intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiếp cận mô hình ISD để xây dựng nội dung học tập và thử nghiệm

Chia sẻ: ĐInh ĐInh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

92
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mô hình ISD là một trong số những mô hình nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục, giúp chúng ta tiếp cận theo hướng hệ thống. Với mô hình này, chúng ta đi xây dựng kịch bản dạy học tức là đi xây dựng những chiến lược sư phạm nhằm tăng tính hiệu quả cho giảng dạy, đặc biệt được chú trọng là nội dung học tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiếp cận mô hình ISD để xây dựng nội dung học tập và thử nghiệm

  1. Năm học 2010 – 2011 TIẾP CẬN MÔ HÌNH ISD ĐỂ XÂY DỰNG NỘI DUNG HỌC TẬP VÀ THỬ NGHIỆM Võ Thị Hồng Tuyết, Ngô Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Xuân Lan, Hoàng Phương Thi (SV năm 4 Khoa Công nghệ Thông tin) GVHD: ThS Lê Đức Long 1. Giới thiệu Đối với mỗi giáo viên, công việc trước khi lên lớp học là phải xây dựng được kịch bản dạy học (giáo án giảng dạy hay tài liệu học tập cho học sinh). Và khi tiến hành xây dựng kịch bản dạy học thì vấn đề đặt ra là xây dựng dựa trên hệ thống nào? Cấu trúc và cách thức xây dựng như thế nào để hệ thống có tính khoa học và hợp lý? Mô hình ISD là một trong số những mô hình nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục, giúp chúng ta tiếp cận theo hướng hệ thống. Với mô hình này, chúng ta đi xây dựng kịch bản dạy học tức là đi xây dựng những chiến lược sư phạm nhằm tăng tính hiệu quả cho giảng dạy, đặc biệt được chú trọng là nội dung học tập. E-Learning (viết tắt của Electronic Learning) là một lĩnh vực không còn xa lạ với mọi người trong thời điểm hiện nay. Với E-Learning thì vấn đề được xem là cốt lõi chính là xây dựng nội dung học tập [1]. Nhưng trên thực tế hiện nay, ở Việt Nam chưa có một nghiên cứu nào nhằm tiếp cận mô hình ISD để xây dựng nội dung học tập cho việc dạy học trực tuyến. Xuất phát từ ý tưởng trên, nhóm chúng tôi đã quyết định tìm hiểu về mô hình này, và thông qua việc tiếp cận mô hình này để xây dựng hệ thống bài tập cho môn Tin học 11; sau đó thử nghiệm trên một hệ thống quản lý học tập mã nguồn mở là LCMS Moodle. 2. Ứng dụng mô hình IDS vào việc xây dựng nội dung học tập 2.1. Khái niệm ISD (Instructional System Development) hay chính là ID (Instructional Development): là một mô hình theo cách tiếp cận hệ thống, nghĩa là các mô hình này đưa ra từng bước đi cụ thể, các nhà thiết kế cứ đi theo từng bước đó sẽ tạo được một mô hình giảng dạy có hiệu quả [2]. Hầu hết các mô hình ID đều bao gồm 5 công việc chính như sau: phân tích, thiết kế, phát triển, thử nghiệm và đánh giá. Những hoạt động ở trên kết hợp lại tạo thành 1 thuật ngữ đó là A.D.D.I.E. Và các hoạt động này cũng liên quan mật thiết với nhau được thể hiện qua hình sau: 257
  2. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH Hình 1. Mô hình A.D.D.I.E 2.2. Ứng dụng mô hình A.D.D.I.E 2.2.1. Giai đoạn Phân tích (Analysis) - Mục tiêu: o Tìm hiểu cấu trúc, các thành phần của công việc; o Xác định các nhiệm vụ, qui trình thực hiện công việc. - Cách thức thực hiện: o Phân tích hệ thống, o Tổng hợp các nhiệm vụ liên quan, o Chọn các nhiệm vụ cần được đào tạo, o Xây dựng thang đo kết quả thực hiện cho các nhiệm vụ được đào tạo, o Chọn hình thức giảng dạy phù hợp. - Đầu vào (input): Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Tin học 11. - Đầu ra (output): o Chuẩn kiến thức, o Mục tiêu chung của Tin học 11, o Điểm trọng tâm, o Điểm khó. 2.2.2. Giai đoạn thiết kế (Design) - Mục tiêu: Xây dựng qui trình thực hiện công việc một cách hợp lý và khoa học nhất. - Cách thức thực hiện: o Phát triển mục tiêu học tập, o Nhận dạng và lập danh sách các bước học tập, o Phát triển bài kiểm tra, o Lập danh sách các hành vi mà người học cần có trước khi tham gia khóa học, o Xếp thứ tự và cấu trúc các mục tiêu học. - Đầu vào (input): Các tài liệu thu được từ giai đoạn phân tích. 258
  3. Năm học 2010 – 2011 - Đầu ra (output): o Kế hoạch dạy học cho hệ thống bài tập Tin học 11, o Giao diện cho hệ thống bài tập Tin học 11, o Nội dung cho hệ thống bài tập gồm: 9 Hệ thống hóa kiến thức, 9 Bài tập trắc nghiệm, 9 Bài tập thực hành. 2.2.3. Giai đoạn phát triển (Development) - Mục tiêu: o Hoàn chỉnh nội dung đã thực hiện được từ giai đoạn thiết kế, kết hợp với các công cụ để xây dựng hoàn chỉnh hệ thống trên một công cụ cụ thể. o Cung cấp tài liệu hỗ trợ học tập. - Cách thức thực hiện: o Liệt kê các hoạt động hỗ trợ học viên, o Chọn phương pháp cung cấp, o Rà soát lại các tài liệu hiện có, o Phát triển tài liệu hướng dẫn, o Tổng hợp các tài liệu hướng dẫn, o Xây dựng gói sản phẩm hệ thống bài tập Tin học 11 hoàn chỉnh. - Đầu vào (input): o Kế hoạch dạy học cho môn Tin học 11, o Nội dung hệ thống bài tập thu được từ giai đoan thiết kế, o Công cụ Authouring tools và Publishing: Lecture Maker 2.0 và Adobe Captivate 5.0. - Đầu ra (output): Hệ thống bài tập Tin học 11 hoàn chỉnh được đóng gói dưới dạng chuẩn SCORM (.zip). 2.2.4. Giai đoạn thực hiện (Implementation) - Mục tiêu: Hoàn thiện hệ thống thử nghiệm nhằm hỗ trợ tối đa cho các hoạt động học tập. - Cách thức thực hiện: o Xây dựng kế hoạch quản lý đào tạo. o Tiến hành đào tạo. o Thực hiện các thủ tục áp dụng cho việc đào tạo. o Tạo ra hệ thống thử nghiệm hoàn chỉnh với LCMS Moodle. 259
  4. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH - Đầu vào (input): o Gói sản phẩm hoàn chỉnh từ giai đoạn phát triển, o LCMS Moodle 1.8. - Đầu ra (output): Hệ thống thử nghiệm chính thức. 2.2.5. Giai đoạn đánh giá (Evaluation) - Mục tiêu: Thu thập lại những phản hồi từ nhiều phía. - Cách thức thực hiện: o Thu thập ý kiến từ chính hệ thống (quiz, choice, log file…), o Rà soát lại hệ thống, o Chỉnh sửa cho hoàn thiện. - Đầu vào (input): Hệ thống thử nghiệm hoàn chỉnh từ giai đoạn thử nghiệm. - Đầu ra (output): Kết quả đánh giá thể hiện qua: o Kết quả tự học của HS, o Kết quả học theo nhóm, o Phản hồi về bài học với GV, o Log file để xem số lượng truy cập. 3. Thử nghiệm với LCMS Moodle Đây là một chiến lược sư phạm khi tiến hành thử nghiệm trên LCMS Moodle, sao cho hệ thống hỗ trợ đầy đủ các tính năng nhằm xây dựng môi trường học hoàn hảo và tốt nhất. Khi tiếp xúc với hệ thống do chúng tôi xây dựng thì bạn sẽ tiếp cận với 1 trong 2 vai trò: giáo viên (Instructor/Teacher) hay học sinh (Student). Còn với các hoạt động thì sẽ chia ra thành 3 hình thức hoạt động: tự học (Sell-educated activities), học với Thầy (Subject-based activities), học nhóm (Group activities). D O M A IN C o n t e n t K n o w le d g e S u b je c t- A C T IV IT IE S G roup S e ll - e d u c a t e d b a sed a c t iv it ie s a c t iv it ie s a c t iv it ie s In str u c to r / P A R T IC IP A N T S S tu d e n t T eacher Hình 2. Hệ thống chiến lược sư phạm 260
  5. Năm học 2010 – 2011 Hình 3. Giao diện hệ thống thử nghiệm 4. Kết luận Dựa trên mô hình ISD, chúng ta sẽ có một qui trình xây dựng nội dung học tập hay bất kỳ một nội dung nào khác trong lĩnh vực giáo dục một cách bài bản, khoa học và lôgic. Từ đó, ta dùng các Authouring tools để xuất ra chuẩn đóng gói SCORMS và upload lên các website được hỗ trợ cho việc dạy học trực tuyến (mã nguồn mở như: Moodle, Sakai…) thì ta sẽ được hỗ trợ thêm rất nhiều tính năng cần thiết cho một lớp học trực tuyến: trò chuyện trực tuyến, hoạt động nhóm… Điều này trở thành rất bổ ích cho một người giáo viên; ngay cả với một giáo viên không chuyên vẫn có thể cài đặt, thiết kế Moodle, các gói SCORMS để hỗ trợ cho công tác giảng dạy của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kent L. Gustafson, Robert Maribe Branch (2002), Survey of Instructional Development Models. 2. http://www.internettime.com/Learning/faq.htm retrieved Dec, 2010. 261
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2