sự quan tâm nhiều như các hướng nghiên cứu khác. Do vậy, bài viết này sẽ tập trung làm rõ thực trạng tiếp cận giáo dục STEAM nhằm hỗ trợ KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi KTTT nhẹ học hoà nhập ở trường mầm non, các câu hỏi nghiên cứu trọng tâm là: 1) Yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức giáo dục STEAM nhằm hỗ trợ KNGT cho trẻ KTTT nhẹ; 2) Các biện pháp tổ chức hoạt động STEAM nhằm hỗ trợ KNGT cho trẻ 5-6 tuổi KTTT nhẹ; Mức độ biểu hiện KNGT của trẻ 5 – 6 tuổi KTTT nhẹ thông qua các hoạt động STEAM. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tiếp cận giáo dục STEAM ở bậc học mầm non Giáo dục STEAM là phương pháp dạy và học kết hợp khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật và toán học để hướng dẫn học sinh tìm hiểu, thảo luận và giải quyết vấn đề. Tổ chức các hoạt động STEAM ở bậc học mầm non tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm với các sự vật hiện tượng xung quanh. Các hoạt động STEAM chú trọng những kĩ năng thực hành để khám phá và rút ra những kết luận đơn giản. STEAM có mối quan hệ tích cực tới việc hình thành các kĩ năng nền tảng ở trẻ như năng lực giải quyết vấn đề, kĩ năng xã hội, kĩ năng giao tiếp, tính sáng tạo… [16]. Các hoạt động STEAM được thiết kế đa dạng nhưng rất gần gũi và quen thuộc với cuộc sống thực diễn ra hàng ngày. Môi trường tổ chức các hoạt động STEAM được lồng ghép trong các hoạt động khác nhau ở trường mầm non, do vậy hiệu quả của việc đưa mô hình giáo dục STEAM vào chương trình giáo dục mầm non còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó năng lực tiếp cận của GVMN cũng luôn được xem là yếu tố quan trọng [17, 18]. Như vậy, có thể hiểu tiếp cận giáo dục STEAM ở bậc học mầm non là quá trình giáo viên tổ chức các hoạt động với sự kết hợp nhiều lĩnh vực Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật), Math (Toán học) và nghệ thuật (Art) để tạo ra môi trường hoạt động đa dạng giúp trẻ có cơ hội được trải nghiệm thực làm nhằm kích thích sự tập trung chú ý, say sưa, trí tưởng tượng, tình yêu, niềm đam mê với khoa học. 2.2. Vai trò STEAM trong việc hỗ trợ kĩ năng giao tiếp cho trẻ 5 -6 tuổi KTTT nhẹ ở trường mầm non Kĩ năng giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi KTTT nhẹ được rèn luyện và phát triển thông qua nhiều hình thức khác nhau, căn cứ vào đặc điểm riêng của mỗi trẻ giáo viên điều chỉnh cách thức tổ chức hoạt động và có những phương pháp hỗ trợ phù hợp để kích thích trẻ giao tiếp với các bạn trong lớp học. Tiếp cận với phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt 174
  3. Tiếp cận giáo dục STEAM nhằm hỗ trợ kĩ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi khuyết tật trí tuệ… được xem là một trong những xu hướng giáo dục được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm. Tổ chức các hoạt động STEAM hỗ trợ trẻ bộc lộ nhu cầu tương tác với các bạn đồng trang lứa. Park, Yungkeun đã chỉ ra những ảnh hưởng tích cực từ các hoạt động STEAM đối với việc hỗ trợ kĩ năng tương tác xã hội cho trẻ KTTT, trong đó đề cập tới những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hỗ trợ trẻ KTTT học tập và tương tác [15]. Những khiếm khuyết trong giao tiếp của trẻ KTTT nhẹ có thể được hỗ trợ thông qua các hoạt động STEAM, các kĩ năng như: sử dụng ngôn ngữ, sử dụng cử chỉ điệu bộ (yếu tố phi ngôn ngữ), kĩ năng tập trung chú ý và kĩ năng tương tác được xác định là những kĩ năng giao tiếp nền tảng cần thiết để trẻ hoà nhập xã hội. Sử dụng các hoạt động STEAM như thí nghiệm “hat gạo nhảy múa”, “Thí nghiệm khám phá thuộc tính của nước”, “Gấp máy bay/ thuyền từ các nguyên vật liệu khác nhau” sẽ là cách thức có thể tổ chức can thiệp để hỗ trợ KNGT cho trẻ KTTT. Chương trình GDMN ban hành theo Thông tư số 17/2009/TT - BGDĐT ngày 25 tháng 07 năm 2009 và sửa đổi theo thông tư 01/2021/VBHN - BGDĐT ngày 13 tháng 04 năm 2021 được biên soạn dựa trên quan điểm hướng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, tạo điều kiện cho mọi trẻ được phát triển liên tục và đảm bảo đáp ứng sự đa dạng của vùng miền và các đối tượng trẻ [19]. Với trẻ 5 - 6 tuổi việc giáo dục KNGT cho trẻ cũng được lồng ghép trong lĩnh vực giáo dục phát triển ngôn ngữ và được thể hiện rõ trong phần kết quả mong đợi của chương trình như: 1) Kĩ năng nghe hiểu lời nói: Thể hiện được các yêu cầu trong hoạt động tập thể; Hiểu nghĩa của từ khái quát; Lắng nghe và nhận xét ý kiến của người đối thoại. 2) Sử dụng lời nói trong cuộc sống hàng ngày: 3) Làm quen với việc đọc viết. Đối với trẻ KTTT nhẹ 5-6 tuổi căn cứ vào khả năng, nhu cầu của từng trẻ để thiết kế cách hoạt động STEAM phù hợp với trẻ để làm phương tiện hỗ trẻ giao tiếp. 2.3. Khách thể và Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Khách thể nghiên cứu Khảo sát 86 GVMN ở 07 trường mầm non có trẻ KTTT học hoà nhập, trong đó 05 trường MN ở Thành phố Thanh Hoá (Trường MN Vinschool, Sakura, Trường MN Hoa Mai, Trường MN Vườn Mặt Trời, Trường MN Hoạ Mi) và 2 trường ở Thị xã Nghi Sơn (Trường MN Thị Trấn và trường MN Bình Minh). 5 trẻ 5 – 6 tuổi KTTT nhẹ đang học hoà nhập tại các trường mầm non. 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, trong đó trọng tâm chính là điều tra bằng phiếu hỏi, kết hợp quan sát trực tiếp, quay Video các hoạt động của GVMN. Bên cạnh đó, phỏng vấn sâu một số giáo viên về việc tiếp cận các hoạt động STEAM để hỗ trợ KNGT cho trẻ 5 -6 tuổi KTTT nhẹ trong các lớp hoà nhập. Để đánh giá thực trạng mức độ nhận thức của GVMN về tổ chức các hoạt động STEAM để hỗ trợ KNGT cho trẻ 5-6 tuổi KTTT nhẹ, nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (điểm số tương ứng 1-5 điểm). Dữ liệu kết quả khảo sát được xử lí bằng phần mềm SPSS 20.0 Để có kết quả nghiên cứu về tiếp cận các hoạt động STEAM nhằm hỗ trợ kĩ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi KTTT nhẹ, nghiên cứu đã có sự hỗ trợ của GVMN, các nhà quản lí trong việc tham gia khảo sát. Các đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ được thông báo về mục đích, nội dung cách thức tổ chức khảo sát và chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của các đối tượng điều tra. Việc trả lời các câu hỏi do sự đồng ý, tự nguyện của các đối tượng tham gia. Khi có yêu cầu rút lại câu trả lời hoặc từ chối câu trả lời sẽ thực hiện theo yêu của đối tượng khảo sát. Tất cả các thông tin về câu trả lời được bảo mật cẩn thận và không tiết lộ với bất kì ai. 2.3. Phân tích kết quả nghiên cứu 2.3.1. Nhận thức của GVMN về ý nghĩa tổ chức các hoạt động STEAM đối với việc hỗ trợ trẻ KTTT giao tiếp 175
  4. Hồ Sỹ Hùng Bảng 1. Ý nghĩa hoạt động STEAM nhằm hỗ trợ KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi KTTT Stt Ý nghĩa Số lượng (N=86) Mean Độ lệch chuẩn 1 Rất có ý nghĩa 64 3.72 2.194 2 Có ý nghĩa 17 0.74 1.566 3 Bình thường 4 0.24 .825 4 Không có ý nghĩa 0 0.00 .0000 5 Rất không có ý nghĩa 0 0.00 .0000 Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết GVMN đều cho rằng các hoạt động STEAM rất có ý nghĩa trong việc hỗ trợ trẻ KTTT nhẹ giao tiếp khi học hoà nhập ở trường mầm non. Có 64/87 số ý kiến cho rằng việc tổ chức hoạt động STEAM rất có ý nghĩa đối việc hỗ trợ trẻ KTTT nhẹ giao tiếp, điểm trung bình đạt 3.72/5. Có 4/86 ý kiến thể hiện sự phân vân về hoạt động STEAM trong việc hỗ trợ trẻ KTTT nhẹ giao tiếp. Đối với các ý kiến cho rằng hoạt động STEAM rất có ý nghĩa trong việc hỗ trợ trẻ KTTT nhẹ giao tiếp, giáo viên cho rằng, các hoạt động STEAM/ hoặc các hoạt động có yếu tố STEAM luôn thu hút sự quan tâm của trẻ. Kể cả những em có hạn chế về mặt trí tuệ so với các bạn khác trong lớp, chính vì vậy, giáo viên có thể sử dụng các hoạt động này vào việc hỗ trợ trẻ bộc lộ khả năng giao tiếp. Do đó, khi tạo các góc hoạt động STEAM giáo viên luôn tạo cơ hội để trẻ KTTT được tham gia cùng với những trẻ không khuyết tật. 3.2.2. Nhận thức của GVMN về các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động STEAM nhằm hỗ trợ KNGT cho trẻ 5-6 tuổi KTTT nhẹ Bảng 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động STEAM nhằm hỗ trợ KNGT cho trẻ 5-6 tuổi KTTT nhẹ Stt Mức độ (N = 86) Mean Các yếu tố ảnh hưởng 1 2 3 4 5 (SD, range) 1 Năng lực tổ chức các hoạt động STEAM của 0 0 5 17 64 4.69, (.579, 3-5) GVMN 2 Tiếp cận với giáo dục STEAM trong GDHN 0 6 8 15 57 4.43, (.927, 2-5) 3 Chương trình GDMN 25 14 30 14 3 2.49, (1.171, 1-5) 4 Phối hợp với phụ huynh trong lớp học hoà 8 22 36 13 7 2.87, (1.049, 1-5) nhập 5 Năng lực tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ 6 19 12 17 32 3.58, (1.367, 1-5) KTTT 6 Môi trường tâm lí trong lớp học 8 11 24 34 13 3.38, (1.170, 1-5) 7 Điều kiện tổ chức lớp học 9 26 14 22 15 3.09, (1.298, 1-5) Kết quả khảo sát nhận thức của GVMN về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động STEAM nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ KTTT nhẹ cho thấy, yếu tố được giáo viên nhận thấy là khó khăn nhất đó là: năng lực tổ chức các hoạt động STEAM của GVMN và tiếp cận với giáo dục STEAM trong lớp học hoà nhập ở trường mầm non. Điểm trung bình lần lượt 4.69/5 và 4.43/5. Yếu tố được xem là có ít ảnh hưởng hơn đó là chương trình giáo dục mầm non và phối hợp với phụ huynh, điểm trung bình đạt 2.49/5 và 2.87/5 điểm. Phỏng vấn sâu một số giáo viên đang dạy tại trường mầm non Vinschool, họ cho rằng: Hiện nay việc tiếp cận với giáo dục STEAM đang là một trong những trăn trở lớn nhất, bởi GVMN được biết đến STEAM 176
  5. Tiếp cận giáo dục STEAM nhằm hỗ trợ kĩ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi khuyết tật trí tuệ… không phải trong chương trình đào tạo họ được học mà phần lớn qua tự học hoặc do cơ sở GDMN tập huấn hoặc cử đi tham gia bồi dưỡng ngắn hạn. Vì vậy, để tổ chức các hoạt động STEAM nhằm phát triển các kĩ năng cho trẻ thì GVMN phải hiểu bản chất của STEAM để thiết kế và tổ chức các hoạt động STEAM hỗ trợ khả năng giao tiếp cho trẻ KTTT. Đối với ý kiến cho rằng chương trình GDMN và phối hợp với cha mẹ không ảnh hưởng nhiều, một số giáo viên cho rằng: Chương trình GDMN hiện hành là chương trình khung (chương trình GDMN mở) cho phép các nhà giáo dục tự lựa chọn tổ chức các hoạt động dựa trên điều kiện thực tế của trường, vùng miền, khả năng của trẻ để lựa chọn các hoạt động giáo dục phù hợp, do vậy, việc tiếp cận các phương pháp giáo dục hiện đại như giáo dục STEAM cũng được thực hiện một cách thuận lợi. Đối với yếu tố “Năng lực tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ KTTT trong lớp học hoà nhập” cũng được xem là có nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả việc hỗ trợ trẻ KTTT giao tiếp trong lớp học. Kết quả nghiên cứu này có điểm tương đồng với kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Yungkeun, tác giả cho rằng “Năng lực tổ chức của GVMN là yếu tố khó khăn nhất khi triển khai mô hình giáo dục STEAM”. Điểm khác biệt giữa kết quả nghiên cứu này với nhóm tác giả đó là, nghiên cứu của Yungkeun chỉ ra “Một số giáo viên cho rằng lớp học STEAM thật hữu ích nhưng cần đầu tư nhiều công sức và thời gian so với phương pháp dạy học truyền thống. Họ cảm thấy rằng họ thiếu kiến thức nền tảng để tiến hành lớp học STEAM trong việc lập kế hoạch thực sự cho lớp học STEAM và cần đầu tư nhiều thời gian và công sức vào việc chuẩn bị lớp học [15]. Nghiên cứu của tác giả Lường Thị Định cũng đề cập tới một số khó khăn trong việc thực hiện giáo dục STEAM ở các trường mầm non khu vực miền núi phía bắc. Trong nghiên cứu này tác giả cũng chỉ ra những khó khăn liên quan đến “Tiếp cận giáo dục STEAM của GVMN” và năng lực tổ chức của GVMN [20]. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả HyunJu Park cho rằng “Các giáo viên Hàn Quốc cũng nêu rõ những thách thức khác nhau trong việc triển khai giáo dục STEAM, chẳng hạn như tìm thời gian để thực hiện các bài học STEAM, khối lượng công việc gia tăng và thiếu hỗ trợ về hành chính và tài chính” [21]. Nhóm tác giả Nguyễn Thị Út Sáu cho rằng khó khăn lớn nhất là khung chương trình giáo dục của từng khối lớp [22]. Như vậy, tổ chức các hoạt động STEAM trong trường mầm non hoà nhập nhằm hỗ trợ trẻ KTTT nhẹ giao tiếp có nhiều yếu tố tác động, có cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Tuy nhiên, những yếu tố tác động này luôn tồn tại trong quá trình giáo dục, chính vì vậy các nhà giáo dục phải có những biện pháp tổ chức phù hợp để nâng cao hiệu quả tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ KTTT trong từng hoạt động giáo dục. 2.3.3. Nhận thức của GVMN về mức độ quan tâm các biện pháp tổ chức hoạt động STEAM nhằm hỗ trợ kĩ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi KTTT nhẹ Bảng 3. Mức độ quan tâm của giáo viên đến các biện pháp tổ chức hoạt động SEAM Stt Mức độ (N = 86) Mean Biện pháp 1 2 3 4 5 (SD, range) 1 Thiết kế các hoạt động STEAM hướng tới 4 22 48 10 2 2.81, (.790, 1-5) mục tiêu hỗ trợ KNGT cho trẻ KTTT 2 Sử dụng các yếu tố nghệ thuật khi tổ chức hoạt 0 6 40 34 6 3.47, (.731, 2-5) động STEAM 3 Tăng cường cho trẻ xem mô hình các hoạt 0 39 30 14 3 2.78, (.846, 2-5) động/sản phẩm STEAM kích thích trẻ tương tác. 4 Tạo môi trường ngôn ngữ tích cực kích thích 0 25 27 17 17 3.30, (1.096, 2-5) trẻ giao tiếp trong các góc STEAM. 177
