intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Sản xuất insulin tái tổ hợp

Chia sẻ: Ngô Thị Thảo Ngân | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

358
lượt xem
59
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng nắm kiến thức trong tiểu luận với đề tài "Sản xuất insulin tái tổ hợp" thông qua việc tìm hiểu nội dung của các phần sau: sơ lược về insulin, quy trình sử dụng công nghệ DNA tái tổ hợp để sản xuất insulin, ưu và nhược điểm của insulin.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Sản xuất insulin tái tổ hợp

  1. TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA: KHOA HỌC ỨNG DỤNG SEMINAR: SẢN XUẤT INSULIN TÁI TỔ HỢP GVHD: TS. Trần Thị Dung Nguyễn Thị Mỹ Duyên ­ 61203027 Nguyễn Thị Hoài Nhiên – 61203099 Nguyễn Khấu Phương Nhung – 61203100
  2. I. SƠ LƯỢC VỀ INSULIN: 1. Sơ lược về bệnh tiểu đường: + Tiểu đường là một dạng bệnh do rối loạn chuyển hoá cacbon hydrat khi   hormone insulin của tuyến tuỵ  bị  thiếu hay giảm tác động trong cơ  thể,   biểu hiện ở mức đường máu luôn cao. + Bệnh tiểu đường có 2 thể  bệnh chính: bệnh tiểu đường loại 1 do tuỵ  không tiết ra insulin, loại 2 do tiết giảm insulin và đề kháng insulin. + Biểu hiện: giai đoạn mới phát sinh, người bệnh thường đi tiểu nhiều,   tiểu vào ban đêm và kèm theo chứng khô miệng, khát nước. + Nguyên nhân phát sinh bệnh: do insulin tiết ra thiếu hoặc không đủ  và tế  bào có tính mẫn cảm với insulin giảm thấp, dẫn tới sự rối loạn quá trình  trao đổi đường, nước, chất béo và chất điện giảm trong cơ thể. 2. Sơ lược về Insulin: a. Nguồn gốc: Insulin là một hormon quan trọng, giúp cơ  thể  hấp thu glucose ­ một trong   những thành phần chính cung cấp năng lượng cho con người. Nguồn gốc của insulin: + Nguồn gốc động vật: từ  tụy của bò hay lợn. Ngày nay, insulin được tinh   chế bằng phương pháp sắc kí độ tinh khiết hóa rất cao. + Insulin người. Được sản xuất từ insulin động vật qua các phương pháp: + Bán tổng hợp từ insulin lợn. + Tái tổ  hợp gen: là loại insulin trung tính đơn thành phần, được sản xuất   bằng kỹ thuật tái tổ hợp DNA, sử dụng nấm men làm cơ thể sinh sản đạt  đến độ tinh khiết hóa và chất lượng cao nhất, có cấu trúc giống hệt insulin   tự  nhiên của người, do vậy ít tạo kháng thể  và thời gian tác dụng ngắn   hơn. b. Cấu tạo: Là một protein gồm 51 acid amin tạo thành 2 chuỗi polypeptid. Ở hầu hết các   loài, chuỗi A gồm 21 acid amin, chuỗi B gồm 30 acid amin nối nhau bằng 2 cầu n ối   S­S(disulfua). Trọng lượng phân tử khoảng : 5800­6000 Dalton. 2
  3. Cấu trúc của phân tử insulin Mặc dù trình tự các acid amin khác nhau giữa các loài nhưng một số đoạn nhất  định của phân tử có tính bảo tồn cao, các đoạn đó có chứa 3 cầu nối disulfua, cả hai  đầu của chuỗi A và các nhánh bên của đầu COOH của chuỗi B. Sự  tương đồng   trong tình tự acid amin dẫn đến cấu trúc 3 chiều của Insulin ở các loài khác nhau rất  giống nhau. Insulin chiết rút từ động vật có hoạt tính sinh học cao hơn các loài khác 3
  4. c. Phân loại: Có 4 loại insulin: + Insulin có tác dụng nhanh + Insulin tác dụng bán chậm (trung bình)  + Insulin tác dụng chậm  + Insulin hốn hợp d. Cơ chế: + Thời gian bán hủy 3­5 phút  + Bị phá hủy tại đường tiêu hóa bởi enzym proteinase tại dạ dày + Hấp thu tốt bằng đường tiêm. Mức độ phụ thuộc vào nồng độ insulin,  vị trí tiêm, độ sâu của mũi tiêm, vận động + Insulin bị chuyển hóa tại gan, thận, cơ. Trong đó 50% tại gan + Đào thải qua thận II. QUY   TRÌNH   SỬ   DỤNG   CÔNG  NGHỆ   DNA   TÁI   TỔ   HỢP   ĐỂ   SẢN  XUẤT INSULIN: 1. Khái quát về công nghệ DNA tái tổ hợp:  Kỹ thuật DNA tái tổ hợp là tập hợp nhiều kỹ thuật để tạo ra một gen hoặc cả  hệ gen ; cải biến cấu trúc của gen, nhằm tạo ra các gen mới rồi chuyển chúng vào   trong tế  bào, cơ  thể  chủ  nhằm mục đích sản xuất các sản phẩm ( protein, enzym, …), các tế bào, cơ thể có tính trạng mới theo mong muốn Những hiểu biết sâu sắc về các đại phân tử sinh học là cơ sở khoa học của kỹ  thuật gen( kỹ thuật di truyền) mà khởi đầu là kỹ thuật DNA tái tổ hợp Kỹ thuật DNA tái tổ hợp gồm các bước cơ bản sau: + Tách chiết tạo ra DNA, RNA theo mong muốn ( phân lập gen) + Tạo vector tái tổ  hợp ( chuẩn bị  vector tách dòng, enzym cắt giới hạn và   enzym nối) + Chuyển ( biến nạp) DNA tái tổ hợp vào tế bào chủ và nhân dòng gen + Sàng lọc và theo dõi sự  hoạt động của gen được chuyển vào trong tế  bào  chủ, tạo số  lượng lớn đoạn DNA theo mong muốn để  sử  dụng vào mục   đích khác nhau. a. Phân lập gen:   Tách  chiết  DNA: tùy  theo  nguồn acid  nucleic,có  những  kiểu tách  chiết  khác   nhau: 4
  5. + Đối với vi khuẩn, nuôi vi khuẩn thu sinh khối lớn, phá vỡ  màng, loại  bỏ protein bằng enzim, kết tủa và tinh sạch DNA bằng hóa chất, dung môi,  dịch chiết thích hợp. + Đối với mô, tế  bào động thực vật, nguyên tắc tách chiết DNA như  trên. Tuy nhiên chúng ta trực tiếp lấy các mẫu sinh phẩm như  lông, tóc,   thịt, máu, nước bọt., mô thân , rễ, lá….  Tách chiết RNA: quy trình tương tự tách chiết RNA, dịch chiết sau khi làm sạch   protein, sử dụng enzim phân hủy RNA, kết tủa thu RNA.  Định lượng DNA, RNA: sản phẩm sau khi   tách chiết cần có độ  tinh sạch và   hàm lượng đủ  cho nghiên cứu, dùng phương pháp đo quang phổ để xác định chỉ  số  hấp phụ, tù đó đánh giá độ  tinh sạch và hàm lượng cần thiết. Hoặc dùng  phương pháp điện di trên gel thạch xác định băng DNA, RNA, suy ra độ  tinh   sạch  và hàm lượng cần thiết cho nghiên cứu.  b. Tạo vector tái tổ hợp:  Vector tách dòng: là phân tử DNA có kích thước nhỏ, có khả  năng gắn các gen  cần thiết, tự  tái bản, tồn tại trong tế  bào chủ  và đặc biệt phải mang tín hiệu  nhận biết trong tế bào chủ đã mang vector tái tổ hợp Các loại vector tách dòng thường dùng : + Plasmid : phân tử  DNA dạng vòng, xoắn kép, có trong tế  bào chất của vi   khuẩn. + Phage : phần lớn là phagơ  Lamda, có hệ  gen chứa vị  trí thuận lợi cho cài   các gen khác nhau, giúp các gen này dễ dàng xâm nhập vào vi khuẩn có khả  năng và có khả năng sao chép nhanh.  + Virut   của   tế   bào   nhân   thực  :   virut   SV40,   adenovirut,   retrovirut,   virut  herpes…được sử  dụng trong tách dòng và chuyển gen  ở  tế  bào động vật,   thực vật   Enzym cắt giới hạn: là enzym có khả  năng nhận biết một đoạn trình tự  trên  phân tử DNA và cắt DNA ở những điểm đặc hiệu. Đồng thời cắt gen từ hệ gen  nào đó, cắt vector tách dòng hoặc vector tái tổ hợp, tạo điều kiện gắn các đoạn  gen cần thiết.  Enzym nối Ligase: là những enzym quan trọng trong tế bào, chúng xúc tác hình  thành các liên kết photphodieste để nối các đoạn acid nucleic với nhau.  Có 3 loại enzym nối quan trọng trong Công nghệ di truyền: enzym E.Coli DNA  tách chiết từ vi khuẩn E.Coli, enzym T4 DNA và enzym T4 RNA tách chiết từ phage  T4 . Ngoài ra, ngày nay người ta  còn sử dụng các đoạn nối (đầu dính ­  adaptor ) cho   các enzym đầu bằng. Adaptor xúc tác nối các đoạn DNA do các enzym cắt đầu  bằng từ đó tạo nên đầu sol. Các adaptor đặc trưng riêng cho mỗi loại enzym.  Dùng enzym cắt hạn chế từ hai nguồn DNA khác nhau, qua khâu nối trộn lẫn   sẽ tạo ra sản phẩm DNA tái tổ hợp. 5
  6. c. Biến nạp DNA tái tổ hợp vào tế bào chủ và nhân dòng gen: Đưa DNA tái tổ hợp vào tế bào chủ theo kỹ thuật biến nạp( chuyển trực tiếp   DNA tái tổ hợp vào tế bào chủ) – tế bào chủ có thể là vi khuẩn, tế bào động vật, tế  bào thực vật; nhờ bộ máy di truyền của tế bào chủ  nhân bản DNA tái tổ  hợp, tạo   sinh khối lớn.  Những tế bào chủ chính thường dùng: + Vi khuẩn E.Coli: dễ thao tác, ít tốn kém, sinh sản nhanh, tạo dòng DNA tái   tổ hợp nhanh. + Tế  bào nấm men, tế  bào động vật, thực vật nuôi cấy Invitro, loại tế  bào  này thường dùng vào mục đích cụ thể; như nghiên cứu điều hòa hoạt động   của gen, đột biến gen… Những phương pháp chủ  yếu được dùng để  đưa DNA tái tổ  hợp vào tế  bào  nhận: + Kỹ  thuật siêu âm: chuyển gen vào tế  bào trần ( không có thành Xelulose)  trong môi trường thích hợp + Kỹ  thuật xung điện: sử  dụng dòng điện cao áp ( khoãng 500V/cm) tạo lỗ  thủng nhỏ  trên tế  bào trần, tạo điều kiện gen xâm nhập vào hệ  gen tế  bào  chủ + Kỹ thuật vi tiêm: tiêm lượng nhỏ DNA vào tế bào chủ  hoặc tế  bào trứng đã   thụ tinh ở giai đoạn phôi 4­8 tế bào + Kỹ thuật bắn gen: dùng thiết bị bắn vi đạn mang gen cần chuyển ( súng bắn  gen) vào hệ  gen của tế  bào chủ. Vi đạn là các hạt Volfram hoặc vàng trộn  với gen cần chuyển và phụ  gia, vi đạn được bắn vào viên đạn lớn hơn, khi  bắn, viên đạn lớn được giữ lại, vi đạn bắn vào tế bào nhận với gia tốc lớn. d. Chọn lọc, tạo dòng và sự biểu hiện của gen: Việc chọn lọc đúng dòng tế bào như ý không đơn giản và tốn nhiều công sức.   Khi xác nhận DNA tái tổ  hợp đã xâm nhập vào tế  bào và mang đúng gen cần thiết  thì chúng được sinh sản để tạo dòng và tạo điều kiện cho gen biểu hiện  Xác định dòng vi khuẩn chứa plasmit tái tổ  hợp: sau khi biến nạp DNA vào tế  bào nhận, tạo nhiều dòng tế bào vi khuẩn khác nhau. Chúng được nuôi cây thành   những dòng khuẩn lạc vi khuẩn (gồm dòng tế  bào vi khuẩn không nhận được   plasmit, dòng nhận được plasmit không có gen lạ  và dòng nhận đúng plasmit tái  tổ hợp).  Do đó muốn nhận đúng và tách đúng dòng gen từ  thư  viện DNA, người ta sử  dụng phương pháp: + Lai  acid nucleic: làm tan tại chỗ  các  khuẩn lạc  vi khuẩn  trên  giấy  lọc  nitrocellulose và DNA thoát ra gắn với mẫu thử  acid nucleic có mang dấu  phóng xạ với độ dài hàng trăm nu. Nếu hiện tượng bắt cặp bổ sung xảy ra   có nghĩa là gen đã được chuyển vào tế bào nhận 6
  7. + Phát hiện kiểu hình: đòi hỏi dòng mục tiêu phải có biểu hiện ra  ở  dạng  protein dễ phát hiện bằng các phép thử. + Phản ứng miễn nhiễm: khi tế bào nhận được plasmit có gắn đoạn DNA lạ  thì tế  bào vi khuẩn mất hoạt tính kháng tetracyclin, do đó khuẩn lạc chỉ  mọc được trên môi trường có ampicilin, không mọc được trên môi trường   có tetrecyclin. Đây là dòng tế bào cần chọn  Sự  biểu hiện của gen được tạo dòng: nói chung gen lạ sau khi được đưa vào tế  bào nhận, muốn gen có biểu hiện tổng hợp protein cần cấu tạo vector có đủ các  yếu tố  phiên mã và dịch mã phù hợp trên cơ  sở  là cơ  chế  điều hòa biểu biểu   hiện của gen. Các vector này gọi là vector biểu hiện. 2. Ý nghĩa của sử dụng công nghệ DNA tái tổ hợp để sản xuất insulin: Sản xuất Insulin bằng công nghệ tái tổ hợp là một bước nhảy vọt trong việc chữa   trị  bệnh tiểu đường. Ngoài ra một ý nghĩa khá quan trong khi sử  dụng công nghệ  này để  sản xuất Insulin, đó là hiệu quả  kinh tế, khi sử  dụng công nghệ  này, giá  thành sản phẩm hạ khá nhiều mà chất lượng sản phẩm vẫn bảo đảm, chính là nhờ  ý nghĩa sản xuất sinh khối cao của tế bào nhân tham gia quy trình con nghệ DNA tái   tổ hợp. 3. Quy trình sản xuất Insulin bằng công nghệ DNA tái tổ hợp: Tổng hợp Insulin người là một quá trình sinh hóa gồm nhiều bước, gồm hai  phương pháp a. Phương pháp 1:  Tạo ra các chuỗi riêng biệt, kết hợp hoá học hoặc tạo một tiền chất chuỗi  đơn proinsulin người, sau đó phân cắt để tạo thành insulin hoàn chỉnh.   Bước 1 : Chuẩn bị gen cần tách dòng. Bằng kỹ  thuật tách gen sử  dụng trong sinh học phân tử  tách được gen mã  hoá proinsulin người trên nhiễm sắc thể số 11. + Tách mRNA của gen tổng hợp proinsulin từ mẫu nghiền tuỵ của người.   Dùng phản  ứng RT­PCR với mồi đặc hiệu để  khuếch đại gen, loại bỏ  protein. Do hầu hết các mRNA của người đều có đuôi polyA nên sử dụng  chuỗi polyT để bắt cặp với đuôi polyA đó. + Sử  dụng sắc kí ái lực với polyT giữ  lại mRNA cần thiết cho quá trình   dịch mã; còn lại loại bỏ DNA và các RNA khác. + Cắt bỏ cầu nối A ­ T thu được mRNA. 7
  8. Tách mRNA của gen tổng hợp proinsulin từ mẫu nghiền tuỵ của người   Bước 2 : Tách và thiết kế plasmit tái tổ hợp. + Cắt gen mã hoá proinsulin và plasmit bằng một loại enzym giới hạn. Nối   bằng DNA ligase của phageT4. Trong thành phần của vector biểu hiện phải   có các promoter mạnh giúp gen biểu hiện được trong vi khuẩn. + Thiết kế các trình tự mã hoá cho các protein tín hiệu giúp vận chuyển insulin   ra ngoài tế bào chất. Nếu sử dụng mRNA tách được từ trên tiến hành như sau: + Sao mRNA tinh khiết thành DNA (cDNA) nhờ enzym phiên mã ngược và nhờ  các dNTP (trong phản ứng RT ­ PCR). + Cài đoạn cDNA mã hoá insulin hoàn chỉnh vào plasmit đứng sau một promoter  mạnh. Biến nạp vector tái tổ hợp vào vi khuẩn E.coli.   Bước 3 : Biến nạp plasmit tái tổ hợp vào E.coli nhờ phương pháp trộn với dung  dịch ion Ca+ hoặc tạo lỗ xung điện.  8
  9. Tách và biến nạp Plasmic tái tổ hợp vào E.Coli   Bước 4 : Sàng lọc các dòng tế bào mang vector tái tổ hợp.  Sau quá trình biến nạp, cần chọn lọc được những dòng vi khuẩn mang gen  mong muốn. Qúa trình chọn lọc phụ thuộc vào quy trình và gen đánh dấu trên vector   được sử  dụng. Thông thường là sử  dụng kháng sinh Ampixilin hoặc Tetraxilin để  chọn lọc. Sau đó kiểm tra dòng chọn lọc theo nhiều cách khác nhau bằng cách giải  đoạn trình tự nucleotic của đoạn gen cài vào vector tái tổ hợp và so sánh với trình tự  gốc.    Bước 5 : Nuôi cấy tế bào tái tổ hợp để thu sản phầm  Các vi khuẩn chuyển gen sau đó được đưa vào nồi lên men. Nuôi chúng trong  các nồi lên men với các điều kiện tối  ưu. Sử  dụng các phương pháp nuôi cấy liên   tục, theo đó các chất dinh dưỡng liên tục được bổ sung để đảm bảo sự tăng trưởng  của vi khuẩn theo hàm mũ. Cứ 20 phút lại có hàng triệu vi khuẩ được nhân lên qua   nguyên phân. Như vậy, chỉ sau một thời gian ngắn, sinh khối sẽ tăng   Bước 6 : Tiền tinh sạch + Sau khi lên men cần tách tế bào và khử trùng nhiệt.  + Dùng enzym lizozyme phá vỡ màng tế bào, sau đó dùng hỗn hợp chất tẩy rửa   để tách lớp màng lipit. + Proinsulin được tách ra khỏi các mảnh vỡ tế bào bằng phương pháp li tâm và  lọc.   Bước 7:  Hoạt hoá. + Do hệ  thống  E.coli  có khả  năng biểu hiện gen insulin nhưng không có  khả năng hoạt hoá insulin.   9
  10. + Hoạt hoá proinsulin invitro bằng cách xử  lý dung dịch đệm, giúp nó đạt  cấu   trúc   bậc   4,   sau   đó   dùng   enzym   đặc   hiệu   trypsin   để   phân   cắt   proinsulin. Khi đó sản phẩm thu được mới có hoạt tính cần thiết.    Bước 8 : Hỗn hợp tinh sạch chỉ còn có insulin.  + Bằng phương pháp sắc ký, tách và phương pháp miễn dịch gắn enzym.  + Độ tinh sạch của insulin được đánh giá qua mỗi giai đoạn trung gian của quá  trình sản xuất nhờ phòng thí nghiệm chuyên hoá. Cuối cùng insulin được tinh   thể hoá.    Các tinh thể insulin b. Phương pháp 2: Tổng hợp riêng rẽ hai chuỗi A và B.  + Phương pháp này sẽ  tránh được việc sản xuất enzim đặc hiệu cần  thiết để biến proinsulin thành insulin. + Nhà sản xuất cần hai gen nhỏ đẻ sản xuất hai chuỗi A và B. Xác định   trình tự DNA để qua đó tổng hợp và tách hai dòng gen này.     + Mỗi DNA được chèn vào plasmit. Sau đó sản xuất tương tự  như  sản  xuất proinsulin. + Cuối cùng hai chuỗi A và B được trộn với nhau và hình thành cầu nối   đisulfua qua phản ứng tái oxi hoá khử nhờ một chất oxi hoá nhất định. 10
  11. Sản xuất insulin tái tổ hợp với chuỗi A và chuỗi B riêng biệt Tổng hợp riêng rẽ hai chuỗi A và B. c. Các phương pháp sản xuất khác: + Giả  insulin  : Cải tiến phương thức hoạt động của insulin trong cơ  thể  người bằng cách thay đổi trình tự  acid amin của nó và tạo ra chất tương  tự. Insulin giả  ít kết dính với nhau hơn và khuếch tán vào máu dễ  dàng  hơn. Quy trình sản xuất Insulin giả cũng tương tự như quy trình sản xuất   insulin trên + Phương phap san xuât cua Tâp đoan Eli Lilly: ́ ̉ ́ ̉ ̣ ̀  phương phap san xuât ́ ̉ ́  ̀ ̉ ̣ ̃ ̀ ̃ ̣ ̀ ́ ử dung Escherichia nay biêu hiên chuôi A va chuôi B riêng biêt băng cach s ̣   coli, sau đo thu chuôi A va chuôi B, trôn v ́ ̃ ̀ ̃ ̣ ới nhau in vitro tao câu nôi ̣ ̀ ́  disulfur. Phương phap nay co hiêu qua san xuât thâp. Do đo, Eli Lilly phat ́ ̀ ́ ̣ ̉ ̉ ́ ́ ́ ́  ̉ ̣ triên môt ph ương phap cai tiên h ́ ̉ ́ ơn, phương phap nay biêu hiên proinsulin ́ ̀ ̉ ̣   ̀ ̉ ̣ ̣ thay vi biêu hiên chuôi A va B riêng biêt nh ̃ ̀ ư phương phap cu, tao câu nôi ́ ̃ ̣ ̀ ́  11
  12. ́ ́ ̉ disulfur in vitro, sau đo phân căt peptide C khoi hai chuôi A va B băng ̃ ̀ ̀   ̀ ̣ trypsin va carboxypeptidase, tao thanh insulin.  ̀ + Phương pháp sản xuất của tâp đoan Novo Nordisk ̣ ̀ : phương phap naý ̀  ̉ ̣ biêu hiên miniproinsulin bao gôm chuôi B va chuôi A nôi v ̀ ̃ ̀ ̃ ́ ới nhau băng 2 ̀   acid amin, được biêu hiên trong nâm men, sau đo x ̉ ̣ ́ ́ ử  ly miniproinsulin in ́   ̀ ̣ vitro băng trypsin tao thanh insulin. Ph ̀ ương phap nay co nhiêu thuân l ́ ̀ ́ ̀ ̣ ợi   như câu nôi disulfur đ ̀ ́ ược hinh thanh trong qua trinh biêu hiên va qua trinh ̀ ̀ ́ ̀ ̉ ̣ ̀ ́ ̀   tiêt miniproinsulin, va miniproinsulin nay đ ́ ̀ ̀ ược tach chiêt va tinh sach dê ́ ́ ̀ ̣ ̃  dang do đ ̀ ược tiêt thăng ra môi tr ́ ̉ ường nuôi cây. ́ + Phương pháp của công ty Bio­Technology General: Trong phương phaṕ   ̀   môṭ   dang nay, ̣   protein   dung   hợp   (fusion   protein)   bao   gôm̀   superoxide   dismutase (SOD) găn v ́ ơi proinsulin đ ́ ược biêu hiên trong tê bao E.coli. ̉ ̣ ́ ̀   ̣ ́ ̉ ̉ ̣ ̀ ̣ Băng cach nay, hiêu suât cua qua trinh biêu hiên protein va hiêu qua cua qua ̀ ́ ̀ ́ ̀ ̉ ̉ ́  trinh hinh thanh cac câu nôii. Sau đo, proinsulin đ ̀ ̀ ̀ ́ ̀ ́ ́ ược chuyên thanh insulin ̉ ̀   nhơ x ̀ ử ly v ́ ơi trypsin va carboxypeptidase B. ́ ̀ + Sử  dụng tế  bào gốc lấy từ  máu trong dây rốn trẻ  sơ  sinh:   Các nhà  khoa học Anh và Mỹ  cho biết họ có thể  sử  dụng tế  bào gốc lấy từ  máu  trong dây rốn của trẻ  sơ sinh để  giúp bệnh nhân tiểu đường loại 1 khôi   phục khả năng sản xuất insulin trong cơ thể.   Ưu thế của phương pháp mới + Insulin tạo ra gần như hoàn chỉnh với cấu trúc Insulin ở người.  + Tạo ra một số lượng lớn Insulin trong một thời gian ngắn.  + Năng suất cao.  + Nguồn nguyên liệu dễ tìm ,không nguy hại đến môi trường.  + Trong quá trình tách chiết: dễ thao tác kĩ thuật và chuẩn hóa trong phòng  thí nghiệm.  + Ít tốn kém chi phí.  + Giá thành rẻ. III. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA INSULIN: 1. Insulin tác dụng nhanh a. Ưu điểm: + Là loại duy nhất dùng trong cấp cứu do tác dụng hạ đường huyết nhanh  chóng. + Có thể trộn lẫn với insulin chậm tùy theo mục đích và nhu cầu điều trị. + Có thời gian tác dụng ngắn và mạnh để làm giảm đường huyết sau khi ăn. b. Nhược điểm :  12
  13. Thời gian tác dụng ngắn nên phải tiêm nhiều lần trong ngày (4 mũi tiêm dưới   da, thực tế  không dùng riêng insulin tác dụng nhanh để  điều trị  mà phải kết hợp  thêm insulin tác dụng bán chậm hoặc chậm). 2. Insulin tác dụng bán chậm (dịch tiêm đục như sữa) Để làm giảm bớt số lần tiêm trong ngày, người ta đã sản xuất ra loại insulin   có tác dụng dài hơn gồm 2 loại insulin là NPH (Neutral Protamine Hagedorn) hay   IZS (Insulin Zinc Suspension) để sử dụng trong chế độ điều trị với 2 hay 3 mũi tiêm   trong ngày. a. Ưu điểm:  insulin tác dụng trung bình có nhiều loại với thời gian tác dụng  khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu điều trị và sự thuận lợi của bệnh nhân. b. Nhược điểm: có thể gây đau khi trộn với insulin nhanh. 3. Insulin trộn sẵn (dịch tiêm đục như sữa) Là loại insulin trộn lẫn giữa 2 loại nhanh và trung bình theo tỷ lệ nhất định. + Có tỷ lệ 30% insulin nhanh và 70% insulin trung bình. + Có tỷ  lệ  50% insulin nhanh và 50% insulin trung bình. Ngoài ra còn tiến   hành trộn theo những tỷ  lệ  khác mà trong đó loại nhanh chiếm 10­ 20­  40%. a. Ưu điểm: tiện dùng, phù hợp hơn với sinh lý mà không đòi hỏi phải tự trộn   lấy liều khi dùng riêng từng loại nhanh chậm. b. Nhược điểm: vì tỷ  lệ  pha trộn là cố  định nên khó điều chỉnh cho phù hợp  với từng tình huống cụ  thể: ăn bữa no nếu tăng liều cả  insulin nhanh và  chậm sẽ gây hạ đường huyết muộn. Trong khi lẽ ra chỉ tăng từ  2 đến 6 đơn  vị loại insulin nhanh. 4. Insulin tác dụng chậm (dịch tiêm đục như sữa) a. Ưu điểm: Chỉ cần một mũi tiêm có tác dụng trong cả 24 giờ trong ngày. Có   thể dùng trong kỹ thuật 4 mũi tiêm/ ngày, 3 mũi nhanh vào trước các bữa ăn  và một mũi vào lúc đi ngủ (22 giờ). b. Nhược điểm: Bị  đỏ, đau nơi tiêm. Hạ  đường huyết không lường trước do  tác dụng kéo dài chồng chéo với các mũi tiêm khác. Thường không làm giảm  được đường máu sau ăn do thời gian hấp thu vào máu chậm 13
  14. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]  http://d.violet.vn/uploads/resources/562/1075370/preview.swf  [2]  http://www.sinhhocvietnam.com/vn/modules.php?  file=article&name=News&sid=1149 [3]  http://baigiang.violet.vn/present/show?entry_id=487936  [4]  http://thuviensinhhoc.com/chuyen­de­sinh­hoc/cong­nghe­sinh­  hoc/2659­insulin­va­cong­nghe­san­xuat­insulin­tren­the­gioi [5]  http://vi.wikipedia.org/wiki/Insulin  14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2