Tiểu luận An toàn sinh học: Quản lý rủi ro sinh vật biến đổi gen
lượt xem 34
download
Tiểu luận An toàn sinh học với đề tài "Quản lý rủi ro sinh vật biến đổi gen" trình bày nội dung thông qua các phần sau: mở đầu, thực vật biến đổi gen là gì, quản lý rủi ro thực vật chuyển gen. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận An toàn sinh học: Quản lý rủi ro sinh vật biến đổi gen
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC ……..o0o……….. BÀI SEMINAR MÔN: AN TOÀN SINH HỌC CHỦ ĐỀ: QUẢN LÝ RỦI RO SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN PHẦN THỰC VẬT Nhóm thực hiện: Nguyễn Văn Liêu 61203300 Lê Trường Thịnh 61203450 Nguyễn Thị Quỳnh Thu 61203141 Đặng Vĩnh Lộc 61203317
- RISK MANAGEMENT OF GMOS: PLANTS QUAN LY RUI RO SINH VÂT BIÊN ĐÔI GENE: TH ̉ ́ ̉ ̣ ́ ̉ ỰC VÂT ̣ RISK MANAGEMENT OF GMOS: PLANTS a) MỞ ĐẦU Trong nhưng năm gân đây, công nghê sinh hoc (CNSH) đa phat triên môt ̃ ̀ ̣ ̣ ̃ ́ ́ ̣ ̣ cach manh me va m ́ ̃ ̀ ưc đô s ́ ̣ ử dung nganh khoa hoc tiên tiên nay cang nâng cao. ̣ ̀ ̣ ́ ̀ ̀ CNSH đa va đang đ ̃ ̀ ược sử dung rông rai vao th ̣ ̣ ̃ ̀ ực tê cuôc sông va đem lai ́ ̣ ́ ̀ ̣ nhưng anh h ̃ ̉ ưởng sâu săc. Nh ́ ưng thanh t ̃ ̀ ựu quyêt đinh cua CNSH đa m ́ ̣ ̉ ̃ ở ra ̣ ̉ giai đoan phat triên vê nghiên c ́ ̀ ưu, ́ ưng dung th ́ ̣ ương mai cau sinh vât biên đôi ̣ ̉ ̣ ́ ̉ gen GMO. Song song vơi s ́ ự phat triên cua GMO, nh ́ ̉ ̉ ưng anh h ̃ ̉ ưởng bât l ́ ợi ́ ̉ ̉ co thê xay ra v ơi hê sinh thai, s ́ ̣ ́ ức khoe con ng ̉ ươi khi s ̀ ử dung hoăc giai phong ̣ ̣ ̉ ́ GMO ra môi trương t ̀ ự nhiên la môi quan tâm cua nhiêu tô ch ̀ ́ ̉ ̀ ̉ ức, quôc gia trên ́ ́ ơi. Đê tranh nh thê gi ́ ̉ ́ ưng bât l ̃ ́ ợi nay, hang loat nghiên c ̀ ̣ ứu đa đ̃ ược triên khai ̉ ́ ̀ ̉ ́ ̉ nhăm đanh gia va quan ly rui ro GMO . ̀ ́ Để bảo đảm an toàn trong việc vận chuyển, xử lý và sử dụng sinh vật sống biến đổi gene, Nghị định thư Cartegena Hiệp ước quốc tế nhằm ràng buộc pháp lý các nước có liên quan đã được thông qua vào năm 2000 như là một thỏa thuận bổ sung của Công ước về đa dạng sinh học (ĐDSH). Đây là cam kết mang tính lịch sử đề cập đến vấn đề mới và đang gây tranh cãi. Việt Nam tham gia Nghị định thư từ năm 2004. Với mục tiêu bảo vệ ĐDSH khỏi các nguy cơ rủi ro của sinh vật biến đổi gene tạo ra từ công nghệ sinh học hiện đại, thủ tục thỏa thuận thông báo trước được đặc biệt chú trọng trong văn bản này. Thủ tục bắt buộc cho lần vận chuyển đầu tiên xuyên biên giới sinh vật biến đổi gene. Theo đó, các quốc gia xuất khẩu phải cung cấp thông tin cho quốc gia nhập khẩu về việc đánh giá rủi ro và tình trạng quản lý sinh vật biến đổi gene tại quốc gia mình trong vòng 90 ngày. Trên cơ sở cân nhắc, các quốc gia nhập khẩu sẽ đưa quyết định có cho phép nhập khẩu kèm hoặc không kèm điều kiện hay từ chối trong vòng 270 ngày. Page 2 of 12
- RISK MANAGEMENT OF GMOS: PLANTS Bên cạnh đó, văn bản này cũng yêu cầu các quyết định dự định nhập khẩu phải căn cứ vào đánh giá rủi ro được tiến hành trên cơ sở các kỹ thuật đánh giá đã được công nhận, quan tâm đến hướng dẫn và tư vấn do các tổ chức quốc tế liên quan xây dựng. Điều đáng nói là những đánh giá này bắt buộc phải được thực hiện một cách hợp lý, phải dựa vào các thông tin và bằng chứng khoa học hiện có để xác định, đánh giá những ảnh hưởng bất lợi có thể xảy ra của các sinh vật biến đổi gene đối với bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH, quan tâm đến các rủi ro đối với sức khỏe con người. Vấn đề nhận thức của công chúng và vai trò cộng đồng cũng là mục tiêu hướng tới của văn bản này. Theo đó, các Chính phủ thành viên phải cam kết tăng cường nhận thức của công chúng, bảo đảm cho công chúng có thể tiếp cận nguồn thông tin và tham gia tư vấn. Điều 26 Nghị định thư cũng khẳng định, trong quá trình đi đến quyết định nhập khẩu, các bên tham gia có thể cần xem xét cân nhắc yếu tố về kinh tế xã hội phát sinh từ tác động của sinh vật biến đổi gene đến bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH, đặc biệt là quan tâm đến giá trị của ĐDSH đối với các cộng đồng bản xứ và địa phương sao cho nhất quán với các nghĩa vụ quốc tế của mình. Đồng thời, các bên tham gia cần hợp tác nghiên cứu và trao đổi thông tin về bất kỳ tác động nào của các sinh vật biến đổi gene đến kinh tế xã hội, đặc biệt là tác động đến các cộng đồng bản xứ và địa phương. Mặt khác, các biện pháp của các quốc gia cũng rất quan trọng để thủ tục pháp lý quốc tế đạt được hiệu quả. Các quốc gia thành viên phải tiến hành biện pháp ngăn ngừa vận chuyển bất hợp pháp hoặc vô tình giải phóng sinh vật biến đổi gene. b) THỰC VÂT BIÊN ĐÔI GEN LA GI. ̣ ́ ̉ ̀ ̀ Khai niêm ́ ̣ Thực vật biến đổi gen là loại thực vật được lai tạo ra bằng cách sử dụng các kỹ thuật của công nghệ sinh học hiện đại, hay còn gọi là kỹ thuật di truyền, công nghệ gen hay công nghệ DNA tái tổ hợp, để chuyển một hoặc một số gen chọn lọc để tạo ra cây trồng mang tính trạng mong muốn. Những đặc tính được nghiên cứu chính như kháng thuốc bảo vệ thực vật, kháng côn trùng, thay đổi gỗ hóa học (bao gồm lượng lignin trong cây và khả năng sinh sản). Về mặt bản chất, các giống lai từ trước đến nay (hay còn gọi là giống truyền thống) đều là kết quả của quá trình cải biến di truyền. Điểm khác biệt duy nhất giữa giống lai truyền thống và giống chuyển gen là gen (DNA) được chọn lọc một cách chính xác dựa trên khoa học công nghệ hiện đại và chuyển vào giống cây trồng để đem lại một tính trạng mong muốn một cách có kiểm soát. Các loại gen là các chi tiết của mã ADN dùng để điều chỉnh các quá trình sinh học trong sinh vật sống. Kỹ thuật di truyền cho phép người ta truyền các gen giữa các loại sinh vật sống mà không thể lai tạo cùng loài một cách bình thường. Ví dụ, có thể lấy một gen từ khuẩn cài vào cho tế bào cây trồng để giúp chúng Page 3 of 12
- RISK MANAGEMENT OF GMOS: PLANTS kháng lại sâu bệnh. Quá trình này tạo ra các sinh vật sống được gọi là sinh vật biến đổi gen (Genetically Modified Organisms GMO), tức là bao gồm cả gia súc, gia cầm. Cây GM được thiết kế để trồng ở diện rộng, độc canh, và đồn điền cây công nghiệp.Đa số những nghiên cứu đang hướng đến cây dương (Poplars 47%), thông (Pines 19%) và bạch đàn (Eucalyptus 7%). c) QUẢN LÝ RỦI RO THỰC VẬT CHUYỂN GEN d) Khái niệm quản lý rủi ro Quản lý rủi ro trong an toàn sinh học là việc thực hiện các biện pháp an toàn để ngăn ngừa, xử lý và khắc phục những rủi ro trong các hoạt động có liên quan đến sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen đối với sức khỏe của con người, môi trường và đa dạng sinh học Quản lý rủi ro trong công nghệ sinh học là việc áp dụng các quy trình và phương pháp để làm giảm các tác động có hại của một rủi ro xuống mức có thể chấp nhận được. e) Sự liên quan giữa đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro Nội dung quản lý rủi là dựa trên các kết quả của đánh giá rủi ro và có thể được mô tả như là các câu trả lời cho các câu hỏi: Cần làm gì? Có thể làm gì? Cần làm như thế nào? Quản lý rủi ro được thực hiện dựa trên kết quả đánh giá rủi ro . Quản lý rủi ro liên quan đến các nhận định thận trọng về loại rủi ro nào cần được quản lý (đánh giá tổng thể các rủi ro), lựa chọn các rủi ro cần quản lý, xác định và chọn các biện pháp kiểm soát rủi ro, quyết định có nên cấp phép cho hoạt động liên quan đến GMO hay không, nếu cấp phép thì xác định các điều kiện kèm theo để quản lý rủi ro. Các câu hỏi cụ thể cần được trả lời như là một phần của quản lý rủi ro: Các rủi ro nào cần quản lý? Page 4 of 12
- RISK MANAGEMENT OF GMOS: PLANTS Các điều kiện nào cần có để quản lý các rủi ro này? C ác điều kiện quản lý dự kiến nào là đủ để kiểm soát các rủi ro này? Sức khỏe và sự an toàn của con người và môi trường có được bảo vệ dưới các điều kiện cấp phép dự kiến? Những cân nhắc về nguyên nhân xuất hiện nguy cơ (đã được làm sáng tỏ trong đánh giá rủi ro) là cơ sở để đưa ra các biện pháp xử lý rủi ro nhằm loại bỏ nguy cơ xuất hiện một cách hiệu quả nhất và ngăn ngừa các tác động bất lợi đã được nhận diện. Mặc dù, quản lý rủi ro tập trung vào nhiệm vụ ngăn ngừa, nhưng cơ quan quản lý cũng quan tâm đến nhiệm vụ làm sao quản lý các tác động bất lợi đối với một rủi ro cụ thể đã được xác định. Các kết luận về đánh giá rủi ro có thể đã bao gồm những rủi ro cần quản lý, đặc biệt nếu hậu quả lớn. Các rủi ro được ước lượng là cao hoặc trung bình có thể cần yêu cầu quản lý. Đánh giá rủi ro cũng có thể cung cấp điểm khởi đầu để chọn lựa các biện pháp xử lý rủi ro. Cân nhắc các rủi ro cụ thể có cần quản lý hay không sẽ được đưa ra trên cơ sở xem xét các kếluận của đánh giá rủi ro, cân nhắc các rủi ro trong hoàn cảnh cụ thể hoặc nhờ tư vấn của các nhóm đối tượng. *** Đánh giá rủi ro là xác định tính chất nguy hiểm tiềm ẩn và mức độ thiệt hại đã hoặc sẽ có thể xảy ra trong các hoạt động có liên quan đến sinh vật biến đổi gen, nhất là việc sử dụng và phóng thích sinh vật biến đổi gen; đến sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen đối với sức khoẻ con người, môi trường và đa dạng sinh học. f) Kế hoạch quản lý rủi ro Kế hoạch quản lý rủi ro là một nội dung quan trọng giúp cơ quan quản lý ra quyết định cấp phép hay không cấp phép đối với một hoạt động liên quan đến GMO. Kế hoạch quản lý rủi ro có thể được chuẩn bị thông qua việc xem xét một số vấn đề sau: Cần quản lý những rủi ro nào? Sẽ sử dụng những biện pháp quản lý nào? Có thể có nhiều cách tiếp cận để đạt được cùng một mục tiêu và một số biện pháp có thể không tương thích với các biện pháp khác. Các biện pháp hiệu quả hay không? Câu hỏi này có thể được trả lời thông qua đánh giá rủi ro. Các biện pháp tốt nhất sẽ sử dụng như thế nào? Bản thân các biện pháp có phát sinh các rủi ro mới hoặc làm trầm trọng các rủi ro hiện có? Một biện pháp xử lý giải quyết một rủi ro (kế hoạch b)có thể gây ra Page 5 of 12
- RISK MANAGEMENT OF GMOS: PLANTS một rủi ro mới. Ví dụ, việc áp dụng garô có thể làm giảm lượng nọc độc từ các vết rắn cắn đi vào mạch máu, nhưng cũng có thể dẫn đến nguy hiểm cho tay chân bởi vì giảm lượng máu lưu thông. Các biện pháp xử lý nào là tối ưu đối với hoạt động dự kiến? Với mục tiêu là bảo vệ, cơ quan quản lý ưu tiên biện pháp ngăn ngừa hơn là các biện pháp cải thiện hoặc sửa chữa, có nghĩa là các biện pháp xử lý rủi ro sẽ tập trung vào ngăn ngừa rủi ro đã được nhận dạng hơn là các biện pháp để sửa chữa hoặc giảm thiểu tác hại có thể là kết quả của rủi ro. Quản lý rủi ro tập trung vào các biện pháp xử lý để ngăn ngừa các rủi ro đã được nhận dạng. Các câu hỏi: Có thể phải làm gì nếu một rủi ro cụ thể được xác định? Các hành động nào cần tiến hành để giảm, khắc phục hoặc sửa chữa thiệt hại hoặc tác hại cũng được quan tâm chú ý. Ví dụ, nếu GMO sản sinh một protein là độc tố cho người, việc xây dựng biện pháp y dược hiện có để xử lý độc tính là rất quan trọng. Các biện pháp sửa chữa này cần bao gồm các kế hoạch khẩn cấp. Yêu cầu bên được cấp phép có kế hoạch ứng phó là một điều kiện cấp phép. Khi các rủi ro cần quản lý được xác định, thì các lựa chọn làm giảm, giảm thiểu hoặc tránh rủi ro cần phải cân nhắc. Các lựa chọn làm giảm sự phơi nhiễm của GMO hoặc các sản phẩm của chúng và các cơ hội hạn chế sự phát tán và bền vững của GMO, thế hệ con cháu của chúng hoặc các gen đưa vào phải được xem xét. Việc đưa ra nhiều lựa chọn xử lý rủi ro, ví dụ thông qua xây dựng các biện pháp trong đó tác động nhiều hơn một điểm trong chuỗi nguyên nhân, sẽ tăng tính hiệu quả của quản lý rủi ro. Đối với hoạt động giải phóng có chủ đích vào môi trường, thiết lập các hạn chế về kích cỡ và vị trí của khu vực giải phóng và độ dài của thời gian cho các hoạt động dự kiến sẽ là một cách thức xử lý rủi ro quan trọng. Các biện pháp khác có thể bao gồm các kiểm soát vật lý (ví dụ, hàng rào), cách ly khoảng cách, các vùng giám sát, làm sạch sau thu hoạch và các yêu cầu giám sát đặc biệt. Đối với các hoạt động khảo nghiệm hạn chế, các biện pháp quản lý rủi ro có thể bao gồm mức độ cách ly vật lý của thiết bị trong đó các hoạt động có thể được tiến hành và các điều kiện cho lưu giữ, vận chuyển và tiêu hủy GMO hoặc các sản phẩm của chúng. Việc quyết định các biện pháp cách ly thích hợp tùy thuộc vào bản chất của: Sinh vật (ví dụ sự tồn tại lâu của hạt). Tính trạng (các đặc tính của GMO liên quan đến sự biến đổi). Các gen đưa vào (bao gồm khả năng nhận dạng GMO và các gen biến đổi). Page 6 of 12
- RISK MANAGEMENT OF GMOS: PLANTS Các điều kiện môi trường tại các vị trí giải phóng vào môi trường. Các tập quán sản xuất và quản lý thông thường. Các kiểm soát dự kiến của bên nộp hồ sơ đăng ký. Các biện pháp được xác định dựa trên hiệu quả và tính đáp ứng đủ về thời gian và không gian, nghĩa là xem xét tới tính khả thi để thực hiện, có khả năng ứng dụng trên thực tế. Với từng rủi ro được xác định sẽ có biện pháp quản lý thích hợp, ví dụ như các biện pháp ngăn ngừa, sửa chữa, hoặc cải thiện. g) Các điều kiện cấp phép Các biện pháp xử lý trong đó có kế hoạch quản lý rủi ro cho các hoạt động liên quan đến GMO thường được đưa ra như là các điều kiện cấp phép. Cơ quan quản lý đưa ra các điều kiện cấp phép rõ ràng và không mơ hồ đối với các nội dung, ví dụ: Phạm vi của hoạt động và các biện pháp cần tiến hành khi giải phóng GMO từ môi trường khảo nghiệm hạn chế để bên được cấp phép có thể áp dụng các biện pháp xử lý hoặc kiểm soát như dự kiến. Khi không tuân thủ, cơ quan quản lý có thể yêu cầu bên được cấp phép sửa chữa, bồi hoàn hoặc chịu phạt theo quy định của pháp luật. Khả năng xác định GMO và các gen đưa vào là một nhân tố quan trọng trong quản lý rủi ro, giúp đưa ra các biện pháp xử lý để ngăn ngừa hoặc cải thiện. Điều kiện cần thiết cho cấp phép là bên nộp hồ sơ đăng ký cần xây dựng một kế hoạch quản lý rủi ro. Kế hoạch quản lý rủi ro thay đổi tùy thuộc vào bản chất của hoạt động. Ví dụ: Rất nhiều thử nghiệm quy mô lớn cần phải có rào cản vật lý và các quy trình khẩn cấp cụ thể. h) Các yêu cầu thông báo Thông thường, bên được cấp phép phải thông báo cho cơ quan quản lý mọi thông tin mới liên quan đến các rủi ro, mọi sự không tuân thủ với giấy phép và các ảnh hưởng không chủ đích của hoạt động. Yêu cầu này là điều kiện bắt buộc cho mọi giấy phép. Một điều kiện khác cũng áp dụng cho mọi giấy phép là người nhận giấy phép phải thông báo cho những người liên quan đến giấy phép về điều kiện và nghĩa vụ tuân thủ các điều kiện này của họ. i) Quá trình ra quyết định phóng thích GMO vào môi trường Cơ quan quản lý không thực hiện cấp phép nếu không chắc chắn có thể quản lý được mọi rủi ro đối với sức khỏe con người, môi trường và đa dạng Page 7 of 12
- RISK MANAGEMENT OF GMOS: PLANTS sinh học do hoạt động đang được xem xét cấp phép gây ra. Bên cạnh việc cấp phép, cơ quan quản lý cũng có quyền từ chối cấp phép, tạm hoãn, hủy bỏ hay thay đổi giấy phép. Trường hợp ra quyết định cho một hoạt động liên quan đến giải phóng chủ đích GMO vào môi trường, các bước thường được tiến hành trong quy trình bao gồm: Nhận hồ sơ đăng ký và kiểm tra mức độ hoàn thiện. Trao đổi về hồ sơ đăng ký với các cơ quan quản lý, các hội đồng cơ sở và cộng đồng xem khả năng có thể có rủi ro đáng kể, nhận dạng các vấn đề cần xem xét trong kế hoạch đánh giá và quản lý rủi ro. Chuẩn bị kế hoạch đánh giá và quản lý rủi ro. Xin ý kiến đóng góp về kế hoạch đánh giá và quản lý rủi ro từ tất cả các cơ quan tư vấn về hồ sơ đăng ký và từ cộng đồng. Xem xét tất cả thông tin trong các quy định pháp lý liên quan và ra quyết định. Công bố quyết định, trong đó có các điều