  6. Hồ Sỹ Hùng 5 Hướng dẫn chi tiết, từng bước nhỏ khi trẻ thực 0 35 30 16 5 2.90, (.908, 2-5) hành STEAM hỗ trợ ngôn ngữ nói cho trẻ. 6 Sử dụng đa dạng các nguyên vật liệu khác nhau để kích thích trẻ KTTT hứng thú với các 0 34 35 11 6 2.87, (.892, 2-5) hoạt động STEAM. 7 Sử dụng lời khen để kích thích nhóm chơi 0 29 31 12 14 3.01, (1.122, 2-5) Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết GVMN rất quan tâm tới các biện pháp hỗ trợ trẻ KTTT giao tiếp trong lớp học hoà nhập. Tuy nhiên, biện pháp được giáo viên quan tâm nhất có thể kể đến như: “Sử dụng yếu tố nghệ thuật khi tổ chức các hoạt động STEAM và biện pháp tạo môi trường ngôn ngữ tích cực kích thích trẻ giao tiếp trong các góc chơi STEAM” với điểm số đánh giá lần lượt là 3.47/5 và 3.30/5. Họ cho rằng, “yếu tố nghệ thuật được hiểu rất rộng, ngoài sử dụng âm nhạc, tạo hình thì nghệ thuật tổ chức/ điều chỉnh cách tổ chức sẽ thu hút trẻ trong lớp học hoà nhập đóng một phần vô cùng quan trọng”. Kết quả này có điểm tương đồng với nghiên cứu của nhóm tác giả Park, Yungkeun. Nghiên cứu của nhóm tác giả đã khẳng định vai trò các yếu tố nghệ thuật khi tổ chức các hoạt động STEAM để hỗ trợ trẻ khuyết tật phát triển các năng lực học tập và giao tiếp, kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Charikleia Kanari, Anastasia Zoi Souliotou (2020) khi sử dụng hoạt động nghệ thuật ở trung tâm bảo tàng để thiết kế các hoạt động học tập cho nhóm trẻ khuyết tật trí tuệ [23]. Nhóm biện pháp “Thiết kế các hoạt động STEAM hướng tới mục tiêu hỗ trợ KNGT cho trẻ KTTT”, “Tăng cường cho trẻ xem mô hình các hoạt động/sản phẩm STEAM” có mức độ quan tâm thấp hơn so với các biện pháp khác với điểm số đánh giá lần lượt là 2.78/5 và 2.81/5. Khi trò chuyện với một số giáo viên đang trực tiếp dạy ở lớp hoà nhập có trẻ KTTT, họ chia sẻ rằng việc tổ chức hoạt động STEAM cho trẻ trong lớp học hoà nhập được tiến hành giống như các hoạt động giáo dục khác, giáo viên cũng chưa xác định rõ mục tiêu hướng tới hỗ trợ giao tiếp cho trẻ KTTT thông qua các hoạt động STEAM mà mục tiêu chỉ xác định những lĩnh vực phát triển chung cho trẻ không khuyết tật là chủ yếu. Bên cạnh đó việc áp dụng các biện pháp như “Hướng dẫn trẻ KTTT thực hiện các hoạt động STEAM theo từng bước nhỏ” giáo viên cho rằng hiện nay đã áp dụng mô hình giáo dục STEAM trong các nhóm chơi có trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt như tự kỷ hay KTTT, song giáo viên cũng chưa thực hiện việc hướng dẫn chi tiết từng bước để trẻ KTTT thực hiện do không có đủ thời gian để tổ chức hỗ trợ riêng cho trẻ. Các nghiên cứu của M Zayyad cũng quan tâm tới các phương pháp hỗ trợ từng bước nhỏ khi hướng dẫn trẻ khuyết tật sử dụng các mô hình STEAM để dạy trẻ rối loạn phát triển [24]. Như vậy, điều tra nhận thức của GVMN về các biện pháp tổ chức hoạt động STEAM nhằm hỗ trợ KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi KTTT nhẹ đã nhận được nhiều sự quan tâm của GVMN, có những biện pháp giáo viên đã từng áp dụng trong quá trình tổ chức thực hiện tuy nhiên kết quả vẫn chưa như mong đợi, có những biện pháp giáo viên chưa áp dụng do một số yếu tố khách quan. Vì vậy, kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở để nghiên cứu về đưa các hoạt động STEAM vào lớp học hoà nhập để dạy trẻ KTTT tăng cường khả năng giao tiếp nói riêng và tổ chức các hoạt động hoà nhập cho trẻ nói chung. 2.3.4. Thực trạng về mức độ giao tiếp của trẻ 5 – 6 tuổi KTTT nhẹ thông qua tổ chức các hoạt động STEAM Bảng 4. Thực trạng về KNGT của trẻ 5 – 6 tuổi KTTT nhẹ Kĩ năng giao tiếp N Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Sử dụng ngôn ngữ nói 6 2.67 .816 Giao tiếp phi ngôn ngôn 6 2.17 .753 Hiểu ngôn ngữ 6 3.00 .894 Kĩ năng lắng nghe 6 2.50 1.049 178
  7. Tiếp cận giáo dục STEAM nhằm hỗ trợ kĩ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi khuyết tật trí tuệ… Kết quả khảo sát đánh giá KNGT của trẻ 5 – 6 tuổi KTTT nhẹ cho thấy, “Hiểu ngôn ngữ” được xem là tốt nhất trong số 4 kĩ năng với điểm số đánh giá 3.0/5.0, kĩ năng được cho là kém nhất là “Giao tiếp phi ngôn ngữ” điểm số đánh giá 2.17/5.0 điểm. Quan sát trẻ tham gia hoạt động với các bạn trong nhóm chơi, chúng tôi nhận thấy rõ những hạn chế khi sử dụng cử chỉ điệu bộ để tương tác với các bạn, trẻ thường biểu hiện xu hướng thờ ơ với những đối tượng xung quanh, hều hết phải có sự hỗ trợ của giáo viên để chỉ dẫn cách thức tương tác với các bạn trong nhóm chơi. Kết quả nghiên cứu này có điểm tương đồng với nghiên cứu của nhóm tác giả Kaiser, Hester (2001) [25] và nghiên cứu của De Bildt (2005) [6] . Như vậy, kết quả đánh giá này cũng một lần nữa chỉ ra những khó khăn trong giao tiếp của trẻ KTTT nhẹ khi tham gia vào các hoạt động STEAM cùng các bạn trong nhóm chơi và cần có cách thức để hỗ trợ trẻ giao tiếp để giúp các em hoà nhập cộng động. 3. Kết luận Tổ chức các hoạt động STEAM trong môi trường giáo dục hoà nhập sẽ tạo cơ hội để trẻ KTTT được tiếp cận với các phương pháp giáo dục sớm giú các em hoà nhập cộng đồng tốt hơn. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng, việc tổ chức các hoạt động STEAM nhằm hỗ trợ trẻ 5 – 6 tuổi KTTT nhẹ giao tiếp nhận được sự quan tâm của đông đảo GVMN. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, dù nhận thức được ý nghĩa to lớn của phương pháp giáo dục này, song khi tổ chức thực hiện cũng có nhiều yếu tố tác động, trong đó phần lớn số ý kiến cho rằng “năng lực tổ chức các hoạt động STEAM cho trẻ mầm non” và “Tiếp cận với giáo dục STEAM trong môi trường giáo dục hoà nhập” là những tác động lớn nhất khi triển khai thực hiện mô hình giáo dục STEAM. Bên cạnh đó, nghiên cứu mức độ quan tâm của GVMN về các biện pháp tổ chức hoạt động STEAM nhằm hỗ trợ trẻ 5 – 6 tuổi KTTT nhẹ giao tiếp trong lớp học hoà nhập cũng đã nhận được nhiều sự quan tâm của GVMN, họ mong muốn có được những biện pháp tổ chức tốt nhất để vừa triển khai mô hình giáo dục STEAM trong trường mầm non, vừa tạo cơ hội để can thiệp, trị liệu về những khiếm khuyết trong giao tiếp của trẻ KTTT nhẹ. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở quan trọng cho các nghiên cứu tiếp theo thiết kế các hoạt động STEAM rong lớp học hoà nhập nhằm phát triển các năng lực toàn diện cho trẻ nói chung và hướng tới mục tiêu hỗ trợ KNGT cho trẻ KTTT nhẹ nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Sheryl A. Larson, et al., 2001. Prevalence of Mental Retardation and Developmental Disabilities: Estimates From the 1994/1995 National Health Interview Survey Disability Supplements. American Journal on Mental Retardation. 106(3): p. 231–252. [2] Mourad, A.E.S. and M.E. Adel, 2019. Defining and Determining Intellectual Disability (Intellectual Developmental Disorder): Insights from DSM-5. Psycho-Educational Research Reviews. 8(1): p. 51-54. [3] American Psychiatric Association (APA), Desk Reference to the Diagnostic Criteria from DSM - 5. 2013: American Psychiatric Publishing. [4] Schalock, et al., 2010. Intellectual disability: Definition, classification, and system of supports (11e). Washington, D.C.: American Association on Intellectual and Developmental Disabilities. [5] De Bildt, A., et al., 2005. Social skills in children with intellectual disabilities with and without autism. Journal of Intellectual Disability Research. 49(5): p. 317-328. [6] Erik, W.C. and H. Carolyn, 2005. Increasing Social Interaction among Adolescents with Intellectual Disabilities and Their General Education Peers: Effective Interventions. Research and Practice for Persons with Severe Disabilities. 30(4). 179
  8. Hồ Sỹ Hùng [7] Trần Viết Nhi, Nguyễn Tuấn Vĩnh, and N.T.B. Thảo, 2020. Bồi dưỡng năng lực giáo dục STEAM cho GVMN. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 65(11A): p. 117-124. [8] Helen, S.H.E., R., Amy, E., Ruthe, F, Greret, J Gina, J., Joanna, K., Katie, K&Lisa, R, 2018. The Roots of STEM Success: Changing Early Learning Experiences to Build Lifelong Thinking Skills. [9] Siti Wahyuningsih, et al., 2020. STEAM Learning in Early Childhood Education: A Literature Review. International Journal of Pedagogy and Teacher Education, 4(1). [10] Constantina Spyropoulou, Manolis Wallace, and C. Vassilakis., 2020. Examining the use of STEAM Education in Preschool Education. European Journal of Engineering and Technology Research. [11] Ceylan, A.Ü.R., 2021. Exploring the effectiveness of STEM education on the creativity of 5-year-old kindergarten children. European Early Childhood Education Research Journal. [12] Birute Autukeviciene, Lina Kaminskiene, and J. Monkevicius, 2020. Impact of innovative STEAM education practices on teacher professional development and 3-6 year old children’s competence development. Journal of Social Studies Education Research. 11. [13] C.Wright, J., V. F.Knight, and E. E.Barton, 2020. A review of video modeling to teach STEM to stu6-year-old autism and intellectual disability. Research in Autism Spectrum Disorders. 70. [14] Gretchen Butera, et al., 2016. Understanding Science, Technology, Engineering, Arts, and Mathematics (STEAM), in Handbook of Early Childhood Special Education. Springer Nature. p. 143-161. [15] Park and Yungkeun, 2021. The Perception of Special Education Teachers for Implementing STEAM Education for Students with Intellectual Disabilities. Turkish Journal of Computer and Mathematics Education (TURCOMAT). 12(10). [16] Hunter-Doniger and Tracey, Early Childhood STEAM Education: The Joy of Creativity, Autonomy, and Play. Art Education, 2021. 74(4). [17] Vũ Thị Lệ Hằng, 2020. Thực trạng ứng dụng phương pháp STEM/STEAM vào dạy học ở trường mầm non tại TP. Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí minh. [18] Hoàng Thị Phương, 2020.Đặc trung của giáo dục STEAM cho trẻ mầm non - khả năng tích hợp vào chương trình giáo dục mầm non. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 65(11A, 2020): p. 108-116. [19] Bộ giáo dục và đào tạo, 2009. Chương trình giáo dục mầm non. Nxb Giáo dục. [20] Luong Thi Dinh, 2021. Difficulties in implementing STEAM education model at the Northern mountainous preschool in Vietnam. Journal of Physics. [21] Hyun Ju Park, et al., 2016. Teachers’ Perceptions and Practices of STEAM Education in South Korea. Eurasia Journal of Mathematics, Science and Technology Education. [22] Dang Thi Ut Sau, 2021. Tổ chức các hoạt động cho trẻ theo định hướng giáo dục STEAM. Turkish Journal of Computer and Mathematics Education (TURCOMAT). 12(4). [23] Charikleia Kanari and A.Z, 2020. Souliotou, Education Of Children With Disabilities In Nonformal Learning Environments: A Cross-Disciplinary Approach Of Steam Education In A Technological Museum In Greece. European Journal of Alternative Education Studies. 5(5). [24] Zayyad, M., 2019. STEAM Education for students with specific learning disorders. 180
  9. Tiếp cận giáo dục STEAM nhằm hỗ trợ kĩ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi khuyết tật trí tuệ… [25] Kaiser, A.P., P.P. Hester, and A.S. McDuffie, 2001. Supporting Communication in Young Children with Developmental Disabilities. Mental Retardation and Developmental Disabilities Research Reviews, p. 143–150. ABSTRACT Approach to STEAM education to support communication skills for children 5 - 6 years old with mild intellectual disabilities in kindergarten Ho Sy Hung The Faculty of Early Childhood Education, Hong Duc University The purpose of this study addresses to survey the perception of preschool teachers about organizing STEAM activities to support communication skills for children aged 5-6 with mild intellectual disabilities in preschools. Using the main research method is the survey by questionnaire, observation and in-depth interviews with preschool teachers. Conduct a survey of 86 preschool teachers and 6 children 5-6-year-old children with mild intellectual disabilities in Thanh Hoa province. Research results show that the capacity of teachers to organize STEAM education of teachers and the Approach to STEAM education in inclusive classrooms have the greatest influence on the organization of STEAM activities to support communication skills for children with intellectual disabilities. Research results show that Kindergarten teachers' ability to organize steam activities and Approach to STEAM education in inclusive classrooms has the greatest influence on the organization of STEAM activities to support communication skills for children with intellectual disabilities. In addition, most preschool teachers show interest in solutions to help children 5-6 years old with mild intellectual disabilities develop communication skills in an inclusive classroom. The survey results on communication skills of 5-6-year-old children also show defects in non-verbal communication, and verbal communication of 5-6-year-old children with mild intellectual disabilities. This result is the foundation for proposing solutions to organize STEAM activities in an inclusive educational environment to support communication skills for children with 5-6 mild intellectual disabilities in kindergarten. Keywords: STEAM education, support communication skills, children with intellectual disabilities, inclusive education kindergarten. 181
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0