intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận "Hệ động vật không xương sống Nước Mặn"

Chia sẻ: Trần Thanh Phong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

503
lượt xem
88
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hệ sinh thái nước mặn vô cùng phong phú và đa dạng các chủng loài đến các quần cư sinh vật. Từ những loài sống đơn độc đến những loài sống thành bầy, đàn hoặc thành tập đoàn. Mõi loài có cách sống, cách săn bắt, đến những cách ngụy trang hoặc tự vệ riêng đặc trưng cho loài. Ngoài ra chúng còn là nguồn lợi thủy sản lớn, là nơi tham quan, thám hiểm phục vụ cho du lịch,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận "Hệ động vật không xương sống Nước Mặn"

  1. khu Hệ Động Vật Không Xương Sống Nước Mặn I. Lý Do Chọn Đề Tài Hệ sinh thái nước mặn vô cùng phong phú và đa dạng các chủng loài đến các quần cư sinh vật. Từ những loài sống đơn độc đến những loài sống thành bầy, đàn hoặc thành tập đoàn. Mõi loài có cách sống, cách săn bắt, đến những cách ngụy trang hoặc tự vệ riêng đặc trưng cho loài. Ngoài ra chúng còn là nguồn lợi thủy sản lớn, là nơi tham quan, thám hiểm phục vụ cho du lịch,... Nó đem lại cho con người nguồn lợi kinh tế lớn. Nhưng hiện nay, chúng vẫn chưa được quan tâm đúng mức và khai thác hết tiêm năng vốn có của nó. Do những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp và chủ yếu của con người vào thiên nhiên mà hệ sinh thái biển đang ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng, một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Chính những lý do đó là nguyên nhân mà tôi chọn đề tài này. II. Nội Dung 1. Đa dạng các loài sinh vật Đến nay, hệ sinh thái trong vùng biển nước ta đã phát hiện được chừng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình. Các loài sinh vật đó thuộc về 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau, trong đó có 3 vùng biển: Móng Cái- Đồ Sơn, Hải Vân- Đại Lãnh và Đại Lãnh- Vũng Tàu có mức độ đa dạng sinh học cao hơn các vùng khác. Trong tổng số loài được phát hiện có khoảng 6.000 loài động vật đáy; 2.038 loài cá (trong đó có hơn 100 loài cá kinh tế); 653 loài rong biển; 657 loài động vật phù du; 537 loài thực vật phù du; 94 loài thực vật ngập mặn; 225 loài tôm biển; 14 loài cỏ biển; 15 loài rắn biển; 12 loài thú biển; 5 loài rùa biển và 43 loài chim nước. Nguồn: http://www.thiennhien.net/news/153/ARTICLE/9118/2009-07-23.html 2. Hệ động vật và thực vật ở nước mặn Hệ động vật a. SAN HÔ: Mặc dù trông giống như cây, san hô thực sự là những động vật và cấu tạo tương tự như con sứa và hải quì. Chúng thuộc vào nhóm động vật biển có các trâm 1
  2. gây ngứa (thích ty bào). Có đến hàng trăm kiểu san hô khác nhau nhưng tất cả đều do các cá thể nhỏ bé, gọi là polyp tạo nên. Hầu hết polyp có kích thước nhỏ bé (thường dưới 1 mm) và sống cạnh nhau thành nhóm hoặc tập đoàn như nhìn thấy san hô khối dạng bộ não. Tuy nhiên, một số polyp có kích thước lớn (có thể đến 20 cm) và sống đơn độc. San hô dạng nấm thuộc nhóm này. Có ba nhóm san hô chính là san hô cứng (còn gọi là san hô đá), san hô sừng và san hô mềm: San hô cứng: có bộ xương bằng đá vôi và thường tăng trưởng rất chậm, chỉ - vào khoảng 1cm/năm đối với san hô khối. Điều đó có nghĩa là một khối san hô với đường kính 1m có thể đã trải qua cuộc đời hàng thế kỷ. Khi san hô chết bộ xương sẽ có màu trắng. San hô cứng được coi là thành phần chính tạo nên rạn san hô. Tuy nhiên chúng rất mảnh mai và có thể bị tàn phá do gió bão và neo tàu. San hô c ứng được chia thành sáu kiểu hình dáng khác nhau: San hô cành: (Acropora) thành tào bởi các nhánh với màu sắc đa dạng từ màu phấn hồng đến xanh lá cây, xanh da trời hoặc màu cam. Các nhánh cây khác nhau về chiều dài và kích thước và tăng trưởng nhanh hơn các san hô khác. 2
  3. San hô khối: (Porites) thường có màu vàng và một số trongđó có thể đạt kích thước rấ t lớn (đường chục kính hàng mét). San hô phiến: (một số Montipora hoặc Turbinaria) trông giống như những chiếc lá khổng lồ hoặc các phiến rộng. San hô bàn: (một số Actopora) có tập đoàn như những chiếc bàn rộng với nhiều bậc khác nhau . 3
  4. San hô dạng phủ: Sống bám trên các tảng đá hoặc trên loại san hô khác (Montipora). San hô sống tự do: (Fungia) không bám vào nền đáy và thường chỉ gồm một polyp -San hô sừng: Có thành phần đá vôi bao bọc lõi là vật liệu sừng. Tập đoàn san hô sừng có dạng như những chiếc quạt hoặc những cây mềm mại. Khi chết đi, cái còn lại là bộ xương màu đỏ hoặc đen hay trắng. Loại san hô này sinh trưởng rất chậm. -San hô mềm: Tiêu giảm bộ xương bên trong và chỉ còn lại các trâm xươngđá vôi nhỏ. Một số mềm dẻo đến mức đu đưa theo dòng nước. Sẽ không còn gì khi san hô mềm chết đi. Còn một số kiểu san hô khác như thủy tức san hô, san hô đen, san hô xanh hoặc san hô dạng ống màu cam. POLYP SAN HÔ: Hầu hết san hô bao gồm rất nhiều polyp nhỏ sống cùng nhau tạo thành tập đoàn. Một polyp đơn độc có dạng ống với miệng ở trên bao bọc bởi các tua xúc tu. Hình thức sinh sản: Polyp san hô có thể sinh trưởng bằng hai cách: đẻ trứng (sinh sản hữu tính) và nảy chồi (sinh sản vô tính): -Khi sinh sản hữu tính, polyp san hô đẻ ra trứng và tinh trùng. Trứng thụ tinh tiếp tục phát triển và tạo nên ấu trùng san hô với kích thước nhỏ bé. Tử đó polyp san hô được hình thành. San hô thừơng sinh sản vào một đêm trăng tròn của đầu mùa hè, thừơng vào lúc triều thấp và biển lặng gió. Hàng triệu giao tử trông như những viên bi màu hồng, xanh nhạt lần lượt được phóng thích từ miệng polyp và trôi giạt lên mặt biển. Thủy triều hồng là tên gọi cho hiện tượng này. Hầu hết ấu trùng san hô trôi nổi bị 4
  5. sinh vật khác ăn hoặc biến mất. Chỉ một số ít đến được vùng nước nông, ấm áp và lắng xuống nền đáy thích hợp để phát triển thành những polyp san hô mới. -San hô còn có thể mọc chồi. Những polyp nhỏ đầu tiên xuất hiện ở mặt bên của polyp cũ và lớn dần thành những polyp riêng biệt với bộ xương do tự chúng sinh ra. Hàng loạt san hô sống cùng nhau thành những thảm rộng lớn với nền móng là đá vôi tạo thành rạn san hô. Tảo hiển vi (gọi là Zooxanthellae) sống trong mô san hô, chúng hô hấp chủ yếu vào ban đêm. Khi đó chúng hấp thu oxy và thải ra khí carbonic. Chức năng quan trọng diễn ra vào ban ngày –đó là qúa trình quang hợp. Qua đó, tảo sử dụng ánh sáng mặt trời và khí carbonic để tạo ra oxy cung cấp cho cuộc sống trên trái đất. Tảo sống trong san hô rất cần thiết cho polyp. Thông qua quang hợp, tảo sử dụng ánh sáng, nước và khí carbonic để tạo thành chất dinh dưỡng mà một phần được san hô sử dụng làm thức ăn và xây dựng bộ xương của mình. Để đổi lại, san hô cung cấp cho tảo nơi ở và một số chất bài tiết như là phân bón cho tảo phát triển. Mối quan hệ này được gọi là cộng sinh. ĐỘNG VẬT THÂN MỀM Các loại ốc sứ, ốc Cối và ốc Tù và được gọi là những loài chân bụng. Chúng nạo thức ăn bằng dải răng kitin, một bộ phận mềm gần miệng được bao bộ với những răng nhỏ. Các loại chân bụng có thể là bọn ăn động vật, ăn thực vật hoặc ăn xác thối rữa c ủa động vật. Nhiều loài sống trên vùng triều và khi không ngập nước chúng vẫn bám chắc vào đá. Khi triều cao chúng di chuyển trong nước và tìm kiếm thức ăn. - Ốc Đụn được thu thập để lấy xà cừ. Tuy nhiên chúng thường bị khai thác quá mức. Điều này giải thích là tại sao các đảo ở Thái Bình Dương đã kiểm soát mức độ đánh bắt để đảm bảo duy trì nguồn giống ốc Đụn. - Ốc Cối bắt những con mồi có khả năng di chuyển như giun và những loài cá nhỏ bằng cách phóng những mũi tên nhỏ có chứa chất độc. Hãy cẩn thận khi sờ vào ốc cối bằng tay trần. Khi cần thiết chỉ cầm chúng ở đáy rộng cảu vỏ và không bao giờ tiếp xúc trực tiếp vào đầu nhọn của cơ chế loại ốc này. 5
  6. -Động vật hai mảnh vỏ gồm trai, sò và vẹm có hai vỏ gắn liềm với nhau bằng bản lề. Cơ khép vỏ rắn chắc cho phép chúng mở và đóng hai vỏ. Động vật hai mảnh vỏ thường sống cố định trên nền đáy, ăn bằng cách chọn lọc thực vật phù được trong nước. -Trai tai tượng: tridacan gigas, là đáng chú ý nhất của động vật 2 mảnh vỏ trên rạn san hô. Một con trai khổng lồ có thể cân nặng chừng 250 kg và sống trên một trăm tuổi. Màng áo thò ra ngoài vỏ thường có màu rực rỡ. Những con trai ăn thực vật phù được, tuy nhiên, giống như polyp san hô, màng áo chứa tảo cộng sinh (Zooxanthellae) cho phép chúng hấp thu sản phẩm dinh dưỡng từ sự quang hợp. -Các động vật chân đầu gồm bạch tuộc, mực, ốc Anh Vũ có một đầu lớn, hai mắt to phức tạp và một miệng với các vòi bao quanh (hoặc những xúc tu) trang bị những giác hút. Chúng là những động vật thân mềm phát triển nhất. Tất cả động vật chân đầu là những tay săn mồi nhanh nhẹn và tóm bắt những động vật thân mềm khác, giáp xác và cá. Nhiều con có mỏ khỏe với gải răng kitin. Mỏ của vài động vật thân mềm có tuyến chất độc để giết con mồi của chúng và có thể dẫn đến những vết thương đau đớn cho con người. Hầu như tất cả động vật chân đầu (ngoại trừ ốc Anh vũ) đều có túi mực. Một thành viên của động vật chân đầu với đặc điểm có vỏ ngoài là ốc Anh vũ chỉ được tìm thấy ở Tây Thái Bình Dương. Nó chỉ có duy nhất một vỏ để bơi thay vì bỏ và đã hiện diện trên quả đất khoảng 360 triệu năm. Nó duy chuyển giật lùi bằng cách bóp nước từ “vòi”.Ốc Anh vũ sống ở độ sâu 150đến 300 mét. Tuy nhiên thỉnh thoảng vào ban đêm nó có thể được nhìn thấy ở độ sâu chỉ 20 mét. Nó không thể chịu đựng nhiệt lớn hơn 24 c và cũng không thích ánh sáng. 0 Các loài mực có một vỏ bên trong gọi mai. Mai mực có màu sáng và sau khi mực chết, chúng thường dạ t biển. trôi vao các bãi 6
  7. Tất cả bạch tuộc hoàn toàn không có vỏ, thường đựơc gặp dưới các tảng đã san hô trên những thềm rạn. ĐỘNG VẬT GIÁP XÁC Động vật giáp xác gồm có các loài tôm, tôm hùm và cua với hình dạng có một lớp vỏ cứng (áo giáp) và cơ thể chia làm ba phần (đầu, ngực, bụng với nhiều chân khớp). Để lớn lên, động vật giáp xác phải lột bỏ lớp vỏ của chúng một cách định kỳ. Phương thức này được gọi là sự thay vỏ, lúc đó động vật thoát khỏi ra vỏ của nó. Khi vỏ của nó trở nên quá chật chội,động vật giáp xác xây dựng một vỏ mềm khác ở dưới lớp vỏ cũ. Chúng vức bỏ lớp vỏ cũ, nở ra bằng cách hút nước và chờ đợi cho đến khi lớp vỏ mới cứng lên. Nước sau đó sẽ được thay thế dần bằng chất thịt. Cách thức tương tự xảy ra ở mỗi thời kỳ thay vỏ. Hầu hết động vật giáp xác đều chuyển động và di chuyển trên đáy biển. Chúng di chuyển hoặc bằng cách sử dụng chân bò hoặc bơi bằng chân mái chèo. Chúng có thể vứt bỏ chân để thoát thân. Chân mới sau đó sẽ tự động mọc lại ngay ở nơi cũ của nó. Nhiều loại tôm khác nhau sống trong vực nước của rạn san hô. Một trong những loài nhiều màu sắc nhất trong chúng là “Tôm bác sĩ” Stenpus hispodus. -Tôm hùm có thể được nhận biết bởi râu dài của nó và cơ thể phủ gai. Nhiều lòai sống trong ốc rạn san hô để từ đó bò kiếm thức ăn. Trứng được giữ trên những chân bơi (phần cuối 7
  8. bụng) của tôm hùm cái. Chúng nở ra thành những ấu trùng nhỏ trôi dạt như các động vật nổi cho đến khi lắng đáy trên những vùng rạn mới. Các loài cua có hình dạng cơ thể giống như tôm hùm ngoại trừ bụng của chúng bị nhỏ đi để thành cái yếm nhỏ cuộn lại và được thu vào phía dưới cái đầu rộng của chúng. Các loài cua có các càng lớn, một càng thường lớn hơn càng kia. Chúng là động vật ăn thịt. Cua xanh, Scylla serrata, có thể được tìm gặp trong rừng ngập mặn. Các động vật giáp xác được bắt để làm thực phẩm. Để duy trì nguồn gốc giống và khai thác bền vững chúng phải được bảo vệ trong thời kỳ sinh sản. Đó là lý do vì sao không bao giờ được khai thác những con cái đang mang trứng. Các loại cua ký cư (ốc mượn hồn) không như những loại của khác, chúng có bụng mềm không đựợc bảo vệ. Để bảo vệ mình, cua ký cư sử dụng những vỏ ốc rỗng để làm nơi trú ẩn. Khi cơ thể nó lớn lên nó phải tìm một vỏ ố c khác lớn hơn để vào sống. Thỉnh thoảng những con của ký cư phải tấn công những con ốc còn sống và giật chúng ra khỏi vỏ của chúng để vào sống hoặc chiếm đoạt nhà của con cua ký cư khác. Một họ cua ký cư, Coenobitae, di chuyển đựơc từ biển vào trongđất. Bọn cua dừa lớn (coconut crabs), Birgus latro, là một loài trong số đó kích thứơc lớn nhất trong tấc cả các loài cua ở đất. Nó có thể cân nặng đến 4kg và con trưởng thành thì quá lớn đẻ có thể sống trong vỏ sò tróng như những con cua ký cư khác thường làm. 8
  9. ĐỘNG VẬT DA GAI -Động vật da gai là ộng vật không xương sống có đời sống khác biệt trong môi trường biển. Các động vật chủ yếu trong nhóm này gồm có sao biển, nhím biển và hải hâm. Trong hầu hết các trựờng hợp, chúng có cơ thể đối xứng tỏa tròn (giống như những cái nan của bánh xe). Khung xương bên ngòai của chúng được tảo bởi phiến đá vôi. Chúng có một hệ thống “chân ốc” như những ống thịt nhỏ đặt ở mặt dưới của động vật, dùng để vận động. ăn uống và hô hấp. -Sao biển được tạo bởi một thân ở giữa, quanh đó lòi ra năm cánh tay cứng đều (hay là một bội số năm). Sao biển không có đầu, và việc di chuyển thực bằng cách dùng hai hàng chân ống trên mỗi cánh tay. Những động vật bò trườn này sốngở vùng nước nông và là sinh vật đáy, tức sống trên nền đáy biển. Miệng của chúng nằm phía dưới và ở trung tâm. Sao biển xanh, Linkia laevigata, thườngđược tìm thấy trên các rạn san hô Thái Bình Dương. Hầu như tất cả các loài sao biển đều ăn thịt với hai cách ăn khác nhau. Trường hợp nhất, chúng nuốt mồi và tiêu hóa nó trong bao tử. Trong trường hợp thứ hai, con vật lộn cái bao tử của nó ra ngoài cơ thể và tiêu hóa thức ăn. Cách sau này cho phép sao biển tiêu hóa các cơ thể bất động hay có lớp phủ ngoài như san hô và bọt biển. Sao biển gai Ancanthaster planci, là loài sao biển có cách ăn đặc biệt. Nó chỉ ăn duy nhất san hô. Dạ dày của nó đưa ra ngoài cơ thể và phủ lên các polyp san hô để tiêu hóa các polyp. Loại sao biển này có thể hoại những vùng san hô rộng lớn. Chúng ta cũng khôngđược sờ vào loại sao biển này vì những gai của nó có chứa độc tố và có thể gây rất đau. 9
  10. Các loài cầu gai được bao bọc bởi một vỏ ngoài gồm những mảnh canxi hợp nhất tại vỏ đựơc bao phủ với những chiếc gai có hình dạng và kích thước khác nhau tùy từng loài. Chúng có những chân ống để giúp cầu gai di chuyển. Miệng nằm ở mặt dưới con cầu gai chứa những hàm nạo mạnh mẽ. Thức ăn của cầu gai rất khác nhau: rong, bọt biển và những con sò nhỏ… -Cầu gai đen, Diadenma sentosum, có những gai nhọn và có thể gây đau nhức, những cái gai thô màu tía, nâu của lòai nhum đá Heterocentrotus mammilliatus, thường cũng đựơc bắt gặp trên bờ biển. -Hải sâm không giống lắm với các loài da gai khác, Cơ thể của chúng đựợc bạo bọc bởi vỏ mềm hình trụ. Chúng trông giống như quả dưa leo được khoét lỗ ở hai đầu. Hải sâm không tựa trên mặt miệng của nó mà tựa trên mặt sườn. Chúng là nhữngđộng vật đáy (chúng sống ở đáy biển). Những động vật này được bao phủ bởi những hàng chân nhỏ gọi là “vòng chân”. Những vòng này đựợc sắp xếp ở lườn thấp hơn của cơ thể và được sử dụng cho sự vận động. Hải sâm trườn tới phía trước bằng cách làm phồng lên hoặc xẹp xuống cơ thể của chúng. Những tua cảm giác của Hải sâm nằm ở phía trước miệng. Chúng giúp cho Hải sâm nhận thấy thức ăn là những vật chất hữu cơ, sinh vật nhỏ, tảo,... -Sao biển rắn bao gồm một đĩa nhỏ ở trung tâm và những tay hình trụ tỏa ra xung quanh rất linh động. Không như những động vật đa gai khác, sao biển rắn không sử dụng hệ thống sinh thủy lực (biohydraulic) thay vào đó là hoạt động bơi chèo mạnh mẽ cảu những cánh tay. Miệng cũng như hệ tiêu hóa nằm ở đĩa trung tâm. Để ăn mồi sao biển rắn sử dụng các cánh tay của chúng để tóm bắt những sinh vật nhỏ bé và 10
  11. những động vật chất hữu cơ lơ lửng trong nước. Những con khác ăn động vật chết hoặc bã thực vật được chúng tìm gặp ở đáy biển. Những loại này đựơc gọi là động vật ăn xác thối rữa. Chúng bài tiết chất thải của chúng qua miệng bởi vì chúng không có hậu môn. -Huệ biển có số lượng lớn cánh tay phân thành nhiều nhánh có thể cuộn vào hoặc trải ra. Chúng là những sinh vật thật mảnh dẻ. Chúng có thể di chuyển bằng cách bơi hoặc bám tạm thời trên những vật bám khác nhau. Chúng ăn những vật chất nhỏ trôi nôi trong dòng chảy bằng cách tóm bắt bằng những cánh tay của chúng. Những con sao biển lông chim thường che chở cho các loài tôm và cá nhỏ. b. Rừng ngập mặn Rừng ngập mặn là hệ sinh thái vùng ven biển, trong đó ưu thế thuộc về cây ngập mặn. Chúng phát triển ở vùng đất sét nhiễm mặn và thường ngập trong nước nên hàm lượng khí ôxi thấp. Rừng ngập mặn thường phân bố trên vùng đất bằng phẳng và có chế độ thủy triều. THỰC VẬT TRONG RỪNG NGẬP MẶN Không phải nhiều loài thực vật có thể thích nghi được với môi trường khắt khe này (phải có rễ chùm để bám trên nền đất mêm, khả năng chịu đựng nồng độ muối cao, cấu tạo rễ thở, sinh sảnh theo kiêu hạt nảy mầm trên cây mẹ). Một số rừng ngập mặn được coi là hệ sinh thái có năng suất sinh học rất cao và là nơi cung cấp dinh dưỡng khởi nguồn cho nhiều chuỗi thức ăn. Chúng còn được coi là vùng đệm giữa biển và đất liền. Thực vật ngập mặn phân bố theo các đai khác nhau từ biển vào hướng đất liền và phụ thuộc vào mức độ chịu đựng muối và kết cấu của đất. Ở đai gần với biển, chúng ta thường gặp cây đước (Rhizophora). Tiếp theo về phía đất liền, đước được thay thể bằng ấy vẹt và sau đó là cây mắm. Rìa phía sau của rừng ngập mặn nơi mà đất có độ mặn rất cao (có khi tơi 5g/l) chỉ một ít tảo và rong có thể sinh sống được trong điều kiện rất khắc nghiệt đó. Nhiều loài động vật khác nhau sinh sống trong môi trường này. Một số sống lưỡng cư 11
  12. như là cá thoi loi, một loài cá nhỏ thích nghi với cách sống trong nước và trên cạn. Chúng ăn côn trùng và những sinh vật thủy sinh nhỏ, Chúng ta cũng có thể gặp rất nhiều loài cua trong rừng ngập mặn như là cua xanh, Scylla serrata - một loại động vật ăn động vật và xác thối rữa. Cua học trò Uca uca sử dụng chiếc càng rất lớn nhằm hấp dẫn cua cái và cảnh báo những cua đực khác và cả kẻ thù. . Nhiều loại động vật sống cố định trên rễ cây ngập mặn bao gồm hầu, hải miên và hà. Chim và cá cũng coi rừng ngập mặn là nơi kiếm ăn và sinh đẻ. Ngoài ra còn có Hệ sinh thái cỏ biển cũng đóng vai trò quan trọng trong cả hệ thống ven biển rộng lớn và có mối tương tác qua lại với môi trường sống này. Các thảm cỏ biển được coi như một nguồn lợi biển quan trọng bởi khả năng ổn định nền đáy, tổng hợp các chất hữu cơ từ vô cơ như cacbon, nitơ, oxy và phốt pho, tham gia vào chuỗi thức ăn, chu trình dinh dưỡng và là nơi sống cho nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Thảm cỏ biển cũng có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của các loài cá sống trong các rạn san hô. Vì vậy, giữa các hệ sinh thái san hô và hệ sinh thái cỏ biển ở các vùng nhiệt đới có mối liên quan rất chặt chẽ. 3. Hiện trạng hê sinh thái a/ Rạn săn hô Rạn san hô bao phủ hàng triệu kilomet vuông trên các đại dương vùng biển nhiệt đới. Chúng tạo ra nguồn thực phẩm (cá, tôm cua…) và là môi trường cho du lịch biển với giá trị mang lại lên đến 375 tỉ đô là hàng năm. 90 % đạm động vật ở vùng đảo Thái Bình Dương có được từ tài nguyên biển. Ran san hô bảo vệ đường bờ biển và các làng mạc tránh khỏi sóng gió của đại dương, nhất là khi bão tố. Tuy nhiên, rạn san hô đang bị suy thoái đáng kể, đặc biệt là ở những vùng biển nông và gần các khu dân cư đông đúc. Ước tính khoảng 10 % rạn san hô thế giới đã bị hủy 12
  13. diệt nghiêm trọng và 58 % đang bị đe dọa. Sự hủy diệt nếu vẫn tiếp diễn sẽ làm biến mất hầu hết nguồn tài nguyên quý giá của thiên hiên mang lại cho con người. b/ Rừng ngặp mặn Rừng ngập mặn được coi là một trong những hệ quan trọng nhất ở vùng nhiệt đới và có thể cho năng suất sinh học cao bật nhất thế giới. Chúng làm màu mỡ vùng biển ven bờ nhờ khối lượng lớn lá rụng mà 2/3 trong đó được tải ra vùng biển xung quanh. Cây ngập mặn giúp bảo vệ bờ chống xói lở bờ biển. Hơn nữa, thảm thực vật dày đặc này còn giúp giữ lại nguồn trầm tích từ các sông làm giảm thiểu lượng trầm tích trong nước biển. Nhờ vậy, rừng ngập mặn tham gia kiến tạo và mở rộng đường bờ. Vực nước rừng ngập mặn giàu ôxy (nơi nước nông và tầng mặt) và có một số lượng lớn vi sinh vật. Các chất vô cơ được phân hủy ở đây. Thực tế có thể coi rừng ngập mặn như một nhà máy xử lý nước thải trong thiên nhiên. Rừng ngập mặn cũng là nơi trú ẩn và đẻ trứng của nhiều loại sinh vật và là ngụ cư trường khai thác thủy sản phục vụ cuộc sống của dân cư vùng ven biển. Tiếc rằng, rừng ngập mặn đang bị đối xử như là bãi thải rác hoặc bị khai hoang để xây ven bờ. dựng nhà cửa và phát triển các ngành kinh tế như nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản…Hệ sinh thái này cần được bảo vệ vì giá trị sinh thái trong vùng biển. c. Những mối đe dọa của con người và thiên nhiên Trong thiên nhiên, một số sinh vật có thể gây hại cho rạn san hô như sao biển gai ăn san hô. Bão tố cũng phá hủy nhiều vùng rạn rộng lớn. Một tác động khác khá nghiêm trọng là hiện tượng tẩy trắng san hô. Trong năm 1998 -1999, 40 -50 % ran san hô trên thế giới đã bị tẩy trắng và tỷ lệ chết của san hô khá cao. Hiện tượng đó được giải thích là do sự tăng nhanh nhiệt độ nước biển cũng như những điều kiện khí tượng bất thường. Tuy vậy, những hoạt động của con người gây ra những tác động có hại lớn hơn đối với rạn san hô và rừng ngập mặn. Đe dọa từ thiên nhiên Tác động môi trường - Bão tố. -Mưa lớn • Tỷ lệ chết cao của cá, hủy diệt rừng - Tăng cao nhiệt độ. ngập mặn, phá hủy san hô và quấn xã 13
  14. rạn. Đe dọa từ con người • Thải bùn và chất thải ra biển. -Hoạt động trực tiếp: • Tẩy trắng san hô. + Xây dựng (cảng, cầu tàu, phá rừng). • Phá hủy sinh cảnh. + Giã cào, thả neo, giẫm đạp. • Hủy họai thảm cỏ biển, rạn san hô. +Khai thác quá mức, đánh bắt hủy diệt • Suy giảm nguồn lợi thủy sản. -Hoạt động gián tiếp: • Tăng trầm tích và chất nhiễm bẩn. + Chất thải (phân bón, nước thải đô thị, • Tăng độ đục. xả rác…). • Phát triển quá mức của rong. • Tẩy trắng san hô. 4. CẦN BẢO TỒN RẠN SAN HÔ VÀ RỪNG NGẬP MẶN Ngư dân, chủ thuyền: • Chỉ lấy những gì thực sự cần thiết. • Không sử dụng phương thức đánh bắt hủy diệt như chất độc, chất nổ. Kiểu khai thác này hủy diệt cả sinh vật và môi trường sống của chúng. • Không sử dụng lưới có mắt quá nhỏ. • Thả lại xuống biển những sinh vật quá nhỏ hoặc không sử dụng được. • Chỉ thả neo trên đáy bùn cát, tránh xa rạn san hô. • Sử dụng phao neo khi cần đậu tàu trên san hô. • Ủng hộ các khu bảo tồn biển: không đánh bắt và thải rác trong đó. • Đem các chất thải trở về đất liền –không vứt xuống biển. Thợ lăn ngư dân: • Chỉ bắt những con thực sự cần và đúng với quy định bảo vệ nguồn lợi thủy sản. • Không khai thác tôm cá vào ban đêm. • Không lặn bắt trong khu bảo tồn biển. Khách du lịch lặn: • Không đuổi theo hoặc bám vào sinh vật đang bơi. • Dành thời gian để quan sát những lý thú của rạn san hô và môi trường biển. • Không làm gãy san hô khi bơi lặn. • Không bắt các loài trai ôc –Quan sát thay cho lượm bắt. 14
  15. • Không dùng mồi nhử để xem sinh vật biển vì có thể làm đổi tập tính của chúng. Bạn của môi trường biển: • Không để rác thải lại những nơi đi qua. • Không thu thập sinh vật sống. • Không đứng và đi trên san hô. • Khi lượm được một sinh vật, hãy trả nó lại với biển. Cộng đồng sống ven biển: • Không thải rác ra biển nữa. • Dùng phân bón một cách thận trọng. Các nhà chính sách: • Bắt buộc đánh giá tác động đối với tất cả dự án xây dựng. • Xây dựng các nhà máy xử lý chất thải hợp lý. • Quy hoạch vùng đổ rác có kiểm soát và xây dựng chính sách quản lý chất thải. • Xây dựng qui chế và tạo ra phương tiện để áp dụng. III. Kết Luận. Hệ sinh thái biển có sự hiện diện rất đa dạng của các quần cư dưới nước khác nhau, bao gồm rạn san hô, rừng ngập mặn, cỏ biển,... Nhiều quần cư trong số này vẫn còn có hiện trạng tốt, có độ đa dạng sinh học cao và là nguồn nuôi sống cho dân địa phương và nguồn thu nhập cho du lịch. Tuy nhiên, các quần cư này chịu áp lực sử dụng và phá hủy ngày càng gia tăng bởi hàng loạt các mối tác động của con người và nhiên nhiên, đáng kể là sự đổ đất, sự lắng đọng trầm tích và sự ưu dưỡng, Sao biển gai và ốc Drupella ăn san hô, sự thả neo vô ý thức, nguồn ô nhiễm từ sông và các nguồn gây ô nhiễm khác. Nguyên nhân chính làm mất đi các loài động, thực vật biển là do phát triển du lịch nghỉ mát trên các đảo. Các quần cư vùng biển vẫn nằm trong tình trạng bị đe dọa, và sự cải thiện các mối đe dọa đang diễn ra đòi hỏi có sự quan tâm hơn của các tổ chức nhà nước và sự ý thức của con người về việc khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0