kiện cấp phép, nếu được phê chuẩn và cấp giấy phép. Trường hợp ra quyết định cho hoạt động cách ly GMO, các bước thường được tiến hành trong quy trình bao gồm: Nhận hồ sơ đăng ký và kiểm tra mức độ hoàn thiện. Chuẩn bị kế hoạch đánh giá và quản lý rủi ro (Cơ quan quản lý có thể hỏi ý kiến các cơ quan Chính phủ liên quan). Xem xét tất cả thông tin trong các quy định pháp lý liên quan và ra quyết định. Công bố quyết định, trong đó có các điều kiện cấp phép, nếu được phê chuẩn và cấp giấy phép. Các thành phần chính trong quy trình ra quyết định bao gồm: Xây dựng tiêu chí cho kế hoạch đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro. Đưa ra các rủi ro đối với sức khỏe con người, môi trường và đa dạng sinh học cần được quản lý. Đưa ra các điều kiện cấp phép trong đó xác định phạm vi và giới hạn của các hoạt động được phép và biện pháp quản lý các rủi ro. Một yếu tố quan trọng khác cần được xem xét trước khi cấp phép là khả năng thực thi hiệu quả của bên nộp hồ sơ đăng ký đối với các điều kiện mà cơ quan quản lý đặt ra để quản lý rủi ro có thể phát sinh. Page 8 of 12
- RISK MANAGEMENT OF GMOS: PLANTS j) Các biện pháp quản lý rủi ro Hàng loạt biện pháp góp phần vào quản lý tổng thể rủi ro được cơ quan quản lý, bên được cấp phép và các cơ quan liên quan áp dụng, ví dụ: Quản lý theo hoạt động (hoạt động được miễn trừ hay phải đăng ký). Thành lập các hội đồng an toàn sinh học cơ sở và các tổ chức được công nhận. Chứng nhận các trang thiết bị sử dụng cho các mức cách ly vật lý cụ thể. Các yêu cầu pháp lý như thông báo cho cơ quan quản lý các tác động bất lợi và không chủ đích. Cho phép cơ quan quản lý giám sát các hoạt động liên quan đến GMO và cùng với các cá nhân hoặc tổ chức tiến hành các hành động cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe con người, môi trường và đa dạng sinh học. Các quy định pháp lý khác Phạt khi không tuân thủ. Cơ quan quản lý ban hành các hướng dẫn kỹ thuật và quy trình. Tư vấn và hợp tác với các cơ quan quản lý khác. 6. Giám sát sự tuân thủ và kiểm soát chất lượng a) Giám sát sự tuân thủ Giám sát đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo các rủi ro của GMO đối với sức khỏe con người, môi trường và đa dạng sinh học được quản lý. Cần kiểm tra việc thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp xử lý và tuân thủ các nghĩa vụ nêu trong điều kiện cấp phép hoặc trong các hướng dẫn sau khi xác định được các rủi ro cần quản lý và có biện pháp xử lý. Giám sát không chỉ được tiến hành bởi cơ quan quản lý, mà còn bởi bên được cấp phép, các tổ chức ủy quyền và các hội đồng an thẩm định, nhằm đảm bảo các điều kiện cấp phép và các yêu cầu khác được thực thi hiện quả. Các hoạt động giám sát cụ thể và tuân thủ thường được tiến hành bởi cơ quan quản lý trực tiếp liên quan đến quản lý rủi ro, trong đó bao gồm: Giám sát thông thường các giải phóng vào môi trường dạng hạn chế hoặc có kiểm soát và các trang thiết bị được chứng nhận, trong đó có các kiểm tra không báo trước. Thanh tra các hoạt động nhằm hỗ trợ kế hoạch giám sát (ví dụ, tiến hành giám sát các thực vật biến đổi gen trong giai đoạn ra hoa). Các hoạt động giáo dục và nâng cao nhận thức nhằm tăng cường sự tuân thủ và kế hoạch quản lý rủi ro của bên được cấp phép và các tổ chức liên quan. Kiểm tra và thẩm định thực nghiệm triển khai tiếp theo giám sát thông thường. Thẩm định ngẫu nhiên cho các báo cáo về sự không tuân thủ. Page 9 of 12
- RISK MANAGEMENT OF GMOS: PLANTS Điều tra về sự không tuân thủ các điều kiện cấp phép hoặc vi phạm pháp luật. Yêu cầu báo cáo khi xảy ra những sự cố không mong đợi hoặc có những thông tin mới liên quan đến GMO và các hoạt động thường được áp dụng cho mọi cấp phép. Bên được cấp phép phải nộp báo cáo định kỳ cho cơ quan quản lý và báo cáo về mọi sự thay đổi và các ảnh hưởng không chủ đích, các rủi ro mới hoặc khi vi phạm các điều kiện. Trong những trường hợp không tuân thủ các điều kiện cấp phép, cơ quan quản lý có thể cần tiến hành điều tra nhằm xác định mức độ không tuân thủ và đưa ra biện pháp phạt như quy định trong văn bản pháp luật. k) Kiểm soát chất lượng Nhằm duy trì tính hiệu quả và hiệu lực của đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro, có một số cơ chế phản hồi, trong đó có cân nhắc các mối quan tâm của tất cả các nhóm đối tượng quan tâm và các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng. Nhằm đảm bảo chất lượng tổng thể, cơ quan quản lý có thể xây dựng và cập nhật danh sách các chuyên gia và năng lực tiến hành phân tích rủi ro GMO, cập nhật các tài liệu khoa học về sự phát triển của công nghệ sinh học hiện đại và các tài liệu liên quan thông qua các công trình khoa học và quy định giám sát, kinh nghiệm về xây dựng các chính sách của các cơ quan quản lý GMO ở các quốc gia khác nhau trên thế giới. Như vậy, quản lý rủi ro các hoạt động liên quan đến GMO được hỗ trợ bởi hàng loạt biện pháp. Một số biện pháp được quy định trong các văn bản pháp quy như phân chia các loại hoạt động, các yêu cầu cho các mức cách ly vật lý cụ thể, ủy quyền cho các cơ quan như hội đồng an toàn sinh học cơ sơ và báo cáo định kỳ. Đối với các hoạt động yêu cầu cấp phép, cơ quan quản lý có thể chuẩn bị kế hoạch quản lý rủi ro, đưa ra các điều kiện cấp phép (các biện pháp xác định là cần thiết để quản lý các rủi ro). Cơ quan quản lý và bên được cấp phép thường cùng chia sẻ trách nhiệm giám sát các hoạt động liên quan đến GMO và các trang thiết bị, đặc biệt nhằm đảm bảo các biện pháp quản lý rủi ro được triển khai hiệu quả. Thông thường, các quy định pháp luật cho phép cơ quan quản lý tiến hành hành động tức thì nếu có rủi ro gây chết, bị thương hay ốm nặng hoặc các thiệt hại nghiêm trọng tới môi trường. Cơ quan quản lý có hàng loạt cơ chế quản lý chất lượng và thẩm định cho phép sửa đổi các biện pháp đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro khi có thông tin mới. . Nguồn tham khảo Page 10 of 12
- RISK MANAGEMENT OF GMOS: PLANTS Nguyễn Văn Mùi (2008), An toàn sinh học, Hà Tây: Nhà xuất bàn Giáo Dục. Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen, tổng cục môi trường cục bảo tồn đa dạng sinh học(2009) http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%B1c_ph%E1%BA %A9m_bi%E1%BA%BFn_%C4%91%E1%BB%95i_. http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghidinh69 2010NDCPan toansinhhocsinhvatbiendoigenmauvvb107700.aspx http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php %20lut/View_Detail.aspx?ItemID=17673 http://dantri.com.vn/khoahoc/caytrongbiendoigenduoctaoranhu thenao782668.htm Page 11 of 12
- RISK MANAGEMENT OF GMOS: PLANTS PHỤ LỤC 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Y học Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế: Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
193 p | 227 | 56
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển năng lực tư duy logic cho học sinh bằng bài tập toán trong dạy học phần di truyền học sinh 12 trung học phổ thông
218 p | 199 | 49
-
TIỂU LUẬN: CHẨN ĐOÁN CÚM GIA CẦM BẰNG KỸ THUẬT ELISA
24 p | 144 | 30
-
Luận án tiến sĩ Thủy sản: Phát triển quy trình công nghệ biofloc và khả năng ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
216 p | 110 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu khả năng hiểu của học sinh về mối quan hệ giữa hàm số và đạo hàm của nó
105 p | 222 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng và hiệu quả can thiệp đảm bảo an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm vi sinh của Trung tâm Y tế dự phòng tuyến tỉnh
164 p | 130 | 18
-
Tiểu luận Nguyên lý khoa học và công nghệ môi trường: Nguyên lý bảo toàn độc chất trong chuỗi thức ăn
25 p | 95 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vắc xin Rotavin-M1 do Việt Nam sản xuất
156 p | 92 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng thịt lợn an toàn sinh học ở khu vực thành thị đồng bằng Bắc Bộ
213 p | 19 | 11
-
Luận án tiến sĩ Y học: Hiệu quả chương trình giáo dục tình dục an toàn cho học sinh 5 trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh
189 p | 65 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế: Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
28 p | 154 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học phân hủy và vật liệu cháy dưới tán rừng Thông nhựa và Thông mã vĩ từ nấm ở Việt Nam
267 p | 32 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vắc xin Rotavin-M1 do Việt Nam sản xuất
14 p | 63 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học thực nghiệm: Nghiên cứu vi sinh vật nội sinh đối kháng nấm gây bệnh thực vật trên cây hồ tiêu tại Đắk Lắk
69 p | 56 | 5
-
Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Toán học: Dáng điệu tiệm cận của một số mô hình quần thể trong hệ sinh thái với môi trường ngẫu nhiên
27 p | 20 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý giáo dục an ninh, an toàn cho học sinh ở trường PTDTBTTHCS huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai
135 p | 27 | 4
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu phòng trừ bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae) hại lúa bằng vi sinh vật đối kháng Streptomyces và Bacillus bản địa ở Đồng bằng sông Cửu Long
18 p | 53 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn