intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiếp cận vấn đề “quản lý/quản trị nhà trường” trong bối cảnh “giáo dục tiến vào cách mạng công nghiệp 4.0/thời đại tri thức”

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

65
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết phân tích Bốn khối vấn đề, Chu trình bốn giai đoạn và mười sáu việc cần thực hiện một cách hệ thống trong quản lý/quản trị nhà trường. Ba năng lực tổng quát và mười hai bộ số 2 của Hiệu trưởng được đặt ra như là yêu cầu để quản lý, quản trị nhà trường hiệu quả trong bối cảnh hiện nay. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiếp cận vấn đề “quản lý/quản trị nhà trường” trong bối cảnh “giáo dục tiến vào cách mạng công nghiệp 4.0/thời đại tri thức”

  1. TIẾP CẬN VẤN ĐỀ “QUẢN LÝ/ QUẢN TRỊ NHÀ TRƯỜNG” TRONG BỐI CẢNH “GIÁO DỤC TIẾN VÀO CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0/ THỜI ĐẠI TRI THỨC” Đặng Quốc Bảo1 Tóm tắt Bối cảnh “giáo dục tiến vào Cách mạng Công nghiệp 4.0/ Thời đại tri thức” đặt ra những thách thức, yêu cầu mới đối với quản lý/quản trị nhà trường. Hiệu trưởng trước bối cảnh này vừa phải có năng lực quản lý lại phải có năng lực quản trị nhà trường. Từ đó, bài viết phân tích Bốn khối vấn đề, Chu trình bốn giai đoạn và mười sáu việc cần thực hiện một cách hệ thống trong quản lý/quản trị nhà trường. Ba năng lực tổng quát và mười hai bộ số 2 của Hiệu trưởng được đặt ra như là yêu cầu để quản lý, quản trị nhà trường hiệu quả trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa: Năng lực hiệu trưởng; Quản lý nhà trường; Quản trị nhà trường. Đặt vấn đề Ngày nay trong sự phát triển dân chủ, cộng đồng nào cũng có nhà trường. Ở các quốc gia tiến bộ: Nhà trường là vầng trán dẫn dắt trí tuệ nhân dân, là trái tim hòa hợp nhân tâm cộng đồng.Trong bối cảnh hiện nay, đất nước vừa phải tiến vào Cách mạng công nghiệp 4.0/ thời đại tri thức lại phải hoàn thành nốt các nhiệm vụ của các cuộc cách mạng trước đó. Trong lời giới thiệu cuốn sách nói về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 do Claus Schwab (Người sáng lập và Chủ tịch diễn đàn Kinh tế Thế giới biên soạn, sách do NXB Thế giới ấn hành năm 2018), Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh có bày tỏ cảm nghĩ: “Việt Nam có những điều kiện và cơ hội để tranh thủ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nhằm đẩy mạnh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên cuộc Cách mạng này cũng đặt ra nhiều vấn đề Việt Nam cần xử lý về “Kinh tế, Xã hội, Văn hóa và Môi trường”. Để thực hiện được nhiệm vụ tinh tế này phải biết cách làm giáo dục mà khâu trọng tâm là kiến tạo nhà trường: vừa là thiết chế mạnh của giáo dục, vừa là thiết chế mạnh của kinh tế. Quản lý giáo dục phải xuất phát từ nhà trường và tập trung vào nhà trường thường có thông điệp: “Quản lý dựa vào nhà trường” (School based management). Hiệu trưởng trước bối cảnh này vừa phải có năng lực quản lý lại phải có năng lực quản trị nhà trường. Năng lực quản lý đòi hỏi tổ chức được vấn đề tổ chức - sư phạm của quá trình giáo dục quán triệt 1 Học viện Quản lý Giáo dục; Điện thoại: 0912516986.
  2. 378 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN tính nhân văn sáng tạo. Năng lực quản trị đòi hỏi điều hành các khía cạnh kinh tế - xã hội của quá trình giáo dục quán triệt sự năng động hiệu quả. Chúng tôi xin trình bày một số kiến giải về chủ đề này. Kính mong quý ân sư và đồng nghiệp chỉ giáo. 1. Bối cảnh mới của nhà trường Việt Nam a. Trường học: nơi kinh doanh về đào tạo Quý III năm 2016, Nhà xuất bản Lao động và tập đoàn EDX phối hợp với nhau xuất bản chuyên khảo có giá trị “Giáo dục trong thời đại tri thức” (GDTTĐ tri thức). Tác giả của sách - Giáo sư John Vũ từng giữ nhiều vị trí quan trọng ở nhiều trường đại học và tập đoàn lớn ở Mỹ - Hiện ông là Viện trưởng Viện công nghệ sinh học tại trường Đại học Carnegie Mellon, từng là kỹ sư cao cấp và Phó chủ tịch tập đoàn Boeing. John Vũ khẳng định trong sách của mình:“Trong hệ thống giáo dục truyền thống, trường học là “thực thể độc lập” được cộng đồng hàn lâm quản lý để xác định cái gì cần dạy và cái gì sinh viên phải học. Trong hệ thống giáo dục mới (tức hệ thống giáo dục trong động thái CMCN 4.0/ thời đại tri thức – QB), trường học là đối tác với ngành công nghiệp để tạo ra giáo trình đáp ứng cho nhu cầu của ngành công nghiệp… Trường học là nơi kinh doanh về đào tạo, còn công nghiệp là kinh doanh thuê nhân lực có chất lượng. Bên cạnh đó, nếu trường học có thể làm cho sinh viên thành người học cả đời thì công nghiệp sẽ không phải đầu tư vào việc đào tạo lại công nhân. Do đó sự cộng tác đem sinh viên, giáo viên, cha mẹ và công nghiệp lại cùng nhau là nền tảng của xã hội tri thức”.(Sđd “GDTTĐ Tri thức”_tr 19) Những người tổ chức chuyên khảo này trong “Dẫn luận”, có nêu ra một hình ảnh khá ấn tượng “với xã hội tri thức, nhân tố chính là tốc độ (cá nhanh nuốt cá chậm, chứ không chỉ là cá lớn nuốt cá bé)” (sđd, tr13). John Vũ khắc họa thời đại này là thời đại của dữ liệu lớn (Big data), hệ thống giáo dục áp dụng phương pháp “Học qua Hành” bằng việc tổ hợp hai môi trường học tập: trường học và công nghiệp (sđd, tr32)… b. Hiệu trưởng điều hành nhà trường: Nắm chắc cái cốt yếu: “Quản” và thực hiện trong “Lý” có “Trị”, trong “Trị” có “Lý” Từ những năm 70 của thế kỷ trước, Học giả Lê Thành Khôi làm việc tại Viện kế hoạch hóa Giáo dục thuộc Unesco Paris trong tác phẩm “Công nghiệp giáo dục” đã có kiến nghị đưa tư duy kinh tế vào phân tích quá trình đào tạo ở nhà trường. Ông đề nghị phải tính được chi phí (expentitures) của sự đào tạo, giá thành (cost) đào tạo, tính được sự thất thoát do “Bỏ học”, “Lưu ban”. Chuyên khảo của Lê Thành Khôi đã được Viện khoa học Giáo dục nước ta tiếp nhận cùng với các sách của các tác giả Xô Viết: Jamin và Kostanian thúc đẩy sự hình thành phát triển Bộ môn Kinh tế giáo dục ở Việt Nam.
  3. Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... 379 Tuy nhiên do kinh tế đất nước lúc đó ở trong trạng thái “tập trung bao cấp” nên các nghiên cứu mới chỉ dừng ở “Quan điểm”. Phải đến khi nền giáo dục bước vào kinh tế thị trường, các nhà trường được khích lệ hoạt động kinh tế thì vấn đề “Quản lý/ quản trị” mới được đặt ra một cách sôi nổi. NQ 29/TW khóa XI đã ba lần đề cập vấn đề “Quản trị cơ sở giáo dục” (Chúng tôi hiểu là Quản trị Nhà trường). “Quản lý/quản trị” có cùng mẫu số “Quản” đòi hỏi người đứng đầu bất cứ nhà trường nào đều phải duy trì sự “ổn định” của đơn vị (Quản tốt). Từ sự “Ổn định” này mà phát triển đơn vị theo tinh thần: trong “Lý” có “Trị”, trong “Trị” có “Lý”. “Lý” và “Trị” không bao giờ đối lập, xa rời nhau mà bổ sung hỗ trợ cho nhau. “Lý” đòi hỏi người điều hành nắm chắc bốn việc: sự bao quát (kế hoạch), sự gắn kết (tổ chức), sự thúc đẩy (chỉ đạo), sự điều chỉnh (kiểm tra) cho hoat động của nhà trường bắt kịp sự tiến bộ xã hội. “Trị” đòi hỏi người điều hành nhạy bén trước bốn quy luật: Quy luật giá trị, Quy luật cung cầu, Quy luật thời gian, Quy luật cạnh tranh tác động vào hoạt động đào tạo để nhà trường thúc đẩy sự cải thiện nhân lực của cộng đồng. Người Hiệu trưởng thạo “Quản lý” mà lơ mơ về “Quản trị”, hoặc tháo vát về “Quản trị” mà không chỉn chu các khâu “Quản lý” đều để lại hậu quả âm tính cho sự đào tạo chung. Sự hoạt động của Nhà trường ngày nay phải đem lại cả sự Vi nhân - Vi phú cho cộng đồng chứ không rơi vào tình trạng “Vi nhân bất phú”, “Vi phú bất nhân”. c. Điều hành nhà trường đạt tới kết quả tổng thể: A (+) và B (+) Nhà trường luôn có hai mục tiêu: mục tiêu đào tạo Nhân cách - Nhân lực cho sự phát triển cộng đồng - ký hiệu A, và mục tiêu sử dụng kết quả nguồn vốn tài chính mà cộng đồng trao cho trường - ký hiệu B. “A” và “B” ở vào một trong hai trạng thái: (+) hoặc (-) Trạng thái (-) chỉ sự tiêu cực. Sự điều hành của hiệu trưởng sẽ rơi vào bốn tình huống sau:
  4. 380 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Cần nhận thức nguồn vốn tài chính mà cộng đồng trao cho nhà trường bao gồm cả kinh phí ngân sách cụ thể và cơ sở vật chất – thiết bị được “vốn hóa”: phí dịch vụ tiền thuế đất, sự khấu hao trường sở, thiết bị. Sự điều hành của Hiệu trưởng có yêu cầu: Nhà trường vươn tới tình huống I, không luẩn quẩn ở tình huống II, III, tránh xa tình huống IV. 2. Bốn khối vấn đề và mười sáu việc cần thực hiện hệ thống trong quản lý/quản trị nhà trường Khối vấn đề về “5m” với điểm nhấn “Material” (nguyên liệu) M1: Manpower/Nhân lực. M2: Money/ Tài lực. M3: Machinoequipment/vật liệu máy móc. M4: Method/ Phương pháp, công nghệ giáo dục. M5: Material/ Nguyên liệu “M5” trong bối cảnh của nhà trường là “nhân cách – A0”. Hiệu trưởng bằng tài nghệ quản lý/quản trị điều khiển tập thể sư phạm để “A0” “A1” sao cho “A1” > “A0”. Khối vấn đề “7S” với điểm nhấn “Superpriority” (Siêu ưu tiên)
  5. Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... 381 S1: Staff / Đội ngũ: Hiệu trưởng xây dựng tập thể sư phạm đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đồng thuận về lý tưởng, phong cách làm việc, đưa tập thể này thành tổ chức biết học hỏi (learning organization). S2: Structure/cơ cấu nội bộ nhà trường Hiệu trưởng thiết kế được cơ cấu này không rời rạc, cũng không cứng nhắc, làm cho cơ cấu có sự gắn bó để thành viên nào, bộ phận nào cũng có tư cách độc lập, có sự liên hệ với bộ phận khác, hỗ trợ cho nhau mà vẫn có độ trồi nhất định. S3: System/ Hệ thống Hiệu trưởng đảm bảo cho nhà trường có sự nối kết với cộng đồng, với doanh nghiệp tạo nên thế cân bằng động của nhà trường. S4: Strategy/ Chiến lược Hiệu trưởng thực hiện chiến lược phát triển nhà trường theo phương châm: Tiến khả dĩ công, Thoái khả dĩ thủ. S5: Skill/ Kỹ năng quản lý Hiệu trưởng thực hiện các kỹ năng quản lý: “Kế - Tổ - Đạo - Kiểm” một cách hệ thống. S6: Style/ Phong cách quản lý Hiệu trưởng thực hiện phong cách quản lý với giáo viên như một nhạc trưởng (ý tưởng của John Vũ); lại đồng thời có phong cách chỉ huy quân đội, phong cách huấn luyện viên đội bóng đi tranh giải (ý tưởng của Peter Drucker) với các đối tượng khác của nhà trường. Vô luận hoàn cảnh nào cũng thực hiện SM (Soul managemnent), quản lý đi thức tỉnh tâm hồn con người. S7: Superpriority/ Siêu ưu tiên Hiệu trưởng biết chọn ưu tiên xác đáng để đạt hiệu quả chung. Nguyên tắc chung là: Chọn được việc đúng để làm/ làm khéo việc đã chọn (Right doing – Doing right). Khối vấn đề “4C” với điểm nhấn là Cost (giá thành)
  6. 382 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN C1 - Consumer: Hiệu trưởng xác định các đặc điểm của đối tượng mà nhà trường phục vụ. Hiệu trưởng tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu, nguyện vọng để xác định chương trình đào tạo thích hợp. C2 – Cost: Hiệu trưởng tính được giá thành của chương trình đem ra thực hiện, tính đúng, tính đủ để nhà trường tồn tại và phát triển. C3 – Convinience: Hiệu trưởng tìm kiếm các dịch vụ cung ứng cho việc thực hiện chương trình thuận lợi. C4 – Communication: Hiệu trưởng thiết lập các kênh giao tiếp thường xuyên với đối tượng phục vụ để nhà trường và người tiêu thụ có sự đồng cảm với nhau, tiến tới cộng tác, thân thiện. Khối vấn đề 4P với điểm nhấn là Price (giá bán) P1 – Product: Hiệu trưởng nêu được đặc trưng của sản phẩm nhà trường truyền bá vào cộng đồng. Ở khía cạnh này là tính chất của các chương trình đưa vào quá trình giáo dục. P2 – Price: Hiệu trưởng thông báo giá có thể chấp nhận đến các tầng lớp dân cư. P3 – Place: Hiệu trưởng xác định “Địa điểm” mà nhà trường tiếp thị, có cân nhắc sự hiệu quả. P4 – Promotion: Hiệu trưởng thực hiện các sự kích cầu để cư dân sử dụng chương trình mà nhà trường dày công nghiên cứu. Chu trình bốn giai đoạn với 16 việc cần thực hiện hệ thống khi thành lập nhà trường. (I). Giai đoạn khởi động - Phân tích tình hình/ Situation analyzis: Phân tích “SWOT” đặt ra cho nhà trường để “Tri kỷ - Tri bỉ/ Năng nhược – Năng cường” (Biết chủ quan, biết khách quan - nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của Trường). - Lượng định nhu cầu/ Need: Xác định nhu cầu nhất thiết (yêu cầu) và nhu cầu nguyện vọng. - Chính sách/ Policy: Xác định chính sách lớn mà nhà trường thi hành.
  7. Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... 383 - Nhiệm vụ/ Tast: Thiết kế các nhiệm vụ chủ yếu để triển khai chính sách. (II). Giai đoạn Vượt chướng ngại vật - Kế hoạch/Planning: Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ (Theo khung thời gian). - Chiến lược/ Strategy: Vạch chiến lược hiện thực kế hoạch (ổn định, tăng trưởng, phát triển). - Chuẩn mực/ Standard: Nhận diện chuẩn mức cho phép áp dụng. - Nguồn lực/ Resource: Tìm kiếm nguồn lực có thể cung ứng cho Nhà trường. (III). Giai đoạn Tăng tốc - Huy động nguồn lực (Mobylizing Resources): khi đã phát hiện nguồn lực, phải khẩn trương huy động nguồn lực này cho Nhà trường. - Sắp xếp, tổ chức tương ứng với nguồn lực huy động được (Organizing): Phải lưu ý xây dựng các tổ chức mềm theo nguồn lực huy động được. - Phân phối nguồn lực theo tổ chức đã sắp xếp (Allocating): Phân phối nguồn lực theo nhiệm