ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br />
ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÀI THẢO LUẬN<br />
Đề tài: AFTA<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Môn: KINH TẾ QUỐC TẾ<br />
Lớp 04 Nhóm 09<br />
DANH SÁCH NHÓM<br />
<br />
<br />
1. NGUYỄN ĐỖ QUYÊN (thuyết trình)<br />
<br />
2. NINH MAI THẢO<br />
<br />
3. LÂM THU HUYỀN<br />
<br />
4. BÀN THỊ THỦY<br />
<br />
5. LÊ THỊ LÂN<br />
<br />
6. VŨ TIẾN NAM<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
<br />
ASEAN là một trong những khu vực có nền kinh tế tăng trưởng với tốc <br />
độ nhanh nhất thế giới (tốc độ tăng trưởng kinh tế của ASEAN giai đoạn <br />
19811991 là 5,4%; gần gấp hai lần tốc độ tăng trưởng trung bình của thế <br />
giới). Tuy vậy, trước khi AFTA ra đời, những nỗ lực hợp tác kinh tế của <br />
ASEAN đều không đạt được mục tiêu mong muốn. ASEAN đã có các kế <br />
hoạch hợp tác kinh tế như: <br />
<br />
Thoả thuận thương mại ưu đãi (PTA).<br />
<br />
Các dự án công nghiệp ASEAN (AIP).<br />
<br />
Kế hoạch hỗ trợ công nghiệp ASEAN (AIC) và Kế hoạch hỗ trợ sản <br />
xuất công nghiệp cùng nhãn mác (BBC).<br />
<br />
Liên doanh công nghiệp ASEAN (AIJV).<br />
<br />
Các kế hoạch hợp tác kinh tế kể trên chỉ tác động đến một phần nhỏ <br />
trong nội bộ thương mại ASEAN và không đủ khả năng ảnh hưỏng đến đầu <br />
tư trong khối. Do đó, AFTA được ra đời.<br />
PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ AFTA<br />
I. Quá trình hình thành và phát triển AFTA<br />
AFTA là tên viết tắt tiếng Anh của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN <br />
(ASEAN Free Trade Area), là một hiệp định thương mại tự do đa phương <br />
giữa các quốc gia trong khối ASEAN . Theo đó sẽ giảm dần thu thuế quan <br />
xuống còn 0 5%. Loại bỏ hàng rào thuế quan đa phần với các nhóm hàng và <br />
thủ tục hải quan giữa các quốc gia.<br />
Vào đầu những năm 90, khi chiến tranh lạnh kết thúc, những thay đổi <br />
trong môi trường chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực đã đặt kinh tế các nước <br />
ASEAN trước nhứng thách thức to lớn không dễ dàng vượt qua nếu không có <br />
sự liên kết chặt chẽ và nỗ lực vủa toàn hiệp hội, những thách thức đó là:<br />
<br />
Quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng và mạnh <br />
mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, chủ nghĩa bảo hộ truyền thống trong <br />
ASEAN ngày càng mất đi sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách trong <br />
nước cũng như quốc tế.<br />
Sự hình thành và phát triển các tổ chức hợp tác khu vực mới đặc biệt <br />
<br />
như khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ NAFTA và khu vực mậu dịch tự do <br />
Châu Âu EU sẽ trở thành các khối thương mại khép kín, gây trở ngại cho <br />
hàng hoá ASEAN khi thâm nhập vào những thị trường này.<br />
Những thay đổi về chính sách như mở cửa, khuyến khích và dành ưu <br />
<br />
đãi rộng rãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với những lợi thế so sánh về <br />
tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực của các nước Trung Quốc, Nga và <br />
các nước Đông Âu đã trở thành những thị trường đầu tư hấp dẫn hơn <br />
ASEAN, đòi hỏi ASEAN phải nâng cao hơn nữa tầm hợp tác khu vực.<br />
<br />
Để đối phó với những thách thức trên, năm 1992, theo sáng kiến của Thái <br />
Lan, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN họp tại Singapore đã quyết định thành <br />
lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA).<br />
<br />
Sáng kiến thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) do thủ <br />
tướng Thái Lan đưa ra vào năm 1991, sau đó được thủ tướng Singapore ủng <br />
hộ. Tháng 7/1991, Hội nghị Ngoại Trưởng ASEAN tại Kualalumpur <br />
(Malaysia) đã hoan nghênh sáng kiến này mặc dù có nhiều nước còn tỏ ra dè <br />
dặt. Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 23 tháng 10/1991 đã nhất trí <br />
thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN và Hội nghị cấp cao ASEAN lần <br />
thứ IV tháng 1/1992 họp tại Singapore quyết định thành lập AFTA.<br />
<br />
Ban đầu chỉ có sáu nước là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, <br />
Singapore và Thái Lan. Sau đó, từ năm 1995 đến 1998, ASEAN kết nạp thêm <br />
4 nước thành viên mới là Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar.<br />
<br />
II. Mục tiêu chính của AFTA<br />
<br />
Việc thành lập AFTA năm 1992 là một mốc quan trọng trong lịch sử tự <br />
do hóa thương mại nội bộ ASEAN, đánh dấu sự phát triển về chất trong hợp <br />
tác thương mại khu vực. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ IV tháng 1/1992 <br />
họp tại Singapore quyết định thành lập AFTA với 3 mục tiêu cơ bản sau:<br />
<br />
Tự do hóa thương mại ASEAN bằng việc loại bỏ các hàng rào thuế <br />
quan trong nội bộ khu vực và cuối cùng là các rào cản phi thuế quan.<br />
Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc đưa ra một <br />
khối thị trường thống nhất. Đây là mục tiêu trung tâm của việc thành lập <br />
AFTA, AFTA tạo ra một nền tảng sản xuất thống nhất trong ASEAN, điều <br />
đó cho phép hợp lý hóa sản xuất, chuyên môn hóa trong nội bộ khu vực và <br />
khai thác các thế mạnh của các nền kinh tế thành viên khác nhau.<br />
<br />
Làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế đang <br />
thay đổi, đặc biệt là trong sự phát triển của xu thế tự do hóa thương mại.<br />
<br />
Với AFTA, các nước ASEAN hy vọng rằng sẽ n âng cao hơn nữa khả <br />
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, mở rộng thị trường ngay trong nội bộ <br />
tổ chức ASEAN bằng cách giảm thiểu hàng rào thuế quan và phi thuế quan <br />
trong quan hệ mậu dịch giữa các nước thành viên với nhau. Nhưng quan trọng <br />
hơn hết là tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút được nhiều <br />
vốn đầu tư nước ngoài và làm cho kinh tế ASEAN có thể thích nghi được với <br />
điều kiện kinh tế quốc tế đang thay đổi theo hướng gia tăng quá trình tự do <br />
hóa. Tuy nhiên, AFTA mới chỉ là nấc thang đầu tiên trong tiến trình khu vực <br />
hóa. Với sức ép của các hợp tác kinh tế khu vực và các tổ chức thương mại <br />
quốc tế khác, AFTA buộc phải đẩy nhanh tốc độ thực hiện và không chỉ <br />
dừng lại ở một liên minh thuế quan hay một khu vực mậu dịch tự do mà trong <br />
tương lai sẽ tiếp tục tiến tới những tầm cao mới như thị trường chung, liên <br />
minh kinh tế.<br />
<br />
III. Nội dung cơ bản của AFTA<br />
<br />
1. Hiệp định CEPT và các quy định chung của CEPT<br />
<br />
Để thực hiện thành công Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN, các nước <br />
ASEAN cũng trong năm 1992, đã ký Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu <br />
lực chung (Common Effective Preferential Tariff), gọi tắt là CEPT. <br />
<br />
CEPT là một thoả thuận chung giữa các nước thành viên ASEAN về <br />
giảm thuế quan trong nội bộ ASEAN xuống còn từ 0 5%, đồng thời loại bỏ <br />
tất cả các hạn chế về định lượng và các hàng rào phi thuế quan trong vòng 10 <br />
năm, bắt đầu từ 1/1/1993 và hoàn thành vào 1/1/2003 (đây là thời hạn đã có sự <br />
đẩy nhanh so với thời hạn ký Hiệp định ban đầu: từ 15 năm xuống còn 10 <br />
năm).<br />
<br />
Nói đến vấn đề xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN là nói tới việc <br />
thực hiện Hiệp định chung về thuế quan và phải hoàn thành 3 vấn đề chủ <br />
yếu, không tách rời dưới đây :<br />
<br />
Thứ nhất là vấn đề giảm thuế quan: Mục tiêu cuối cùng của AFTA là <br />
<br />
giảm thuế quan xuống 0 5%, theo từng thời điểm đối với các nước cũ và các <br />
nước mới, nhưng thời hạn tối đa là trong vòng 10 năm.<br />
<br />
Thứ hai là vấn đề loại bỏ hàng rào phi thuế quan (NTB): hạn ngạch, <br />
<br />
cấp giấy phép, kiểm soát hành chính và hàng rào kỹ thuật (kiểm dịch, vệ sinh <br />
dịch tễ).<br />
<br />
Thứ ba là hài hoà các thủ tục hải quan.<br />
<br />
2. Các Nội dung và Quy định cụ thể<br />
<br />
a. Vấn đề về thuế quan <br />
<br />
Các bước thực hiện như sau:<br />
<br />
Bước 1: Các nước lập 4 loại Danh mục sản phẩm hàng hoá trong biểu <br />
thuế quan của mình để xác định các sản phẩm hàng hoá thuộc đối tượng thực <br />
hiện CEPT:<br />
<br />
Danh mục các sản phẩm giảm thuế ngay (IL).<br />
<br />
Danh mục các sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế (TEL).<br />
<br />
Danh mục các sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm (SEL).<br />
<br />
Danh mục các sản phẩm loại trừ hoàn toàn (GEL).<br />
<br />
Trong 4 loại Danh mục nói trên thì :<br />
Danh mục các sản phẩm loại trừ hoàn toàn (GEL): Là những sản phẩm <br />
<br />
không phải thực hiện các nghĩa vụ theo Hiệp định CEPT, tức là không phải <br />
cắt giảm thuế, loại bỏ hàng rào phi thuế quan. Các sản phẩm trong danh mục <br />
này phải là những sản phẩm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đạo đức xã <br />
hội, cuộc sống, sức khoẻ con người, động thực vật, đến việc bảo tồn các giá <br />
trị văn hoá nghệ thuật, di tích lịch sử, khảo cổ...( theo điều 9B Hiệp định <br />
CEPT).<br />
<br />
Danh mục các sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm và nhạy <br />
<br />
cảm cao (SEL): Là những sản phẩm được thực hiện theo một lịch trình giảm <br />
thuế và thời hạn riêng, các nước ký một Nghị định thư xác định việc thức <br />
hiện cắt giảm thuế cho các sản phẩm này, cụ thể thời hạn bắt đầu cắt giảm <br />
là từ 1/1/2001 kết thúc 1/1/2010, mức thuế giảm xuống 0 5%, nghĩa là kéo <br />
dài thời hạn hơn các sản phẩm phải thực hiện nghĩa vụ theo CEPT.<br />
<br />
Danh mục sản phẩm cắt giảm thuế ngay ( IL) và Danh mục sản phẩm <br />
<br />
tạm thời chưa giảm thuế (TEL): Là 2 Danh mục mà sản phẩm trong những <br />
Danh mục này phải thực hiện các nghĩa vụ CEPT, tức là phải cắt giảm thuế <br />
và loại bỏ hàng rào phi thuế quan. Tuy nhiên tiến độ có khác nhau. Sản phẩm <br />
hàng hoá trong 2 Danh mục này là những sản phẩm công nghiệp chế tạo, <br />
nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm nông nghiệp... nghĩa là tất cả những sản <br />
phẩm hàng hoá được giao dịch thương mại bình thường trừ những sản phẩm <br />
hàng hoá được xác định trong 2 Danh mục (SEL) và (GEL) nêu trên.<br />
<br />
Bước 2: Xây dựng lộ trình tổng thể cắt giảm thuế 10 năm (toàn bộ thời <br />
gian thực hiện Hiệp định): <br />
<br />
Việc thực hiện Hiệp định chính là các nước thành viên phải xây dựng lộ <br />
trình tổng thể cho việc cắt giảm thuế đối với 2 Danh mục sản phẩm cắt <br />
giảm thuế ngay (IL) và Danh mục tạm thời chưa giảm thuế (TEL). Các <br />
nguyên tắc xây dựng lộ trình giảm thuế tổng thể như sau:<br />
Danh mục các sản phẩm giảm thuế ngay (Inclusion List IL): Các sản <br />
phẩm nằm trong danh mục này được cắt giảm thuế quan ngay tại thời điểm <br />
bắt đầu thực hiện cho đến thời hạn kết thúc, tiến trình cắt giảm như sau :<br />
+ Các sản phẩm có thuế suất trên 20% (> 20%) sẽ được giảm xuống <br />
20% trong vòng 5 năm đầu và tiếp tục giảm xuống còn 0 5% trong 5 năm <br />
còn lại. Cụ thể: Các sản phẩm có thuế suất trên 20% sẽ được giảm xuống <br />
20% vào 1/1/1998, và tiếp tục giảm xuống còn 0 5% vào 1/1/2003.<br />
+ Các sản phẩm có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20% sẽ được giảm <br />
xuống còn 0 5% trong vòng 7 năm đầu. Cụ thể: Các sản phẩm có thuế suất <br />
bằng hoặc thấp hơn 20% được giảm xuống còn 0 5% vào 1/1/2000.<br />
<br />
Các nước có quyền được quyết định mức cắt giảm nhưng tối thiểu mỗi <br />
năm 5 %, không được duy trì cùng thuế suất trong 3 năm liền, trong trường <br />
hợp thuế MFN thay đổi tại một thời điểm nào đó nếu cao hơn thuế suất <br />
CEPT tại thời điểm đó thì không được nâng thuế CEPT bằng mức thuế MFN <br />
đó; trường hợp thuế MFN thấp hơn thuế CEPT thì việc áp dụng phải tự động <br />
theo thuế suất MFN đó và phải điều chỉnh lịch trình. Không được nâng mức <br />
thuế CEPT của năm sau lên cao hơn năm trước. <br />
<br />
Danh mục các sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế (TEL): Để tạo thuận <br />
lợi cho các nước thành viên có một thời gian chuẩn bị và chuyển hướng đối <br />
với một số sản phẩm tương đối trọng yếu, Hiệp định CEPT cho phép các <br />
nước thành viên ASEAN được đưa ra một số sản phẩm tạm thời chưa thực <br />
hiện tiến trình cắt giảm thuế quan ngay theo CEPT.<br />
<br />
Tuy nhiên, Danh mục (TEL) này chỉ mang tính chất tạm thời, các sản <br />
phẩm trong Danh mục loại trừ tạm thời sẽ được chuyển toàn bộ sang Danh <br />
mục cắt giảm thuế (IL) ngay trong vòng 5 năm, kể từ năm thứ 4 thực hiện <br />
Hiệp định tức là từ 1/1/1996 đến 1/1/2000, mỗi năm chuyển 20% số sản <br />
phẩm trong Danh mục (TEL) vào Danh mục (IL).<br />
Lịch trình cắt giảm thuế của các sản phẩm chuyển từ Danh mục (TEL) <br />
sang Danh mục (IL) này như sau:<br />
+ Đối với những sản phẩm có thuế suất trên 20%, phải giảm dần thuế <br />
suất xuống bằng 20% vào thời điểm năm 1998, trường hợp các sản phẩm <br />
được chuyển vào đúng hoặc sau thời điểm năm 1998 thì thuế suất lập tức <br />
phải bằng hoặc thấp hơn 20%, và tiếp tục giảm xuống còn 0 5% vào <br />
1/1/2003 như lịch trình đối với sản phẩm trong Danh mục (IL).<br />
+ Đối với những sản phẩm có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20% sẽ <br />
được giảm xuống còn 0 5% vào 1/1/2003.<br />
<br />
Các quy định khác cũng tương tự như đối với Danh mục (IL) nói trên.<br />
<br />
Ngoài các quy định được nêu trên trong quá trình xây dựng và thực hiện, <br />
không được có sự thụt lùi về tiến độ, cũng như không được phép chuyển các <br />
mặt hàng từ Danh mục cắt giảm (IL) sang bất kỳ Danh mục nào, không được <br />
chuyển các mặt hàng từ Danh mục (TEL) sang Danh mục nhạy cảm (SEL) <br />
hay Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL) mà chỉ có sự chuyển từ Danh mục <br />
(TEL) sang Danh mục (IL) nói trên, hoặc chuyển từ Danh mục (SEL), (GEL) <br />
sang Danh mục (TEL) hoặc (IL). Nếu vi phạm thì nước thành viên phải đàm <br />
phán lại với các nước khác và phải có nhân nhượng bồi thường.<br />
<br />
Bước 3: Ban hành văn bản pháp lý xác định hiệu lực thực hiện việc cắt <br />
giảm thuế hàng năm:<br />
<br />
Trên cơ sở lịch trình cắt giảm tổng thể thuế nêu trên, hàng năm các nước <br />
thành viên phải ban hành văn bản pháp lý để công bố hiệu lực thi hành thuế <br />
suất CEPT của năm đó. Văn bản này phải được gửi cho Ban Thư ký ASEAN <br />
để thông báo cho các nước thành viên.<br />
Cơ chế trao đổi nhượng bộ của CEPT: Muốn được hưởng nhượng bộ về <br />
thuế quan khi xuất khẩu hàng hoá trong khối, một sản phẩm cần có các điều <br />
kiện sau:<br />
(1) Sản phẩm đó phải nằm trong Danh mục cắt giảm thuế (IL) của cả <br />
nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, và phải có mức thuế quan (nhập khẩu) <br />
bằng hoặc thấp hơn 20%.<br />
<br />
(2) Sản phẩm đó phải có chương trình giảm thuế được Hội đồng AFTA <br />
thông qua.<br />
<br />
(3) Sản phẩm đó phải là một sản phẩm của khối ASEAN, tức là phải <br />
thoả mãn yêu cầu hàm lượng xuất xứ từ các nước thành viên ASEAN (hàm <br />
lượng nội địa) ít nhất là 40%.<br />
<br />
b. Vấn đề loại bỏ các hạn chế định lượng (QRs) và các rào cản phi thuế <br />
quan khác (NTBs)<br />
<br />
Để thiết lập được khu vực mậu dịch tự do, việc cắt giảm thuế quan cần <br />
phải được tiến hành đồng thời với việc loại bỏ các hàng rào phi thuế quan. <br />
Các hàng rào phi thuế quan bao gồm các hạn chế về số lượng (như hạn <br />
ngạch, giấy phép,...) và các hàng rào phi thuế quan khác (như các khoản phụ <br />
thu, các quy định về tiêu chuẩn chất lượng,...). Các hạn chế về số lượng có <br />
thể được xác định một cách dễ dàng và do đó, được quy định loại bỏ ngay đối <br />
với các mặt hàng trong Chương trình CEPT được hưởng nhượng bộ từ các <br />
nước thành viên khác.<br />
<br />
Tuy nhiên, đối với các rào cản phi thuế quan khác, việc xác định và loại <br />
bỏ phức tạp hơn rất nhiều. Hiệp định CEPT quy định về vấn đề này như sau:<br />
<br />
Các nước thành viên sẽ xoá bỏ tất cả các hạn chế về số lượng đối với <br />
các sản phẩm trong CEPT trên cơ sở hưởng ưu đãi áp dụng cho sản phẩm đó; <br />
cụ thể: những mặt hàng đã được đưa vào Danh mục cắt giảm ngay (IL) sẽ <br />
phải bỏ các hạn chế về số lượng.<br />
<br />
Các hàng rào phi thuế quan khác sẽ được xoá bỏ dần dần trong vòng 5 <br />
năm sau khi sản phẩm được hưởng ưu đãi.<br />
Các hạn chế ngoại hối mà các nước đang áp dụng sẽ được ưu tiên đặc <br />
biệt đối với các sản phẩm thuộc CEPT.<br />
<br />
Tiến tới thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, công khai chính sách và <br />
thừa nhận các chứng nhận chất lượng của nhau.<br />
<br />
Trong trường hợp khẩn cấp (số lượng hàng nhập khẩu gia tăng đột <br />
ngột gây phương hại đến sản xuất trong nước hoặc đe doạ cán cân thanh <br />
toán), các nước có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để hạn chế hoặc <br />
dừng việc nhập khẩu.<br />
<br />
c. Vấn đề hợp tác trong lĩnh vực hải quan <br />
<br />
Thống nhất biểu thuế quan: Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản <br />
xuất và xuất nhập khẩu ASEAN tiến hành việc buôn bán trong nội bộ khu <br />
vực được dễ dàng và thuận lợi, cũng như các cơ quan hải quan ASEAN dễ <br />
dàng trong việc xác định mức thuế cho các mặt hàng một cách thống nhất, <br />
ngoài ra phục vụ cho các mục đích thống kê, phân tích, đánh giá việc thực <br />
hiện CEPT AFTA, cũng như tình hình xuất nhập khẩu nội khối, các nước đã <br />
quyết định sẽ thống nhất một biểu thuế quan trong khối ASEAN ở mức 8 <br />
chữ số theo Hệ thống điều hoà của Hội đồng hợp tác hải quan thế giới (HS). <br />
Biểu thuế quan chung của ASEAN hoàn thành trong năm 2000 và được áp <br />
dụng từ năm 2000, những nước nào chậm nhất cũng áp dụng từ năm 2002.<br />
<br />
Thống nhất hệ thống tính giá hải quan: Vào năm 2000, các nước thành <br />
viên ASEAN thực hiện phương pháp xác định trị giá hải quan theo GATT <br />
GTV (GATT Transactions Value), thực hiện điều khoản VII của Hiệp định <br />
chung về thương mại và thuế quan 1994 ( Hiện nay là Tổ chức thương mại <br />
thế giới WTO) để tính giá hải quan. Một cách tóm tắt là giá trị hàng hoá để <br />
tính thuế xuất nhập khẩu là giá trị giao dịch thực tế giữa người xuất khẩu và <br />
người nhập khẩu, không phải là do nhà nước áp đặt.<br />
Xây dựng Hệ thống Luồng xanh hải quan: Hệ thống này được thực hiện <br />
từ 1/1/1996 nhằm đơn giản hoá hệ thống thủ tục hải quan dành cho các hàng <br />
hoá thuộc diện được hưởng ưu đãi theo chương trình CEPT của ASEAN.<br />
<br />
Thống nhất thủ tục hải quan: Hai vấn đề đã được các nước thành viên <br />
ưu tiên trong việc thống nhất thủ tục hải quan.<br />
<br />
Mẫu tờ khai hải quan chung cho hàng hoá thuộc diện CEPT: Các nước <br />
ASEAN đã gộp ba loại tờ khai hải quan (Giấy chứng nhận xuất x ứ (C/O) <br />
Mẫu D, Tờ khai hải quan xuất khẩu và Tờ khai hải quan nhập khẩu) lại <br />
thành một mẫu tờ khai hải quan chung cho hàng hoá thuộc diện CEPT.<br />
<br />
Thủ tục xuất nhập khẩu chung: bao gồm những vấn đề sau:<br />
<br />
+ Các thủ tục trước khi nộp tờ khai hàng hoá xuất khẩu.<br />
<br />
+ Các thủ tục trước khi nộp tờ khai hàng hoá nhập khẩu.<br />
<br />
+ Các vấn đề về giám định hàng hoá.<br />
<br />
+ Các vấn đề về gửi hàng trong đó giấy chứng nhận xuất xứ được cấp <br />
sau và có hiệu lực hồi tố.<br />
<br />
+ Các vấn đề liên quan đến hoàn trả...<br />
<br />
IV. Những vấn đề đặt ra đối với AFTA <br />
<br />
Sự ra đời khu mậu dịch tự do ASEAN sẽ đem lại cho các quốc gia thành <br />
viên những động lực mới để phát triển. Tuy nhiên tiến trình thực hiện AFTA <br />
để đi tới việc cho ra đời khu vực mậu dịch tự do còn rất nhiều khó khăn.<br />
<br />
Thứ nhất, với tính chất là một tổ chức hợp tác kinh tế có thể chế, <br />
AFTA dường như một dạng của “mô hình phát triển rút ngắn” của liên kết <br />
kinh tế khu vực và trên thực tế nó không có những điều kiện chuẩn bị chín <br />
muồi về các bước liên kết khu vực như EU, NAFTA… Do đó, AFTA hình <br />
thành chỉ như một dạng hiệp định khung, có phần hơi giản đơn, nội dung, lịch <br />
trình của hiệp định lại chỉ được soạn thảo, sửa đổi, bổ sung đồng thời với <br />
tiến trình thực hiện, tổ chức chúng. <br />
<br />
Thứ hai, sự mở rộng ASEAN từ ASEAN 6 lên ASEAN 10 đã tạo nên <br />
một cấu trúc kinh tế “song tầng” giữa một ASEAN 6 tương đối phát triển và <br />
một ASEAN 4 kém phát triển. Cơ cấu “song tầng” khiến cho hợp tác nội bộ <br />
ASEAN, trước hết là việc thực hiện điều khoản của AFTA càng trở nên khó <br />
khăn hơn.<br />
<br />
Ngay cả đối với các thành viên sáng lập AFTA, thực hiện AFTA cũng rất <br />
khó khăn bởi trước đây họ thực hiện chính sách bảo hộ công nghiệp quá nặng <br />
nề. Các quốc gia như Việt Nam, Lào, Campuchia là những nước kém phát <br />
triển hơn, lại mới gia nhập vào ASEAN cũng như AFTA nên chắc chắn sẽ <br />
không thích ứng ngay được với những chuyển đổi quá nhanh như vậy. <br />
<br />
Thứ ba, các công ty đa quốc gia bên ngoài ASEAN sẽ chỉ đầu tư trực <br />
tiếp nhiều hơn vào những nước có môi trường đầu tư thuận lợi. Do đó, để <br />
cho toàn khu vực ASEAN trở nên hấp dẫn đầu tư và phát huy được lợi thế so <br />
sánh của tất cả các nước thì các thành viên ASEAN phải có chiến lược sắp <br />
xếp cơ cấu sản xuất hợp lí, tham gia vào sự phân công lao động khu vực <br />
ASEAN theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, từng bước nâng cao lợi <br />
thế để có thể thực hiện cạnh tranh bình đẳng trên cả thị trường thế giới.<br />
<br />
Vấn đề này còn được quy định trực tiếp bởi hai khía cạnh của AFTA. <br />
Một mặt, theo quy định của AFTA, một sản phẩm được coi là có xuất xứ <br />
ASEAN nếu 40% hàm lượng giá trị của sản phẩm này có xuất xứ từ một <br />
nước ASEAN bất kì nào. Theo đó, việc đầu tư để sản xuất tại một nước <br />
nằm bên trong ASEAN và bán sản phẩm cho các nước thuộc AFTA cũng <br />
mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư nhờ được hưởng các ưu đãi của nó. Vì <br />
vậy khi đầu tư vào các nước ASEAN, nhà đầu tư nước ngoài không chỉ xem <br />
xét thị trường tiêu thụ của nước đó mà còn tính tới cả thị trường ASEAN.<br />
Mặt khác, việc xem xét thị trường ASEAN còn giúp các nhà đầu tư nước <br />
ngoài có chiến lược xây dựng các cơ sở của mình ở các nước ASEAN theo <br />
một mạng lưới chung nhằm tối ưu hóa việc khai thác các lợi thế so sánh của <br />
từng quốc gia và việc sử dụng các nguồn lực theo hướng chuyên môn hóa. <br />
Tuy nhiên cũng từ đây nảy sinh ra một vấn đề rất đáng quan tâm là tình trạng <br />
thay vì hợp trong đầu tư, nguy cơ cạnh tranh về thu hút đầu tư nước ngoài <br />
của ASEAN càng quyết liệt và chậm lại tiến trình.<br />
<br />
Thứ tư, thị trường bên trong ASEAN tương đối nhỏ và bản thân sự tăng <br />
trưởng của các nền kinh tế ASEAN lại lệ thuộc đáng kể vào các thị trường <br />
Mĩ, Nhật. Do đó, có thể nói rằng, AFTA không phải là một sự lựa chọn để <br />
hội nhập thế giới nhưng đó là con đường tốt nhất để cải thiện năng lực cạnh <br />
tranh của ASEAN cũng như thúc đẩy thương mại và đầu tư vào ASEAN.<br />
<br />
Vấn đề rất dễ dàng gây cản trở tiến trình AFTA đó là những quy định <br />
tạm thời cho phép các nước ASEAN tiếp tục duy trì bảo hộ thị trường trong <br />
nước. AFTA là một quá trình trong đó từng nước được phép có một lịch trình <br />
giảm thuế và phi thuế quan cụ thể của mình. Tuy nhiên trên thực tế, trong lộ <br />
trình AFTA của mỗi nước, những mặt hàng nào có giá trị xuất khẩu cao trong <br />
tổng kim ngạch xuất khẩu hoặc có khối lượng tiêu thụ lớn trong nước đều <br />
được phép tạm thời chưa đưa vào danh mục giảm thuế, vừa để tạo nguồn thu <br />
vừa để có thời gian chuyển hướng sản xuất, do đó nghiễm nhiên chúng được <br />
bảo hộ. Các biện pháp bảo hộ thuế quan này chỉ là các biện pháp tình thế. Nó <br />
sẽ bị triệt tiêu khi lộ trình giảm thuế được thực hiện đồng thời ở tất cả các <br />
nước thành viên.<br />
<br />
Tuy nhiên thuế quan không phải là một công cụ duy nhất để duy trì bảo <br />
hộ của nhà nước đối với một ngành công nghiệp nào đó mà còn tồn tại các <br />
biện pháp phi thuế quan. Các biện pháp phi thuế quan này thường khó xác <br />
định, thường ẩn giấu sau các điều chỉnh vĩ mô của các quốc gia như chính <br />
sách, kiểm định hàng hóa, tiêu chuẩn kĩ thuật… Nếu không giải quyết một <br />
loạt các vấn đề về đầu tư, tài chính, dịch vụ, sở hữu trí tuệ thì AFTA sẽ chỉ <br />
như một hiệp định thương mại đơn thuần và nếu không có sự hỗ trợ của các <br />
lĩnh vực này thì tiến trình thực hiện và hoàn tất AFTA sẽ gặp khó khăn do <br />
một số quốc gia vẫn lạm dụng những góc độ không có quy định và chưa có <br />
nguyên tắc phù hợp để thực hành các biện pháp bảo hộ này.<br />
<br />
PHẦN II: TÁC ĐỘNG CỦA AFTA VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM<br />
<br />
I. Quá trình tham gia của Việt Nam<br />
<br />
Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của <br />
ASEAN và cam kết tham gia AFTA. Thời hạn hoàn thành AFTA của Việt <br />
Nam vào năm 2006. Việt Nam bắt đầu thực hiện lộ trình giảm thuế quan <br />
tham gia AFTA từ ngày 1/1/1996, khi đưa 875 mặt hàng đầu tiên vào thực <br />
hiện CEPT. Tất cả những mặt hàng này đều đã nằm ở khung thuế suất 0 <br />
5%.<br />
<br />
Đầu năm 1998, Việt Nam công bố lịch trình giảm thuế để thực hiện <br />
AFTA vào năm 2006. Trên thực tế đến cuối năm 2002, 5.500 mặt hàng (chiếm <br />
khoảng 86% tổng số mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu) đã được vào <br />
chương trình cắt giảm. Toàn bộ các mặt hàng này đã ở thuế suất dưới 20% <br />
và có lộ trình cắt giảm trong thời kỳ 2002 2006. Trong số đó, 65% đã ở mức <br />
thuế 0 5%.<br />
<br />
Theo số liệu của tờ Dow Jones, vào những ngày đầu năm 2003, mức thuế <br />
suất trung bình của Việt Nam chỉ hơn 2% một chút, và Việt Nam đang là <br />
nước có mức thuế suất trung bình thấp thứ 3 ASEAN, sau Singapore và <br />
Brunei.<br />
<br />
Theo đúng lộ trình thì việc cắt giảm thuế tham gia AFTA đã được áp <br />
dụng chính thức tại Việt Nam từ ngày 1/1/2003. Tuy nhiên, ngày 10/1/2003, <br />
Bộ Tài chính thông báo việc cắt giảm đó được thực hiện lùi lại 7 tháng, vào <br />
ngày 1/7. Đến ngày 1/7, 1.416 mặt hàng thuộc (TEL) được chuyển sang (IL). <br />
Đa số đó là những mặt hàng hiện đang được bảo hộ với mức thuế suất rất <br />
cao (30 100%), hoặc đang được quản lý bằng hạn ngạch như xi măng, giấy, <br />
hàng điện tử, đồ gia dụng, cơ khí, vật liệu xây dựng...<br />
<br />
II. Tác động của AFTA đối với nền kinh tế Việt Nam<br />
<br />
Đối chiếu nội dung của AFTA cũng như những tác động có thể có của <br />
nó đối với các nước thành viên nói chung, đối chiếu với tình hình cụ thể và <br />
tiến trình thực hiện AFTA của Việt Nam, AFTA có thể có những tác động <br />
trên các mặt chính sau:<br />
<br />
1. Thương mại<br />
<br />
a. Nhập khẩu<br />
<br />
Trong những năm gần đây, hàng hóa từ ASEAN vào Việt Nam chiếm <br />
khoảng 25% kim ngạch nhập khẩu, trong đó nguyên vật liệu dùng cho sản <br />
xuất và hàng công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Các mặt hàng này đã có thuế <br />
suất dưới 5% trước khi thực hiện CEPT. Vì vậy, AFTA không có tác động <br />
trực tiếp tới việc nhập khẩu những mặt hàng này.<br />
<br />
Ngoài ra, một số hàng nhập khẩu có kim ngạch đáng kể ở Việt Nam như <br />
xăng dầu, xe máy... chưa được đưa vào danh sách giảm thuế ngay nên trước <br />
mắt sẽ nằm ngoài phạm vi tác động của AFTA.<br />
<br />
Về lâu dài, Việt Nam chắc chắn phải đưa thêm những mặt hàng từ danh <br />
mục loại trừ tạm thời có thuế suất trên 20% vào diện cắt giảm ngay, và loại <br />
trừ dần các hàng rào phi thuế quan (nhất là những hạn chế về số lượng nhập <br />
khẩu). Khi đó, rất có thể nhập khẩu, nhất là những mặt hàng tiêu dùng từ các <br />
nước ASEAN vào Việt Nam sẽ tăng lên nếu những mặt hàng cùng loại sản <br />
xuất trong nước không cạnh tranh lại được.<br />
b. Xuất khẩu sang các nước ASEAN khác<br />
<br />
Về lý thuyết và dài hạn, AFTA có tác động làm tăng sức cạnh tranh của <br />
hàng hóa Việt Nam trên thị trường ASEAN nhờ giảm thuế quan và loại bỏ <br />
các hàng rào phi thuế quan. Song trong vài năm tới, khả năng AFTA làm tăng <br />
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước này không lớn do các <br />
nguyên nhân sau:<br />
<br />
Xét về cơ cấu hàng xuất khẩu:<br />
<br />
Những năm gần đây, ASEAN thường chiếm khoảng 20 23% kim ngạch <br />
xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một con số đáng kể. Nhưng những mặt hàng <br />
được hưởng thuế suất CEPT lại chỉ chiếm gần 20% kim ngạch xuất khẩu <br />
sang ASEAN, tương đương với dưới 4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt <br />
Nam năm 2001. Và mức tăng xuất khẩu của những mặt hàng này sang các <br />
nước ASEAN khác cũng không lớn.<br />
<br />
Cơ cấu hàng hóa của Việt Nam và ASEAN khá tương đồng. Với trình độ <br />
thua kém hơn, Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh trên thị trường ASEAN nhờ <br />
tính độc đáo của chủng loại, mẫu mã và do đó, chỉ mang tính bổ sung cho cơ <br />
cấu hàng hóa nước đối tác.<br />
<br />
Xét về bạn hàng:<br />
<br />
2/3 doanh số buôn bán của Việt Nam với ASEAN được thực hiện với <br />
Singapore. Phần lớn hàng Việt Nam xuất sang Singapore sẽ được tái xuất <br />
sang các nước khác. Nhưng ở nước này, hệ thống thuế xuất nhập khẩu trước <br />
AFTA vốn đã thấp, gần như bằng 0%. Do vậy, khi thực hiện CEPT trên toàn <br />
khối ASEAN, 1/3 kim ngạch xuất nhập khẩu còn lại của Việt Nam với các <br />
nước ASEAN khác sẽ chưa làm thay đổi nhiều xuất khẩu Việt Nam nếu xét <br />
theo khía cạnh được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu thấp.<br />
Có thể kết luận rằng: Chỉ khi nào Việt Nam tạo được sự dịch chuyển cơ <br />
cấu sản xuất và xuất khẩu theo hướng tạo ra được nhiều chủng loại hàng <br />
hóa có sức cạnh tranh và nằm trong danh mục cắt giảm của CEPT, các doanh <br />
nghiệp Việt Nam mới có thêm thuận lợi về yếu tố giá cả khi muốn xuất <br />
khẩu sang ASEAN.<br />
<br />
c. Xuất khẩu sang các nước ngoài ASEAN<br />
<br />
Về dài hạn, AFTA có tác động gián tiếp làm tăng kim ngạch xuất khẩu <br />
của Việt Nam sang các thị trường ngoài ASEAN do nhập được đầu vào cho <br />
sản xuất xuất khẩu với giá rẻ hơn từ các nước ASEAN. Mặt khác, với tư <br />
cách một thành viên của AFTA, Việt Nam có điều kiện để khai thác những <br />
lợi thế mới trong quan hệ thương mại với nước lớn.<br />
<br />
Tuy vậy, như trên đã nói, cơ cấu sản phẩm của các nước ASEAN xuất ra <br />
thị trường thế giới lại khá tương đồng với Việt Nam. Và họ cũng được <br />
hưởng những lợi ích tương tự. Do đó, tham gia AFTA, Việt Nam tiếp tục <br />
phải chấp nhận cạnh tranh rất quyết liệt với các thành viên khác trong hiệp <br />
hội không chỉ trên thị trường khu vực.<br />
<br />
2. Đầu tư nước ngoài<br />
<br />
a. Đầu tư từ các nước ASEAN khác<br />
<br />
AFTA có tác động phân công lại các nguồn lực trong khu vực theo hướng <br />
hợp lý hóa. Khi không còn bảo hộ, một số ngành công nghiệp của một số <br />
nước sẽ bộc lộ sự thua kém về khả năng cạnh tranh, để tồn tại, hoặc để thu <br />
được nhiều lợi nhuận hơn, các nhà kinh doanh trong những ngành này sẽ đầu <br />
tư sang các nước ASEAN khác có các yếu tố thuận lợi hơn, trong đó có Việt <br />
Nam.<br />
Ngoài ra, với tiến trình hiện thức hóa Khu vực đầu tư ASEAN (AIA), các <br />
nhà đầu tư ASEAN nói riêng và các nhà đầu tư nước ngoài nói chung sẽ có <br />
nhiều thuận lợi về thủ tục hành chính và tâm lý khi đầu tư vào Việt Nam.<br />
<br />
b. Đầu tư nước ngoài từ các nước khác<br />
<br />
Về lý thuyết, một khu vực thương mại tự do sẽ làm tăng đầu tư từ ngoài <br />
khu vực. Đó là bởi các nhà đầu tư có thể sản xuất hàng hóa tại một hay một <br />
số nước và đưa ra tiêu thụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế thấp và <br />
hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ. Khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư <br />
vào một nước, họ sẽ có một thị trường tiềm năng rộng lớn hơn nhiều lần <br />
nước đó.<br />
<br />
Áp dụng lý thuyết đó vào AFTA và Việt Nam, thì các nhà đầu tư nước <br />
ngoài khi đầu tư vào Việt Nam, họ sẽ không chỉ nghĩ đến một thị trường với <br />
80 triệu dân, mà còn tính đến cả thị trường ASEAN với trên 500 triệu người.<br />
<br />
Nhưng trên thực tế, thuế chỉ là một trong rất nhiều yếu tố được xem xét <br />
để đi đến quyết định đầu tư. Thuế thấp sẽ mất đi ý nghĩa thu hút đầu tư <br />
nước ngoài nếu không đi kèm với sự ổn định chính trị, xã hội, luật đầu tư <br />
nước ngoài thông thoáng, nguồn lao động giá rẻ và có tay nghề cao...<br />
<br />
Ví dụ đơn cử là Indonesia hiện nay. Mặc dù Indonesia đã hoàn thành <br />
AFTA, nhưng rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài như Sony, Matsushita... đã và <br />
đang rời bỏ nước này sang Trung Quốc, Malaysia hay Việt Nam vì lo ngại và <br />
thất vọng trước nạn khủng bố, mâu thuẫn sắc tộc, bất ổn quyền lực và tham <br />
nhũng...<br />
<br />
Đó cũng thách thức chung cho tất cả các thành viên của AFTA. Vì nếu <br />
như trước đây, Indonesia hay Việt Nam không phải là thành viên của AFTA, <br />
để vượt qua hàng rào thuế quan và các hạn chế nhập khẩu vào thị trường <br />
Indonesia hay Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài buộc phải đầu tư tại <br />
nước sở tại. Nhưng nay Việt Nam đã là thành viên AFTA, nếu môi trường <br />
đầu tư vào Việt Nam không hấp dẫn, thì thay vì đầu tư vào Việt Nam, các <br />
nhà đầu tư nước ngoài có thể sẽ đầu tư vào các nước ASEAN khác, hoặc đơn <br />
giản hơn, chỉ cần mở rộng hoặc tăng thêm công suất của các nhà máy sẵn có <br />
tại các nước AFTA, đặc biệt là đối với các dây chuyền sản xuất đã gần hết <br />
khấu hao nhưng vẫn vận hành tốt, rồi từ đó bán hàng sang Việt Nam.<br />
<br />
Như vậy, để tận dụng được những cơ hội thu hút đầu tư từ các nước <br />
khác mà AFTA đem lại, Việt Nam cần phải tiếp tục cải thiện một cách đồng <br />
bộ và toàn diện môi trường đầu tư.<br />
<br />
PHẦN III: TÁC ĐỘNG CỦA AFTA VỚI NỀN KINH TẾ ASEAN<br />
<br />
I. Tác động của AFTA với nền kinh tế ASEAN<br />
Mức tăng trưởng nhập khẩu trong nội bộ ASEAN tăng khoảng từ 40% <br />
(đối với Malaysia) đến 70% (đối với Thái Lan). Nhập khẩu của Singapore <br />
tăng mạnh bởi vì Singapore đã có mức thuế ban đầu gần như là 0%. Trong khi <br />
đó một tỷ lệ đáng kể trong mức tăng trưởng này sẽ là từ việc buôn bán với <br />
các nước không thuộc khối ASEAN và một tỷ lệ lớn hơn sẽ xuất phát từ việc <br />
buôn bán do AFTA tạo ra.<br />
Tổng số lượng xuất khẩu của ASEAN tăng khoảng từ 1,5% (đối với <br />
Singapore) đến 5% (đối với Thái Lan) và tăng ít hơn đối với các nước thành <br />
viên khác, do khu vực tự do hóa mậu dịch tạo ra. Không giống như trường <br />
hợp nhập khẩu, mức tăng xuất khẩu sẽ không có hại cho việc xuất khẩu sang <br />
các nước khác trên thế giới. Nói cách khác, các thành viên ASEAN sẽ tiếp tục <br />
xuất khẩu thêm nhiều sản phẩm sang EU, Mỹ, Nhật và các nước NICs.<br />
Việc tăng cường hợp tác kinh tế và việc thực hiện các sáng kiến mới <br />
nhằm làm giảm chi phí sản xuất và giao dịch trong khu vực làm buôn bán tăng <br />
nhanh trong nội bộ cũng như bên ngoài các nước ASEAN. Biến khu vực <br />
ASEAN không chỉ thành một khu vực hoạt động hấp dẫn mà còn trở thành <br />
một thị trường hấp dẫn.<br />
Xuất khẩu các sản phẩm CEPT trong nội bộ ASEAN tăng 18,68% trong <br />
giai đoạn từ 1994 – 1995; có nghĩa là tăng từ 47,4 tỷ USD lên 56,3 tỷ USD. <br />
Xuất khẩu các sản phẩm CEPT và các sản phẩm không thuộc CEPT trong nội <br />
bộ ASEAN tăng lên 19,77%; từ 57,5 tỷ USD lên 68,8 tỷ USD trong cùng <br />
khoảng thời gian. Các lĩnh vực sản xuất máy móc các thiết bị cơ khí, các thiết <br />
bị điện và âm thanh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong buôn bán nội bộ ASEAN <br />
khoảng 58,2% trong năm 1995. Tỷ lệ buôn bán trong nội bộ ASEAN tính <br />
trong toàn bộ kim ngạch buôn bán của ASEAN giảm xuống còn 19,8% trong <br />
năm 1995 trước đó là 20,2% trong năm 1994. Tổng số các mặt hàng nằm trong <br />
Danh sách cắt giảm thuế là 45.609 mặt hàng chiếm khoảng 94% tổng số <br />
mặt hàng của ASEAN.<br />
Hơn nữa, khu vực thương mại phát triển có ảnh hưởng tích cực tới việc <br />
phân bổ các hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp giữa các nước thành viên <br />
ASEAN. Nhưng sẽ không có một nước nào bá chủ khu vực.<br />
II. Tác động của AFTA với từng nền kinh tế trong ASEAN<br />
Indonesia: Tăng xuất khẩu đáng kể nhất diễn ra trong các ngành cần <br />
nhiều đến sức lao động và tài nguyên như ngành dệt, các sản phẩm gỗ, giấy <br />
và các sản phẩm chế tạo khác. Các ngành hàng suy giảm bao gồm: thực <br />
phẩm, các sản phẩm phi kim loại và các phương tiện giao thông.<br />
Malaysia: Xuất khẩu phần lớn tập trung vào các ngành như may mặc, các <br />
sản phẩm gỗ và các ngành sản xuất máy móc cần nhiều vốn. Các ngành hàng <br />
suy giảm bao gồm : thực phẩm, kính và các sản phẩm kính và phi kim loại.<br />
Philippines: Mức tăng xuất khẩu tập trung chủ yếu ở các loại sản phẩm <br />
cần nhiều vốn đầu tư như các sản phẩm chế tạo phi kim loại, các loại máy <br />
điện và phi điện. Các sản phẩm gỗ, hóa chất công nghiệp và các mặt hàng <br />
chế tạo giảm đi đôi chút.<br />
Singapore: Xuất khẩu tăng trong các ngành công nghiệp nặng như công <br />
nghiệp hóa chất, sắt, thép, các phương tiện vận tải. Một vài ngành công <br />
nghiệp như dệt, may mặc giảm.<br />
Thái Lan: Quy mô xuất khẩu được mở rộng trong các ngành chế biến <br />
thực phẩm, sản phẩm da, các sản phẩm kim loại và phi kim loại và các loại <br />
máy điện. Các sản phẩm gỗ, máy móc và các sản phẩm công nghiệp cao cấp <br />
giảm.<br />
Theo chương trình AFTA, một vài ngành hàng được dự đoán sẽ mang lại <br />
lợi nhuận, còn các ngành khác bị suy giảm. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào <br />
cơ cấu ngành và tính hiệu quả của từng ngành trong mỗi quốc gia.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
Tham gia AFTA là bước đi tất yếu đầu tiên của Việt Nam trên con <br />
đường hội nhập với khu vực và thế giới. Sự kiện này mở ra cho Việt Nam <br />
nhiều cơ hội mới cũng như nhiều thách thức to lớn. Cơ hội và thách thức đan <br />
xen lẫn nhau, đòi hỏi sự nỗ lực cả tầm vĩ mô và vi mô để khai thác triệt để <br />
các cơ hội và hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực do các thách <br />
thức đưa đến.<br />
<br />
Không nên coi việc thực hiện AFTA như một quá trình hay hành động <br />
riêng biệt, mà phải đặt nó trong lộ trình hội nhập và tự do hóa thương mại <br />
tổng thể, trong đó, mục tiêu nhất quán được xác định bởi khuôn khổ WTO.<br />