intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận "Giới thiệu về vườn quốc gia Phú Quốc"

Chia sẻ: Vothanhmen Men | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

830
lượt xem
180
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nằm trong vịnh Thái Lan, Phú Quốc là một hòn đảo du lịch lớn nhất Việt Nam thuộc tỉnh Kiên Giang. Từ lâu, Phú Quốc đã trở nên nổi tiếng với du khách khắp mọi miền đất nước và quốc tế. Điều này không chỉ vì Phú Quốc là một hòn đảo du lịch xinh đẹp vốn được mệnh danh là thiên đường rực nắng, mà còn vì nơi đây chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà không phải ai cũng có thể khám phá hết được....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận "Giới thiệu về vườn quốc gia Phú Quốc"

  1. ĐỀ TÀI CHÍNH SÁCH VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN, BẢO TỒN VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC Giáo viên hướng dẫn : Họ tên sinh viên : 1
  2. LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3 I. Giới thiệu vườn quốc gia Phú Quốc.........................................................................4 1) Vị trí địa lí và đặc điểm khí hậu ..................................................................................4 2) Diện tích và chức năng .................................................................................................4 3) Đa dạng sinh học ..........................................................................................................5 II. Tình hình phát triển của vườn quốc gia Phú quốc ..............................................8 1) Thuận lợi ......................................................................................................................8 2) Khó khăn .....................................................................................................................8 3) Phân tích thực trạng phát triển ...................................................................................9 III. Các chính sách và biện pháp phát triển, bảo tồn vườn quốc gia Phú Quốc .....10 1) Hiện nay. .................................................................................................................10 2. Đề xuất các biện pháp xây dựng Vườn quốc gia Phú Quốc phát triển bền vững ....12 Kết luận............................................................................................................................16 2
  3. LỜI MỞ ĐẦU Nằm trong vịnh Thái Lan, Phú Quốc là một hòn đảo du lịch lớn nhất Việt Nam thuộc tỉnh Kiên Giang. Từ lâu, Phú Quốc đã trở nên nổi tiếng với du khách khắp mọi miền đất nước và quốc tế. Điều này không chỉ vì Phú Quốc là một hòn đảo du lịch xinh đẹp vốn được mệnh danh là thiên đường rực nắng, mà còn vì nơi đây chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà không phải ai cũng có thể khám phá hết được. Bên cạnh những bãi biển đẹp trải dài từ phía Bắc đến phía Nam, những hòn đảo to nhỏ khác nhau hay các thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng như Thánh thất Cao Đài, nhà tù Phú Quốc, và không thể không kể đến một địa điểm đã thu hút nhiều du khách đến với hòn đảo du lịch này, Vườn quốc gia Phú Quốc. Đây là một trong những vườn quốc gia của Nam Bộ vẫn còn giữ được nguyên vẹn khu rừng già nguyên sinh. Nơi đây còn hội tụ nhiều nét đẹp của thiên nhiên với rừng, biển, suối, thác và núi đồi. Với hệ sinh thái rừng và biển phong phú, Vườn quốc gia Phú Quốc là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của nước ta. Nhờ những điều kiện thuận lợi mà thiên nhiên ưu ái ban tặng, vườn quốc gia Phú Quốc, hiện nay, đã trở thành một trong những khu vực được nhà nước quan tâm bảo tồn và phát triển. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện các dự án tại vườn quốc gia Phú Quốc. Thực trạng phát triển của vườn quốc gia này, từ lâu đã trở thành một trong những đề tài thu hút sự chú ý của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu nói riêng và nhiều người Việt Nam nói chung. 3
  4. I. Giới thiệu vườn quốc gia Phú Quốc 1) Vị trí địa lí và đặc điểm khí hậu Vườn quốc gia Phú Quốc được thành lập ngày 08.06.2001 bao gồm địa phận khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc đảo, khu vực núi Hàm Rồng, Gành Dầu và Cửa Cạn. Vườn quốc gia có ranh giới hành chính thuộc các xã: Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Cạn và một phần các xã Cửa Dương, Hàm Ninh, Dương Tơ, và thị trấn Dương Đông thuộc huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu sự ảnh hưởng của khí hậu đại dương, lượng mưa trung bình năm khoảng 2.900 mm và nằm trong vùng biển Tây kín gió, nơi đây ít chịu ảnh hưởng của thiên tai như các nơi khác. Vườn quốc gia Phú Quốc có điều kiện khí hậu thuận lợi về hệ sinh thái và các tầng thực vật rất đa dang, phong phú. 2) Diện tích và chức năng Vườn quốc gia có diện tích tự nhiên hơn 32.000 ha chiếm 70% diện tích hòn đảo được quy hoạch thành 3 phân khu: khu bảo vệ nghiêm ngặt 8.786 ha, phân khu phục hồi sinh thái 22.603 ha, phân khu hành chính và dịch vụ, nghiên cứu khoa học 33 ha. Ngoài ra nơi đây còn có vùng đệm biển khoảng 20.000 ha. Với các chức năng chính như : - Bảo tồn hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải đảo, nguồn gen động, thực vật rừng quý hiếm và có giá trị, các sinh cảnh rừng tự nhiên độc đáo của rừng trên đảo. - Duy trì và phát triển độ che phủ của thảm thực vật rừng để đảm bảo chức năng phòng hộ rừng đầu nguồn, cung cấp nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt của nhân dân, phát triển bền vững kinh tế, xã hội của huyện đảo Phú Quốc. 4
  5. - Góp phần củng cố an ninh quốc phòng, tăng cường sức mạnh cho tuyến phòng thủ tây nam Việt Nam. 3) Đa dạng sinh học Hệ thực vật ở Vườn Quốc gia Phú Quốc khá phong phú. Thảm thực vật ở đây chủ yếu là rừng thường xanh mọc trên địa hình đồi núi thấp. Vườn Quốc gia Phú Quốc có khoảng 12.794 ha rừng chiếm 86% tổng diện tích. Rừng trên các đai cao là rừng giàu, tuy vậy, rừng trên các đai thấp là rừng suy thoái. Rừng ở đây đặc trưng bởi các loài thuộc họ Đậu Fabaceae. Tại một số khu vực có độ cao thấp, Vườn Quốc gia có các dạng rừng Tràm Melaleuca sp. được đặc trưng bởi các cây cao và thưa, có cấu trúc như một khu vườn. Tình đến nay đã ghi nhận được với tổng số lượng lên tới hơn 929 loài thực vật , bao gồm: + Các loài cây đại mộc : tràm, đậu, vên vên, dầu song nàng, dầu cát, cầy, dẻ, săng sót, da, bứa,… + Các loài phong lan quý : Lan Vân Hài, Ái Lan Lá Đẹp, Âm Lan Núi…), + Các loài dược thảo quý : Hà thủ ô, bí kỳ nam, cam thảo, nhân trần, đỗ trọng, sa nhân… + Một số loài sống ký sinh khác : phong lan, dương xỉ, dây leo bông trắng… Bên cạnh một hệ thực vật phong phú, hệ động vật ở đây cũng rất đa dạng bao gồm 150 loài động vật gồm 120 chi, 69 họ trong đó có nhiều loài quý hiếm được ghi vào sách Đỏ Việt Nam như: sói rừng, khỉ bạch, vượn pillê...; 365 loài chim với 4 loài được ghi vào danh mục Đỏ của tổ chức IUCN và 3 loài ghi vào sách Đỏ Việt Nam; 50 loài bò sát, trong đó 9 loài được ghi vào danh mục IUCN và 18 loài ghi vào sách Đỏ trong nước. 5
  6. 6
  7. Phần biển của Phú Quốc cũng rất đa dạng với các rạn san hô có hình dáng, kích cỡ khác nhau lung linh, lấp lánh trong nước biển. Nơi đây có gần 100 loài san hô cứng, gần 20 loài san hô mềm và 62 loài rong biển. Thêm vào đó, Khu hệ cá trong các rạn san hô biển cũng rất dồi dào với các loài cá mú, cá bướm và một số loài khác, trong đó, có một số loài rất quan trọng và quí hiếm như: trai tai tượng, ốc đun cái, đồi mồi, bò biển (dugong)… Vườn Quốc gia trông giống như một bức tranh thủy mặc: pha lẫn trong màu xanh sẫm của lá rừng, màu xanh ngọc lam của đại dương là những sắc hồng, sắc tím của các loài hoa sim, hoa mua, đặc biệt là sắc màu đỏ tươi của loài hoa hải đường - một loài hoa đặc trưng ở Phú Quốc.Bên cạnh đó, Vườn còn được tô điểm bởi màu trắng thiên thanh, đầy tinh 7
  8. khiết của những dòng suối nổi tiếng bắt nguồn từ dãy Hàm Ninh như: suối Tranh, suối Đá Bàn và suối Đá Ngọn... Vườn quốc gia Phú Quốc thực sự là một bảo tàng hiếm có bởi tất cả hệ sinh thái có mặt ở Việt Nam đều hiện hữu ở nơi đây đã tạo nên một vị thế quan trọng thu hút khách du lịch. Hiện nay vườn quốc gia đang được bảo vệ nghiêm ngặt dưới sự quản lý của hạt kiểm lâm địa phương kết hợp với những tổ chức môi trường thế giới đang tiếp tục nhân giống và sưu tầm những loài động vật hoang dã quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng. II. Tình hình phát triển của vườn quốc gia Phú quốc 1) Thuận lợi - Nét đặc thù của vườn quốc gia Phú Quốc là chứa đựng rất nhiều loại rừng: nguyên sinh, thứ sinh, ngập mặn, rừng tràm… trong đó còn 314ha rừng nguyên sinh ít bị tác động nằm ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. Kết cấu tầng tán lá của rừng chưa bị phá vỡ. Cấu trúc rừng với tầng cây vượt tán gồm các loại: dầu song nàng, trâm, kim giao, sến đất… Chính vì thế nhiều nhà khoa học cho rằng, khu rừng nguyên sinh này là do tạo hóa sinh ra, phải mất hàng trăm năm và nếu mất đi sẽ không bao giờ phục hồi lại được. Theo điều tra mới nhất, vườn quốc gia Phú Quốc còn có 54 loài thực vật đặc hữu, trong đó có 12 loại mang tên địa danh Phú Quốc. Các loài thực vật này phân bố trên các tiểu khu rừng của vườn quốc gia, có giá trị cao về bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học. - Với cảnh quan đẹp và hoang sơ, Vườn quốc gia Phú Quốc hiện đang là điểm thu hút du khách đến hòn đảo này. Tỉnh Kiên Giang đã dành một phần diện tích rừng để phát triển du lịch trên đảo, trên cơ sở đó bảo tồn động, thực vật sẵn có của rừng và phát triển thêm diện tích trồng mới, kết hợp phòng chống cháy rừng, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng, ngăn chặn tình trạng chặt phá, lấn chiếm đất rừng trái phép. - Vừa qua tỉnh Kiên Giang được công nhận là khu Dự trữ Sinh quyển thế giới do Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận. Vườn quốc gia Phú Quốc nằm trong vùng thuộc khu Dự trữ Sinh quyển thế giới tình Kiên Giang nên rất được bảo vệ, các tổ chức, các nhà khoa học trong và ngoài nước thời gian qua đã hỗ trợ kỹ thuật, tài chính cho nghiên cứu và xây dựng hồ sơ, cũng như kết hợp việc bảo tồn và phát triển. 2) Khó khăn - Dân cư trên Đảo Phú Quốc di nhập từ nhiều vùng khác nhau của Việt Nam chiếm tỷ lệ đáng kể dân số trên đảo. Ngư nghiệp là hoạt động kinh tế quan trọng nhất trên đảo chứ không phải là nông nghiệp. Mặc dầu vậy, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang xác định rằng canh tác du canh là mối đe dọa chính đối với đa dạng sinh học ở vùng đệm của Vườn quốc gia. Bên cạnh đó, còn xảy ra nhiều vụ chặt phá rừng, đốt rừng một cách vô ý thức của người dân nơi đây. - Du lịch trên đảo phát triển với tốc độ nhanh, và gây ra những tác động bất lợi về môi trường trong tương lai, đặc biệt gây ra áp lực đối với vùng ven biển của Vườn quốc gia. - Quá trình đô thị hoá tương đối nhanh đã có những ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đến sự cân bằng sinh thái: tài nguyên đất bị khai thác triệt để 8
  9. để xây dựng đô thị, khu du lịch, làm giảm diện tích cây xanh và mặt nước, gây ra úng ngập, bên cạnh đó còn bùng nổ giao thông cơ giới gây ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn nghiêm trọng. - Hơn 56 nghìn héc-ta đất tự nhiên ở Phú Quốc thì có đến hơn 29 nghìn héc-ta là vườn quốc gia. Điều đó đặt ra cho việc quy hoạch, phát triển xây dựng Phú Quốc làm sao để bảo tồn được vườn quốc gia, không vi phạm Luật Bảo vệ phát triển rừng và Luật Đa dạng sinh học. Tuy nhiên cũng cần đặt câu hỏi là việc xây dựng, bảo tồn, ai sẽ quản lý, nguồn kinh phí đầu tư, khai thác, sử dụng các giá trị của hệ sinh thái lấy từ đâu? - Mùa khô thường kéo dài, lượng mưa ít, các con suối khô cạn và không có những cơn mưa trái mùa nên làm cho nhiệt độ tại các khu rừng tăng lên, nên khả năng xảy ra cháy rừng rất cao. Theo giám sát của cơ quan chuyên môn, cấp cháy rừng tại huyện đảo Phú Quốc là cấp 4-5 là cấp cực kì nguy hiểm. Thêm vào đó vào thời gian này mảng thực bì, dây leo, hệ sinh thái (rừng sậy) đang phát triển mạnh xen lẫn với lá cây khô héo do nắng hạn nên rất đễ xảy ra cháy nếu lơ là trong công tác phòng chống cháy rừng. Gần đây vào ngày 25.2.2010 tại địa bàn huyện Phú Quốc xảy ra vụ cháy vùng đệm VQG Phú Quốc, làm thiệt hại khoảng 3.000m2 đồng cỏ thuộc ấp Rạch Tràm, xã Bãi Thơm. 3) Phân tích thực trạng phát triển - Vườn quốc gia Phú Quốc là một trong những vườn quốc gia của Nam Bộ vẫn còn giữ được nguyên vẹn khu rừng già nguyên sinh. Nơi đây còn hội tụ nhiều nét đẹp của thiên nhiên với rừng, biển, suối, thác và núi đồi. Nhờ có hệ động thực vật phong phú, đa dạng cùng một vùng biển đặc biệt phát triển mạnh mẽ về số loài san hô và thủy hải sản, vườn quốc gia Phú Quốc hiện nay đã trở thành một địa điểm lý tưởng cho các dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái. Ngày 9.11.2005, Thủ tướng Phan Văn Khải đã phê duyệt quy hoạch xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thành trung tâm du lịch sinh thái đảo, biển chất lượng cao vào năm 2020.  Tích cực: + Góp phần phát triển kinh tế của Phú Quốc, đưa nơi đây trở thành đảo du lịch có vị trí hàng đầu về du lịch biển đảo trong khu vực, có sức cạnh tranh cao trên thế giới và là địa bàn trọng điểm du lịch của cả nước. + Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Phú Quốc còn góp phần tích cực cho công tác quản lý Vườn quốc gia. + Cải thiện đời sống cho nhân dân trên đảo thông qua việc kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ du lịch, gắn sinh kế của người dân với các hoạt động của rừng.  Tiêu cực: + Du lịch phát triển quá nhanh sẽ tác động mạnh mẽ đến hệ sinh thái vốn có của vườn quốc gia, làm mất cân bằng sinh thái, mất đi môi trường sống của nhiều loài sinh vật và đồng thời gây áp lực đối với vùng ven biển của Vườn quốc gia. + Ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề cấp bách vì nhiều khu nhà nghỉ, resort thải nước thải trực tiếp ra biển, khách du lịch xả rác bừa bãi. + Cuộc sống người dân trên đảo chủ yếu là ngư nghiệp nên việc đánh bắt cá còn khá là bừa bãi đặc biệt là khi đã phát triển du lịch thì nhu cầu về thực phẩm sẽ tăng cao. - Vườn quốc gia Phú Quốc có nhiều hệ sinh thái quý hiếm và nhiều loài động vật quý hiếm, đang có nguy cơ tiệt chủng. Với mục tiêu bảo tồn hệ sinh thái rừng quý hiếm ở 9
  10. vườn quốc gia Phú Quốc, Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam bộ - Viện Điều tra Quy hoạch Rừng Bộ NN & PTNT đã đề xuất hai Dự án đầu tư vườn quốc gia Phú Quốc và Dự án Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng đệm vườn quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2009 – 2015.  Tích cực: + Giúp duy trì và phát triển độ che phủ rừng để đảm bảo chức năng phòng hộ và phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của huyện đảo Phú Quốc. + Tạo cơ sở vững chắc để bảo vệ phát triển rừng, bảo vệ đa dạng sinh học và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. + Cải thiện tổng thể điều kiện sống của nhân dân về giáo dục, văn hóa, cơ sở hạ tầng, quốc phòng an ninh. + Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên đảo Phú Quốc, đồng thời đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững do bảo vệ được tài nguyên thiên nhiên, trong đó rừng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ quá trình phát triển của đảo Phú Quốc. + Là cơ hội để vườn quốc gia Phú Quốc trở thành một địa điểm nghiên cứu, thực nghiệm cho các nhà khoa học.  Tiêu cực: + Vẫn còn nhiều khó khăn về nguồn kinh phí cho việc thực hiện các dự án + Ý thức của người dân trên đảo cũng như du khách còn quá kém, chưa phối hợp cùng nhà nước trong việc bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm. - Vườn quốc gia Phú Quốc hiện nay được nhiều tổ chức các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm phát triển về nhiều mặt, đặc biệt là về kinh tế.  Tích cực: + Là điều kiện thuận lợi để Phú Quốc trở thành trung tâm thương mại giao thương với các nước trong vùng, nhanh chóng hội nhập cùng bạn bè thế giới. + Tạo điều kiện cho kinh tế của Phú Quốc hội nhập và phát triển mạnh mẽ.  Tiêu cực: + Vị trí địa lý chưa hoàn toàn thuận lợi và hệ thống giao thông chưa phát triển làm chậm tiến độ thực hiện các dự án. + Công tác quy hoạch Phú Quốc còn chưa lồng ghép mục tiêu phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường một cách chặt chẽ, đảm bảo tính bền vững. III. Các chính sách và biện pháp phát triển, bảo tồn vườn quốc gia Phú Quốc 1) Hiện nay a. Dự án đầu tư VQG Phú Quốc và Dự án Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng đệm VQG Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2009 – 2015 - Với mục tiêu bảo tồn hệ sinh thái rừng quý hiếm ở Vườn quốc gia Phú Quốc, Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam bộ - Viện Điều tra Quy hoạch Rừng Bộ NN & PTNT đã đề xuất hai dự án này. - Việc triển khai Dự án Quy hoạch Đầu tư VQG Phú Quốc sẽ giúp duy trì và phát triển độ che phủ rừng để đảm bảo chức năng phòng hộ và phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của huyện đảo Phú Quốc. Cụ thể, sẽ xác định những nội dung đầu tư nhằm phục vụ cho công tác quản lý, điều hành phù hợp với chức năng nhiệm vụ của VQG Phú Quốc. 10
  11. Đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của VQG như: xây dựng và nâng cấp hệ thống chốt, trạm bảo vệ rừng; mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn đa dạng sinh học...Tổng kinh phí dự toán cho Dự án Quy hoạch Đầu tư VQG Phú Quốc trên 80 tỷ đồng, nguồn kinh phí do ngân sách Trung ương hỗ trợ và ngân sách đối ứng của địa phương đảm bảo. - Dự án Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng đệm VQG Phú Quốc tạo cơ sở vững chắc để bảo vệ phát triển rừng, bảo vệ đa dạng sinh học và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Dự án cần được đầu tư thống nhất với các đề án và quy hoạch sử dụng đất của huyện đảo Phú Quốc. Các giải pháp quy hoạch và các chương trình đầu tư phát triển vùng đệm phải cải thiện cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống nhân dân vùng đệm, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân sinh sống trong vùng đệm. Về quy hoạch phát triển đô thị vùng đệm, đến năm 2010 quy mô dân số dự kiến vào khoảng 3.000 người với diện tích khoảng 60 ha bao gồm khu thương mại, dịch vụ du lịch, khu dân cư mới kết hợp vành đai cây xanh ở ven rạch Cửa Cạn. Vùng đệm cũng sẽ được quy hoạch phát triển các khu dân cư nông thôn. Mục tiêu là cải tạo và bố trí lại các làng chài ven biển theo hướng tập trung, không kéo dài nhằm tạo quỹ đất phát triển du lịch kết hợp với bảo vệ rừng. Chỉ tiêu phát triển kinh tế vùng đệm trong cả giai đoạn 2009 – 2015 là tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 15 – 20% (chỉ tiêu của huyện Phú Quốc là 25 – 26%). Tổng kinh phí dự toán cho Dự án phát triển Kinh tế - Xã hội là trên 21,5 tỷ. Trong đó bao gồm vốn ngân sách tỉnh, vốn đầu tư của các doanh nghiệp và vốn thu hút từ các dự án liên doanh, liên kết với nước ngoài. b. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang vừa có công văn số 292-TB/ TU đề nghị tạm dừng triển khai đề án cho thuê Vườn quốc gia Phú Quốc. Trước sự phản ứng của cán bộ, nhân dân; Ban thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang cho rằng: Đây là chủ trương lớn, có ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế - xã hội trên huyện đảo Phú Quốc, chưa được Ban thường vụ Tỉnh ủy chấp thuận. Chưa có ý kiến của Trung ương, cụ thể là Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn cơ quan chủ quản, ý kiến của Bộ Tài chính về thẩm định giá cả. Đề án hoàn toàn không có qui hoạch chi tiết, không có đề án khả thi về kinh tế, đánh giá ảnh hưởng tác động đến môi trường. Chỉ tính sơ bộ, nếu chủ dự án thuê rừng được quyền khai thác 5% diện tích rừng để xây dựng cơ sở hạ tầng theo qui định, thì với 1.293,9 ha rừng đã cho thuê, sẽ có khoảng 65 ha rừng nguyên sinh gồm: cây kiền kiền, bô bô, bằng lăng, thị..., có cây cả trăm năm tuổi bị phá. Nếu căn cứ về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng còn là dấu hiệu vi phạm, bởi Vườn quốc gia Phú Quốc là tài sản quốc gia, cần sớm được các cấp, các ngành quan tâm xử lý. Đề án này cho các thành phần kinh tế thuê thời hạn 50 năm diện tích 8.710,42 ha rừng tại Vườn quốc gia Phú Quốc (chủ yếu là rừng nguyên sinh) giai đoạn 2008-2010, để phát triển du lịch sinh thái, do Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Kiên Giang lập, UBND tỉnh Kiên Giang chính thức phê duyệt ngày 5/12/2007. Nếu đề án này được thực hiện, thì có đến 36,33% diện tích rừng quốc gia Phú Quốc bị bao chiếm. c. Phòng chống cháy rừng ở Vườn quốc gia Phú Quốc Để đối phó với nguy cơ cháy rừng, phá rừng thì trong năm qua huyện Phú Quốc đã thành lập các tổ, đội phòng chống cháy rừng với gần 2.000 người tham gia. Lực lượng này sẽ ứng trực sẵn sàng dập tắt lửa trường hơp có cháy xảy ra. Bên cạnh đó cũng chuẩn bị sẵn sàng nhiều phương tiện chữa cháy chuyên dùng, máy 11
  12. thổi gió, máy bơm chữa cháy cố định và cơ động cùng gần 1.000 bình chữa cháy các lọai. Riêng nguồn nước vẫn duy trì 5 giếng khoan công nghiệp, 3 đập nước tại các suối và 54 giếng khơi ở các khu vực rừng xung yếu. Uỷ ban nhân dân huyện Phú Quốc cũng chỉ đạo các ngành chuyên môn trên địa bàn, Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy cơ sở chủ động triển khai các phương án phòng chống cháy rừng trong mùa khô, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân nêu cao ý thức trách nhiệm không bất cẩn trong sử dụng lửa trong khi dọn vườn rẫy hoặc tùy tiện đốt các đồng cỏ. Huỵên cũng yêu cầu các địa phương thực hiện công tác chữa cháy với phương châm 4 tại chỗ, tăng cường tuần tra trực chiến suốt ngày đêm ở các khu vực rừng xung yếu có nguy cơ cao để xử lý tình huống; đồng thời tiếp tục cày ủi lại hơn 60.000 m đường băng cản lửa trên 596 ha tại các khu vực rừng dễ xảy ra cháy nhằm đảm bảo thuận tiện cho việc tuần tra kiểm sóat và hạn chế cháy lan, cháy lớn vào rừng. 2. Đề xuất các biện pháp xây dựng Vườn quốc gia Phú Quốc phát triển bền vững a. Kinh tế - Vườn quốc gia Phú Quốc có nhiều cảnh đẹp, hệ sinh thái biển và đặc biệt là rừng vẫn còn nét hoang sơ chưa có sự tàn phá của con người nên nơi đây rất thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái. Nhưng vấn đề đặt ra là làm sao để Vườn quốc gia Phú Quốc vừa phát triển du lịch đem lại nguồn thu, vừa bảo tồn được hệ sinh thái đó là một vấn đề hết sức khó khăn. Biện pháp: Xây dựng quy hoạch bảo tồn và sử dụng hợp lý vườn quốc gia Phú Quốc như một khu bảo tồn thiên nhiên trong một đô thị hiện đại, nhằm mục tiêu hài hòa giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế có thể chuyển đổi vườn quốc gia Phú Quốc thành một loại hình mới, có thể đặt tên là “công viên rừng trong đô thị”. - Phú Quốc có thế mạnh để phát triển kinh tế biển, vì vậy cần phải tận dụng các lợi thế kinh tế sẵn có, tuy nhiên không nên khai thác triệt để mà cần phải luôn quan tâm đến hệ sinh thái và môi trường. Biện pháp: Nên chuyển hướng từ nghề đánh cá gần bờ, ven đảo sang khai thác xa bờ bằng cách quản lý chặt hoạt động khai thác, giảm mạnh số phương tiện đánh bắt ven bờ, phát triển các đội tàu có công suất lớn, trang bị hiện đại, đủ sức vươn ra khơi xa. Cạnh đó, cơ sở hạ tầng nghề cá như cảng, bến cá, dịch vụ hậu cần nghề cá, khu neo đậu tránh bão cho tàu thuyền và hạ tầng nuôi trồng hải sản cũng phải được xây dựng đồng bộ. - Đảo Phú Quốc sẽ được đầu tư phát triển nhanh để trở thành điểm nhấn của tam giác kinh tế phía Nam (Phú Quốc-Cà Mau-Hà Tiên). Nơi đây sẽ trở thành trung tâm thương mại, tài chính lớn và hiện đại trong khu vực, gắn phát triển du lịch với dịch vụ hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế. Phát triển đảo Phú Quốc bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh quốc phòng vùng và quốc gia; từng bước trở thành một thành phố biển đảo; trung tâm khoa học công nghệ của quốc gia và khu vực Đông Nam Á; đồng thời đưa Phú Quốc là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và hàng không quốc tế; đặc biệt là trung tâm bảo tồn sự đa dạng sinh học rừng và biển của quốc gia và khu vực. Vì vậy, công tác quản lý quy hoạch xây dựng là bước cụ thể hoá của công tác lập quy hoạch 12
  13. xây dựng, một yếu tố then chốt trong việc xây dựng Phú Quốc bền vững và hoà hợp với môi trường. Biện pháp: + Thực hiện các quy định về quy hoạch và cải tạo nâng cấp kỹ thuật hạ tầng và dịch vụ cho khu vực còn khó khăn. + Lồng ghép những vấn đề môi trường vào công tác quy hoạch, quy hoạch chi tiết các khu tái định cư; hoàn chỉnh việc rà soát, điều chỉnh đất rừng phù hợp với quy hoạch mới được Chính phủ phê duyệt, đồng thời hoàn thành các quy hoạch chuyên ngành nông nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi, năng lượng. Rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng phù hợp với quy hoạch mới. + Tập trung vốn đầu tư, nâng cao năng lực quản lý, khai thác sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội. + Phát triển và quản lý tốt giao thông vận tải và trật tự đô thị. Hệ thống điện, cấp thoát nước, hạ tầng thông tin - truyền thông cũng được tiếp tục đầu tư, nâng cấp. + Cần cụ thế hóa cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước để phát triển nhanh trong thời gian tới. + Bố trí các công trình kinh tế và dân cư trên các đảo nhất thiết phải chú ý đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, sẵn sàng phối hợp, ứng cứu lẫn nhau trong các tình huống. Đồng thời, các lực lượng vũ trang trên đảo ngoài nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo cần đẩy mạnh phát triển sản xuất, đồng thời hỗ trợ và tạo điều kiện để các hoạt động kinh tế trên biển được thường xuyên, an toàn và hiệu quả. b. Xã hội - Dân số huyện đảo ngày càng tăng, dự báo đến năm 2020 quy mô dân số khoảng 340.000 – 380.000 người. Dự báo đến năm 2030 quy mô dân số khoảng 500.000 – 550.000 người. Do vậy cần đề ra các chính sách phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đời sống cho người dân, giúp cuộc sống họ phát triển hơn. Biện pháp: +Giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư địa phương quản lý, bảo vệ rừng gắn với phát triển kinh tế du lịch cũng là một phần quan trọng trong nội dung bảo tồn và phát triển vùng đệm vườn quốc gia Phú Quốc. + Xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu đường, … + Phát triển hệ thống thông tin, giáo dục đến cho nhân dân huyện đảo. + Xây dựng trường học, bệnh viện, trung tâm giải trí … - Tình hình trật tự an toàn xã hội ở đây luôn được bảo đảm, song vẫn còn nhiều vụ gây rối, gây mất đoàn kết trong nhân dân, cũng như xảy ra tình trạng tiêu cực đất đai ở Phú Quốc. Biện pháp: +Lực lượng công an cần mở nhiều đợt cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm, giải tán tình trạng thanh thiếu niên tụ tập gây mất trật tự xã hội. + Phát huy tối đa sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, cùng góp sức xây dựng thôn xóm, ấp văn hoá, không có tội phạm, tệ nạn xã hội để phòng ngừa, đấu tranh với 13
  14. các loại tội phạm và đảm bảo vững chắc an ninh biên giới. - Nâng cao ý thức của người dân trong vùng và khách du lịch về bảo vệ rừng chính là công tác cần phải được thực hiện triệt để.. Biện pháp: + Trong những tour du lịch, ta cần thiết phải tổ chức những khóa học ngoài trời phổ biến những việc nên và không nên làm của mọi người đối với các loài động thực vật hoang dã trong vườn quốc gia cho khách du lịch. Các khóa học này sẽ cung cấp một lượng thông tin cơ bản nhưng cần thiết để con người không vô ý mà có những hành vi làm tổn hại đến hệ sinh thái vốn có của vườn quốc gia. + Biên soạn và phát hành những quyển cẩm nang du lịch bỏ túi với nội dung chính là hiện trạng phát triển của rừng, tầm quan trọng của hệ sinh thái rừng đối với đời sống con người và trách nhiệm của mọi người trong việc bảo vệ rừng chính là một giải pháp nhằm nâng cao ý thức cho các du khách đến tham quan rừng. Không gì hơn là tạo dựng cho mỗi người dân sinh ra và lớn lên tại Phú Quốc một ý thức được hình thành từ bé là phải có một tình yêu đối với rừng, để rồi từ đó họ tự xác định được điều mình cần làm để những cánh rừng trên quê hương ngày càng phát triển đa dạng và phong phú hơn. c. Môi trường - Rừng Phú Quốc là khu rừng nguyên sinh còn sót lại ở khu vực Nam Bộ nên ngoài chức năng là nơi lưu trữ các lòai động, thực vật mà còn điều hòa khí hậu làm cho khí hậu nơi đây luôn mát mẻ, chắn sóng, chắn cát, chắn các đợt gió từ biển thổi vào. Là nơi lưu trứ nguồn nước, làm giảm các đợt gió thổi về nhờ tác dụng của các tán cây ngoài ra nó còn có chức năng như một lá phổi xanh điều hòa khí hậu ở khu vực Nam Bộ. Một thách thức khác đang đặt ra cho Ban quản lý vườn quốc gia Phú Quốc chính là nạn chặt phá rừng trái phép, đốt rừng để lấy đất làm rẫy. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do ý thức của người dân về bảo vệ rừng còn quá kém, một nguyên nhân quan trọng khác là do lực lượng kiểm lâm không đủ để có thể bảo vệ toàn bộ vùng rừng (chỉ khoảng 50 người). Cần phải duy trì và phát triển độ che phủ rừng để đảm bảo chức năng phòng hộ và phát triển bền vững về kinh tế, xã hội của huyện đảo Phú Quốc. Biện pháp: Để giải quyết vấn đề này, không còn cách gì khác là phải tăng cường lực lượng kiểm lâm để việc bảo vệ rừng được sâu sát và chặc chẽ hơn. Bên cạnh đó cần nâng cao ý thức của người dân trong vùng và khách du lịch về bảo vệ rừng chính là công tác cần phải được thực hiện triệt để. Tích cực kêu gọi người dân tham gia trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng… Những nội dung đầu tư có thể kể đến như xây dựng và nâng cấp hệ thống chốt, trạm bảo vệ rừng, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn đa dạng sinh học… - Vườn quốc gia Phú Quốc là nơi có hệ thống động, thực vật rừng đa dạng và phong phú, có chức năng phòng hộ vô cùng quan trọng. Nơi đây có sinh cảnh rừng ngập mặn, sinh cảnh rừng tràm, rừng thưa cây họ dầu, sinh cảnh trảng tranh, sinh cảnh rừng nguyên sinh cây họ dầu… Về động vật thì có 28 loài thú rừng, 119 loài chim, 47 loài bò sát và 14 loài lưỡng thê. Chính hệ sinh thái đa dạng và phong phú này, hằng năm, đã thu hút một lượng lớn khách du lịch tập trung về Phú Quốc. Dù vậy, làn sóng khách du lịch đến đảo ngày càng tăng thì nạn săn bắn thú rừng trái phép gia tăng rất đáng lo ngại. Do đó , rất cần thiết phải có những biện pháp bảo vệ động vật hoang dã nghiêm ngặt hơn nữa. 14
  15. Biện pháp: Bên cạnh việc ban hành những bộ luật với các điều khoản nghiêm trị những hành vi săn bắn động vật hoang dã, chúng ta có thể tổ chức những tour sinh thái cho du khách tiếp xúc với các loài động vật đã được thuần hóa kĩ lưỡng, thân thiện với con người dưới sự quản lý chặt chẽ của cán bộ kiểm lâm. Chính những cơ hội tiếp xúc này sẽ tạo nên mối quan hệ tốt giữa con người và các loài động vật, hạn chế một phần nào đó sự săn bắn trái phép. Tuy nhiên, không ít những cá nhân kém ý thức sẽ lợi dụng cơ hội này để thực hiện hành vi xấu nên các cán bộ kiểm lâm cần phải được huấn luyện, đào tạo để có khả năng ứng phó khi trường hợp xấu xảy ra. - Vùng đệm vườn quốc gia Phú Quốc cũng là một đối tượng quan trọng cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Hiện nay, vùng đệm vườn quốc gia Phú Quốc đang có hơn 31000 hecta vùng lõi và 6000 hecta rừng đang bị khô hạn rất gay gắt, đang ở báo động cấp 5 – cấp cực kỳ nguy hiểm, có khả năng cháy lớn và tốc độ lửa lan tràn nhanh. Biện pháp: Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa cán bộ kiểm lâm cùng lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn để tổ chức trực và sẵn sàng ứng cứu kịp thời nếu xảy ra cháy rừng. Các giải pháp quy hoạch và các chương trình đầu tư phát triển vùng đệm phải cải thiện cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống nhân dân vùng đệm, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân sinh sống trong vùng đệm. Vùng đệm vườn quốc gia Phú Quốc được nhận định là nơi giàu tiềm năng để phát triển du lịch vì có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và chiều dài bờ biển trên 150 km. Do đó, để bảo tồn và phát triển vùng đệm, điều quan trọng là phải tổ chức cho cộng đồng dân cư vùng đệm tham gia các hoạt động bảo vệ, bảo tồn, sử dụng hợp lý lâm sản và các tài nguyên tự nhiên, các dịch vụ du lịch sinh thái để góp phần nâng cao thu nhập và gắn sinh kế của người dân với các hoạt động của rừng. - Phú Quốc đang phát triển. Dân số Phú Quốc đang gia tăng nhanh chóng. Khách du lịch đến với Phú Quốc ngày càng đông và như vậy lượng rác thải; nước thải sẽ rất lớn. Đây là mối lo ngại về môi trường vì tại đây rác thải và nước sinh hoạt của người dân đều trực tiếp đổ ra biển. Chưa kể đến một số hàng quán, những cơ sở sản xuất nước mắm thì mùi hôi bốc lên ảnh hưởng đến đời sống của những người xung quanh.Chính quyền tại đây chỉ có những biện pháp xử lí tạm thời như đốt và chôn rác thải nhưng cũng chỉ giảm một phần nhỏ. Biện pháp: Để xử lí triệt để cần phải xây dựng một hệ thống xử lí nước sinh hoạt và rác thải để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm hiện nay đồng thời đưa ra các cơ chế xử phạt nghiêm khắc đối với các cơ sở, xí nghiệp vi phạm gây ô nhiễm môi trường ở địa phương. Khi ô nhiễm môi trường thật sự trở thành vấn đề cấp bách cần nhanh chóng giải quyết thì cần phải thúc đẩy việc thành lập và đưa vào hoạt động trung tâm kỹ thuật quan trắc môi trường trên đảo Phú Quốc càng sớm càng tốt. Kết quả quan trắc từ trung tâm này sẽ là cơ sở để địa phương có những biện pháp kịp thời ứng phó với những biến động xấu từ môi trường sinh thái, đồng thời có cơ sở pháp lý để nhanh chóng xử phạt các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường.. Có như vậy, mới có thể phát triển bền vững và mới có thể khai thác hiệu quả tiềm năng rất lớn của Phú Quốc, đặc biệt tiềm năng du lịch. 15
  16. Kết luận ( mọi người cho ý kiến phần Kết luận ) 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2