vụ đặt ra và theo tổ chức để kiến tạo. - Triển khai (Implementing): Triển khai nhiệm vụ và thực hiện. (IV). Giai đoạn về đích - Chỉ đạo, chỉ huy (Monitoring): Chỉ đạo gắn liền với điều phối tiến độ công việc - Giám sát, kiểm tra (Controling): Thực hiện sự giám sát, kiểm tra bao gồm: - Giám sát - Tư vấn - Giám sát - Hỗ trợ - Giám sát - Phản biện - Giám sát - Kiểm tra (là hành động cao nhất của bước này). - Đánh giá (Evaluating): Đánh giá kết quả thực hiện. - Phản hồi (Feed back): Phản hồi tới các lực lượng đã tham gia thực hiện nhiệm vụ: người học, người dạy, cha mẹ người học, nhân dân, cộng đồng, các đối tác với Nhà trường, cấp trên chỉ đạo Nhà trường. Để dễ nhớ, có thể lập “thần chú” sau: “Tình1 – Nhu2 – Chính3 - Nhiệm4 Kế5 - Chiến6 - Chuẩn7 - Nguồn8 Huy9 - Tổ10 - Phối11 - Triển12 Đạo13 - Kiểm14 - Lượng15 - Hồi16”. (16 từ chìa khóa trên thể hiện cho 16 bước đã nêu)
  8. 384 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN 3. Ba năng lực tổng quát và mười hai bộ số 2 của Hiệu trưởng a/ Hiệu Trưởng: Năng động trước các tín hiệu đời sống thị trường, song thận trọng trước các quyết định quản trị. Một nhà chính trị trong một bức thư gửi cho Hiệu trưởng ngôi trường con ông ta theo học, có lời văn ấn tượng sau: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng: cháu có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người nào ra giá cao nhất, nhưng không cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình”. GS.VS Phạm Minh Hạc, Chính khách giáo dục có uy tín của nước ta, cổ vũ cho việc quán triệt các quy luật kinh tế vào sự tổ chức quá trình đào tạo, song ông khuyến cáo: không nên thương mại hóa giáo dục tiêu cực, không được biến “Thày thành chủ tiệm, Trò là người mua hàng, mua nhiều thì bán nhiều, mua ít thì bán ít”. Ông kịch liệt phê phán, sự vụ lợi thái quá trong việc nhà trường làm kinh tế. Ông không phản đối sự sinh lợi chính đáng khi làm giáo dục song ông mong mỏi ở đó có Quan điểm vô vụ lợi khi sử dụng kết quả thặng dư. b/ Ba năng lực và mười lăm bộ số hai Ba năng lực tổng quát của hiệu trưởng - Năng lực tư duy. - Năng lực công việc. - Năng lực quan hệ với con người. Năng lực tư duy với xử lý “Tùy - Liệu - Lựa” Năng lực xử lý sự phù hợp chủ quan, khách quan. Diễn nôm là: “Tùy”; “Nhập gia tùy tục, nhập giang tùy khúc”, “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” (Hồ Chí Minh), “Cư trần lạc đạo, thả tùy duyên” (Trần Nhân Tông). Năng lực xử lý sự cân bằng giữa mục tiêu và khả năng. Diễn nôm là “Liệu”; “Liệu cơm gắp mắm”. Năng lực xử lý sự hội tụ nội lực và ngoại lực. Diễn nôm là “Lựa”; “Lựa gió phất cờ”.
  9. Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... 385 Như vậy Quản lý/ quản trị Nhà trường thành công, Hiệu trưởng phải biết: “Tùy - Liệu - Lựa” mà đưa ra quyết định hợp lý. F(QL/QT Nhà trường) = f (a,b,c), trong đó: a: tùy; b: liệu, c: lựa. Trong tác phẩm “Knowledge based management” được Nhà xuất bản Thời đại chuyển thể sang Tiếng Việt với tên “Quản trị dựa vào tri thức” Học giả kinh tế Nhật Bản: Ikuziro Nonaka, GS danh dự của Trường Sau đại học về chiến lược công quốc tế thuộc Đại học Hittsubashi Tokyo, người được xếp cùng Galaxy với Peter Drucker có nêu ra năng lực Phronesis với người lãnh đạo thời đại kinh tế tri thức. Năng lực Phronesis được tóm tắt như sau: (I). Khả năng đánh giá cái tốt. (II). Khả năng chia sẻ bối cảnh chung với người khác để tạo ra không gian tri thức chung. (III). Khả năng nắm bắt bản chất của hiện tượng/ sự vật cụ thể. (IV). Khả năng sử dụng ngôn ngữ/ khái niệm/ tường thuật để tái cấu trúc cái cụ thể và cái tổng quát và ngược lại. (V). Khả năng sử dụng phương tiện chính trị cần thiết để hiện thực hóa các khái niệm vào lợi ích chung. (VI). Khả năng khuyến khích Phronesis của người khác để xây dựng một tổ chức linh hoạt. Như vậy phương châm “Tùy - Lựa - Liệu” không phải là kiểu làm cơ hội; thực chất là sự phát hiện ra cái tốt và hiện thực được cái tốt vào đời sống Nhà trường theo Minh triết hành động: “Dĩ bất biến - Ứng vạn biến”. Năng lực Phronesis của Ikuzino Nonaka dẫn ra ở trên chỉ phát triển khi Hiệu trưởng biết “Tùy - Liệu - Lựa” trạng thái của Nhà trường đưa Nhà trường phát triển hiệu quả theo tinh thần vừa vi nhân, vừa vi phú. c/ Mười hai bộ số 2 của Hiệu trưởng để có năng lực Phronesis Để phát triển năng lực tư duy cần bao quát ba bộ số sau: Biết mình và biết người (tri kỷ - tri bỉ); Biết thế và biết thời (tri thế - tri thời); Biết đủ và biết dừng (tri túc – tri chỉ); Để phát triển năng lực công việc, Hiệu trưởng cần chú ý bốn bộ số sau: Sáng kiến và Viễn kiến; Làm việc đúng và Làm khéo việc đã chọn; Nguyên tắc và Linh hoạt; Toàn thể và Cụ thể; Để phát triển năng lực quan hệ với con người, Hiệu trưởng cần quán triệt 5 bộ số sau:
  10. 386 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Chấp hành và Điều hành; Cạnh tranh và Nhường nhịn; Lực hút và Lực đẩy; Quyền uy và Bao dung; Quyết đoán và Dân chủ; Quản lý/ Quản trị Nhà trường Việt Nam trong bối cảnh hội nhập đòi hỏi người Hiệu trưởng phải biết lựa chọn Khinh - Trọng. Đó không phải là sự lựa chọn Mất - Còn (Sum/ Zero) mà là sự lựa chọn Hơn - Thiệt tiến đến sự lựa chọn Hài - Hòa vì nhà trường ngoài nhiệm vụ Kinh tế - Sư phạm; còn các nhiệm vụ của Chính trị - Văn hóa – Xã hội. “Khinh - Trọng” từng được nhà thơ vĩ đại Nguyễn Du nêu trong Truyện Kiều: “Biết đường khinh trọng Nói lời phải chăng”. (Câu Kiều 2686) Cùng với “Khinh - Trọng” Hiệu trưởng cần quán triệt Tam hóa (ý tưởng của GS Tô Duy Hợp). - Hiện đại hóa tinh hoa giáo dục của Tiền nhân cho Sự phát triển của Nhà trường. - Việt Nam hóa giá trị giáo dục tiên tiến của thời đại cho Sự đổi mới Nhà trường. - Lành mạnh hóa đời sống giáo dục thực tiễn. để “Nhà trường” thực hiện được lời di huấn của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Trường ra Trường - Lớp ra Lớp Thày ra thầy - Trò ra Trò Dạy ra Dạy - Học ra Học” Kết luận Bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra yêu cầu mới cho giáo dục. Nhà trường cần được kiến tạo để vừa là thiết chế mạnh của giáo dục, vừa là thiết chế mạnh của kinh tế. Hiệu trưởng trước bối cảnh này vừa phải có năng lực quản lý lại phải có năng lực quản trị nhà trường. Những nội dung như: Bốn khối vấn đề, Chu trình bốn giai đoạn và mười sáu việc cần thực hiện một cách hệ thống trong quản lý/ quản trị nhà trường; Ba năng lực tổng quát và mười hai bộ số 2 của Hiệu trưởng được đặt ra như là những gợi ý và yêu cầu để quản lý, quản trị nhà trường hiệu quả trong bối cảnh hiện nay.
  11. Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... 387 Tài liệu tham khảo 1. Đặng Quốc Bảo, Bùi Việt Phú (2012), Một số góc nhìn về phát triển và quản lý giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam. 2. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thành Vinh (2010), Quản lý nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010. 3. Vũ Cao Đàm (2016), Nghịch lý và lối thoát, NXB Thế giới. 4. Nhiều tác giả (2007), Những vấn đề giáo dục hiện nay Quan điểm và giải pháp, NXB Trí Thức. 5. John Vũ (2016), Giáo dục trong thời đại tri thức, NXB Lao động.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2