YOMEDIA
ADSENSE
Tiểu luận KTCT:"Thực trạng và giải pháp ngăn chặn buôn lậu và gian lận thương mại ở thành phố Hà Nội"
128
lượt xem 14
download
lượt xem 14
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tham khảo luận văn - đề án 'tiểu luận ktct:"thực trạng và giải pháp ngăn chặn buôn lậu và gian lận thương mại ở thành phố hà nội"', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận KTCT:"Thực trạng và giải pháp ngăn chặn buôn lậu và gian lận thương mại ở thành phố Hà Nội"
- Tiểu luận Kinh tế chính trị Đề tài: "Thực trạng và giải pháp ngăn chặn buôn lậu và gian lận thương mại ở thành phố Hà Nội"
- §¹i häc Qu¶n lý Kinh doanh Hµ Néi TiÓu luËn th¬ng m¹i A - LỜI MỞ ĐẦU Đ ất nước ta, trong điều kiện hiện nay đang ra sức tập trung thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước từng bước đ ưa đất nước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì nhiệm vụ chống buôn lậu và gian lận thương mại rất quan trọng và có ý nghĩa thiết thực. Là một sinh viên trường Quản Lý kinh doanh - một nhà quản lý kinh doanh tương lai, em càng cần nhận thức rõ được tác hại của buôn lậu và gian lận thương mại đối với sự phát triển của kinh tế đất nước. Chính vì lý do đó, em quyết định lựa chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp ngăn chặn buôn lậu và gian lận thương m ại ở thành phố Hà Nội" Do thời gian có hạn, khả năng phân tích, tổng hợp thông tin có hạn nên bài viết của em sẽ không tránh khỏinhững thiếu sót. Rất mong các thầy cô giáo thông cảm và đóng góp ý kiến cho bài tiểu luận của em thêm hoàn chỉnh. Ph¹m HiÒn Trang - Líp: 951 M· SV: 04A20102N
- §¹i häc Qu¶n lý Kinh doanh Hµ Néi TiÓu luËn th¬ng m¹i B - NỘI DUNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI 1. Khái niệm về buôn lậu Thuận ngữ buôn lậu được sử dụng với những ý nghĩa khác nhau. Từ góc độ của khoa học về ngôn ngữ, cụm từ "buôn lậu" có ý nghĩa là buôn bán những hàng hoá trốn thuế và hàng cấm. Đây là một khái niệm kế thừa những hiểu biết xưa nay của cụm từ này và khá phù hợp với quan niệm phổ thông hiện nay. Từ năm 1985 Bộ Luật Hình sự của nước CHXHCN Việt Nam ra đời đã chính thức ghi nhận tội danh buôn lậu " Người nào buôn bán trái phép hoặc vận chuyển trái phép qua biên giới hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá thì b ị phạt…" Bắt đầu từ đây, tội danh buôn lậu đ ã được xác định với 4 yếu tố cấu thành tội phạm và những dấu hiệu pháp lý đặc trưng nên đã có tác dụng hướng dẫn nhận thức cũng như chỉ đạo thực thi pháp luật. 2. Khái niệm về gian lận thương mại. Một thuật ngữ nữa luôn gắn liền với buôn lậu "gian lận thương mại". G ian lận thương mại theo Từ điển Việt là "dối trá, lừa lọc" trong hoạt động thương m ại. Người có hành vi gian lận thương mại gọi là "gian thương" tức là "người có nhiều mưu mô lừa lọc"; "kẻ buôn bán gian lận và trái phép". H ành vi gian lận thương m ại trước hết phải là hành vi gian lận nói chung, nhưng hành vi gian lận này phải đ ược thể hiện trong lĩnh vực thương mại thông qua đối tượng thể hiện hàng hoá, dịch vụ. Chủ thể của hành vi gian lận thương mại là các chủ hàng, có thể là người mua, người bán cũng có khi là cả người mua và người bán. Mục đích của hành vi gian lận thương mại là nhằm thu lợi bất chính do thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo, dối trá. Ph¹m HiÒn Trang - Líp: 951 M· SV: 04A20102N
- §¹i häc Qu¶n lý Kinh doanh Hµ Néi TiÓu luËn th¬ng m¹i 3.Mối quan hệ giữa buôn lậu và gian lận thương mại G ian lận thương mại dù không phải là một tội danh trong luật hình sự, nhưng các d ấu hiệu đặc trưng của nó lại trùng hợp với tội buôn lậu và buôn lậu cũng bao gồm gian lận thương m ại. Hội nghị Quốc tế lần thứ V về chống gian lận thương mại của tổ chức H ải Quan thế giới đã xếp buôn lậu vào trong các hình thức gian lận thương mại, nhưng coi đó là loại hình gian lận thương m ại nguy hiểm, đặc biệt. Công ước quốc té Nairobi cũng đã đưa ra khái niệm buôn lậu và gian lận thương mại nhằm che dấu sự kiểm tra, kiểm soát của Hải Quan bằng mọi thủ đoạn, mọi phương tiện trong việc đ ưa hàng hoá lén lút biên giới. Trong bộ luật hình sự của nước ta đã ghi nhận tội buôn lậu "buôn bán tái phép, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới" còn trong công ước quốc tế xử lý 16 loại gian lận thương mại có "Buôn bán hàng cấm qua biên giới hoặc ra khỏi sự kiểm soát của Hải quan", "khai báo chủng loại hàng hoá", "khai tăng giảm giá trị hàng hoá". Đây là những hành vi buôn bán gian lận trái pháp luật mang tính chất giống như buôn lậu "Buôn lậu" từ trước đến nay được nhiều người biết đến hơn là 'gian lận thương mại". Gian lận thương m ại là thuật ngữ mới xuất hiện, bao gồm nhiều hành vi gian lận, trái pháp luật, hơn buôn lậu hay nói cách khác nội hàm của nó rộng hơn nội hoàm của buôn lậu. Điều này là do ngày càng có nhiều hiện tượng mới, tiêu cực xảy ra trong xã hội. V ì vậy hai thuật ngữ này thường đi kèm với nhau "Buôn lậu và gian lận thương mại". II. TH ỰC TRẠNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY. 1. Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn Thủ Đô tuy không ồ ạt trắng trợn như trước, nhưng vẫn diễn biến phức tạp trên tất cả các tuyến và các đ ịa bàn trọng điểm, phương thức thủ đoạn của các đối tượng luôn thay đổi ngày càng tinh vi, đáng hcú ý, một số đầu nậu cấu kết thông đồng từ phía Ph¹m HiÒn Trang - Líp: 951 M· SV: 04A20102N
- §¹i häc Qu¶n lý Kinh doanh Hµ Néi TiÓu luËn th¬ng m¹i nước ngoài, rồi móc nối với các đối tượng trong nước để nhập lậu một số mặt hàng có lợi nhuận cao như ô tô, điện thoại di động, rượu, thuốc lá, vải ngoại với số lượng lớn gây rối loạn sản xuất trong nước, và lũng đoạn thị trường. Trên tuyến bưu điện nổi lên việc lợi dụng gửi bưu phẩm, bưu điện qua đường hàng không vào trong nước đường hàng khong vào nước không ghi rõ tên và địa chỉ người gửi để gửi hàng cấm như thuốc kích dục, thuốc không nhãn mác, tài liệu có nội dung như phản động, vật phẩm có nội dung đồ truỵ. Lợi dụng quy chế hàng chuyển phát nhanh để trung chuyển hàng lậu từ H à Nội đi TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… nhất là các mặt hàng vải ngoại, đồ điện tử. Trên tuyến hàng không xuất hiện thủ đoạn chuyển khẩu động vật hoang dã (gần 10 nghìn con kỳ đa, tê tê, rùa…) từ Thái Lan, Ma lai xi a, Xin ga po vào Việt Nam, ngoài ra việc chuyển lậu ngoại tệ và một số mặt hàng có thuế suất cao, được tiêu thụ nhiều như điện thoại di động, phụ tùng xe hái bánh gắn máy, vải may mặc linh kiện điện tử, vi tính, thiết bị vệ sinh… vẫn có xu hướng gia tăng. Trên tuyến đường bộ, hàng hoá được tập kết tại tỉnh giáp ranh với Hà Nội sử dụng nhiều loại phương tiện trung chuyển, đưa hàng đến tận người bán lẻ, có vụ Công an kinh tế Đông Anh đã phát hiện cả xe vải lậu 16,5 tấn vải các loại nguyên đai kiện vận chuyển thẳng từ biên giới về Hà Nội. Đáng chú ý tình trạng thương binh sử dụng xe ba bánh tự gióng công khai vận chuyển hàng lậu từ các vùng giáp ranh vào Hà Nội đến tận từng cửa hàng với số lượng hàng 40 - 50 tấn/ngày, chỉ riêng một vụ triệt phá tụ điểm tiêu thụ hàng lậu tại khu vực ga Long Biên, Công an Hà Nội đ ã thu giữ 265 kiện hàng lậu các loại cho thấy tính phức tạp của các đối tượng này. Tuyến đường sông cũng gia tăng việc vận chuyển hàng lậu khi tuyến đường bộ bị kiểm tra gắt gao, tuyến đường sắt Đồng Đăng - Hà Nội buôn lậu có giảm so với năm 2002 song vẫn là tuyến phức tạp. Ph¹m HiÒn Trang - Líp: 951 M· SV: 04A20102N
- §¹i häc Qu¶n lý Kinh doanh Hµ Néi TiÓu luËn th¬ng m¹i Buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm trên địa bàn mặc dù không còn bày bán công khai, giá tăng do lượng về ít song vẫn sẵn sàng, đáp ứng theo yêu cầu của khách như điện thoại di động, điều hoà nhiệt độ, quần áo, giày dép, vải, rượu ngoại, đồ điện gia dụng. Đáng chú ý tình trạng sử dụng hoá đơn quay vòng đ ã và đang trở thành phương thức phổ biến trong việc vận chuyển hàng lậu từ biên giới vào và qua Hà Nội song vẫn chưa có biện pháp để xử lý. Tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả đ ã xuất hiện nhiều phương thức thủ đoạn làm giả nhãn hiệu, giả xuất xứ các hàng hoá nước ngo ài và hàng hoá trong nước, chủ yếu từ Trung Quốc nhập khẩo vào Việt Nam, làm hàng gải từ Việt Nam xuất ra nước ngoài. Đáng chú ý tình trạng sản xuất hàng hoá có chất lượng thấp hơn công bố khá phổ biến trog sản xuất nước giải khát đógn chai, dây điện, đồ điện gia dụng, phân bón, thức ăn gia súc, sắt thép. V iệc nhập lậu và lưu hành tiền giả có mệnh giá lớn loại 100 ngìn đ và 50 nghìn đ có kỹ thuật tinh xảo, khó phát hiện, gây tâm lý lo ngại cho người kinh doanh và người tiêu dùng. H àng thực phẩm tươi sống , hoa quả trong nước và nhập khẩu sử dụng chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật không được phép, quá giới hạn cho phép không b ảo đảm ATVSTP vẫn diễn biến phức tạp, khó kiểm soát 2003 là năm có một số mặthàng nhạy cảm có biến động giá như giá xăng dầu vào đầu năm, biến động giá sắt thép, phân bón, giá bất động sản và đặc biệt biến động giá thuốc chữa bệnh, nhất là nguyên liệu thuốc và thuốc nhập khẩu, cũng như giá vàng, đô la Mỹ. Lợi dụng việc tăng giá này không ít doanh nghiệp găm hàng tăng giá gây biến động trên thị trường. V iệc đăng ký kinh doanh khá thông thoáng vì thủ tục đơn giản. Tuy nhiên trong sáu tháng cuối năm số hộ kinh doanh thông báo nghỉ kinh doanh đăng ký kinh doanh với tên mới trên địa chỉ cũ nhằm đối phó với việc tăng thuế và trốn thuế gia tăng khá nhanh với số lượng lớn. 2. Chống buôn lậu, gian lận thương mại Ph¹m HiÒn Trang - Líp: 951 M· SV: 04A20102N
- §¹i häc Qu¶n lý Kinh doanh Hµ Néi TiÓu luËn th¬ng m¹i Đ ể đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại chi cục QLTTTP H à Nội - Phòng 127 đã bám sát tình hình và triển khai nhiều kế hoạch đấu tranh với các đối tượng tập trung vào từng chuyên đề đối với các mặt hàng như vải. thuốc lá, xăng dầu, sắt thép, điện thoại di động, thực phẩm tươi sống và rau quả nhập khẩu. Bằng các biện pháp cụ thể như sau: - Tổ chức, quán triệt các chỉ thị nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của ngành về tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại - Xây dựng phương án đ ấu tranh một cách toàn diện, chú trọng địa b àn trọng điểm, đối tượng buôn lậu trọng điểm, mặt hàng trọng điểm hoặc mặt hàng nhạt cảm . - Thành lập ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại, tham nhũng của Cục. Xác định lấy lực lượng điều tra chống buôn lậu làm lực lượng nòng cốt trong công tác đấu tranh . - X ây dựng quy chế phối kết hợp công tác giữa Cục Hải quan thành phố Hà Nội với các đơn vị chức năng thuộc các ngành khác như: Công an, quản lý thị trường, Cục Thuế, Kho bạc, Cơ quan văn hoá, Viện Kiểm sát, K iểm lâm… Tham gia Ban chỉ đạo 127 của thành phố. - X ác đ ịnh rõ các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại . Rà soát các văn bản, quy định, qui chế, qui trình nghiệp vụ để khắc phục những vấn đề sở hở trong qui chế chính sách dẫn đến lợi dụng sót lọt, gây thất thu thuế xuất nhập khẩu. - Nâng cao hiệu quả công tác điều tra bí mật, xây dựng mạng lưới cơ sở bí m ật. Quán triệt nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương m ại là nhiệm vụ trọng tâm của tất cả các đơn vị kiểm tra, giám sát làm thủ tục xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh trong đó, lực lượng điều tra chống buôn lậu là lực lượng chủ lực chuyên sâu. Chú trọng khâu tổ chức và con người điều chỉnh bố trí qua thực tế hoạt động cho phù hợp với yêu cầu từng thời gian. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phúc tập hồ sơ . Ph¹m HiÒn Trang - Líp: 951 M· SV: 04A20102N
- §¹i häc Qu¶n lý Kinh doanh Hµ Néi TiÓu luËn th¬ng m¹i - Tăng cường thêm các phương tiện, thiết bị kỹ thuật cho công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện hàng cấm, hàng lậu. - Phân luồng làm thủ tục hải quan đối với hành khách xuất nhập cảnh theo 3 dạng: “ luồng xanh”, “ luồng vàng”. “luồng đỏ” để sàng lọc, lựa chọn đối tượng kiểm tra có trọng tâm. - Thực hiện đúng các quy định về hình thức kiểm tra, tỉ lệ kiểm tra trên cơ sở nắm bắt các thông tin liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp. Lập danh bạ các doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý giúp cho việc ra các quyết định kiểm tra được chính xác vừa nâng cao hiệu quả giám sát quản lý vừa tạo điều kiện thông quan hàng hoá nhanh chóng, thuận lợi. - Phối hợp chặt chẽ giữa Đội Kiểm soát với Phòng Trị giá tính thuế , Phòng Kiểm tra sau thông quan phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời những trường hợp gian lận qua giá, chống thất thu. Đi sâu vào các biện pháp nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan. - Cải cách thủ tục hành chính, cải tiến các quy trình, thủ tục hải quan tại các cửa khẩu, đ ơn giản hoá qui trình thủ tục theo hướng “một cửa” tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh nhưng vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ, thủ tục nhanh chóng, văn minh phù hợp với thông lệ quốc tế. - Làm rõ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trước pháp luật trong việc khai báo, cải tiến chế độ thông tin, phản ánh tình hình nhanh chóng. Rút kinh nghiệm kịp thời qua mỗi vụ việc giúp cho công tác tham m ưu, chỉ đạo kiểm tra sâu sát có hiệu quả. - X ử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật Hải quan đảm bảo đúng người, đúng tội. - X ây d ựng qui chế trích thưởng kịp thời có tác dụng động viên, khích lệ tốt. * Một số kết quả cụ thể trong công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại mà thành phố Hà Nội đạt được: Ph¹m HiÒn Trang - Líp: 951 M· SV: 04A20102N
- §¹i häc Qu¶n lý Kinh doanh Hµ Néi TiÓu luËn th¬ng m¹i N ăm 2003, Toàn chi cục đã thực nhiệm vụ kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm luật kinh doanh thương m ại và dịch vụ, cụ thể kiểm tra 3.537 vụ, tổng số tiền thu nộp ngân sách gần 13 tỷ đồng, đạt 118%. Cục Hải quan thành phố Hà Nội đã phát hiện lập biên bản 238 vụ với trị giá tang vật ước tính 50 tỷ đồng, đã xử lý vi phạm 195 vụ, phạt tiền 157 vụ với số tiền 325 triệu đồng, tịch thu tang vật 26 vụ . N ăm 2004, Tổng số các vụ vi phạm toàn Cục phát hiện là 431 vụ (trong năm 2003 là 238 vụ) với mức độ 75% là vi phạm thủ tục hải quan. Trị giá hàng vi phạm ước tính : 04 tỷ đồng Việt nam. Đã ra quyết định xử phạt 308 vụ, thu nộp ngân sách do vi phạm hành chính là 451.635.000 đ. 3. Nguyên nhân Có rất nhiều nguyên nhân làm phát sinh, phát triển buôn lậu gian lận thương mại nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do động cơ hám lợi thúc đẩy. Một số nhà kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, dù ở mức độ khác nhau cũng tìm đủ mọi cách luồn lách để thắng trong cuộc chạy đua "một vốn bốn lời". Do chạy theo lối sống giàu sang và quá sủng bái đồng tiền nhưng lại không đủ khả năng làm giàu hợp pháp mà gian thương đã kinh doanh một cách hợp pháp để kiếm lời nhanh và rõ ràng. Lợi ích cá nhân của họ đặt lên quá cao mà không nghĩ đến lợi ích tập thể, lợi ích quốc gia mà trong đó họ có phần. Bên cạnh đó, công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại cũng còn nhiều hạn chế. Ví dụ như: Các văn bản xử lý của Chính phủ đ ưa xuống chưa kịp thời, rõ ràng một số cán bộ Hải quan, cảnh sát…tiếp tay, bao che cho tệ nạn buôn lậu gian lận thương m ại. Những chính sách thuế khoá cũng như pháp luật kinh doanh của Việt Nam còn nhiều khe hở. Nhiều ngành nhiều cấp chưa thực sự quan tâm đến vấn đề chống buon lậu, gian lận thương mại nên sự phối hợp còn thiếu chặt chẽ. 4. Hậu quả Ph¹m HiÒn Trang - Líp: 951 M· SV: 04A20102N
- §¹i häc Qu¶n lý Kinh doanh Hµ Néi TiÓu luËn th¬ng m¹i Buôn lậu và gian lận thương mại gây nhiều tác hại như: thất thu ngân sách kinh tế đất nước bị lũng đoạn, giảm sức cạnh tranh, chủ quyền an ninh bị đe doạ, tài nguyên, nguồn lực bị hoang phí, văn hoá đạo đức bị xuống cấp… III. CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI Đứng trước tình hình buôn lậu diễn ra một cách trầm trọng như hiện nay ở Hà Nội . Chúng ta phải có một số biện pháp để ngăn chặn như sau: - Các cấp Uỷ Đảng và chính quyền Hà Nội cần phát huy hơn nữa ý thức trách nhiệm trong tổ chức chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại. Chỉ đạo các lực lượng chức năng cơ quan, đơn vị áp dụng đồng bộ các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa dưới sự chỉ đạo của chính phủ. - Các bộ ngành cần làm tốt công tác điều tra phát hiện xử lý cho được những đối tượng cầm đầu các đường dây buôn lậu, gian lận thương mại. V à phải tổ chức rút kinh nghiệm thực hiện các phương án kiểm tra, kiểm soát một số mặt hàng liên tục, làm tốt hơn các giải pháp đề ra. Nghiêm khắc kỷ luật, loạị trừ những thành phần xấu trong bộ máy Hải quan, kiểm soát, quản lý việc chống buôn lậu gian lận thương m ại. V ì đã tiếp tay, bao che cho những ho ạt động này. - Mỗi chúng ta là một công dân cần phải biết chống buôn lậu và gian lận thương m ại. Không tham gia hoặc tiếp tay cho buôn lậu. Biết vận động quần chúng và chú trọng đổi mới hình thức tuyên truyền vận động cho phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Có ý thức không tiếp tay, tham gia buôn lậu gian lận thương mại và chống buôn lậu thương mại. Ph¹m HiÒn Trang - Líp: 951 M· SV: 04A20102N
- §¹i häc Qu¶n lý Kinh doanh Hµ Néi TiÓu luËn th¬ng m¹i C - KẾT LUẬN Hải quan Thủ đô kết hợp với Công an Quản lý thị trường, Cục thuế, K ho bạc, Cơ quan văn hoá, Viện kiểm soát, kiểm lâm… tham gia Ban chỉ đạo 127 của Thành phố đã có những thành tích trong công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại. Đóng góp vào công cuộc đổi mới của thủ đô, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động kinh tế đối ngoại, du lịch trên thành phố và các vùng lân cận. Bên cạnh đó, để làm tốt nhiệm vụ trong giai đoạn tới, thành phố Hà Nội cần phải nỗ lực, phấn đấu nhiều hơn nữa, phát huy nội lực khắc phục khó khăn, sửa chữa thiếu sót tồn tại trong công cuộc chống buôn lậu và gian lận thương m ại để xứng đáng với vị trí và vai trò của mình. Ph¹m HiÒn Trang - Líp: 951 M· SV: 04A20102N
- §¹i häc Qu¶n lý Kinh doanh Hµ Néi TiÓu luËn th¬ng m¹i LỜI CAM KẾT Em xin cam đoan nội dung của bài Tiểu luận là do em tự tổng hợp thông tin của báo, đài và dùng khả năng phân tích của mình để viết ra. Chứ không phải đi sao chép hay lấy bài của người khác. Ph¹m HiÒn Trang - Líp: 951 M· SV: 04A20102N
- §¹i häc Qu¶n lý Kinh doanh Hµ Néi TiÓu luËn th¬ng m¹i TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thời báo Kinh tế 2. Tạp chí thông tin và lý luận 3. Báo Thương mại số 4, 5, 6, 7 năm 2004 4. Tạp chí thông tin tài chính 5. Từ điển tiếng việt 6. Luật Thương mại Việt Nam Ph¹m HiÒn Trang - Líp: 951 M· SV: 04A20102N
- §¹i häc Qu¶n lý Kinh doanh Hµ Néi TiÓu luËn th¬ng m¹i MỤC LỤC A. LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................ 1 B. NỘI DUNG ..................................................................................... 2 I. Lý luận chung về buôn lậu và gian lận thương mại ...................... 2 1. Khái niệm về buôn lậu ...................................................................... 2 2. Khái niệm về gian lận thương mại .................................................... 2 3. Mối quan hệ giữa buôn lậu và gian lận thương m ại ........................... 3 II. Thực trạng buôn lậu và gian lận thương mại ở thành phố Hà Nội hiện nay ......................................................................................................... 3 1. Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại........................................... 3 2. Chống buôn lậu, gian lận thương mại................................................ 5 3. Nguyên nhân ..................................................................................... 8 4. H ậu quả............................................................................................. 8 III. Các biện pháp ngăn chặn buôn lậu và gian lận thương mại ở thành phố Hà Nội ........................................................................................ 8 C. K ẾT LUẬN................................................................................... 10 LỜI CAM KẾT ................................................................................. 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 12 Ph¹m HiÒn Trang - Líp: 951 M· SV: 04A20102N
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn