Tiểu luận " Tư tưởng Hồ Chí Minh"
lượt xem 255
download
C.Mác đã từng khẳng định một cách đúng đắn rằng, một xã hội chỉ có thể phát triển cao với một nền đại công nghiệp. Lý tưởng cao đẹp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta là xây dựng Việt Nam thành một nước xã hội chủ nghĩa giàu mạnh và văn minh. Để thực hiện lý tưởng đó, Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra: từ nay đến năm 2020 chúng ta phải phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận " Tư tưởng Hồ Chí Minh"
- C.Mác đã từng khẳng định một cách đúng đắn rằng, một xã hội chỉ có thể phát triển cao với một nền đại công nghiệp. Lý tưởng cao đẹp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta là xây dựng Việt Nam thành một nước xã hội chủ nghĩa giàu mạnh và văn minh. Để thực hiện lý tưởng đó, Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra: từ nay đến năm 2020 chúng ta phải phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại. "Mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội”. Như vậy, công nghiệp hoá không phải chỉ là phát triển nền công nghiệp, mà là phát triển mọi lĩnh vực từ sản xuất vật chất và dịch vụ của nền kinh tế, cho đến các khâu trang thiết bị, phương pháp quản lý, tác phong lao động, kỹ năng sản xuất… Hiện đại hoá cũng không có nghĩa chỉ là đưa khoa học - công nghệ - kỹ thuật thông tin - vi điện tử hiện đại vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế, mà là quá trình vận dựng tất cả những phương tiện đó vào tổng thể hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội, nó đòi hỏi phải thực hiện cách mạng công nghệ trong các cơ cấu kinh tế - xã hội một cách hợp lý, cân đối, tạo lập cơ chế quản lý xã hội ở trình độ chuyên môn cao với phương pháp quản lý hiện đại. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá phải hoàn thiện cơ cấu - tổ chức - vận hành xã hội, chuyên môn hoá chức năng ngày càng sâu của các thể chế, nâng cao chất lượng các phương tiện thông tin đại chúng và chất lượng sống: dân chủ hoá đời sống xã hội trong khuôn khổ một Nhà nước pháp quyền, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí và dân đức thông qua việc phát triển nền giáo dục quốc gia. Như vậy, quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, thực chất tự bản thân nó chính là một quá trình biến mọi hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội, đặc biệt là hoạt động sản xuất tinh thần và đời sống văn hóa từng bước lên trình độ tiên tiến và hiện đại. Đó là quá trình văn hoá hoá đời sống xã hội và văn hoá hoá ngày càng cao bản thân con người. Bởi văn hoá là hiện thân sức mạnh bản chất người được thể hiện trong "Thiên nhiên thứ hai" của con người (Mác). Tất cả sức mạnh bản chất người đó được tàng chứa trong toàn bộ thế giới vật chất - tinh thần, nó thể hiện một cách năng động nhất trong cơ cấu - tổ chức - vận hành của một xã hội, đặc biệt là ở phần tinh thần nơi thăng hoa toàn bộ giá trị văn hoá nằm tương ứng bên trên cơ cấu - tổ chức - vận hành đó. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đã vạch ra qui luật khách quan rằng, đời sống vật chất (hiện thực) quy định đời sống tinh thần của xã hội. Do đó, trình độ kinh tế - chính trị - xã hội tiên tiến và hiện đại do công nghiệp hoá - hiện đại hoá tạo ra sẽ là cơ sở quy định bản chất và trình độ của nền văn hoá xã hội. Một vấn đề lớn và quan trọng đặt ra là: Nền văn hoá tiên tiến, hiện đại do công nghiệp hoá - hiện đại hoá hình thành nên có mâu thuẫn, có thủ tiêu nền văn hoá truyền thống và làm mất đi bản sắc dân tộc của văn hoá truyền thống? Phép biện chứng duy vật và thực tiễn xã hội cho thấy, đời sống tinh thần có cuộc sông độc lập của nó so với nền tảng vật chất xã hội. Văn hoá, một khi ra đời, dù là xuất phát từ tồn tại kinh tế, từ đời sống vật chất, nó trở thành thực thể độc lập với cơ sở kinh tế - xã hội.
- Thực tế đã chứng minh, những hệ tư tưởng, chính trị, văn hoá đã đóng vai trò điều chỉnh và qui định chiều hướng vận động của xã hội. Ngày nay, loài người càng nhận rõ rằng, văn hoá không chỉ là cái phái sinh của điều kiện kinh tế - xã hội, mà còn là động lực nội sinh của sự phát triển kinh tế - xã hội. Nghĩa là, trước sự hiện đại hoá xã hội, và cùng với nó là sự hình thành những yếu tố văn hoá tiên tiến, hiện đại, thì những yếu tố, những thực thể văn hoá truyền thống như là bản sắc văn hoá Việt Nam vẫn độc lập tồn tại và không những tồn tại, mà chúng còn làm tiền đề cho sự nảy sinh và phát triển các yếu tố văn hoá mới. Lịch sử phát triển văn hoá nhân loại cho thấy, mỗi nền văn hoá bao giờ cũng tàng chứa những tố chất đặc sắc, tạo nên nét riêng của mình đó là bản sắc. Cái bản sắc đó được kết tinh từ tâm hồn, khí phách hàng ngàn đời của dân tộc, tạo nên nhân lõi, cốt cách, bản lĩnh và sức sống của một dân tộc, nó là căn cước để nhận dạng nó trong trăm ngàn nền văn hoá, là bộ gien để di truyền bản sắc truyền thống của mình cho các thế hệ mai sau. Bản sắc văn hoá là cái bảo đảm cho thế ổn định và trường tồn của một nền văn hoá. Văn hoá Việt Nam với bản sắc của mình, qua bao lần tiếp biến vẫn không bị sai lạc, phai mờ, thậm chí qua bao lần đất nước bị xâm lăng, dân tộc bị chôn tính, nhưng bản sắc đó không bao giờ mất, không những không mất mà nó ngày càng được khẳng định và phát triển. Mỗi lần tiếp biến, văn hoá Việt Nam với bản lĩnh và sức sống của mình, lấy bản sắc dân tộc làm tiêu chí, nó gạn lọc, tiếp thu những tinh hoa tốt đẹp của các nền văn hoá khác trên khắp thế giới, làm giàu có và đậm đà thêm, phong phú thêm cho bản sắc của mình. Công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá hiện nay ở nước ta thực sự đang là một cuộc tiếp biến lớn lao, rất căn bản của văn hoá Việt Nam với thế giới văn hoá hiện đại. Với truyền thống luôn giữ vững bản sắc của mình, văn hoá Việt Nam không bao giờ bị văn hoá hiện đại làm lu mờ, thôn tính, mà sẽ tiếp thu những yếu tố văn hoá tiên tiến, hiện đại chứa đựng trong khoa học - công nghệ hiện đại, nó cộng sinh, làm phong phú và hiện đại thêm nền văn hoá của chính mình. Theo nghĩa đó, công nghiệp hoá - hiện đại hoá không nhưng không là tác dụng xấu, mà là tác dụng tích cực, hay có thể nói, chúng đem lại những yếu tố mới cho việc làm sâu sắc thêm phong phú thêm bản sắc văn hoá Việt Nam. Nói như vậy không có nghĩa công nghiệp hoá - hiện đại hoá chỉ có đem lại những thuận lợi, tạo ra tất cả những yếu tố tích cực cho và giữ gìn bản sắc văn hoá Việt Nam. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nâng cao chất lượng sống, từ đó hình thành nên những chuẩn mực mới lạ trong đời sống tinh thần, có thể dẫn đến "sự va chạm" giữa lối sống, lối tư duy hiện đại với lối sống và tư duy truyền thống: Lối sống và cách tư duy hoà với thiên nhiên, tình cảm cộng đồng tình làng nghĩa xóm dường như "mặc cảm" với lối sống đô thị và toan tính kinh tế có tính cá nhân, nếp sống thanh bình dễ "dị ứng” với nhịp độ gấp gáp của tác phong công nghiệp, ứng xử tình cảm nghiêng về đạo đức thường tương phản với văn hoá trí tuệ và nền pháp lý chặt chẽ, lối sống tiêu xài không mấy phù hợp với truyền thống thanh đạm của con người Việt Nam… Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại là hoá có kết quả hay không còn phụ thuộc vào quá trình giao lưu hội nhập quốc tế. Hội nhập quốc tế không chỉ là nhập công nghệ mà là hoạt động toàn diện khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất - quản lý kinh tế - xã hội. Sự hội nhập sẽ làm tăng nhanh nhiều loại sản phẩm văn hoá, trong đó, bên cạnh các yếu tố tốt đẹp, có cả những yếu tố không phù hợp với văn hoá truyền thống, thậm chí độc hại nữa.
- Chúng ta chủ động lựa chọn chính sách trong tiếp biến của công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Những thế mạnh trong dối sách đó là tương đối bởi trình độ kinh tế - xã hội nước ta rất thấp so với các nước đầu tư vào ta. Trong biết bao loại đầu tư, ở đó đồng thời cũng kèm theo những dạng văn hoá nhất định. Cái ta cần, nói chung là vượt hẳn cái ta có khả năng cho. Trong một xã hội nghèo, sự thâm nhập ồ ạt từ bên ngoài làm đảo lộn nhiều thói quen, nếp sống, kể cả suy nghĩ của nhân dân ta trên một bình diện rộng hơn bao giờ hết. Vài năm gần đây, không chỉ ở thành thị mà cả ở nông thôn, điều kiện sống, tiện nghi sinh hoạt, lối sống đã có sự thay đổi lớn, sư thay đổi đó diễn ra không chỉ ở bề ngoài mà cả ở chiều sâu. Sự khủng hoảng một số mặt trong nhiều phương diện đời sống đang hình thành liên quan đến từng gia đình. Trước đây một số người đi tìm sự thoả mãn lối sống của họ ở nước ngoài, thì nay lôi sống đó đã nảy nở tại Việt Nam, trên một số lĩnh vực lối sống đó đã khống chế lối sống truyền thống Việt Nam, nhiều cách sinh hoạt, cách sống, cách nghĩ... thực sự đã xung đột với những chuẩn mực mà nhân dân ta cho là lành mạnh. Nhiều hiện tượng trước đây hoàn toàn xa lạ thì nay ở không ít người được xem như là chuyện bình thường: bạo lực, kích dâm, xem tiền là tối thượng, xem hưởng thụ vật chất là mục đích của cuộc đời. Đồng minh của lối sống buông thả là luận điệu tự do, dân chủ không ranh giới. Tất cả những cái đó nếu không kịp thời ngăn chặn, đến một lúc, an ninh quốc gia, thậm chí độc lập dân tộc sẽ là cái bia bắn phá, lối sống dân tộc, văn hoá dân tộc sẽ bị coi là lạc hậu, lạc lõng. Rõ ràng, làm thế nào để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hóa mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hoá dân tộc đang là vấn đề bức xúc đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta hiện nay. Điều đầu tiên phải thấy rằng, một trong những biện pháp để công nghiệp hoá - hiện đại hoá không chỉ đơn giản là nhập nội khoa học - kỹ thuật - công nghệ tiên tiến từ bên ngoài, mà là biết kết hợp các yếu tố nội sinh và ngoại sinh, trong đó, yếu tố nội sinh là gốc, là nền tảng. Bởi Đảng và Nhà nước ta chủ trương mục đích của hiện đại hoá không chỉ vì một cuộc sống tiện nghi, mà là phát triển con người và dân tộc Việt Nam, làm cho nền văn hoá Việt Nam ngày càng tiên tiến, hiện đại và ngày càng đậm đà bản sắc. Như vậy, mục tiêu cho cả của công nghiệp hoá - hiện đại hoá là đạt đến một nền văn hoá nhân văn - nền văn hoá người nhất: nền văn hoá tất cả vì con người, con người ở đây được phát triển toàn diện, hài hòa mang tâm hồn, lý tưởng, sắc thái Việt Nam. Theo phương châm đó, CNH - HĐH ở Việt Nam phải lấy văn hóa truyền thống làm nền tảng và động lực, lấy việc làm đậm dà bản sắc văn hóa làm mục tiêu. Suốt 4000 năm lịch sử, những đặc trưng dân tộc Việt Nam đã kết tụ nên những nét văn hóa riêng và rất đậm. Nó riêng với những đặc trưng chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng, tinh thần nhân ái, nhân văn, tinh thần đoàn kết, cộng đồng, tình yêu lao động, cần cù chịu khó, tinh thần lạc quan yêu đời, óc thông minh sáng tạo, đức khoan dung, lòng cởi mở, hoà hợp, tế nhị, linh hoạt và tình cảm… Nó đậm bởi suốt hàng nghìn năm bị ngoại bang đô hộ, suất hàng trăm năm bị xâm lăng bởi nhiều thế lực mạnh, nhiều khi nước mất, nhưng những nét đặc trưng tinh thần cao đẹp đó không bao giờ mất. Trong công nghiệp hoá - hiện đại hoá, một mặt, để hoà vào được trình độ phát triển thế giời, mặt khác, giữ gìn được bản sắc văn hoá của mình, chúng ta cần phát huy các giá trị truyền thống để tiếp thu những thành quả khoa học - công nghệ - tin học hiện đại, lấy yếu tố nội sinh làm chủ thể nghĩa là yếu tố nội sinh phải đóng vai trò quyết định trong việc định
- hướng các mối quan hệ của chúng với các yếu tố ngoại sinh, còn các yếu tố ngoại sinh phải trở thành tố chất kích thích sự tiến hoá của các yếu tố nội sinh. Hội nhập trên cơ sở định hướng với sự lựa chọn tối ưu là làm sao tích hợp được nhiều tinh hoa đặc sắc của nhiều nền khoa học - kỹ thuật - công nghệ và cách điều tiết nền kinh tế - xã hội của nhiều nước một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm và điều kiện dân tộc mình. Nếu nhân danh sự tiếp thu mà bê nguyên xi những cái bên ngoài thì rất cuộc văn hoá sẽ bị mất gốc, bị đồng hoá. Mất nước, chúng ta còn giành lại được nước, nhưng mất bản sắc văn hoá dân tộc thì lịch sử thế giới đã cho thấy, sẽ mất tất cả! Tiếp thu trên tư thế chủ động là điều kiện của việc xử lý mối quan hệ biện chứng nội sinh, ngoại sinh. Điều đó có nghĩa, chủ thể tiếp nhận phải có đủ kiến thức và trình độ đối thoại với đối tác một cách tự tin. Nguyên tắc tiếp thu là lấy bản sắc văn hoá của mình làm gốc, lấy tiêu chí văn hoá dân tộc làm bộ lọc, tiếp thu các giá trị khoa học công nghệ - văn hoá hiện đại của thế giới, lấy cái tiến bộ bổ sung cho những thiếu hụt trong văn hoá truyền thống, tạo thuận lợi cho văn hoá dân tộc phát triển. Đối thoại là bình đẳng và tự do nhưng trên nguyên tắc giữ vững chủ quyền: không để đối tác mạnh khống chế và lấn át, không để các yếu tố độc hại thâm nhập thông qua các con đường chuyển giao công nghệ, kinh tế, khoa học, nghệ thuật, thông tin… Nhiều nước Châu Á, Châu Phi và Mỹ la tinh đã đặt nhiều hy vọng vào con đường hiện đại hoá theo mô hình các nước Âu - Mỹ. Người ta đã đồng nhất hiện đại hoá với phương Tây hoá. Kết quả là, sự thu nhập tuỳ tiện các giá trị bên ngoài không phù hợp với chính mình đã làm cho những chuẩn mực giá trị văn hoá truyền thống bị biến chất, khiến cho các nước đó không nhưng không đạt được mục tiêu hiện đại hoá mà còn đưa đất nước lâm vào tình trạng rối loạn. Chúng ta học tập kinh nghiệm công nghiệp hoá - hiện đại hoá của các nước nhưng không bê nguyên xi các mô hình của họ, mà phải cải biến, sáng tạo chúng thành các giá trị văn hoá mới của Việt Nam, sắp xếp lại các thang giá trị cho thích hợp, cải biến, sáng tạo ra các hình thức mới để biểu đạt sâu sắc nội dung giá trị văn hoá Việt Nam, tạo ra thế và lực phát triển văn hoá dân tộc Việt Nam. Tiến tới hiện đại hoá mọi lĩnh vực đất nước trong đó có văn hoá theo hướng toàn cầu hoá. Điều đó không có nghĩa là đồng nhất hoá các giá trị và các tiêu chí văn hoá dân tộc với mọi nền văn hoá khác. Điều này đã được Tổng thư ký UNESCO cảnh báo: “Xu hướng toàn cầu hoá có thể gây phương hại tới tính sáng tạo và đa văn hoá của thế giới, tạo ra sự đồng nhất nghèo nàn về văn hóa". Chúng ta thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá là nhằm làm phong phú và hiện đai hoá văn hoá Việt Nam, làm đậm đà và bền vững thêm bản sắc văn hoá của mình, chứ không để cho nó bị hoà tan, làm sao để vào khoảng những năm 20 của thiên niên kỷ tới, dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam được sống trong một xã hội hiện đại với nền văn hoá đặc sắc của chính mình. Rõ ràng, trong thời gian qua kinh tế CN đã góp phần làm chuyển biến bộ mặt nông thôn của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề cần phải sớm giải quyết. Phần lớn khu vực nông thôn được quan tâm đầu tư đưa CN về đều là khu vực thuần nông, nên khi kinh tế CN phát triển, không ít người dân tỏ ra lúng túng trong việc chọn ngành, chọn nghề sản xuất - kinh doanh. Ngoài ra, những địa phương có nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất CN, các vấn đề xã hội khác cũng bắt đầu phát sinh, cần
- phải có hướng giải quyết, như việc quản lý dân nhập cư, vấn đề vui chơi giải trí cho người lao động… Bởi vậy, trong quá trình đưa CN về nông thôn, chính quyền địa phương và các ngành chức năng cần phối hợp với chủ DN trong việc giải quyết căn cơ những vấn đề xã hội phát sinh và cần quan tâm đến đời sống tinh thần lành mạnh của người lao động… Có như vậy, khi CN về nông thôn mới thật sự phát huy hiệu quả tích cực.** Công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn tạo tiền đề để giải quyết hàng loạt các vấn đề chính trị - xã hội của đất nước, đưa nông thôn nước ta tiến lên văn minh hiện đại. Đại hội Đảng lần thứ VIII đã xác định phải "đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn" Trong những năm gần đây nhờ có "đổi mới" nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy vậy nông nghiệp hiện nay vẫn đang đứng trước những thách thức to lớn, có nhiều vấn đề về sản xuất và đời sống của nông dân đang nổi lên gay gắt. Do vậy đẩy nhanh tiến độ thực hiện chủ trương này của Đảng và Nhà nước là nhu cầu rất cấp thiết. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là một quá trình lâu dài, cần được tiến hành theo cách tuần tự, không nóng vội, không thể tuỳ tiện. Quá trình này được thực hiện không nhằm mục đích tự thân, mà phục vụ các mục tiêu kinh tế xã hội của nông thôn cũng như của cả nước. Vì vậy nếu ta không nhìn nhận và phân tích một cách sâu sắc quá trình chuyển đổi và phát triển của nền nông nghiệp hiện nay thì sẽ khó có thể tìm ra những giải pháp vi mô cũng như vĩ mô đúng và phát huy được hiệu quả trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền nông nghiệp của đất nước.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
34 p | 7263 | 1401
-
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay
19 p | 4691 | 1165
-
Tiểu luận "Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội"
14 p | 4573 | 1057
-
Tiểu luận:Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
27 p | 4282 | 880
-
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và vận dụng vào xây dựng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ Đảng viên ở Chi bộ trung tâm y tế huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng trong thời kỳ mới 2010-2015
28 p | 3463 | 762
-
Bài tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
20 p | 4574 | 661
-
Tiểu luận: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng trong việc xây dựng đạo đức lối sống của sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội
25 p | 2155 | 602
-
Tiểu luận: Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
16 p | 1996 | 524
-
Tiểu luận môn tư tưởng Hồ Chí Minh: "Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc."
9 p | 1841 | 521
-
Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
21 p | 3878 | 422
-
Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, và sự vận dụng tư tưởng đó vào đạo đức lối sống của sinh viên hiện nay
100 p | 3610 | 391
-
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và vận dụng tư tưởng đó trong việc học tập của sinh viên
18 p | 2348 | 375
-
Tiểu luận: Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
27 p | 2951 | 326
-
Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Chủ đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
37 p | 1178 | 263
-
Bài tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên Xã hội chủ nghĩa
8 p | 2895 | 261
-
Tư liệu tư tưởng Hồ Chí Minh
50 p | 617 | 175
-
Thảo luận về Tư Tưởng Hồ Chí Minh
34 p | 413 | 124
-
Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành trong thời kỳ 1920-1930 (Nguyễn Bá Sơn)
18 p | 553 | 52
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn