intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận 4: Dựa trên định luật khuếch tán xác định quan hệ giữa thời gian thấm C, nhiệt độ thấm, chiều dày lớp thấm C cho chi tiết?

Chia sẻ: Le Van Quan | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

276
lượt xem
60
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thấm C-N là quá trình bão hòa bề mặt thép đồng thời hai nguyên tố C và N ở dạng nguyên tử (Cnt và Nnt) làm tăng độ cứng, khả năng chống mài mòn cho bề mặt chi tiết, trong khi lõi vén giữ được độ dai, có khả năng chịu uốn, xoắn, chịu mỏi. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này mời các bạn cùng tham khảo "Tiểu luận 4: Dựa trên định luật khuếch tán xác định quan hệ giữa thời gian thấm C, nhiệt độ thấm, chiều dày lớp thấm C cho chi tiết?".

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận 4: Dựa trên định luật khuếch tán xác định quan hệ giữa thời gian thấm C, nhiệt độ thấm, chiều dày lớp thấm C cho chi tiết?

  1. Tiểu luận 4:Dựa trên định luật khuếch tán xác định quan hệ giữa thời  gian thấm C, nhiệt độ thấm ,chiều dày lớp thấm C cho chi tiết?  1. Mở đầu :  Thấm C­N là quá trình bào hõa bề mặt thép đồng thời hai nguyên tố C  và N ở dạng nguyên tử (Cnt và Nnt) làm tăng độ cứng, khả năng chống  mài mòn cho bề mặt chi tiết, trong khi lõi vén giữ được độ dai, có khả  năng chịu uốn, xoắn, chịu mỏi. Thép sử dụng để thấm thường có hàm  lượng cacbon thấp (nhỏ hơn 0,3 %) và một số nguyên tố hợp kim có  khả năng tạo cacbit và nitơrit như crôm, mangan, môlipđen,… Quá  trình thấm được thực hiện bằng cách đặt chiq tiết trong môi trường  có hàm lượng cacbon và nitơ nguyên tử cao hơn nhiều so với hàm  lượng các nguyên tố đó trong thép. Cacbon và nitơ khuếch tán vào bề  mặt thép rồi tiếp tục khuếch tán sâu vào bên trong, kết hợp với sắt và  các nguyên tố hợp kim, tạo nên các hợp chất có độ cứng cao. Độ cứng  giảm dần từ ngoài vào lõi. Chất lượng lớp thấm không chỉ phụ thuộc  vào hàm lượng các nguyên tố thấm mà còn phụ thuộc vào sự phân bố  các nguyên tố đó trong lớp thấm.    ­ Chất lượng lớp thấm sẽ cao hơn nếu hàm lượng các nguyên tố C,  N giảm từ ngoài vào trong một cách điều hoà, không thay đổi đột  ngột. Nếu nồng độ chất thấm giảm đột ngột, cơ tính lớp thấm giảm  đột ngột, có thể dẫn đến bóc, vỡ lớp thấm [1].     ­Xác định giá trị độ cứng theo chiều sâu lớp thấm là xác định gián  tiếp sự sự phân bố và cũng là sự khuếch tán của cacbon và nitơ để tạo  nên lớp thấm. Để đạt được điều đó cần phải khống chế môi trường  thấm và đặc biệt là phải điều chỉnh được quá trình khuếch tán của C  và N. Quá trình khuếch tán tuân theo định luật Fick II:
  2.     trong đó: Cx là hàm lượng cacbon tại khoảng cách x trong lớp thấm,  Co là hàm lượng cacbon ban đầu trong thép, Cs là hàm lượng cacbon  trên bề mặt thép, x là chiều dày lớp thấm, D là hệ số khuếch tán phụ  thuộc vào bản chất của nguyên tố thấm, nhiệt độ và vào môi trường  khuếch tán. Tại nhiệt độ thấm thép có tổ chức austenit (γ). Biểu thức  của định luật Fick II cũng cho thấy sự phụ thuộc của quá trình thấm  vào môi trường thấm.     ­Trong biểu thức của định luật Fick II, thấy rõ là ở nhiệt độ thấm  xác định, với một loại thép xác định (Co = constant), chiều dày lớp  thấm (x) và thời gian thấm (t) phụ thuộc cào Cs. Trong điều kiện cân  bằng, Cs có giá trị bằng hàm lượng các nguyên tố thấm của môi  trường tiếp xúc với chi tiết (Cp). Do có sự chênh lệch giữa Cs và Co,  cácbon và nitơ khuếch tán dần vào phía trong, sự chênh lệch đó chính  là động lực của quá trình khuếch tán. Chất lượng lớp thấm phụ thuộc  vào hàm lượng cácbon trên bề mặt và vào sự khuếch tán của chúng  trên lớp thấm. Cơ tính của lớp thấm tốt nhất khi tổng hàm lượng  cacbon và nitơ trên bề mặt đạt 1 đến 1,3 % [1]. Nếu tổng hàm lượng  các nguyên tố thấm quá nhỏ, lớp thấm không đủ độ cứng, còn nếu  quá lớn sẽ tạo muội hoặc khuyết tật [2]. Nếu môi trường tạo ra  lượng các nguyên tử của nguyên tố thấm nhỏ, độ cứng bề mặt sẽ  thấp vì hàm lưọng các pha cứng thấp. Ngược lại nếu nồng độ cacbon  và nitơ tạo ra quá lớn, các nguyên tử được hấp phụ trên bề mặt thép  lớn, bề mặt thép có hàm lượng cac nguyên tố thấm quá cao, tạo nên  nhiều cacbit và nitơrit dẫn đến austenit trở nên nghèo nguyên tố hợp  kim, tốc độ tôi tới hạn giảm, hoặc tạo ra austenit dư lớn. Cả hai  trường hợp đều làm giảm chất lượng bề mặt [3]. Trong thí nghiệm này, nguồn tạo ra nitơ nguyên tử là NH3. Phản ứng  tạo Nnt như sau: 2NH3 ↔ 2(Nnt) + 6H (1)     ­Nguồn cacbon (Cnt) được tạo ra từ hỗn hợp của khí ga công  nghiệp và CO2, khí ga công nghiệp của Việt Nam bao gồm hai thành  phần chủ yếu là 50 % C3H8 và 50 % C4H10 . Cácbon nguyên tử (Cnt)  sẽ được tạo ra theo các phản ứng liên hoàn:
  3. C3H8 + 3 CO2 = 6CO + 4H2 (2)  C4H10 + C4H10 = 8CO + 5H2 (3)  CO + H2 ↔ H2O + (Cnt) (4) Phản ứng (4) tạo ra Cnt đi vào lớp thấm.     ­Tốc độ các phản ứng trên khá lớn, nhất là thời gian bắt đầu, lượng  Cnt sinh ra rất nhiều trên bề mặt thép, còn tốc độ khuếch tán từ bề  mặt vào sâu trong thép lại nhỏ vì cacbon và nitơ khuếch tán theo cơ  chế khuếch tán xen kẽ [2]. Điều đó có khả năng tạo muội hoặc làm  cho hàm lượng cácbon trên bề mặt thép quá lớn, cơ tính của lớp thấm  giảm. Nếu thời gian thấm ngắn, không đủ để cácbon khuếch tán và  phân bố giảm dần trên bề mặt lớp thấm, hàm lưọng cacbon trên bề  mặt cao, sự chênh lệch hàm lượng cacbon giữa các vùng tế vi lớn, tạo  ra sự chênh lệch về cơ tính, gây nguy cơ tạo vết nứt khi chịu lực. Nếu  thời gian thấm dài, do sự có mặt của nitơ, dễ xuất hiện các bọt khí  nitơ trên lớp thấm [2]. Vì vậy, sau một thời gian cấp khí, giai đoạn  tiếp theo cần ngừng, hoặc giảm lượng khí nguồn cung cấp các  nguyên tố thấm để các nguyên tử cacbon và nitơ khuếch tán dần vào  trong. Thời gian đó gọi là thời gian khuếch tán.    ­ Gọi T là tổng thời gian thấm: T = T1 + T2, T1 là thời gian bão hoà.  Trong thời gian bão hoà lưu lượng khí được giữ theo tính toán, lượng  Cnt và Nnt được tạo ra khá lớn. Các nguyên tử đó khuếch tán từ môi  trường đến bề mặt thép làm cho bề mặt thép có hàm lượng Cnt và  Nnt khá lớn. T2 là thời gian khuếch tán: thời gian này giảm # hoặc  ngừng hẳn việc cấp khí nguồn, giảm lượng Cnt và Nnt trong môi  trường.     Thành phần thép cũng ảnh hưởng đến quá trình khuếch tán. Các  loại thép dùng để thấm cacbon­ nitơ có hàm lượng cacbon thấp (nhỏ  hơn 0,3%) như thép C15, C20… và các loại thép hợp kim hoá bởi các  nguyên tố như crôm, mangan, môlipđen, titan được thấm C­N để chế  tạo các chi tiết quan trọng hơn (ví dụ: thép Mỹ ASTM 8620, thép Nga  20XM, thép Nhật SCR420). Các nguyên tố hợp kim kết hợp với  cacbon và nitơ tạo ra các loại nitơrit (Me4N), và cacbit (Me3C) là  những pha có độ cứng cao phân bố trong lớp thấm, làm tăng độ cứng 
  4. và tính chống mài mòn cho lớp thấm. Có thể dự đoán sự có mặt của  các hợp chất tạo nên trong thép khi thấm C­N bằng tính toán nhiệt  động học. Các nguyên tố hợp kim lúc đầu giúp quá trình khuếch tán  của Cnt và Nnt thuận lợi vì chúng thu hút các nguyên tố này để tạo hợp  chất, tuy nhiên khi đã hình thành, các cacbit hoặc nitơrit lại gây khó  khăn cho sự khuếch tán của cacbon và nitơ, làm giảm tốc độ khuếch  tán [4, 5]. Các nguyên tố như môlipđen, niken tăng lượng austenit dư  sau tôi của các lớp thấm. 2. Thực nghiệm     Việc xây dựng giản đồ trạng thái, tính toán sự tồn tại của các pha  tại nhiệt độ thấm dựa trên chương trình nhiệt động Thermocal. Quá  trình thí nghiệm được thực hiện tại xưởng Nhiệt luyện, trường Đại  học Bách khoa Hà Nội. Tiến hành thấm cho các loại thép 18CrMnTi,  20CrCMo. Nhiệt độ thấm 840 °C, thành phần khí thấm bao gồm khí  công nghiệp, CO2, NH3 và N2. Trong thời gian khuếch tán (T2), các loại  khí tạo Cnt và Nnt được giảm theo tỷ lệ. Sau khi thấm mẫu được tôi  trực tiếp trong dầu nóng. Các mẫu thép thấm có kích thước  15x15x20mm, có thành phần cụ thể tại bảng 1. Độ cứng tế vi trong  lớp thấm được đo trên máy Duramin Struerm, Denmark, tải trọng 100  g. Khoảng cách từ bề mặt tới chiều sâu có độ cứng 50 HRC được gọi  là chiều sâu lớp thấm hiệu quả. Hình 1, Bảng 1 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Xây dựng giản đồ trạng thái, xác định các pha ở nhiệt độ thấm  cho thép 20CrMo
  5.     Các mặt cắt của thép 20CrMo ở nhiệt độ thấm khi thay đổi hàm  lưọng cacbon và nitơ (hình 1) cho phép hình dung về mặt nhiệt động  học sự tồn tại của các pha trong quá trình thấm. Trên mặt cắt nhận  thấy sự có mặt của austenit, cacbit và nitơrit. Các pha nitơrit và cacbit  là những pha có độ cứng cao. Sự phân bố độ cứng của lớp thấm phản  ánh sự phân bố của các hợp chất đó cũng là phản ánh sự phân bố của  cacbon và nitơ trong lớp thấm. 3.2. Ảnh hưởng của chế độ khuếch tán đến độ cứng tế vi của thép     ­Hình 2 biểu thị kết quả đo độ cứng tế vi khi thấm cacbon­nitơ  cùng chế độ của hai loại thép khác nhau khi không áp dụng chế độ  khuếch tán. Trên hình 2, đường 1 biểu diễn sự phân bố độ cứng theo  chiều sâu lớp thấm của thép 18CrMnTi; đường 2 là của thép 20CrMo,  thời gian thấm là 3 giờ, khí được cấp không đổi trong 3 suốt thời gian  thấm (không áp dụng chế độ khuếch tán). Từ hình 1 có thể nhận thấy  lớp thấm có cơ tính không cao (biểu hiện qua giá trị độ cứng tế vi):  độ cứng sát bề mặt của cả hai loại thép đều dưới 55HRC, đường  phân bố độ cứng thất thường, không điều hoà và có chiều sâu lớp  thấm nhỏ. Có thể giải thích kết quả trên là do khi lượng khí nguồn  được giữ nguyên trong suốt thời gian thấm, cacbon và nitơ nguyên tử  trên bề mặt được sinh ra liên tục với hàm lưọng cao, cùng với sắt tạo  nên cacbit và nitơrit, ngăn cản sự di chuyển tiếp tục các nguyên tố  thấm nên chiều dày lớp thấm nhỏ. Mặt khác, hàm lượng các nguyên  tố thấm trên bề mặt cao, lớp thấm chứa nhiều khuyết tật nên độ  cứng bề mặt giảm.
  6. Hình 2. Đường phân bố độ cứng tế vi từ bề mặt vào lõi của thép  18CrMnTi (đường1)  và thép 20CrMo (đường 2) khi không áp dụng chế độ khuếch tán So sánh việc áp dụng và không áp dụng chế độ thấm khuếch tán cho  thép 18CrMnTi, tổng thời gian thấm 3 giờ, cho kết quả độ cứng tế vi  rất khác nhau (hình 3). Các trị số và đường phân bố độ cứng cho thấy  khi không áp dụng chế độ khuếch tán, lớp thấm có độ cứng sát bề  mặt là 58 HRC, chiều sâu là 600 μm (hình 3, đường 1). Khi áp dụng  chế độ khuếch tán 1 giờ: chiều sâu lớp thấm 1030 μm, độ cứng phần  sát bề mặt là 66 HRC (hình 3, đường 2). Hình 3, 4    ­ Với thép 20CrMo sự chênh lệch giữa hai chế độ còn rõ rệt hơn.  Hình 4 biểu diễn sự thay đổi độ cứng theo lớp thấm của thép 20CrMo  không áp dụng chế độ khuếch tán(đường1) và áp dụng chế độ  khuếch tán (đường2).     ­Khi không áp dụng chế độ khuếch tán, các nguyên tố hợp kim như  Cr, Mo lúc đầu hấp dẫn cacbon và nitơ tạo ra các hợp chất có độ  cứng cao, tuy nhiên do nitơ và cacbon được cấp nhiều và liên lục, tốc  độ chuyển dịch trong thép nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tạo khí nên  các nguyên tố thấm không có điều kiện khuếch tán điều hoà nên  đường phân bố độ cứng thay đổi thất thường. Ngoài ra, do hàm lưọng 
  7. nitơ cao austenit trở nên ổn định, lượng austenit dư sau thấm và tôi  lớn, độ cứng thấp.    ­ Khi có thời gian khuếch tán, nguồn cấp cacbon và nitơ giảm,  cacbon và nitơ có điều kiện chuyển dần vào trong, lượng hai nguyên  tố đó trên bề mặt giảm, tránh được khuyết tật, độ cứng lớp bề mặt  cao, đường phân bố độ cứng điều hoà, chứng tỏ các nguyên tố C và N  phân bố điều hoà trong lớp thấm. 3.3. Ảnh hưởng của hình dạng bề mặt đến phân bố độ cứng của thép     Quá trình khuếch tán còn chịu ảnh hưởng của hình dáng chi tiết  (hình 5). Với cùng một loại thép, cùng một chế độ thấm, chiều dày  của lớp thấm của mẫu phẳng (15x15x20 mm) (đường 1) lớn hơn so  với mẫu trụ (R = 10 mm) (đường 2). Hình 5. Đường phân bố độ cứng từ bề mặt vào lõi của thép 20XM  mẫu phẳng (đường 1) và mẫu trụ (đường 2) với chế độ thấm 10 % NH3, (Cp = 1.157),  T = T1 + T2 = 2 h + 1 h = 3 h 4. Kết luận     – Khi sử dụng khí công nghiệp để tiến hành thấm C­N cho loại  thép khác nhau, chiều dày lớp thấm, độ cứng và sự phân bố độ cứng  đều tốt hơn khi áp dụng chế độ thấm khuếch tán.     – Chiều dày và độ cứng còn chịu ảnh hưởng của hình dáng bề mặt  chi tiết, với chi tiết có bề mặt phẳng, các chỉ tiêu nói trên đều cao hơn  so với chi tiết bề mặt cong, kết luận này có thể sử dụng để xác định  thời gian thấm phù hợp cho các chi tiết có hình dáng khác nhau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2