intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Mô xương và quá trình tạo xương

Chia sẻ: Phạm Thị Mỹ Hằng | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:21

308
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khác với sụn, xương có mặt ở khắp nơi và giữ nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, mô xương là thành phần quan trọng nhất trong cấu tạo của bộ xương, xương chỉ xếp sau sụn về khả năng chống chịu lực nén và chỉ đứng sau men răng về độ rắn. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung Tiểu luận Mô xương và quá trình tạo xương để hiểu hơn về vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Mô xương và quá trình tạo xương

  1. Mô xương và quá trình tạo xương MỤC LỤC I. TỔNG QUAN VỀ XƯƠNG Khác với sụn, xương có mặt ở khắp nơi và giữ nhiều vai trò quan trọng trong  cơ  thể. Mô xương là thành phần quan trọng nhất trong cấu tạo của bộ  xương.   Xương chỉ xếp sau sụn về khả năng chống chịu lực nén và chỉ  đứng sau men răng  về độ rắn. Nâng đỡ, tạo khung và bảo vệ những mô và cơ quan dễ bị thương tổn,   Hoàng Đức Việt – Sinh K37
  2. Mô xương và quá trình tạo xương là cơ  quan mang mô tạo máu (tuỷ  xương), và tạo nên một hệ  thống đòn bẩy và   ròng rọc làm tăng và tập trung lực co cơ.  Chất căn bản của xương thực hiện chức   năng là vị  trí dự  trữ  quan trọng của Calcium và các khoáng chất quan trọng khác.  Ngoài chức năng chống đỡ  và vận động, xương còn bảo vệ, hỗ  trợ  quá trình tạo  huyết và chuyển hóa phospho­canci. Xương cứng chắc là do chất gian bào chứa collagen và glycosaminoglycan  nhiễm muối canci. Nhờ đó, xương có thể chịu được lực kéo 15 kg/mm2 và lực nén  10 kg/mm2. Về  hóa học, xương chứa 30% chất hữu cơ  và 70% chất vô cơ  (chủ  yếu là  muối canci và phospho). Mặc dù mức độ  khoáng cao nhưng xương luôn đổi mới  về thành phần các chất, luôn luôn có hiện tượng hủy và tạo xương trong cơ thể ở  mọi thời điểm, kể  cả  khi lớn tuổi. Các tính chất hình thái chức năng của xương  thay đổi tùy vào lứa tuổi, điều kiện dinh dưỡng, hoạt động cơ, ảnh hưởng của nội  tiết tố, phân bố mạch... Hay nói một cách khác xương là một mô liên kết đặc biệt đã bị  canxi hóa và  có cấu trúc dạng lá. Cấu tạo gồm tế  bào, chất căn bản và sợi liên kết (chất căn  bản và sợi liên kết gọi chung là chất nền ngoại bào xương = chất nền xương =   chất căn bản xương, chiếm tỷ lệ lớn). Lá xương là đơn vị cấu tạo của mô xương,   cấu tạo gồm tế bào xương và chất nền xương. Hoàng Đức Việt – Sinh K37
  3. Mô xương và quá trình tạo xương Mặt ngoài của xương được bao bọc bởi một lớp mô liên kết kép gọi làm   màng xương (periosteum). Lớp ngoài hay lớp sợi của màng xương là một lớp mô  liên kết đặc; lớp trong hay lớp sinh xương là một lớp mô liên kết thưa chứa các  tiền tạo cốt bào. Các sợi Sharpey’s là những sợi collagen của màng xương xuyên  qua chất căn bản xương và gắn màng xương với xương.  II. CẤU TẠO 1. Đại thể 1* Nhìn bằng mắt thường 1 xương dài cắt dọc, ta phân biệt 2 dạng cấu tạo đại  thể: Xương đặc (còn gọi là xương Havers đặc): không có hốc, có các lá xương  tạo thành những cấu trúc đặc biệt được gọi là hệ  thống Havers. Mỗi hệ  Hoàng Đức Việt – Sinh K37
  4. Mô xương và quá trình tạo xương thống có dạng hình trụ, gồm những lá xương xếp vòng,  ở  chính giữa khối   trụ đó là ống Havers chứa mạch, mô liên kết. Xương   xốp  (còn   gọi   là   xương   Havers  xốp):   có   lá   xương   tạo   thành   1   hệ   thống   vách   mỏng   không   đều   được   gọi   là   bè  xương, xếp theo nhiều hướng khác nhau và  có thể  nối với nhau. Giữa các bè có những  hốc chứa tủy xương.  Xương luôn được tạo bởi các lá xương xếp  song song và dính chặt vào nhau cho dù cấu tạo đại thể là đặc hay xốp, chiều dày  mỗi lá khoảng 7mcm. 2* Về  mặt giải phẫu học, xương có 3 loại: xương dẹt, xương dài và xương   ngắn  1* Xương dẹt: tạo bởi 2 bản xương đặc kẹp 1 lớp xương xốp  ở giữa. Một số  xương dẹt có những hốc chứa không khí gọi là xoang.  2* Xương ngắn:  là 1 khối xương xốp tương đối vuông vức, được bao quanh   bởi 1 vỏ xương đặc mỏng. 3* Xương dài:  gồm  2 đầu là xương  xốp  có xương đặc bao quanh (phía mặt  khớp là mô sụn trong) và 1 thân xương đặc bao quanh 1 hốc lớn ở giữa gọi là ống   tủy. Giữa đầu và thân là vùng chuyển tiếp, chứa sụn tiếp hợp khi xương còn trong  giai đoạn tăng trưởng. Cắt ngang thân, từ màng xương vào đến ống tủy có ba lớp:   lớp ngoài, lớp giữa, lớp trong. Lớp ngoài mỏng, gọi là hệ thống cơ bản ngoài, gồm  xương cốt mạc đồng tâm với trục của thân. Lớp giữa dày nhất và cấu tạo chủ yếu  bởi xương Havers đặc. Lớp trong rất mỏng gọi là hệ thống cơ bản trong gồm một  số lá xương đồng tâm với trục của thân xương. Hoàng Đức Việt – Sinh K37
  5. Mô xương và quá trình tạo xương 2. Vi thể 2.1 Tế bào xương: Mô xương có 3 loại tế bào: tạo cốt bào, cốt bào và hủy cốt bào. Tạo cốt bào  tức là tế  bào của xương đang hình thành, cốt bào là tế  bào của xương đã hình   thành và hủy cốt bào có khả năng hủy xương mạnh. a. Tạo cốt bào :  Là tế  bào sản xuất lá xương, về  sau tự nằm trong  ổ xương khi đã tạo  ra chất nền xung quanh nó và trở thành cốt bào. Tạo cốt bào thường có   trên  bề   mặt   các  giá  đỡ   tạo  xương  (còn  gọi là  bè xương   đang  hình  thành).   Đặc điểm nhận dạng : có hình vuông, bầu dục, tháp; bào tương ái kiềm  do chứa nhiều lưới nội bào hạt, nhuộm mầu hơi tím; nhân tròn lợt màu,  có hạch nhân rõ và thường nằm ở phía đối diện với giá đỡ (phía không  tạo xương).  Chức  năng :  hoạt   động phụ  thuộc  vào một số  yếu  tố:  parathormon,   cancitonin, hormon tăng trưởng, vitamin C, một số  tác động cơ  học...  Tạo cốt bào có nhiều chức năng và đóng vai trò quyết định trong việc  tăng hay giảm tạo xương: 4* Sản xuất thành phần hữu cơ của chất nền xương, thành phần này lúc đầu  chưa bị canxi hóa và được gọi là chất dạng xương (còn gọi là chất tiền xương). Hoàng Đức Việt – Sinh K37
  6. Mô xương và quá trình tạo xương 5* Ức chế sự canxi hóa bằng cách chế tiết enzym. 6* Tham gia quá trình canxi hóa 7* Điều hòa hủy xương: làm giảm hủy xương bằng cách tiết ra prostaglandin  ức chế hoạt động của hủy cốt bào; hoặc ngược lại, tăng hủy xương bằng cách  tiết ra 1 yếu tố tăng khả năng di động của hủy cốt bào. ­ Nguồn gốc: từ  1 loại tế  bào trung mô chưa biệt hóa gọi là tế  bào sinh   xương. b. Cốt bào:  3* Là những tế  bào xương nằm vùi hoàn toàn trong chất nền xương, chiếm  khoảng 10% trọng lượng chung của mô xương.  4*  Đặc điểm nhận dạng : thân hình bầu dục, có nhánh bào tương mảnh kéo dài,   nằm trong một hốc nhỏ  của chất gian bào gọi là  ổ  xương, còn các nhánh bào  tương nằm trong các khe nhỏ gọi là vi quản xương. Vi quản xương chứa 1 chất  lỏng giàu glycoprotein, tạo thuận lợi cho sự vận chuyển các chất dinh dưỡng đến  tế bào xương, chúng có thể nối với nhau, làm các nhánh bào tương giữa 2 cốt bào   có thể tiếp xúc với nhau. Bào quan kém phát triển, không có trung thể. 5*  Chức năng :  hoạt động dưới sự  kiểm soát của hócmôn tuyến giáp và cận  giáp, tham gia vào sự  trao đổi canxi giữa xương và máu. Mặc dầu bị  giam hãm   trong ổ xương, nhưng cốt bào vẫn rất hoạt động và có hai chức năng trái ngược  nhau: 8* Tiếp tục sản xuất chất hữu cơ rồi canxi hóa nó để duy trì chất nền xương. 9* Tiêu hủy xương nhờ vào hệ thống enzym tiêu thể chứa trong bào tương. Hoàng Đức Việt – Sinh K37
  7. Mô xương và quá trình tạo xương 1*  Nguồn gốc : từ tạo cốt bào                            c. Hủy cốt bào :  6* Là tế  bào tiêu hủy xương và hủy sụn nhiễm can xi với cường độ  cao, đóng  vai trò quyết định trong việc tu sửa xương. 7*  Đặc điểm nhận dạng :  là tế  bào khổng lồ  chứa nhiều nhân (từ  3 đến vài  chục nhân), kích thước lớn (vài chục đến vài trăm micron), bào tương  ưa baz   nhẹ, đôi khi ưa acid. Hủy cốt bào chụp lên vách xương như 1 giác hút. Trong bào  tương có nhiều ti thể, các bào quan khác kém phát triển. Tại nơi sát vách xương,   bào tương lợt mầu do chứa nhiều không bào; còn các nhân thì ở phía đối diện. 8*  Chức năng : có chức năng tiêu hủy xương và hủy sụn nhiễm canci với cường  độ  cao. Dưới kính hiển vi điện tử, màng tế  bào tại nơi áp sát vách xương có  nhiều nếp gấp, giới hạn các ống nhỏ chui sâu vào trong bào tương. Hủy cốt bào  sẽ   giải   phóng   vào   các   ống   này   enzym   và   proton   H+.   Proton   H+  hòa   tan  hydroxyapatít của chất căn bản rồi tách rời các sợi collagen ra cho enzym phân  hủy. Sản phẩm giáng hóa được tái hấp thu vào trong hủy cốt bào còn ion thì   được đưa vào tuần hoàn máu. Như  vậy, hủy cốt bào tham gia vào việc duy trì  hàm lượng bình thường của canxi và phốtpho trong huyết tương. Hoạt động của  hủy cốt bào chịu sự kiểm soát của hócmôn tuyến giáp và cận giáp. 9*  Nguồn gốc : từ 1 dòng mônô bào đặc biệt trong tủy xương. Hoàng Đức Việt – Sinh K37
  8. Mô xương và quá trình tạo xương                     2.2 . Chất nền xương: 10* Chất hữu cơ chiếm 30%, được tạo bởi 95% là collagen (hầu hết là  collagen  loại I, một ít loại V). Trong mỗi lá xương, các sợi collagen xếp theo cùng 1  hướng, nhưng hướng đi này thay đổi khác nhau giữa các lá xương. 5% còn lại là  proteoglycan, glycoprotein, các protein không collagen (osteonectin là protein đặc  hiệu liên kết collagen và muối khoáng; osteocanci là protein liên kết canci, có vai  trò quan trọng trong quá trình canci hóa). 11* Chất vô cơ chiếm 70%, gồm một  thành phần vô định hình (muối phốtphát  canci   [Ca9(PO4)6])   và   một  thành   phần   tinh   thể  (hydroxyapatít   [Ca5(PO4)3OH]).  Hydroxyapatit hình que hoặc  ống, bề  mặt lớn giúp quá trình chuyển hóa Ca++  trong xương xảy ra nhanh. 12* Quá trình nhiễm canci ở xương phụ thuộc vào hoạt động của tạo cốt bào và   cấu trúc các chất hữu cơ  trong chất căn bản xương. Còn quá trình giải phóng  canxi khỏi chất căn bản lại phụ  thuộc vào hoạt động của hủy cốt bào. Hai quá  trình này quyết định mức canci trong máu và được điều hòa bởi nhiều yếu tố,   trong đó quan trọng nhất là hormon parathyroit, cancitonin, vitamin D. 2. 3. Màng xương: 13* Tất cả  các loại xương đều có màng ngoài xương bao bọc. Cấu tạo gồm 2  lớp:  lớp ngoài  chứa nhiều bó sợi collagen chạy song song với bề  mặt xương.   Lớp trong chứa nhiều tế bào trung mô (hoặc tế bào sợi non). Trong quá trình tăng  Hoàng Đức Việt – Sinh K37
  9. Mô xương và quá trình tạo xương trưởng, các tế bào này biến thành tạo cốt bào, tạo đắp các lá xương mới làm gia  tăng đường kính của xương.     Lòng ống tủy, kể cả lòng ống Havers và các vách xương xốp, đều được lót bởi 1  màng mỏng gọi là màng trong xương. Màng trong xương tạo bởi các tế  bào trung  mô và 1 ít sợi collagen, các tế bào trung mô này cũng có thể biến thành các tạo cốt   bào. 2.4. Tủy xương: Là mô liên kết nằm trong hốc tủy  ở đầu xương dài,  ở  xương xốp và trong   ống tủy của thân xương dài, gồm 4 loại: 2* Tủy tạo cốt: có khả năng tạo xương, có chứa tế bào sinh xương (cho ra tạo  cốt bào) và mônô bào (cho ra hủy cốt bào). 3* Tủy tạo huyết: là mô lưới, sẽ  được học trong bài “Cơ  quan tạo huyết và   miễn dịch”. 4* Tủy mỡ: màu vàng, là một trong những nơi dự trữ mỡ của cơ thể. 5* Tủy xơ: màu xám, cấu tạo bởi tế bào sợi và sợi collagen.   2. 5. Khớp xương:  Hoàng Đức Việt – Sinh K37
  10. Mô xương và quá trình tạo xương 14* Có ba loại khớp: 10* Khớp bất động: ví dụ khớp xương vòm sọ. 11* Khớp bán động: ví dụ khớp liên đốt sống, khớp mu. 12* Khớp động : có ở đa số xương. 15* Khớp động gồm các phần cấu tạo sau: 13* Sụn khớp: là sụn trong, không có màng sụn  ở  mặt khớp. Chiều dày phụ  thuộc vào áp lực mà khớp phải chịu đựng và có 4 lớp:   lớp bề  mặt, lớp trung   gian, lớp chính và lớp sâu. 14* Bao khớp: là một bao liên kết có nhiều sợi collagen, ít tế  bào và ít mạch  máu. Trong bao khớp có thần kinh cảm giác, tiểu thể  xúc giác (tiểu thể  Pacini  hoặc Ruffini).  15* Màng hoạt dịch:  ở  người màng hoạt dịch có hai lớp xơ  chun và một lớp  phủ bề mặt. Trong lớp phủ có ba loại tế bào. Tế bào A còn gọi là tế bào khớp   thực bào. Tế  bào B còn gọi là tế  bào sợi khớp, có khả  năng tạo dịch khớp và  acid hyaluronic. Tế bào C là loại tế bào trung gian giữa tế bào A và B. 16* Ổ  khớp là nơi chứa dịch khớp có tác dụng cơ  học và dinh dưỡng đối với   sụn khớp. Khối lượng, độ  nhớt, tỉ  lệ  với các chất và thành phần tế  bào trong  dịch khớp thay đổi rõ rệt trong các bệnh khớp. Hoàng Đức Việt – Sinh K37
  11. Mô xương và quá trình tạo xương III. SỰ TẠO XƯƠNG: ­ Xương nào cũng được hình thành từ mô liên kết, hoặc từ mô liên kết nguyên thuỷ gọi là cốt hoá trực tiếp hay cốt hoá trong màng, hoặc từ  một mô hình sụn gọi là  cốt hoá trên mô hình sụn. ­ Quá trình cốt hoá gồm 2 giai đoạn: + Giai đoạn cốt hoá nguyên phát: tạo mô xương đầu tiên (xương nguyên phát) thay  thế mô liên kết. + Giai đoạn cốt hoá thứ phát: tạo mô xương thứ phát thay thế cho xương được tạo thành ở giai đoạn cốt hoá nguyên phát. ­ Trong quá trình cốt hoá, 2 quá trình trái ngược nhau cùng song song tiến hành:   tổng hợp xương và phá huỷ xương hoặc sụn, vì vậy, ở một cái xương đang được hình  thành và phát triển những vùng xương nguyên phát, vùng xương đang bị  phá huỷ,   vùng xương thứ phát xuất hiện cạnh nhau. 1* từ mô liên kết kiểu màng, tạo xương từ sụn và tạo xương từ xương. 1. Tạo xương trực tiếp. Hầu hết các xương dẹt được tạo thành bởi sự cốt hoá trực tiếp từ một màng liên  kết: xương vòm sọ, xương hàm. Hoàng Đức Việt – Sinh K37
  12. Mô xương và quá trình tạo xương a. Giai đoạn cốt hoá nguyên phát: chủ yếu xảy ra trong thời kỳ phôi  thai. ­ Sự xuất hiện các trung tâm cốt hoá và hình thành các lá xương đầu tiên: trong  màng liên kết xuất hiện những điểm cốt hoá đầu tiên gọi là trung tâm cốt hoá. Tại  trung tâm cốt hoá: tế bào trung mô của mô liên kết biệt hoá thành tạo cốt bào, tạo  cốt bào tổng hợp và chế tiết chất gian bào xương, tiếp theo là sự lắng đọng muối  khoáng trên chất gian bào mới được tạo ra, các tạo cốt bào được bao quanh bởi  chất gian bào đó trở thành tế bào xương và những bè xương đầu tiên được hình  thành. Ở các trung tâm cốt hoá, các bè xương tiếp tục phát triển lan rộng ra và cuối  cùng kết kợp với nhau hình thành một màng xương thay thế màng liên kết.  Khoảng cách giữa các bè xương lúc đầu rộng sau hẹp dần do mô liên kết được  thay thế bằng mô xương. ­ Mô liên kết dính ở mặt ngoài của tấm xương đầu tiên được tạo ra biệt hoá thành  màng xương. Màng xương tạo ra những lá xương đắp vào tấm xương đầu tiên làm  cho xương dày lên. Phần mô liên kết dính ở mặt trong của tấm xương sẽ biệt hoá  thành màng cứng bọc ngoài não bộ. Khi trẻ ra đời, vòm sọ được cấu tạo bởi xương đặc. Sự cốt hoá lan tới giữa các  xương, trừ ở góc giữa các xương vẫn còn một ít mô liên kết chưa cốt hoá gọi là  thóp. Sau 1­ 2 năm, mô liên kết ở các thóp mới được cốt hoá hoàn toàn. b. Giai đoạn cốt hoá thứ phát: Xảy ra sau sinh. ­ Lớp giữa xương vòm sọ bị phá huỷ tạo ra những hốc lớn chứa tuỷ tạo huyết,  những hốc tuỷ được ngăn cách nhau bởi những vách xương. Lớp giữa xương vòm  sọ được thay thế bằng xương havers xốp. ­ Màng xương tiếp tục tạo những lá xương mới đắp phía ngoài xương havers xốp  làm xương  Hoàng Đức Việt – Sinh K37
  13. Mô xương và quá trình tạo xương                                                        dày lên 2. Cốt hoá trên mô hình sụn Sự tạo xương từ các miếng sụn có hình dạng của các xương tương lai. a. Giai đoạn cốt hoá nguyên phát  Ở thân mô hình sụn Màng sụn biệt hoá thành màng xương và tạo ra những lá xương cốt mạc bao  ngoài miếng sụn trừ 2 đầu mô hình sụn. Sự xuất hiện trung tâm cốt hoá nguyên phát: Ở trung tâm thân mô hình sụn  có những thay đổi cấu trúc và chức năng. Tế bào sụn phì đại về kích thước, chất  gian bào xung quanh chúng nhiễm calci dẫn đến sự chết của tế bào do không được  cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng. Mạch máu và các tế bào tạo xương (huỷ cốt  bào và tạo cốt bào) từ màng xương xâm nhập vào trung tâm mô hình sụn, huỷ cốt  bào phá huỷ phần sụn nhiễm calci tạo những đường hầm nằm xen giữa các mảnh  sụn nhiễm calci còn sót lại, tạo cốt bào tạo những lá xương đắp vào bề mặt  những mảnh sụn nhiễm calci còn sót lại tạo ra một loại xương gọi là xương trong  sụn. Xương trong sụn bị phá huỷ ở giai đoạn cốt hoá thứ phát tạo ra ống tuỷ dài ở  thân xương. Từ trung tâm cốt hoá, mạch máu và mô liên kết tạo xương tiếp tục tiến về 2  đầu của thân mô hình sụn lần lượt phá huỷ và thay thế sụn. Kết quả là miếng sụn  Hoàng Đức Việt – Sinh K37
  14. Mô xương và quá trình tạo xương đặc biến thành một ống xương cốt mạc, 2 đầu được bịt kín bởi 2 nút sụn, ở giữa  có một hốc dài là ống tuỷ chứa tuỷ xương. Giữa đầu và thân của xương có một  vùng gọi là vùng cốt hoá với những lớp theo thứ tự từ đầu đến thân xương như  sau: Lớp sụn trong không có những thay đổi hình thái của tế bào  sụn. Lớp sụn xếp hàng (sụn tăng sinh): gồm những tập đoàn tế bào  sụn cùng dòng kiểu trục. Lớp sụn phì đại: các tế bào sụn trương to. Lớp sụn nhiễm calci: chất căn bản sụn nhiễm calci, tế bào sụn  bị thoái hoá. Lớp sụn cốt hoá: Sụn bị phá huỷ và xương trong sụn được tạo  thành.  Ở đầu mô hình sụn: sự cốt hoá nguyên phát bắt đầu muộn hơn. ­ Đầu tiên cũng là sự xuất hiện trung tâm cốt hoá ở trung tâm khối sụn của  đầu mô hình sụn. Sự cốt hoá lan toả từ vùng trung tâm ra xung quanh khối sụn.  Kết quả: ở trung tâm khối sụn là một hốc chứa tuỷ xương và xung quanh nó là  vùng cốt hoá, từ ngoại vi vào trung tâm cũng gồm các lớp theo thứ tự: sụn trong,  sụn xếp hàng, sụn phì đại....Ở phía trông vào thân xương, sự cốt hoá sớm bị  ngừng lại vì phải để ra một băng sụn nối giữa đầu và thân xương.  Ở thân xương Xương được tạo ra ở giai đoạn cốt hoá nguyên phát được sửa sang lại và  được thay thế bằng xương havers. ­ Ở phía ngoài, màng xương vẫn tiếp tục tạo ra những lá xương cốt mạc đắp vào  thân xương làm thân xương ngày càng dày lên. ­ Ở phía trong mạch máu và huỷ cốt bào từ ống tuỷ tiến vào thành xương đặc phá  huỷ xương cốt mạc tạo ra những đường hầm hình ống gọi là những khoảng trống  Howship. Tạo cốt bào kèm theo chúng tạo ra những lá xương đồng tâm đắp vào  Hoàng Đức Việt – Sinh K37
  15. Mô xương và quá trình tạo xương thành của những khoảng trống Howship làm cho khoảng trống ngày càng hẹp lại  và cuối cùng chỉ còn lại một ống hẹp gọi là ống havers. Ống havers và những lá  xương đồng tâm tạo thành hệ thống havers. Phía ngoài cùng của thân xương bao  giờ cũng còn lại một số lá xương cốt mạc tạo thành hệ thống cơ bản ngoài. Khi  ống tuỷ không to nữa, tạo cốt bào của tuỷ xương tạo ra một số các lá xương đắp  vào mặt trong thân xương tạo ra hệ thống cơ bản trong.  Ở đầu xương: xương trong sụn dần dần bị phá huỷ và được thay thế bởi  xương havers xốp, trừ vùng ngoại vi là xương cốt mạc và ở mặt khớp là sụn  khớp. Sự phát triển của xương dài: xương dài ra do sự phát triển của băng sụn nối nằm  giữa đầu và thân xương. Xương to ra do sự hoạt động của màng xương. 3. Các hoạt động tu sửa xương (tạo xương thứ  phát = tạo xương từ  xương): 2* Hầu   như   toàn   bộ   xương   đặc   của   trẻ   sơ   sinh   được   tạo   bởi   xương   đặc  nguyên phát mà phần lớn sẽ được thế bằng xương đặc thứ phát. 16* Sự chuyển xương nguyên phát thành thứ phát là kết quả của một hoạt động  tu sửa gọi là tu sửa Havers. Quá trình này xảy ra liên tục suốt cuộc đời, nhưng  đặc biệt nhanh mạnh khi cơ thể còn trong giai đoạn tăng trưởng. Trước tiên, hủy   cốt bào khoét 1 đường hầm vào mô xương, tạo ra 1 lỗ  lớn bờ không đều, đó là  hốc tiêu xương (Hình D). Tiếp đó, mạch máu chui vào kéo theo tế bào trung mô,  chúng tựa lên vách hốc tiêu xương, biến thành tạo cốt bào và bắt đầu tạo đắp lá   xương đầu tiên (ống Havers) (hình C). Lá xương này tạo bởi chất dạng xương  nên còn gọi là viền tiền cốt (màu xanh). Các tế  bào trung mô khác lại tựa lên lá   Hoàng Đức Việt – Sinh K37
  16. Mô xương và quá trình tạo xương xương đầu tiên, biến thành tạo cốt bào và tạo đắp lá xương kế tiếp (B). Cứ như  thế, các lá xương mới lần lượt được đắp thêm vào, làm  ống Havers bị  thu hẹp   dần. Các lá xương  ở  ngoài cùng sẽ  được canxi hóa đầy đủ  có chứa các cốt bào  nằm trong  ổ  xương còn lá  ở  trong cùng được cấu tạo bởi chất dạng xương .   Cuối cùng, sự tạo đắp ngừng lại, hệ  thống Havers đã được thành lập xong (A).   Như vậy, hệ thống Havers có giới hạn bên ngoài là 1 đường ngoằn ngoèo gọi là   đường xi măng, thực ra là vết tích của vách hốc tiêu xương, bên trong chứa nhiều   lá xương hình vòng đồng tâm, bao quanh 1 ống Havers hẹp ở giữa. Mỗi lá xương  có chứa nhiều cốt bào nằm trong  ổ  xương. Giữa các lá xương có các vi quản  xương thông nối các ổ xương với nhau. Hệ thống Havers càng phát triển thì càng   chứa nhiều lá xương. 4. Quá trình hình thành một lá xương: Dù là xương nguyên phát hay thứ phát, xương tạo ra từ màng hay sụn thì cấu   tạo cơ  bản cũng là lá xương. Quá trình tạo đắp 1 lá xương gồm có 2 giai đoạn:   tạo xương và canxi hóa. 5.1. Giai đoạn tạo xương:  trong giai đoạn này, tạo cốt bào sản xuất lá  xương dưới hình thức chất dạng xương, tức là chất hữu cơ chưa được canxi hóa,  đắp lên trên 1 giá đỡ. Giá đỡ  có thể  là trung mô như  trong cốt hóa màng (sự  tạo  xương từ mô liên kết kiểu màng), hoặc là miếng sụn như trong cốt hóa trong sụn  (tạo xương trên mô hình sụn), hoặc chính là vách xương như  trong hoạt động tu   sửa xương. Hoàng Đức Việt – Sinh K37
  17. Mô xương và quá trình tạo xương 5.2. Giai đoạn canxi hoá: giúp cho lá xương trở nên cứng chắc nhờ sự lắng   đọng của chất vô cơ trong chất dạng xương. 17* Ion canxi từ tạo cốt bào và cốt bào giải phóng ra ngoài sẽ liên kết với  các ion phốtphát có sẵn ở ngoại bào, tạo thành muối phốtphát canxi không hòa tan   của thành phần vô định hình và sẽ chuyển sang thành phần tinh thể. 18* Tinh thể hydroxyapatít hình thành qua 2 giai đoạn tạo nhân và bồi tụ.  Giai đoạn tạo nhân thành lập đơn vị cấu tạo đầu tiên của tinh thể có hình trụ bình  hành. Trong giai đoạn bồi tụ, các trụ bình hành trở thành hạt nhân kích thích tạo ra   các trụ mới, áp vào các mặt tự do của chúng để tạo ra tinh thể. Sự bồi tụ lúc đầu   diễn ra rất nhanh và mạnh, tiêu thụ  hết ngay 75% lượng muối phốtphát canxi sẵn  có. Khi tinh thể đã đủ lớn, sự bồi tụ chậm lại và thường phải mất nhiều tuần lễ,  sự canxi hóa lá xương mới hoàn tất. 5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển xương: 19* Sự  tạo xương bị   ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố  có liên quan đến quá trình   tổng hợp và chế  tiết chất hữu cơ  và quá trình ngấm canci vào chất căn bản   xương. Thường hai quá trình trên cân bằng nhau, khi mất cân bằng thì cấu trúc  mô học và sự phát triển xương bị thay đổi. 20* Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển xương rất đa dạng: yếu tố di  truyền, hormon, vitamin, điều kiện lao động, tập luyện và dinh dưỡng. a.  Yếu tố dinh dưỡng ­ Thiếu protein: làm giảm tổng hợp collagen dẫn đến làm giảm sự  phát triển của   xương. Hoàng Đức Việt – Sinh K37
  18. Mô xương và quá trình tạo xương ­ Thiếu calci: làm cho sự  calci hoá chất nền xương không hoàn toàn vì vậy làm   giảm độ  cứng rắn của xương. Thiếu calci xẩy ra  ở trẻ em gây bệnh c.i xương,ở  người lớn gây bệnh lo.ng xương. ­ Thiếu vitamin D: làm giảm sự hấp thu calci từ thức ăn. Tác động giống như thiếu   calci. ­ Thiếu vitanmin A: Làm chậm sự phát triển của xương. ­ Thiếu vitamin C:  ức chế sự phát triển của xương do vitamin C rất cần cho quá  trìnhtổng hợp collagen. b. Yếu tố hormone: ­ PTH (parathyroid hormone): làm tăng quá trìnhhuỷ xương và ức chế quá trình tạo   xương. Thừa PTH làm xương mất calci, tăng calci máu và gây sự  lắng đọng calci  bất thường ở một số các mô, đặc biệt ở thận, thành các động mạch. ­ Calcitonin: có tác động ngược với PTH, làm tăng quá trìnhtạo xương. ­ GH (Growth hormone): GH kích thích sự phát triển của băng sụn nối. Ở trẻ  em,   thiếu GH dẫn đến sự phát triển sớm bị dừng lại gây bệnh lùn tuyến yên, thừa GH  gây bệnh khổng lồ. Ở người trưởng thành, thừa GH gây bệnh to đầu chi. ­ Các Steroids giới tính (Androgens và estrogens): kích thích sự  tạo xương. Thiếu   hormone giới tính làm chậm dậy thì, chậm sự kết thúc của đĩa sụn nối. 17* Bệnh Scocbut (còn gọi là bệnh Scurvy (Scorbutus) ­ tên hóa học bằng   tiếng Latinh của vitamin C) là do thiếu vitamin C đưa đến sự  giảm chất căn   bản xương (quá trình tổng hợp chất hữu cơ  giảm sút) mà không làm giảm sự  Hoàng Đức Việt – Sinh K37
  19. Mô xương và quá trình tạo xương nhiễm canci (thành phần vô cơ). Biểu hiện chính là chiều dày xương giảm nên  dễ bị gãy. Ngoài ra, người bệnh còn hay bị chảy máu chân răng, thiếu máu, mắt   trũng … 18* Bệnh còi xương (rachitis, rickets) là ví dụ ngược lại, khi thiếu vitamin   D, các muối phosphat và canci khó hấp thụ ở thành ruột do đó xương có mức độ  vôi hóa giảm (giảm thành phần vô cơ). Xương vẫn phát triển (thành phần hữu  cơ bình thường) nhưng ít vôi nên dễ bị cong và biến dạng. 19* Bệnh nhuyễn  xương (osteomalacia) đôi khi còn gọi là bệnh còi xương  ở người lớn. Bệnh xảy ra khi khẩu phần ăn thiếu canci và vitamin D. 20* Bệnh xốp xương (osteporosis): ở người trẻ, đời sống tế bào xương dài  hơn, nên quá trình tạo xương nhanh. Còn  ở  người già, tạo cốt bào ít hơn, đời   sống tế  bào xương ngắn, nên tạo xương chậm hơn hủy xương. Do đó, bệnh   xốp xương xảy ra ở người già, do quá trình tạo xương không theo kịp quá trình  hủy xương, làm cho toàn bộ  khối lượng xương trong cơ  thể  giảm dần, trong   khi tỷ lệ thành phần vô cơ và hữu cơ không thay đổi. Thường bệnh xốp xương   không có triệu chứng gì cho đến khi đột ngột bị  gãy xương hay xảy ra biến   dạng xương trễ (còng lưng ở người già, …) IV. KẾT LUẬN Xương là mô liên kết đặc biệt gồm 3 loại tế bào (tạo cốt bào sinh xương,  cốt bào giữ  xương và hủy cốt bào chỉnh sửa xương) nằm trong chất nền xương   (30% hữu cơ  là các sợi collagen type I, 70% vô cơ  gồm hai thành phần: vô định  hình và tinh thể) và có cấu tạo dạng lá. Lá xương là đơn vị cấu tạo của mô xương.  Hoàng Đức Việt – Sinh K37
  20. Mô xương và quá trình tạo xương Có ba loại xương về  mặt giải phẫu: xương dài, xương dẹt và xương ngắn; hai   loại xương về mặt đại thể: xương đặc và xương xốp. Quá trình hình thành xương gồm hai giai đoạn: tạo xương và canxi hoá. Có   ba kiểu tạo xương: tạo xương từ màng, tạo xương từ sụn và tạo xương từ xương   (còn gọi là tu sửa xương, tu sửa Havers). Hoạt động tu sửa xương xảy ra trong   suốt quá trình sống, đặc biệt ở cơ thể đang phát triển, quá trình này làm cho xương  đặc nguyên phát chuyển thành xương đặc thứ  phát bằng cách thành lập các hệ  thống Havers. Xương đảm nhiệm bốn chức năng chính trong cơ thể: chống đỡ ­ vận động,  bảo vệ, chuyển hoá phốtphát ­ canxi và hỗ trợ quá trình tạo huyết. Hoàng Đức Việt – Sinh K37
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2