Tiểu luận:Các điểm nóng khu vực Nam Á
lượt xem 50
download
Khái quát chung về điểm nóng Trước hết chúng ta hãy trả lời cho câu hỏi, điểm nóng là gì? Điểm nóng trong ngôn từ của khoa học chính trị được dùng để chỉ những nơi bất ổn về chính trị, an ninh trên toàn thế giới, thường được thể hiện dưới hình thức xung đột quân sự của không dưới hai chủ thể trở lên. Ngày nay càng ngày càng có nhiều điểm nóng có sự tham gia của ba chủ thể trở lên, dẫn đến khả năng quốc tế hoá của các điểm nóng này, làm tăng hệ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận:Các điểm nóng khu vực Nam Á
- Các điểm nóng khu vực Nam Á Tiểu luận Các điểm nóng khu vực Nam Á 1
- An ninh quốc tế * Khái quát chung về điểm nóng Trước hết chúng ta hãy trả lời cho câu hỏi, điểm nóng là gì? Điểm nóng trong ngôn từ của khoa học chính trị được dùng để chỉ những nơi bất ổn về chính trị, an ninh trên toàn thế giới, thường được thể hiện dưới hình thức xung đột quân sự của không dưới hai chủ thể trở lên. Ngày nay càng ngày càng có nhiều điểm nóng có sự tham gia của ba chủ thể trở lên, dẫn đến khả năng quốc tế hoá của các điểm nóng này, làm tăng hệ quả nghiêm trọng của các điểm nóng này. Có hai khái niệm về điểm nóng: - Điểm nóng hiện hữu: là điểm nóng luôn luôn tồn tại, dù có lúc biểu hiện ở mức độ, hình thức khác nhau nhưng vẫn luôn luôn nóng, xung đột quân sự có thể bùng lên bất cứ lúc nào. Ví dụ: khi được hỏi bất cứ người dân nào trên thế giới về điểm nóng, chúng ta có thể dễ nhận được những câu trả lời như Trung Đông, eo Malacca, Somali, Afghanistan, Iraq… - Điểm nóng di động: là điểm nóng đột nhiên xuất hiện khiến quốc gia hoặc khu vực được coi là ổn định bỗng nhiên trở thành điểm nóng. Ví dụ: nước Mỹ được phương Tây coi là quốc gia của tự do, dân chủ, an toàn, an ninh, song mọi chuyện thay đổi sau khi Mỹ bất ngờ bị tấn công vào trung tâm trong vụ khủng bố 11 tháng 9 năm 2003. Nước Mỹ khi ấy cũng trở nên “dễ bị tổn thương” hơn bao giờ hết, cũng được coi là “điểm nóng”. Những khái niệm truyền thống về điểm nóng là phải ở những khu vực chậm phát triển về kinh tế, đầy mâu thuẫn văn hoá và tôn giáo đã thay đổi. Thế giới toàn cầu hoá và tuỳ thuộc lẫn nhau làm cho ngay cả những quốc gia được cho là “siêu cường” tại một thời điểm nào đó cũng khó bảo đảm an ninh cho công dân của mình, cũng có thể trở thành điểm nóng. Các điểm nóng trên thế giới sau chiến tranh lạnh, đặc biệt là trong kỷ nguyên toàn cầu hoá, đa dạng về hình thức, phức tạp về chủ thể, nguyên nhân bùng phát, thời điểm bùng phát, nhưng có đặc điểm chung là không chỉ dừng lại ở vấn đề quân sự mà còn liên quan đến nhiều vấn đề như kinh tế, văn hoá, thương mại… Xung đột thương mại, xung đột giữa các nền văn minh… khiến các chủ thể quan hệ quốc tế nảy sinh mâu thuẫn với nhau biến một điểm thành điểm nóng không còn là vấn đề quá xa lạ trong quan hệ quốc tế đương đại. Nam Á còn được nói đến như là tiểu lục địa Ấn Độ, bao gồm các quốc gia Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Bhutan, Bangladesh, Sri Lanka và Maldives. Đi sâu vào điểm nóng Nam Á, chúng tôi sẽ khảo sát điểm nóng này theo 3 tầng nấc: Thứ nhất, tại sao Nam Á lại nóng. Thứ hai, mức độ nóng của Nam Á. Thứ ba, các hình thức kiểm soát điểm nóng này. 1. Tại sao Nam Á lại nóng? Nguyên nhân Nam Á nóng được khảo sát dưới hai tầng nguyên nhân: 2
- Các điểm nóng khu vực Nam Á - Nguyên nhân từ bên trong: + Nam Á mang vị trí địa chính trị do nằm ở trung tâm của các lục địa và đại dương lớn trên thế giới, tuy không có nguồn tài nguyên thiên nhiên gây tranh giành giữa các nước lớn như dầu mỏ nhưng do vị trí nằm gần các khu vực nổi tiếng là điểm nóng khác như Trung Đông, Kapkaz, Myanmar… nên không tránh khỏi bị ảnh hưởng từ các điểm nóng này và dễ trở thành nơ để các nước lớn thi hành chính sách lôi kéo, gây ảnh hưởng nhằm tối ưu lợi thế ở các điểm nóng gần đó. + Nam Á có sự hiện diện và giao thoa của nhiều nền văn hoá với các tôn giáo khác nhau, thậm chí thù địch với nhau, dẫn đến xung đột tôn giáo bên trong những quốc gia Nam Á và giữa các quốc gia Nam Á với nhau xảy ra hầu như hàng ngày. Thời đại ngày nay khi mà có ý kiến cho rằng chia thế giới thành các khu vực cùng nền văn minh chứ không phải theo khái niệm trình độ phát triển kinh tế hay là chế độ chính trị thì xung đột giữa các nền văn minh ở Nam Á cũng là nguyên nhân đáng kể khiến khu vực này luôn bất ổn, luôn là điểm nóng. Tiêu biểu là mâu thuẫn giữa đạo Hồi và những tôn giáo còn lại trong khu vực như đạo Hindu, Thiên Chúa Giáo, đạo Judai, đạo Sikh, đạo phật… Đạo Hồi có mặt ở Pakistan cùng với sự có mặt của các thương gia Arập và quân đội Hồi giáo của người Arập tiến vào xâm chiếm lãnh thổ tây bắc Ấn Độ từ thế kỷ XII. Trong suốt quá trình du nhập, tồn tại và phát triển, đạo Hồi ở Ấn Độ đã khẳng định vị thế của mình trong khu vực với những đặc trưng văn hoá riêng biệt. Trước Chiến tranh thế giới lần thứ II, trong lãnh thổ Ấn Độ, số tín đồ Hồi giáo có trên 100 triệu người sống chủ yếu ở khu vực tây bắc (tức Pakistan ngày nay) và đông bắc (tức Bangladesh ngày nay). Một số nhỏ sống rải rác, xen lẫn với người theo Ấn Độ giáo. + Đa số các quốc gia Nam Á có chung quá khứ từng là các nước bị thực dân hoá vì thế những mâu thuẫn do chế độ thực dân để lại trong mỗi nước giờ đây lại trở thành nguyên nhân khiến các nước xung đột với nhau, biến Nam Á trở thành điểm nóng. Hệ quả nhãn tiền của chế độ thực dân là mâu thuẫn biên giới lãnh thổ giữa các quốc gia láng giềng với nhau, tuy nhiên, sâu sa hơn ở bên trong nền chính trị mỗi quốc gia. Các quốc gia từng có quá khứ chiến đấu giành độc lập thì quân đội thường có vị trí quan trọng trong nền chính trường quốc gia này, ảnh hưởng là những chính sách của các quốc gia này thường mang tính độc tài và phi dân chủ, gây ra mâu thuẫn giữa các lực lượng dân chủ và phản dân chủ tạo ra tình trạng bất ổn bên trong mỗi quốc gia. Những điều trên sẽ được phân tích kỹ hơn trong ví dụ về Ấn Độ - Pakistan – Bangladesh dưới đây. Ở cặp ba quan hệ này, các yếu tố về văn hoá, tôn giáo, hậu quả của chế độ thực dân đều thể hiện rất rõ nét. 3
- An ninh quốc tế + Một nguyên nhân hết sức đặc trưng của khu vực này là trong số 7 quốc gia trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân thì khu vực này có tới 2 đại diện, đặc biệt là hai quốc gia láng giềng vốn có quan hệ không mấy gì mặn nồng, thậm chí đã từng nhiều thời điểm trên bờ vực chiến tranh. Điều này ảnh hưởng không chỉ đến hoà bình và an ninh của khu vực cũng như trên thế giới mà còn tăng hai nguy cơ cực nguy hiểm nữa là chạy đua vũ trang và buôn bán vũ khí, nhất là vũ khí hạt nhân. Vũ khí hạt nhân nằm trong trên một điểm nóng khiến cho điểm nóng ấy có thể bùng phát thành đống lửa chiến tranh bất cứ lúc nào. - Nguyên nhân bên ngoài: + Trong quá khứ là ảnh hưởng của các đế quốc thực dân lên khu vực, tạo ra các mâu thuẫn trong lòng các quốc gia bị thực dân hoá. Ví dụ điển hình là trường hợp chính sách "chia để trị" của Anh. Trong suốt quá trình đô hộ Ấn Độ, nước Anh đã thi hành chính sách "chia để trị" cực kỳ hiểm độc, từng bước phá vỡ khối đoàn kết của phong trào giải phóng dân tộc do đảng Quốc đại của Mohandas Gandhi và Liên đoàn Hồi giáo của Mohammad Ali Ginna lãnh đạo. Nước Anh khuyến khích Liên đoàn Hồi giáo chống lại đảng Quốc đại, ủng hộ tư tưởng ly khai và xúc tiến việc thành lập nhà nước riêng của người theo đạo Hồi. Trước sức ép của Anh, đảng Quốc đại buộc phải nhượng bộ và chấp nhận chia cắt đất nước bằng Hiệp định ngày 14/8/1947 giữa đảng Quốc đại với Liên đoàn Hồi giáo và Chính phủ Anh. Ngày 14/8/1947 được coi là ngày độc lập của Ấn Độ và Pakistan . Trong hiệp định ba bên hay “đạo luật về nền độc lập của Ấn Độ”, Anh đã cố tình đưa vào nhiều nhân tố gây mất ổn định về lâu dài ở vùng đất này. Các bên tham gia ký kết đồng ý cho phép lãnh vương một số công quốc được quyền quyết định gia nhập vào một trong hai nhà nước trên. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan hàng chục năm nay ở Kashmir ( Kashmir là 1 trong 601 công quốc ở Nam Á). Thứ nữa là, Anh cố tình chia đất nước Pakistan làm hai phần, Đông Pakistan (nay là Bangladesh) và Tây Pakistan (Pakistan ngày nay) cách nhau 1.600 km và buộc phải đi qua lãnh thổ Ấn Độ. Xứ Punjab và xứ Bengal cũng bị chia cho mỗi nước một nửa. Việc phân chia trên đã làm nảy sinh nhiều phức tạp trong quan hệ giữa hai nước đến nay vẫn chưa giải quyết được. + Hiện nay, dưới danh nghĩa cuộc chiến tranh chống khủng bố, Mỹ đang dùng “cây gậy và củ cà rốt” để tăng cường ảnh hưởng trong khu vực bằng hình thức “xuất khẩu dân chủ” và tiêu diệt khủng bố, để tạo lợi thế cho cuộc truy bắt tàn quân Taliban đang ẩn náu trên lãnh thổ Pakistan. Tuy nhiên, hiệu quả của các chiến dịch này không theo mong đợi làm cho tình hình khu vực không những không bớt nóng mà ngày càng nóng hơn. Như vậy, vô tình trở thành một mắt xích trong các chiến lược toàn cầu của Mỹ cũng là một nguyên nhân khiến khu vực thêm bất ổn. 4
- Các điểm nóng khu vực Nam Á 2. Nóng như thế nào? Ở phần này chúng tôi sẽ phân tích 4 cases đặc biệt về bất ổn trong khu vực đó là Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanca và Afghanistan để minh chứng cho mức độ nóng của khu vực này. 2.1. Xung đột Ấn Độ - Pakistan Pakistan xuất hiện trên bản đồ thế giới vào ngày 14 tháng 8 năm 1947, sau cuộc đấu tranh của những người Hồi giáo tại Nam Á để thoát khỏi sự cai trị của Đế quốc Anh. Pakistan có nền văn minh Ấn Hà phát triển rực rỡ cách đây 5 nghìn năm. Trước ngày độc lập, Pakistan là một bộ phận trong tiểu lục địa Ấn Độ thuộc Anh. Sau Thế chiến thứ hai, Anh trao trả độc lập cho tiểu lục địa và chia tiểu lục địa thành hai quốc gia, Ấn Độ và Pakistan, dựa trên cơ sở tôn giáo: Hồi giáo ở Tây Pakistan và Đông Pakistan - cách xa nhau hơn 1900 km - và Ấn Độ giáo (Hindu) ở Ấn Độ. Năm 1971, Đông Pakistan tách ra thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Bangladesh. Từ đó lãnh thổ Pakistan chỉ còn ở miền tây. Xung đột Ấn Độ - Pakistan bắt đấu ngay từ khi Anh tách tiểu lục địa Ấn Độ làm hai. Sau đây là những thời điểm thăng trầm trong quan hệ giữa hai nước: 1947 - Sau Chiến tranh Thế giới Thứ II, Anh trao trả độc lập cho tiểu lục địa Ấn Độ và chia tiểu lục địa thành hai quốc gia Ấn Độ và Pakistan - dựa trên cơ sở tôn giáo: Hồi giáo ở Tây Pakistan và Đông Pakistan (cách xa nhau hơn 1600 km) và Ấn Độ giáo (đạo Hinđu) ở Ấn Độ. Việc này đã châm ngòi cho một trong những cuộc di cư lớn nhất và đẫm máu nhất trong lịch sử hiện đại. 1947/1948 - Ấn Độ và Pakistan bước vào cuộc chiến đầu tiên do tranh chấp xung quanh khu vực Kashmir ở dãy Himalaya. Cuộc chiến kết thúc với thoả thuận ngừng bắn và nghị quyết do Liên Hợp Quốc dàn xếp tìm kiếm một cuộc trưng cầu ý dân cho người dân ở Jammu và Kashmir quyết định liệu sẽ trở thành một phần của Ấn Độ hay một phần của Pakistan. 1965 - Ấn Độ và Pakistan bước vào cuộc chiến thứ hai vì tranh chấp Kashmir. Chiến tranh kết thúc sau khi Liên Hợp Quốc kêu gọi ngừng bắn. 1971 - Pakistan và Ấn Độ chiến tranh lần thứ ba vì khu vực Đông Pakistan. Đông Pakistan tách ra thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Bangladesh. Từ đó, lãnh thổ Pakistan chỉ còn ở miền Tây. 1972 – Thủ tướng Pakistan Zulfikar Ali Bhutto và Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi ký thoả thuận ở thị trấn Simla của Ấn Độ để đặt ra những quy tắc cho quan hệ hai nước. 1974 - Ấn Độ cho thử thiết bị hạt nhân đầu tiên. 5
- An ninh quốc tế 1990 - Ấn Độ bắt đầu cáo buộc Pakistan vũ trang và cử những phần tử Hồi giáo vào khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. Pakistan phủ nhận cáo buộc. Tháng 5/1998 - Ấn Độ tiến hành 5 vụ thử hạt nhân và tuyên bố kế hoạch chế tạo vũ khí hạt nhân. Đáp lại, Pakistan tuyên bố tiến hành 6 vụ thử. 1999 - Hai nước đứng bên bờ vực cuộc chiến thứ tư sau khi Ấn Độ phát động chiến dịch lớn nhằm vào những người Pakistan xâm nhập vào khu vực núi ở Kargil thuộc khu vực Kashmir của Ấn Độ. 2001 - Vào tháng 12, khủng bố tấn công Quốc hội Ấn Độ. 14 người, trong đó có 5 kẻ tấn công, đã thiệt mạng. Ấn Độ cáo buộc các nhóm khủng bố người Kashmir có trụ sở ở Pakistan và Lashkar-e-Taiba và Jaish-e-Mohammad là thủ phạm. Hàng nghìn binh sĩ đã đối đầu nhau ở biên giới sau vụ này. 2003 - Pakistan tuyên bố ngừng bắn dọc biên giới kiểm soát ở Kashmir, Ấn Độ hoan nghênh động thái này. 2004 - Hai nước khởi động tiến trình hoà bình mà sau đó đã cải thiện quan hệ về ngoại giao, thể thao, thương mại, nhưng không đạt được tiến bộ trong vấn đề Kashmir. Tiến trình hoà bình bế tắc sau các vụ đánh bom nhằm vào Ấn Độ. 2008 - Hồi tháng 7, Ấn Độ cho rằng Cơ quan Tình báo Pakistan (ISI) đứng sau vụ tấn công sứ quán Ấn Độ ở thủ đô Kabul của Afghanistan làm 58 người chết. Khái lược như vậy hoàn toàn có thể dễ dàng nhận ra xung đột Ấn Độ - Pakistan có nét tương đồng với xung đột Israel – Palestin, đó là về lịch sử, vùng đất này vốn là một quốc gia, về sau bị chia tách dưới ảnh hưởng của nước lớn và bị lợi dụng xung đột vì lợi ích quốc gia, trở thành điểm nóng trên thế giới. Xét về điểm nóng này, người viết xin để cấp đến hai khía cạnh – nội tại quan hệ giữa hai quốc gia vốn là một này và vai trò, sự can thiệp của các nước lớn. Nhân tố nội tại ở đây trước hết là vai trò của tôn giáo – niềm tin, một bên là Hồi giáo, một bên là Hindu; tuy nhiên đây chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, thực chất ở đây chính là sự nghi kỵ quốc gia được duy trì bởi các nhà lãnh đạo. cả Ấn Độ và Pakistan đều coi sự tồn tại của quốc gia kia là tiềm ẩn nguy cơ an ninh của mình, và cả hai cùng sa vào vòng luẩn quẩn của chạy đua vũ trang, vũ khí hạt nhân… Ngoài ra vai trò của các nước lớn trong xung đột này khá rõ nét. Trước hết là vai trò của Anh – nước đế quốc cũ đã tách tiểu lục địa này ra làm hai; hiện tại là vai trò của Mỹ tại Ấn Độ (muốn tạo Ấn Độ thành đối trọng của trung Quốc tại phía tây) và vai trò của Trung Quốc lên Pakistan (biến Pakistan thành đối trọng của Ấn Độ)…. 6
- Các điểm nóng khu vực Nam Á Hoàn toàn khó dự báo tương lai sáng sủa cho sự hợp tác thực sự giữa hai quốc gia này, khi mà cả về nhân tố nội tại lẫn yếu tố bên ngoài đều có tác động tiêu cực đến sự hòa giải. Tính đến thời điểm hiện tại, Ấn Độ và Pakistan vẫn phải gánh chịu thiệt thòi nhất khi tự biến mình thành triến trận thử nghiệm cho các ông lớn thi thố. Nếu không có sự can thiệp của cộng đồng quốc tế, chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakistan có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ngày nay, Nam Á vẫn là một khu vực nóng của thế giới về xung đột vũ trang mang màu sắc tôn giáo, sắc tộc. Pakistan vẫn là một “kho thuốc súng” không an toàn, và trong “kho thuốc súng” ấy có cả vũ khí hạt nhân. Sau những gì đã và đang diễn ra trên chính trường Pakistan, nhất là sau vụ bà Bennazia Bhutto bị sát hại và trước cuộc bầu cử Quốc hội đầu năm 2008, cộng đồng quốc tế càng mất niềm tin vào nền an ninh của Pakistan. Nếu một thế lực Hồi giáo cực đoan (giống như Taliban) giành được chính quyền thì không biết điều gì sẽ đến với sự ổn định của nước này. Năm 1947, theo Hiệp định ba bên về nền độc lập của Ấn Độ, đã có 6 triệu tín đồ Hồi giáo nhập cư vào Pakistan. Năm 1972, Nhà nước Bangladesh được thành lập, toàn bộ tín đồ đạo Hồi ở Đông Pakistan đã trở thành công dân của một quốc gia mới. Tuy vậy, ngày nay số tín đồ Hồi giáo ở Pakistan vẫn chiếm đa số trong cơ cấu dân số (đông thứ hai thế giới, sau Indonesia ), các tôn giáo khác không đáng kể. Đạo Hồi được coi là quốc đạo ở Pakistan . Là một quốc gia Hồi giáo, đạo Hồi có ảnh hưởng cực kỳ to lớn về mọi mặt trong đời sống xã hội của quốc gia Nam Á này. Điều dư luận quan tâm nhất hiện nay là các phong trào Hồi giáo cực đoan đang phát triển mạnh mẽ cản trở tiến trình dân chủ ở Pakistan . Bằng chứng là, trong nhiều năm gần đây, hàng loạt vụ khủng bố đánh bom liều chết nhằm vào các chính trị gia có tư tưởng thân phương Tây, dẫn đến những cái chết thương tâm cho hàng nghìn người dân vô tội và đẩy đất nước vào các cuộc khủng hoảng chính trị triền miên. Pakistan hiện vẫn là địa bàn hoạt động và là hậu phương vững chắc của tổ chức khủng bố Al- Qaeda, tàn quân Taliban và nhiều tổ chức khủng bố quốc tế khác. Quân đội Pakistan, lực lượng an ninh Afghanistan và liên quân do Mỹ cầm đầu vẫn chưa triệt tiêu được các căn cứ quân sự của Taliban ở khu vực biên giới và không thể ngăn chặn được các vụ khủng bố của Al-Qaeda và các tay súng Hồi giáo khác tại thủ đô Islamabad, thành phố Karachi. Nhiều nhà phân tích cho rằng, đây là cái giá phải trả cho chính sách sai lầm trong nhiều thập niên qua của Chính phủ Pakistan qua nhiều đời tổng thống. Đó là chính sách thân phương Tây, đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, từng nuôi dưỡng phong trào Taliban, 7
- An ninh quốc tế một số tổ chức Hồi giáo cực đoan khác trong khu vực và theo đuổi chính sách thù địch với nước Ấn Độ láng giềng. Chính sách thân phương Tây và là đồng minh của Mỹ làm cho xã hội Pakistan bị phân hoá sâu sắc, nảy sinh nhiều luồng tư tưởng khác nhau. Có bộ phận dân cư ủng hộ chính sách thân phương Tây, chủ trương đẩy nhanh tiến trình dân chủ theo mô hình phương Tây. Có bộ phận muốn duy trì các giá trị của đạo Hồi. Bộ phận khác thì mang tư tưởng bài ngoại, kiên quyết chống Mỹ và phương Tây, tẩy chay cái gọi là “tiến trình dân chủ” không phù hợp với các giá trị đạo Hồi. Các vụ biểu tình rầm rộ (do các tổ chức chính trị đối lập nhau tổ chức), các vụ bạo động vũ trang, khủng bố, đánh bom liều chết (do các tổ chức Hồi giáo cực đoan tiến hành) và các vụ đảo chính quân sự (do quân đội tiến hành) liên tiếp nổ ra, khiến an ninh xã hội Pakistan luôn trong trạng thái rối ren. Sau sự kiện 11/9/2001, bị thôi thúc bởi chính sách “cây gậy và củ cà rốt” của Mỹ, Pakistan đã trở thành đồng minh quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ tại khu vực. Mặc dù có được một số lợi ích khi là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố (Mỹ chi cho Pakistan 10 tỉ USD để chống khủng bố và dân chủ hoá xã hội), nhưng toàn cục, Pakistan mất nhiều hơn. Tình hình chính trị - xã hội ngày càng bất ổn, nhiều lúc vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của chính quyền, buộc Tổng thống P.Musharaff phải ban bố tình trạng khẩn cấp và đặt quân đội, lực lượng an ninh trong tình trạng báo động cao nhất. Các tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan, không những không bị triệt tiêu mà còn hoạt động mạnh hơn. Thái độ chống Mỹ và tức giận trước sự bất lực của chính quyền quân sự trong cộng đồng Hồi giáo ngày càng tăng cao. Trong bài viết “Những thách thức đối với châu Á” đăng trên tạp chí American Prospect (Mỹ), tháng 11/2001, nhà phân tích J. Mann từng cảnh báo Pakistan là 2 trong 3 hiểm hoạ của châu Á trong thế kỷ XXI (hiểm hoạ thứ ba thuộc về Indonesia). Tác giả viết: “Nếu xem xét đến tương lai của châu Á thì có thể có 2 khả năng là hiểm hoạ đối với khu vực này và bất kỳ một khả năng nào cũng có thể là sự nối tiếp từ hàng loạt sự kiện sau 11/9/2001. Thứ nhất, là sự buông lỏng quản lý vũ khí hạt nhân ở Pakistan . Tổng thống Musharaff và chính phủ của ông ta với sự ủng hộ chiến dịch chống khủng bố một cách mạnh mẽ mà không được dân chúng chấp nhận sẽ sụp đổ. Pakistan hoặc sẽ đi đến tình trạng hỗn loạn hoặc chính quyền hiện nay sẽ bị thay thế bằng một chính quyền như kiểu Taliban, chính quyền này sẽ kiểm soát quân đội và vũ khí hạt nhân. 8
- Các điểm nóng khu vực Nam Á Thứ hai, Musharaff sẽ khiêu chiến với Ấn Độ để giành quyền kiểm soát Kashmir và chiến tranh lần thứ tư giữa hai quốc gia sẽ nổ ra. Cuộc chiến lần này sẽ không giống như những lần trước khi mà cả hai bên đều có vũ khí hạt nhân” . Những gì đang diễn ra dưới bàn tay đạo diễn của Mỹ ở Pakistan , chứng minh dự báo của các nhà phân tích quốc tế đang trở nên hiện thực hơn (ít nhất cũng là đúng cho đến lúc này, khi mà tình hình Pakistan đang bất ổn). Đã đến lúc Mỹ và đồng minh phải xem lại cách thức chống khủng bố và điều chỉnh chiến lược xuất khẩu “dân chủ” đối với các quốc gia Hồi giáo. Nếu không, Mỹ và đồng minh sẽ phải gánh chịu hậu quả do những sai lầm trong chính sách và hành động đối ngoại chính trị cường quyền của họ từ bấy lâu nay ở Pakistan và một số quốc gia khác. (*) Vấn đề Kashmir 2.2. Sri Lanka a. Giới thiệu chung về Sri Lanka Cộng hòa Dân chủ Xã hội chủ nghĩa Sri Lanka, là một đảo quốc với đa số dân theo Phật giáo ở Nam Á, nằm cách khoảng 31 kilômét ngoài khơi bờ biển phía nam Ấn Độ. Dân số Sri Lanka hơn 20 triệu người. Là một đường nối hàng hải chiến lược giữa Tây Á và Đông Nam Á, Sri Lanka từng là trung tâm tôn giáo và văn hóa Phật giáo thời cổ. Một số người dân nước này theo Hindu giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo và các tôn giáo thổ dân khác. Người Sri Lanka chiếm đa số (74%), ngoài ra còn có các cộng đồng người Tamil, Hồi giáo, Burghers và người thổ dân khác. Bản đồ Sri Lanka 9
- An ninh quốc tế b. Tại sao coi Sri Lanka là một điểm nóng ở khu vực Nam Á? Sở dĩ Sri Lanka được coi như một điểm nóng ở khu vực Nam Á vì trong giai đoạn 1983 – 2009 đã xảy ra cuộc nội chiến đẫm máu giữa người Sri Lanka nắm chính phủ và lực lượng ly khai Tamil do LTTE lãnh đạo, lực lượng này yêu cầu thành lập một nhà nước Tamil độc lập ở phía đông bắc Sri Lanka. Cuộc nội chiến làm 70.000 người đã thiệt mạng, hàng chục ngàn người mất nhà cửa và khiến quốc đảo này bị tụt hậu nhiều mặt, đặc biệt là kinh tế. Cờ của Lực lượng những con hổ giải phóng Tamil c. Mức độ nóng? Trong giai đoạn trước khi Lực lượng Những con hổ giải phóng Tamil bị quân đội Sri Lanka đánh bại (05/2009), Sri Lanka được xem như nơi vô cùng bất ổn với tình trạng xung đột vũ trang có sử dụng vũ khí nóng xảy ra liên tiếp đe dọa đến an ninh không chỉ của người dân Sri Lanka mà của cả cộng đồng Nam Á và thế giới. d. Chứng minh i. Những con hổ giải phóng Tamil thường xuyên tiến hành các hành động mang tính bạo lực và khủng bố: • tuyển mộ binh lính là trẻ em, • thực hiện những vụ thảm sát dân thường dã man, • tổ chức đánh bom liều chết bao gồm cả hoạt động ám sát những chính trị gia cấp cao của Sri Lanka và Ấn Độ như Cố Tổng thống Sri Lanka Ranasinghe Premadasa năm 1993 và cựu Thủ tướng Ấn Độ Rạiv Gandhi năm 1991. ii. Các vụ tấn công gây thiệt hại về người lớn nhất LTTE thực hiện 10
- Các điểm nóng khu vực Nam Á Các vụ tấn công Thời gian Địa điểm Thương vong 2006 Digampathaha October 16, Digampathaha, Dambulla North 92–103 truck bombing 2006 Central Province (Army Personal) Kebithigollewa June 15, 2006 Kebithigollewa, Northern Province 66 massacre September 18, Gonagala massacre Gonagala, Eastern Province 54 1999 Dehiwala train July 24, 1996 Dehiwala, Western Province 64 bombing January 31, Central Bank bombing Colombo, Western Province 91 1996 October 1995 Eastern October 16, Villages in eastern Sri Lanka 120 Sri Lanka massacres 1995 Kallarawa massacre May 25, 1995 Kallarawa, Eastern Province 42 Palliyagodella October 15, Palliyagodella, Eastern Province 109 massacre 1991 Kattankudi mosque August 04, Kattankudy, Eastern Province 147 massacre 1990 Ngoài ra, hàng năm có rất nhiều các cuộc tấn công khác trong khuôn khổ nội chiến tại Sri Lankan gây nên những thiệt hại nặng nề về cả nguời và của. Dưới đây là danh sách những cuộc tấn công được thực hiện bởi tổ chức LTTE: http://en.wikipedia.org/wiki/Notable_attacks_attributed_to_the_LTTE iii. Một vài hình ảnh về các vụ tấn công lớn nhất của LTTE 11
- An ninh quốc tế Năm 1995, lực lượng Những con Hổ giải phóng Tamil tiến hành một cuộc tấn công rocket vào các thùng chứa dầu thô lớn nhất Sri Lanka, gây ra một vụ cháy lớn ở thủ đô Colombo. Năm 1996, hơn 90 người thiệt mạng cùng 1.400 người bị thương khi một kẻ đánh bom liều chết lao chiếc xe tải vào cổng của Ngân hàng trung ương Colombo và cho phát nổ khối chất nổ khổng lồ trên xe. 12
- Các điểm nóng khu vực Nam Á Một vụ tấn công khủng bố năm 2001 của lực lượng Hổ Tamil vào sân bay quốc tế của Sri Lanka đã làm ít nhất 17 người thiệt mạng và gây thiệt hạng nặng nề cho hãng hàng không cũng như ngành du lịch nước này. Kết luận: • Các vụ xung đột nóng xảy ra liên tiếp (năm nào cũng có), mật độ dày đặc. • Hình thức gây xung đột đa dạng: thảm sát, ám sát, đánh bom tự sát… • Địa điểm: rải rác nhiều nơi trên khắp đất nước và các khu vực lân cận như Ấn Độ. • Mức độ tàn sát và gây thiệt hại về người và của cao. • Quy mô lớn, tấn công vào cả những mục tiêu nhà nước và dân sự. 2.3. Bangladesh Bangladesh, tên chính thức Cộng hoà Nhân dân Bangladesh, là một đất nước ở Nam Á. Nước này bị Ấn Độ bao quanh tứ phía trừ một khoảng biên giới nhỏ với Myanma ở phía cực đông nam và Vịnh Bengal ở phía nam. Ở Bangladesh, triều đại Pala Phật giáo cai trị vùng này trong hơn 400 năm, tiếp sau là một giai đoạn cầm quyền ngắn của triều đại Sena Hindu. Tôn giáo chính hiện nay là Đạo Hồi, bắt đầu du nhập vào Bengal ở thế kỷ 12 nhờ các nhà truyền giáo Sufi và những cuộc chinh phục sau này của Hồi giáo giúp tôn giáo này phát triển ra toàn vùng. Biên giới của Bangladesh được xác định theo sự phân chia Ấn Độ năm 1947, khi nó trở thành nửa phía đông của Pakistan chia cách 1.600 km với nửa phía tây. Dù cùng có tôn giáo chính là Hồi giáo, song hai nửa có sự ngăn cách về ngôn ngữ và dân tộc, ở Tây Pakistan tồn tại một chính phủ chuyên chế. Đông Pakistan tuyên bố độc lập dưới sự lãnh đạo của Sheikh 13
- An ninh quốc tế Mujibur Rahman năm 1971 sau một cuộc Chiến tranh giải phóng Bangladesh đẫm máu, với sự trợ giúp của Ấn Độ. Bangladesh là quốc gia đông dân, kinh tế kém phát triển. Ở Bangladesh còn tồn tại nhiều điểm nóng như: Chủ nghĩa khủng bố, khủng hoảng chính trị, tranh chấp biên giới với Ấn Độ, ô nhiễm môi trường, đói nghèo, đông dân, thiên tai... Các điểm nóng : a. Tranh chấp biên giới Ấn Độ-Bangladesh, Bangladesh-Mianma: Xung đột biên giới Bangladesh-Ấn Độ năm 2001 diễn ra ngày 18/4 khi quân đội Ấn Độ và Bangladesh đấu súng dọc đường biên giới vốn có nhiều kẽ hở của họ. Cuộc đụng độ nổ ra sau khi lính biên phòng Ấn Độ vượt qua biên giới thuộc địa phận huyện Kurigram, tấn công hai chốt biên phòng để truy đuổi những kẻ buôn lậu gia súc từ phía bên kia biên giới khiến các binh sĩ Bangladesh nổ súng và đưa quân đến bao vây làng Pyrdiwah, vốn được Bangladesh coi là thuộc chủ quyền của mình. Trước đó, hai nước đã có một số cuộc họp nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ, nhưng đều thất bại. Vụ việc xảy ra chưa đầy hai tuần sau khi Bangladesh tố cáo binh lính Ấn Độ giết hại 4 dân làng của nước này, khiến hai lính Bangladesh và 16 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Khoảng 200 người phải sơ tán khỏi nhà của họ ở khu vực biên giới thuộc bang Tây Bengal (Ấn Độ). Hai bên đã bắn khoảng 300 phát đạn. Sau đụng độ, ngày 19 tháng 4 Ấn Độ và Bangladesh đã cùng kiềm chế và tránh va chạm. Tuy nhiên sau đó, Ấn Độ và Bangladesh vẫn tồn tại những tranh chấp về chủ quyền một số ngôi làng dọc biên giới Bangladesh và Ấn Độ luôn cáo buộc lẫn nhau về các vụ nổ súng ở dọc đường biên giới chung. Trận đấu súng này, cùng với các vụ đụng độ thường xuyên giữa binh sĩ hai nước láng giềng có chung đường biên giới dài 4.000 km đã làm xấu đi quan hệ song phương. Ngày 19/7/2005, những cuộc giao tranh có sử dụng vũ khí hạng nặng giữa lực lượng biên phòng Ấn độ và Bangladesh xảy ra tại khu vực quận Malda, bang Tây Bengal, nguyên nhân là do mâu thuẫn trong vấn đề xây dựng một con đê ngăn xói mòn trên sông Mahananda. Vụ chạm súng này xảy ra chỉ 1 ngày sau khi chính phủ Ấn độ đề xuất ý kiến giúp đỡ Bangladesh truy tìm thủ phạm vụ tấn công khủng bố hàng loạt bằng bom xảy ra hôm 17/8. Không chỉ tranh chấp về biên giới trên bộ, hai nước còn tranh chấp lãnh thổ vùng biển. Ngày 28-12, ba chiếc tàu của Ấn Độ mà Bangladesh tố cáo đã xâm phạm lãnh hải rời vùng biển tranh chấp giữa hai nước trong vịnh Bengal. Một quan chức cấp cao của Bangladesh cho biết, động thái trên diễn ra sau khi 2 bên có một cuộc đối thoại ngoại giao cấp cao. 14
- Các điểm nóng khu vực Nam Á Ngoài ra, Ấn Độ và Bangladesh còn mâu thuẫn trong việc Bangladesh cho phép Pakistan, vốn luôn mâu thuẫn gay gắt với Ấn Độ, phát triển các cảng ở Bangladesh. Ấn Độ lo ngại việc Pakistan mở rộng ảnh hưởng trên Ấn Độ Dương, nên cũng xúc tiến việc đặt radar và căn cứ hải quân tại Maldives. Bangladesh còn mâu thuẫn với nước láng giềng Myanma về tranh chấp khí đốt thuộc lãnh hải tại khu vực vịnh Bengal. Myanmar đã phát hiện ra một lượng dữ trữ khí đốt lớn tại khu vực vịnh này và khẳng định việc khai thác là hoàn toàn hợp pháp, trong khi đó Bangladesh cũng cần tài nguyên quý giá này vì đang ở trong tình trạng thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng. Căng thẳng giữa 2 nước láng giềng vốn hữu hảo này xảy ra khi vào đầu tháng 11/2008, tàu chiến của Myanmar đã hộ tống một con tàu khai thác khí đốt của Hàn Quốc tới khu vực giàu tài nguyên tại vịnh Bengal. Trong một phản ứng tức thì, Bangladesh đã triển khai 4 tàu chiến và đặt hải quân cùng các lực lượng khác trong tình trạng báo động. b. Khủng hoảng chính trị: Kể từ khi độc lập khỏi Pakistan năm 1971, Bangladesh chứng kiến nhiều cuộc đảo chính và chống đảo chính. Những năm sau độc lập là giai đoạn bất ổn chính trị của đất nước, với mười ba chính phủ và ít nhất bốn cuộc đảo chính quân sự. Quốc gia nghèo này nằm dưới sự lãnh đạo của nhà độc tài quân sự Hussain Mohammad Ershad từ 1982 tới 1990, trước khi dân chủ được khôi phục vào 1991. Năm 1990, một cuộc bạo động chính trị nghiêm trọng xảy ra tại Bangladesh, lật đổ tổng thống xuất thân từ quân đội là Hossain Mohammad Ershad. Cuộc nổi dậy lịch sử đó do bà Khaleda Zia của đảng BNP và Chủ tịch đảng Awami League là Hasina cùng lãnh đạo. Ngày 28/10/2006, bạo động chính trị tại Bangladesh làm 14 người chết và khoảng 500 người bị thương, sau khi người dự kiến trở thành lãnh đạo lâm thời của nước này tuyên bố rút lui chỉ vài giờ trước khi làm lễ tuyên thệ nhậm chức. Cựu chánh án tòa tối cao K.M. Hasan được chọn làm người tạm thay thế thủ tướng Khaleda Zia sau khi nhiệm kì năm năm của ông này kết thúc vào ngày 27/10. Dự kiến ông nhậm chức từ hôm 28/10 và lãnh đạo chính phủ cho đến cuộc tổng tuyển cử vào tháng 1/2007. Phe đối lập Awami League cáo buộc ông Hasan thiên vị chính phủ cũ thuộc đảm BNP nên không thích hợp cho việc giám sát cuộc bầu cử vào năm tới. Họ tuyên bố sẽ làm tê liệt đất nước nếu ông Hasan nhậm chức. Sau đó, phát ngôn viên của tổng thống bất ngờ thông báo, ông Hasan không thể đảm đương chức quyền thủ tướng vì bị ốm. Đích thân Hasan ra một tuyên bố cho biết, ông quyết định rút lui vào phút chót vì hai đảng chính không thống nhất được về việc bổ nhiệm ông. Tuyên bố của ông Hasan có đoạn: "Tôi đã chuẩn bị cho việc phụng sự các lợi ích của dân tộc, nhưng mức 15
- An ninh quốc tế độ nghi ngờ giữa các đảng phái đã khiến vị trí của tôi không thể tồn tại được. Sự lựa chọn tốt nhất của tôi là đứng sang một bên". Tháng 1/2007, quân đội ở Bangladesh lại lên nắm quyền, huỷ bỏ bầu cử, tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau nhiều tháng bất ổn chính trị. Dân chủ được khôi phục tại đây cùng với cuộc bầu cử tháng 12/2008. Sáng 25/9/2009, một cuộc đấu súng ác liệt đã nổ ra bên trong trụ sở chính của lực lượng an ninh biên phòng Bangladesh ở thủ đô Dhaka, sau một cuộc binh biến của các binh sĩ chống lại sĩ quan của họ, làm ít nhất 1 người bị giết, 8 người bị thương. Các nguồn tin chính thức cho hay, cuộc binh biến xảy ra trùng thời điểm với cuộc họp giữa các sĩ quan cao cấp BDR tại trụ sở chính của lực lượng này tại khu Pilkhana, Dhaka. Tuy nhiên, họ nhấn mạnh, cuộc nổi dậy xuất phát từ một vấn đề trong nội bộ lực lượng an ninh chứ không phải đảo chính."Có vẻ như đó là cuộc binh biến của quân bán quân sự chống lại các sĩ quan quân đội chính quy", một phát thanh viên của lực lượng vũ trang nói. c. Khủng bố: Ở Bangladesh có một số nhóm Hồi giáo cực đoan nguy hiểm như Jamaa’’’tul Mujahideen Bangladesh (JMB), Jagrata Muslim Janata Bangladesh (JMJB) Hay còn gọi là Bangla Bhai... được cho là được tài trợ bởi Al-Qaeda. Các cơ quan tình báo Bangladesh tiết lộ năm 2002, họ đã nhận được tin tình báo của cơ quan tình báo Ấn Độ về sự có mặt của thủ lĩnh thứ hai của mạng lưới Al-Queada tại Bangladesh, tên là Ayman al-Zawahiri, tuy nhiên tin tức này không được coi trọng. Năm 2003, thành viên của tổ chức hồi giáo Harkat ul-Jehad bị bắt giữ ở thành phố Calcutta, phía Đông Ấn Độ, đã khai toàn bộ về sự xuất hiện của al-Zawahiri và mục đích chiêu mộ tân binh và thành lập một chi nhánh của Al-Qaeda tại Bangladesh. Ba vụ đánh bom tự sát tại 2 phiên toà ở Bangladesh hôm 29/11/2003 đã làm ít nhất 13 người thiệt mạng và 78 người khác bị thương nặng. đây được coi là vụ đánh bom khủng bố đầu tiên ở nước này, xảy ra tại thành phố Chittagong, Gazipur gần thủ đô DhakaAnwar .Hai kẻ đánh bom tự sát đã cho nổ khối thuốc nổ quanh mình tại cổng vào một toà án chính ở thành phố Chittagong, làm 2 cảnh sát và 1 kẻ đánh bom bị thiệt mạng. Trong khi đó, một quả bom cũng phát nổ bên trong một toà án ở thành phố Gazipur, làm 3 người chết và rất nhiều người khác bị thương. Vụ đánh bom xảy ra chỉ 2 ngày sau khi an ninh được thắt chặt quanh các đại sứ quán nước ngoài tại thủ đô Dhaka sau khi có lời đe doạ tấn công vào lợi ích của người Mỹ, Anh và châu Âu tại nước này. 16
- Các điểm nóng khu vực Nam Á Ngày 17/8/2005, 350 quả bom phát nổ gần như đồng loạt ở 58 tỉnh, thành của Bangladesh do nhóm JMB thực hiện. Con số thương vong là hai người thiệt mạng và 200 người khác bị thương. d. Đói nghèo: Đói nghèo đang là một trong những mối quan ngại sâu sắc đối với Bangladesh. Quốc gia này có trình độ phát triển kinh tế thấp, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, dù trong một vài năm lại đây có sự cải thiện đáng kể. Tuy có những nỗ lực trong nước và quốc tế nhằm cải thiện triển vọng kinh tế và nhân khẩu, Bangladesh vẫn là một quốc gia dưới mức phát triển và dân số quá đông đúc. Các cản trở đối với sự phát triển bao gồm những cơn lũ và lốc xoáy thường xuyên, các doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả, quản lý yếu kém cơ sở vật chất bến cảng, sự tăng trưởng nhanh lực lượng lao động vượt quá mức cung việc làm, sử dụng không hiệu quả các nguồn năng lượng (như khí tự nhiên), nguồn cung năng lượng không đủ, chậm áp dụng cải cách kinh tế, tranh giành chính trị và tham nhũng. Theo bản báo cáo ngắn về các quốc gia của Ngân hàng thế giới tháng 7 năm 2005: "Một trong những vật cản lớn nhất đối với sự tăng trưởng của Bangladesh là quản lý kém và sự yếu kém trong các định chế công cộng". Thêm vào đó, hai phần ba địa hình nhiều đồi núi ở phía bắc đất nước khiến việc xây dựng đường xá và các cơ sở hạ tầng khác gặp nhiều khó khăn và đắt đỏ. e. Đông dân, thiên tai, ô nhiễm nguồn nước: Dân số Bangladesh xếp hạng thứ bảy trên thế giới, với diện tích chỉ gần 144.000 km² đứng hàng thứ 94, biến nước này trở thành một trong những nước có mật độ dân số cao nhất thế giới.Ước tính dân số gần đây trong khoảng từ 142 đến 147 triệu người. Tăng trưởng dân số ở mức rất cao trong các thập niên 1960 và 1970 khiến dân số tăng từ 50 lên 90 triệu người. Thêm vào đó, Ở Bangladesh nguồn nước giới hạn, lại thường xuyên bị ô nhiễm, đặc biệt tại các khu vực đánh cá do sử dụng các chất diệt côn trùng. Không những thế, nước này thường bị thiên tai hạn hán, gió lốc, nhiều nơi bị lụt lội thường xuyên suốt thời kì gió mùa và vùng duyên hải bị đe dọa bởi mực nước biển Caspian dâng cao vào mùa hè. Trận bão khủng khiếp vào năm 1996 san phẳng 80 ngôi làng ở phía Bắc Bangladesh và cướp đi sinh mạng của 621 người. Cơn bão lốc Kird 16/11/2007 tràn qua Bangladesh với sức gió lên tới 150 dặm/giờ, cướp đi sinh mạng của 1.100 người, tàn phá các thị trấn ven biển, và đẩy hàng triệu người vào tình trạng không có điện. Sức tàn phá của cơn bão lốc Sidr đối với người, nhà ở và vụ mùa là "vô cùng kinh khủng,". Bão Aila tấn công nhiều khu vực 17
- An ninh quốc tế của Bangladesh và miền Đông Ấn Độ từ hôm 25/05/09 gây ra những đợt sóng lớn và làm ngập lụt khắp nơi, khiến gần 120 người thiệt mạng, nửa triệu người Bangladesh phải rời bỏ nhà cửa. 2.4. AFGHANISTAN Afghanistan đặc biệt kể từ sau vụ 11/09 đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới. Việc nhanh chóng trở thành điểm nóng của khu vực nói riêng và thế giới nói chung đã khiến dư luận quốc tế nhìn nhận một cách nghiêm túc về mức độ nóng của tình hình chính trị nước này. Trước hết, ta có thể nhìn nhận độ nóng ở đây dưới hai góc độ chính, một là độ nóng thực tế trong đời sống chính trị xã hội, hai là độ nóng của nó trong sự nhìn nhận của khu vực và thế giới. Xét về tình hình chính trị - xã hội của Afghanistan, có thể thấy rõ nét sự bất ổn đe dọa nghiêm trọng đến an ninh con người và an ninh dân tộc. Afghanistan hàng ngày tiếp tục phải đối phó với cuộc nổi loạn của Taliban, những mối đe doạ tấn công từ một số thành viên al Qaeda còn sót lại, và sự bất ổn, đặc biệt tại miền bắc, đã gây ra tình trạng các lãnh chúa bán độc lập với chính phủ, khiến việc kiểm soát an ninh ở nước này vấp phải những khó khăn và sự phản đối gay gắt. Các cuộc khủng bố đẫm máu vẫn xảy ra thường quyên trên lãnh thổ Afghanistan, mà khi có tiếng súng, có thương vong, nghĩa là tình trạng mất an ninh đã đến cấp độ cao nhất. Bên cạnh đó, sự quan tâm của dư luận đối với khu vực này thể hiện rõ nét nhất mức độ nóng của nó đối với khu vực và toàn thế giới. Sở dĩ có sự quan tâm đặc biệt đó, là vì khi một quốc gia được coi là có nhiều bất ổn nghiêm trọng trong vấn đề an ninh, người ta sẽ lo ngại nếu không có một cơ chế nào giải quyết được các vấn đề bất ổn đó, thì quốc gia này sẽ nghiễm nhiên trở thành một ‘tiền lệ xấu’ trong an ninh quốc tế nói chung. Khi nhận thức được mối đe dọa đó, mỗi diễn biến mới của tình hình chính trị - xã hội ở đây đều được cả thế giới để mắt và ra sức chung tay tìm một cơ chế nhằm giảm độ nóng của nó. Cả thế giới dõi mắt vào mỗi tiếng súng nổ trên lãnh thổ Afghanistan, tuy nhiên, vẫn chưa thực sự có một giải pháp hữu hiệu mang tính triệt để cho vấn đề vốn đã rất nóng này. 3. Các hình thức kiềm chế sức nóng? 3.1. Các tổ chức quốc tế Có thể kể đến NATO như thiết chế an ninh quốc tế có vai trò lớn nhất trong khu vực Nam Á.Tháng 12 năm 2001, Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc đã cho phép thành lập một Lực lượng Hỗ trợ An ninh quốc tế (ISAF). Lực lượng này, gồm binh lính NATO, đã hỗ trợ duy trì và tái thiết lập sự ổn định, hòa bình trong khu vực. Năm 2005, Hoa Kỳ và Afghanistan đã ký kết một thoả thuận đối tác chiến lược cam kết mối quan hệ lâu dài giữa hai quốc gia. Cùng lúc ấy, 18
- Các điểm nóng khu vực Nam Á khoảng 50 tỷ dollar Mỹ cũng đã được cộng đồng quốc tế rót vào cho việc tái thiết ổn định khu vực này. Nhưng NATO vẫn sẽ không thể phát huy vai trò của mình trong việc duy trì ổn định khu vực nếu như các nước thành viên không còn mặn mà với chiến dịch gìn giữ hoà bình này.Đó là lý do tại sao lời đề nghị điều thêm 3.500 chuyên gia huấn luyện quân sự, 20 máy bay trực thăng, 3 tiểu đoàn bộ binh vào Afganishtan năm 2009 đã không có lời đáp. 3.2. Các cơ chế an ninh khu vực Năm 1985 Ấn độ cùng Băngladet, Butan, Nepan, Mandivo, Xrilanca thành lập Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) mục đích cùng khắc phục khó khăn, giảm bớt sự phụ thuộc bên ngoài, hợp tác để nâng cao tiếng nói của khu vực trên trường quốc tế. Lấy điểm nóng ở Sri Lanka làm ví dụ về các cơ chế hợp tác của các nước trong khu vực trong việc kiểm soát các điểm nóng này. Trước khi chiến tranh lạnh kết thúc, năm 1987, nước láng giềng gần gũi nhất với Sri Lanka là Ấn Độ, do phải đối mặt với tình trạng làn sóng những người dân tị nạn Sri Lanka trốn sang, đã can thiệp vào xung đột này với mong muốn giải quyết phần nào tình trạn căng thẳng ở đảo quốc láng giềng. Ấn Độ khởi đầu với việc cho máy bay chuyên chở thả lương thực xuống khu vực Jaffna (khu vực này rất gần Ấn Độ). Ấn Độ và Sri Lanka cũng ký kết Hiệp định Ấn Độ - Sri Lanka về việc thiết lập một khu tự trị nằm trong khu vực của những người Tamil với một Hội đồng khu vực do Mặt trận cách mạng dân tộc giải phóng người Eelam điều hành và kêu gọi lực lượng Những con hổ giải phóng Tamil buông vũ khí. Ấn Độ cử Lượng gìn giữ hòa bình (thực chất là một phần của Quân đội gìn giữ hòa bình Ấn Độ) tới Sri Lanka để đẩy nhanh quá trình giải trừ quân bị và giám sát Hội đồng khu vực mới thành lập. Tuy nhiên, những nỗ lực từ phía Ấn Độ cùng với chính phủ Sri Lanka lại không đạt hiệu quả trong việc thương lượng với TTLE và dân đi vào bế tắc. Năm 2001, TTLE từ bỏ yêu cầu ly khai khỏi Sri Lanka. Thay vào đó, lực lượng này đòi thành lập một khu tự trị. Sau khi Tổng thống Kumaratunga thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2001 và Tổng thống mới Ranil Wickramasinghe lên nắm quyền, TLLE đơn phương tuyên bố ngừng bắn. Chính phủ Sri Lanka đồng ý với tuyên bố trên của TTLE. Tháng 3 năm 2002, hai bên đi đến ký kết Hiệp định Ngừng bắn chính thức (CFA). Theo một điều khoản trong hiệp định, Na-uy và các nước Bắc Âu đồng ý tham gia giám sát việc thi hành Hiệp định ngừng bắn thông qua Cơ quan giám sát Sri Lanka (Sri Lanka Monitoring Mission). 19
- An ninh quốc tế Sáu vòng đàm phán giữa chính phủ Sri Lanka và TLLE đã được tổ chức. Những vòng đàm phán này bị hoãn lại sau khi TLLE rút khỏi vònh đàm phán năm 2003. Kết luận: Những cơ chế mang tính thương lượng hòa bình không có hiệu quả. Cuộc chiến chỉ thực sự chấm dứt khi Quân đội Sri Lanka tổ chức những đợt tấn công tiêu diệt tổ chức những con hổ giải phóng Tamil và tuyên bố giành thắng lợi hoàn vào tháng 5 năm 2009 với việc giết được thủ lĩnh của TLLE Velupillai Prabhakaran. 3.3. Các nước lớn Mọi vấn đề phát sinh trên thế giới đều không tránh khỏi luật chơi trong quan hệ quốc tế. Và luật chơi lại do các nước lớn bày ra nên có thể kết luận các nước lớn nhúng tay vào mọi việc trên thế giới, nhất là khi đó lại là “Điểm nóng” thì sự can thiệp là vấn đề không phải bàn cãi. Điều đáng nói ở đây chính là sự can thiệp đó như thế nào? Và sự can thiệp đó có tác dụng “hạ nhiệt” hay “đổ thêm dầu vào lửa”? Thông thường các nước lớn nhúng tay vào “Điểm nóng” khi nó nhận thấy mối nguy cơ tiềm ẩn mà các điểm nóng có thể ảnh hưởng đến nó và những lợi ích mà nó đạt được trong điểm nóng đó. Bởi vậy, sự can thiệp của các nước lớn khó có thể có sự đồng thuận nhất trí cao hay sự hợp tác suôn sẻ mà mỗi nước đều can thiệp theo cách riêng của mình và theo đuổi các tính toán riêng có lợi cho mình. Hơn nữa sự can thiệp vào điểm nóng cũng là cách các nước lớn nói lên tiếng nỏi của mình trong các vấn đề quốc tế và thực hiện âm mưu nước lớn của mình đó là tăng cường ảnh hưởng. Bởi thế, chỗ nào có điểm nóng là chỗ đó nhộn nhịp và điểm nóng đã nóng nay còn nóng hơn. Xét một cách tổng quan thì các vấn đề được các nước lớn quan tâm nhất trong khu vực Nam Á là: vấn đề tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan (Kashmir), vấn đề phi hạt nhân hoá, khủng bố (Afghanistan) và gần đây nhất là vấn nạn buôn bán người (một hình thức nô lệ hiện đại). Sự quan tâm đó cũng mang lại những kết quả bước đầu tốt đẹp như: vào tháng 2 năm 1999, Ấn Độ và Pakistan đã kí kết “Tuyên bố Lahore” nhằm “shall take immediate steps for reducing the risk of accidental or unauthorized use of nuclear weapons and discuss concepts and doctrines with a view to elaborating measures for confidence building in the nuclear and conventional fields, aimed at prevention of conflict”1, Mỹ dưới thời tổng thống Bill Clinton cũng không ngừng thúc đẩy hai bên tăng cường đối thoại để giải quyết các tranh chấp. Nhật Bản cũng là nước có những đóng góp tích cực trong việc hoà giải giữa hai quốc gia. Vụ thử hạt nhân của Ấn Độ và Pakistan vào tháng 5 năm 1998 đã biến hai quốc gia này vào danh sách “de factor nuclear states”, cũng đồng nghĩa với việc vấn đề hạt nhân đã trở thành một vấn đề nóng của khu 1 Zhang Guihong, US Security toward South Asia after September 11th and its implications for China: A Chinese Perspective, p6 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn