Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
lượt xem 1.401
download
Bài tiểu luận được thực hiện nhằm mục đích làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh... nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
- ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC Luận văn ĐỀ TÀI: VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC HỒ TH Ị MẠNH – ĐH TCNH 2 1
- ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC Mục lục A: MỞ ĐẦU Lý do chọ n đề tài. 1. Phạm vi nghiên cứu đề tài. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài. 3. Cơ sở, phương pháp nghiên cứu đề tài. 4. Ý nghĩa. 5. 6. Cấu trúc của đề tài. B: N ỘI DUNG I. Nội dung cơ bản của tư tưởng HỒ CHÍ MINH về đạo đức. Q uan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức. 1. Q uan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng. 2. Q uan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới. 3. Một số lời dạy của Bác Hồ về đạo đức, lối sống. 4. II.Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đ ạo đ ức Hồ Chí Minh. 1 . Họ c tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. 2 . Nộ i dung học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. 3 . Liên hệ b ản thân. C. K ẾT LU ẬN Tài liệu tham khảo HỒ TH Ị MẠNH – ĐH TCNH 2 2
- ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC A: MỞ ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lãnh tụ vĩ đại của Đảng Cộng sản Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc,Danh nhân văn hoá thế giới đã về với cõi vĩnh hằng được gần 42 năm. Người ra đi, nhưng đã để lại cho toàn Đảng, to àn dân ta một di sản vô cùng to lớn – đó là tư tưởng về đạo đức cách mạng. Có thể nói rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng được bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, nền đạo đức đã được hình thành hàng ngàn năm suốt chiều dài lịch sử dân tộc và kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông cũng như tinh hoa đạo đức của nhân loại và dựa trên nền tảng tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa có chọn lọc những giá trị đạo đức của d ân tộc,vừa thâu góp những đạo đức của thời đại, đề x uất những tư tưởng đạo đức mới, phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt N am trong thời đại mới và hướng tới việc xây dựng con người mới có đủ đức, đ ủ tài phục vụ đất nước và làm rạng ngời con người Việt Nam. Là m ột công dân Việt Nam, là một thanh niên trong thời đại mới, là chủ nhân tương lai của đất nước bản thân tôi cần phải cố gắng hơn nữa, tích cực hơn nữa trong học tập cũng như trong mọi phong trào hoạt động của đoàn trường và xã hội. Trau dồi kiến thức trong học tập và trong cuộc sống, rút ra những b ài học kinh nghiệm, lấy tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức làm nền tảng để xây dựng cho bản thân mình một đạo đức tốt, xứng đáng là một công dân Việt Nam đây cũng chính là lý do tôi chọn đề tài này. Cũng như tất cả mọi người để xd cho b ản thân mình một đạo đức tốt và lấy tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức làm nền tảng. bản thân tôi cần phải hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là gì? Và để hiểu rõ và nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đ ức H ồ Chí Minh buộc bản thân tôi cần phải đi tìm hiểu về nó và đây cũng là m ục đích tôi nghiên cứu đ ề tài này HỒ TH Ị MẠNH – ĐH TCNH 2 3
- ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC Cơ sở và phương pháp nghiên cứu: - Tuân thủ nguyên tắc thống nhất tính đảng và tính khoa học nhận thức. - K ết hợp chặt chẽ phương pháp logic với phương pháp lịch sử. - V ận dụng các phương pháp liên ngành: thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích. Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ những nội dung cơ bản và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức. Ý nghĩa: Làm cho toàn Đ ảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ b ản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đ ức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh... nâng cao đạo đức cách m ạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đ ẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi N ghị quyết Đại hội X của Đảng. Cấu trúc: B: NỘI DUNG HỒ TH Ị MẠNH – ĐH TCNH 2 4
- ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC I. 1 . Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức a) Đạo đức là gốc của người cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu m ột tấm gương mẫu mực về thực hành đ ạo đức cách mạng để toàn Đ ảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đ ạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề quan trọng của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách m ạng, Người khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển của con người, là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. Người cách mạng phải có đ ạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới ho àn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đ ức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Người quan niệm đ ạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”. Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có đ ức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Cho nên, đức là gốc nhưng đ ức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. N gười nói, cán bộ, đảng viên muốn cho dân tin, dân phục thì không phải cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đ ạo đức. “ vì muốn giải phóng cho dân tộc, cho loài người là m ột công việc to tát, mà tự m ình không có đạo đức không có căn bản, tự mình đ ã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì ?”. N gười đ ảng viên, người cán bộ tốt muốn trở thành người cách mạng chân chính, không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ b iết vì đảng, vì tổ quố c, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đ ến chỗ chí công vô tư thì HỒ TH Ị MẠNH – ĐH TCNH 2 5
- ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC khuyết điểm sẽ càng ngày càng ít, mà những tính tốt như sau ngày càng thêm. Tính tốt ấy gồm có năm điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. N hân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào. Vì thế mà kiên quyết chố ng lại những người, những việc có hại đ ến đảng, đến nhân dân. Vì thế mà sẵn lòng chịu cực khổ với mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. Vì thế mà không ham giàu sang, không e cực khổ, không sợ oai quyền. N gười đ ã không ham, không e, không sợ gì thì việc gì là việc phải(đúng) thì họ đều làm đ ược. N ghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có việc gì p hải giấu Đảng. Ngoài lợi ích của Đ ảng, không có lợi ích riêng phải lo toan. Lúc Đ ảng giao cho việc, thì bất kì to nhỏ, đều ra sức làm cẩn thận. Thấy việc phải thì làm, thấy việc phải thì nói. Không sợ người ta phê bình mình, mà phê bình người khác cũng luôn luôn đúng đắn. Trí vì không có việc tư túi nó làm mù quáng, cho nên đầu óc trong sạch, sáng suốt. Dễ hiểu lý luận. D ễ tìm phương hướng. Biết xem người, biết xét việc. V ì vậy, mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cân nhắc người tốt, đ ề phòng người gian. D ũng là d ũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết điểm có gan sữa chữa. Cực khổ, khó khăn có gan chịu đựng. Có gan chống lại những sự vinh hoa, phú quý, không chính đáng. Nếu cần, thì có gan hi sinh cả tính mệnh cho Đ ảng, cho Tổ q uốc, không bao giờ rụt rè, nhút nhát. Liêm là không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. không ham người tưng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Đó là đạo đức cách mạng. Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đ ức mới, đạo đức vĩ đ ại, nó không phải vì danh vọ ng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đ ảng, của dân tộc, của loài người. Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây p hải có gố c, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi m ấy cũng không lãnh đ ạo được nhân dân. Trong điều kiện Đ ảng cầm quyền, Người trăn trở với nguy cơ xa rời cuộc sống, x a rời quần chúng, rơi vào thoái hóa biến chất của Đ ảng. Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải “là đ ạo đức, là văn minh”. Người thường nhắc lại ý của HỒ TH Ị MẠNH – ĐH TCNH 2 6
- ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC V .I.Lênin: Đảng cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộ c và thời đại. Trong di chúc Người căn d ặn: “mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn đảng ta thật trong sạch, phải x ứng đáng là người lãnh đ ạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Tư tưởng đạo đ ức Hồ Chí Minh là đ ạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm thước đo. Chính vì vậy Hồ Chí Minh luôn đ ặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đ ức với tài, lời nói đi đôi với hành động và hiểu quả trên thực tế. Người nói: “phải lấy kết quả thiết thực đã góp sức bao nhiêu cho sản xuất mà đo ý chí cách m ạng của mình. Hãy kiên quyết chố ng b ệnh nói suông, thói phô trương hình thức, lố i làm việc không nhằm mục đích nâng cao sản xuất. N hư vậy trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đức và tài, hồng và chuyên, p hẩm chất và năng lực thống nhất làm một. Trong đó: đức là gốc của tài, hồng là gốc của chuyên; phẩm chất là gốc của năng lực. Tài là thể hiện cụ thể của đ ức trong hiệu quả hành động. Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp d ẫn của chủ nghĩa xã b) hội. Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải là ở lý tưởng cao xa, ở mức số ng vật chất dồi dào, ở tư tưởng được tự do giải phóng, mà trước hết ở những giá trị đạo đức cao đ ẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và hành độ ng của mình chiến đấu cho lý tưởng đó trở thành hiện thực. Hồ Chí Minh cho rằng phong trào cộng sản công nhân quốc tế trở thành lực lượng quyết định vận mệnh của loài người không chỉ do chiến lược và sách lược thiên tài của cách mạng vô sản, mà còn do những phẩm chất đạo đức cao quý làm cho chủ nghĩa cộng sản trở thành một sức mạnh vô địch. Tấm gương đạo đức trong sáng của một nhân cách vĩ đại, song cũng rất đời thường của Hồ Chí Minh chẳng những có sức hấp d ẫn lớn lao, mạnh mẽ với nhân dân Việt Nam, mà còn cả với nhân dân thế giới. Tấm gương đó từ lâu, là nguồn cổ vũ độ ng viên tinh thần quan trọ ng đố i với nhân dân ta và nhân loại tiến bộ đoàn kết đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. HỒ TH Ị MẠNH – ĐH TCNH 2 7
- ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng 2. Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách mạng V iệt Nam gồm những điểm sau: Một là, trung với nước hiếu với dân. Đ ây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất khác.Trong Nho giáo, khái niệm “trung-hiếu” là trung với vua, hiếu với cha mẹ. Đ ây là một nguyên tắc cơ bản trong chế độ phong kiến ở Việt Nam. Thái độ ứngxử văn hoá trong xã hội phong kiến phải tuân theo cái trục cơ bản đó, nếu không, sẽ bị vi phạm tư cách, đạo đức làm người. Từ đó Hồ Chí Minh đưa vào đó một nội dung mới, phản ánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn là “Trung với nước hiếu với dân”. Đó là một cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức. “Trung với nước hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì đ ộc lập tự do của Tổ q uốc vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọi hànhđộng, vừa là đ ịnh hướng chính trị-đ ạo đức cho mỗi người Việt Nam không p hải chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước mắt, mà còn lâu dài về sau. Trong chữ “trung” như vậy, có cả trung với những ông vua anh minh, nhưng cũng có cả trung với ông vua hèn kém, mà có thể gọi đó là “ngu trung”. Bởi vì, N ho giáo đưa ra nguyên tắc trong quan hệ quân – thần (tức vua – tôi) rất cứng nhắc và sai lầm: “Quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung” (Nghĩa là vua bắt bề tôi phải chết thì bề tôi phải chết, nếu không chết thì là không trung với vua). Hồ Chí Minh cho rằng, người cách mạng phải đặt quyền lợi của Tổ quốc lên trên hết và trước hết. Trung với nước ở Hồ Chí Minh trở thành lẽ sống tự nhiên và ông ý thức được trách nhiệm phục vụ nhân dân, kể cả khi đã đứng ở đỉnh tháp của quyền lực. Hồ Chí Minh không bị quyền lực làm cho mờ mắt. Ông cho rằng, từ người chủ tịch nước cho đến người cấp dưỡng, quét rác, ai mà làm tròn nhiệm vụ của mình thì đều là người cao thượng, là người làm tròn chữ “trung”. Mỗi một người trong xã hội đều ứng với một công việc cụ thể, một nhiệm vụ cụ thể; hễ người nào hoàn thành và hoàn thành tốt việc đó, nhiệm vụ đó thì đó là trung. Chữ trung đó được đo bằng kết quả cụ thể, bằng hiệu quả công tác, chứ HỒ TH Ị MẠNH – ĐH TCNH 2 8
- ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC không phải bằng lời nói, bằng việc hô khẩu hiệu cho to, cho lớn, cho dõng d ạc, lời lẽ khẩu hiệu cho mỹ miều. H iếu với dân là nội dung rất cơ bản trong quan niệm của Hồ Chí Minh trong cái cặp chỉnh thể “Trung với nước hiếu với dân”, trong đó có hiếu với cha mẹ mình, và nói rộng ra là tình họ hàng. Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trung thành với con đường đi lên của đất nước; là suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng. Hiếu với dân thể hiện ở chổ thương dân, tin dân, phục vụ nhân d ân hết lòng. Để làm được như vậy, phải gần dân, kính trọng và học tập nhân d ân, phải dựa vào dân và lấy dân làm gốc. Đối với cán bộ lãnh đạo, Hồ Chí Minh yêu cầu phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dan tâm, thường xuyên quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí. Hai là, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. V ì sao H ồ Chủ tịch đ ề ra khẩu hiệu: Cần, Kiệm, Liêm, Chính? V ì Cần, Kiệm, Liêm, Chính là nền tảng của “đời sống mới”, nền tảng của Thi đ ua ái quố c. Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bấn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa, thì không thành trời. Thiếu một phương thì không thành đất. Thiếu một đ ức thì không thành người. Từ ngày cách mạng Tháng Tám thành công, lập nền D ân chủ Cộ ng hòa, cho đến m ấy năm kháng chiến, dân ta nhờ Cần, Kiệm, Liêm, Chính, mà đánh thắng được giặc lụt, giặc dốt, giặc thực dân và giặc đói. HỒ TH Ị MẠNH – ĐH TCNH 2 9
- ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC Tuy vậy, đồng bào ta có người đã hiểu rõ, có người chưa hiểu rõ. Có người thực hành nhiều, có người thực hành ít. Cho nên cần phải giải thích rõ ràng, đ ể cho m ọi người hiểu rõ, mọi người đều thực hành. Đ ức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là một nội dung của cái gốc đạo đ ức, cái gốc của sự phát triển trong triết lý hành động của Hồ Chí Minh. Người m à nói và viết về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư nhiều nhất, người mà kêu gọi mọi người thực hành và tự mình “xắn tay áo” lên đ ể thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư nhiều nhất chính là Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh phân các mối quan hệ của con người thành ba loại: đối với người, đối với việc, đối với mình. Tôi nghiệm thấy rằng, mối quan hệ tự mình đối với b ản thân mình là khó xử lý nhất. Tự thấy, tự phê bình, tự xử…vẫn là đòi hỏi bản thân mình nhìn lại mình. Nhìn lại chính mình khó lắm, đánh giá bản thân mình khó lắm. Hồ Chí Minh chính là kẻ sĩ đi làm chính trị có nhân, nếu đối chiếu theo các luận đ iểm về kẻ sĩ của Khổng Tử mà Phan Bội Châu đề cập trong tác phẩm Khổng học đăng của mình. Kẻ sĩ làm người hoạt động chính trị có nhân, theo Khổng Tử, có năm đức tính: 1 . Cung: tự mình đặt ra yêu cầu nghiêm túc đối với bản thân mình về cả ý thức cũng như hành vi, biết tự m ình quản lý lấy bản thân mình; 2 . Khoan: khoan dung, độ lượng, có tấm lòng khoan thứ đối với mọi người; 3 . Tín: có lòng tự tin, tin ở quần chúng, tin cấp dưới, giữ đúng chữ tín, đã nói thì p hải làm b ằng được, không nói một đằng làm một nẻo, không lừa dối nhân dân đ ể trục lợi; 4 . Mẫn: là cần mẫn, siêng năng, làm việc có hiệu quả thực sự; 5 . Huệ: biết đưa lại lợi ích cho nhân dân, thực sự thông cảm với dân, không tráo trở với dân, cùng dân mưu sự nghiệp chứ không dùng sức dân, mưu dân, tiền thuế của dân để mưu đồ làm giàu cho bản thân mình. Cái thuyết “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” của Khổng giáo đ ã có từ khoảng 2 500 năm trước nói lên tầm quan trọng từ bản ngã, từ chính cá nhân con HỒ TH Ị MẠNH – ĐH TCNH 2 10
- ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC người trong quan hệ cộng đồng. Trước hết là tu thân đã. Đó là cá nhân. Cá nhân, do đó, trở thành cái cực kỳ quan trọng. Ai đó nói rằng, phương Đông không coi trọng cá nhân, mà chỉ có phương Tây coi trọng cá nhân là không đúng. Hồ Chí Minh có lẽ tiếp thu cái cá nhân đó của phương Đông để luôn có sự tự xử với người, với việc, với mình — và nhất là tự mình đối với bản thân mình — m ột cách đúng đắn nhất. Hồ Chí Minh là người nói nhiều đến cá nhân nhưng ô ng không sa vào chủ nghĩa cá nhân. Cũng tựa như Hồ Chí Minh nói nhiều đến d ân tộc m à không sa vào chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi; nói nhiều đến quyết tâm làm một việc gì đó nhưng không sa vào chủ quan, duy ý chí, duy tâm; nói nhiều đ ến đạo đức và sự nghiêm minh của pháp luật nhưng không tuyệt đối hoá một cái nào mà ở ông có sự gắn kết nhuần nhuyễn giữa “đức trị” và “pháp trị”, vừa có lý vừa có tình; v.v. Cũng như khái niệm “trung hiếu”, “cần, kiệm, liêm,, chính, chí công vô tư” cũng là những khái niệm cũ trong đạo đức truyền thống dân tộc, được Hồ Chí Minh lọc bỏ những nội dung không phù hợp và đưa vào những nội dung mới đáp ứng yêu cầu của cách mạng. CẦN Theo Hồ Chí Minh, cần là cần cù, siêng năng, chăm chỉ trong mọi công việc. Ô ng đòi hỏi bản thân mình và mọi người đều cần và cho rằng, từ chủ tịch nước đ ến người cấp dưỡng, quét rác, ai mà hoàn thành nhiệm vụ đều là người cao thư- ợng. Trong các biện pháp kinh tế, Hồ Chí Minh chú ý đến xây dựng kế hoạch: “Muốn cho chữ Cần có nhiều kết quả hơn, thì phải có kế hoạch cho mọi công việc”, vì “công việc bất kỳ to nhỏ, đều có điều nên làm trước, điều nên làm sau. N ếu không có kế hoạch, điều nên làm trước mà để lại sau, điều nên làm sau mà đưa làm trước, như thế thì sẽ hao tốn thì giờ, mất công nhiều mà kết quả ít…Vì vậy, siêng năng và kế hoạch phải đi đôi với nhau” . Một thí dụ: N gười thợ mộc muốn đóng một cái tủ. Trước hết anh ta mài sẵn cưa, bào, đ ục, v.v. và làm sao xếp có thứ tự hẳn hoi. Rồi anh lấy gỗ vừa đủ làm cái tủ. Khi các thứ đều sẵn sàng, anh ta đ ều bắt tay vào việc đóng tủ. N hư thế là anh thợ mộc ấy làm việc có kế hoạch. Như thế là anh ấy sẽ không hao thì giờ, tốn năng lượng, mà việc lại mau thành. Trái lại, nếu anh ấy không sắp đặt sẵn sàng trước, khi cần đến cưa mới chạy đi lấy cưa, khi cần đến đục thì chạy đi tìm đục. Như vậy sẽ mất thì giờ chạy lăng x ăng cả ngày, mà công việc được ít. HỒ TH Ị MẠNH – ĐH TCNH 2 11
- ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC Cần không phải là làm xổi. Nếu làm cố chết, cố sống trong một ngày, một tuần, hay một tháng, đến nổi sinh ốm, phải bỏ việc. N hư vậy không phải là cần. Cần là luôn luôn cố gắng, luôn luôn chăm chỉ, cả năm cả đời. Nhưng không làm q uá trớn. Phải biết nuôi dưỡng tinh thần và lực lượng của mình, để làm việc cho lâu dài. Trong quan niệm về Cần của Hồ Chí Minh, ngoài những nội dung trên đây, tôi thấy có hai điểm đặc sắc: Một, Cần còn là kiên trì, bền bỉ, dẻo dai trong mọi công việc. Đó là đức tính kiên tâm, quyết tâm làm bằng được những việc mà mình coi là đúng. Hồ Chí Minh cả những lúc hòa bình, cả những lúc khẩn trương của chiến tranh, thường có kế hoạch công việc thật tỷ mỷ và ông cố gắng ho àn thành theo đúng kế hoạch; nếu hôm nay chưa xong thì hôm sau phải làm bù trở lại. Kiên trì sẽ không làm cho người ta nản lòng, nản chí; dù có 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa vẫn kiên trì đánh đuổi quân xâm lược Mỹ. Làm việc gì thì quyết tâm, kiên nhẫn, đời này chưa xong thì đ ời tiếp làm cho xong. Đây là sự thi gan của một đức tính dẻo dai. Hai, Cần còn là tăng năng suất lao động, là làm việc có hiệu quả, có kết quả tốt. K hông phải cứ làm hùng hục là siêng năng, tích cực, là Cần. Làm hùng hục cả tuần, cả tháng mà không có kết quả, không có hiệu quả, không có năng suất lao động cao thì không bằng làm chỉ có một ngày mà có kết quả tốt. Cái năng suất lao động quan trọng lắm đối với thành quả lao động của từng cá nhân và cả xã hội. Thật ra, xét theo quan điểm xây dựng chủ nghĩa xã hội của V.I. Lênin thì chủ nghĩa xã hội chỉ chiến thắng được chủ nghĩa tư bản ở chỗ có năng suất lao động x ã hội cao hơn. K IỆM HỒ TH Ị MẠNH – ĐH TCNH 2 12
- ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC K iệm trước hết là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí. Thời của Hồ Chí Minh sống và ho ạt động, đất nước Việt Nam còn quá nghèo, hầu như khắp hàng chục năm đất nước phải cầm súng đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ và giải phóng, thống nhất Tổ quốc. Đó là những năm tháng gạo châu củi quế, mọi người phải thắt lưng buộc bụng dồn sức tất cả vì sự nghiệp chống giặc ngoại xâm. Khi đó, tiết kiệm là một chủ trương và biện pháp hữu hiệu trong mọi hành xử của con người và tổ chức. Những cái gì liên quan đến cái ăn, nhất là lúa gạo, liên quan đ ến tiền là phải dè chừng. V ì thế, Hồ Chí Minh về bản chất đã đ ành, nhưng do cả thời cuộc nữa, đi công tác thăm nơi này nơi nọ không muốn ăn cơm ở đó mà tự mình mang cơm nắm đi ăn, vì ông ngại nơi đó làm cơm linh đ ình, mổ gà, giết lợn “khách ba chủ nhà b ảy” vừa bị mang tiếng, vừa hoang phí trong lúc đang nghèo. Ông kêu gọi mọi người không nấu rượu và làm các lo ại bánh trái liên quan đến gạo. Ông kêu gọi m ọi người tiết kiệm từng đồ vật, từng mảnh giấy ở công sở và ông là người gương m ẫu thực hành. Ông thường chơi chữ rằng, đừng biến tiết kiệm thành tiết canh. Tiết kiệm, theo Hồ Chí Minh, còn là tiết kiệm cả thời gian, là ở tăng năng suất lao động chứ không phải bớt xén thời giờ làm việc. Hồ Chí Minh tiết kiệm trong ăn, ở, mặc, chi tiêu hằng ngày. Ông vẫn thường x uyên có sổ tiết kiệm từ dành dụm lương, tiền nhuận bút để mua quà tặng mọi người, nhất là quà cho các cháu thiếu niên, nhi đồng. Ông là tác giả của “Thịt V iệt Minh”, loại thịt được chế biến là một phần thịt, một phần muối và ớt để đi công tác đường xa, dùng dần những ngày thiếu thốn, không phiền nhiễu dân, không tiêu phí đồng tiền của Chính phủ, lại hoà đồng cùng anh em đi cùng. Tiết kiệm của Hồ Chí Minh có cái gì đấy như là hà tiện chăng? Không phải. Ông không ưa sự hà tiện, bủn xỉn. Trong công việc đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ — một công việc đầu tư cho con người, công việc đòi hỏi có sự tốn kém rất lớn — ông liệu trước và sợ nhiều người không dám chi cho công việc này đúng mức, ông dặn rằng, “chớ coi đồng tiền to như cái nống” (cái nống là p hương ngữ của miền trung, nghĩa là cái nong). Tiết kiệm hiểu theo nghĩa của Hồ Chí Minh thật biện chứng. Ngay trong thời kỳ kháng Pháp, ông đã nêu ra quan điểm về quản lý tài chính, quản lý ngân sách. Hồ Chí Minh cho rằng: việc gì đ áng chi phải chi. Việc gì chưa đáng chi khoan hẵng chi. Việc gì không đáng chi dứt khoát không chi. Đó là ba đoản luận có tính nguyên tắc mà những nhà kinh tế, những nhà quản lý tài chính, quản lý ngân sách, kể cả cá nhân, kể cả các bà nội trợ tay hòm chìa khoá trong từng gia đ ình có khi học cả đời chưa thuộc bài. Sẽ biết con người ta khôn hay không khôn khi người đó cầm tiền và chi xài như thế nào. Tiết kiệm, theo Hồ Chí Minh, là còn ở nghĩa như trên đây, chứ không HỒ TH Ị MẠNH – ĐH TCNH 2 13
- ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC p hải cứ ki bo kẹt xỉ. Cần và kiệm phải gắn chặt với nhau và nó liên quan chặt chẽ với việc chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Trong đối ngoại, Hồ Chí Minh cho rằng, nếu chúng ta “thi” với nhiều nước về cái giàu sang qua những việc đãi khách, qua xe cộ, qua trang phục của những cán bộ tiếp khách thì chúng ta thua. Chúng ta không nên thi về những cái đó, mà nên thi về tiết kiệm; về khoản thi này nếu chúng ta làm tốt thì chúng ta vẫn thắng. Cần với kiệm, phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người. Cần mà không kiệm, “thì làm chừng nào sào chừng ấy”. Cũng như một cái thùng không có đáy, nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không. K iệm mà không cần, thì không tăng thêm, không phát triển. Mà vật gì đ ã không tiến tức phải thoái. Cũng như cái thùng chỉ đựng một ít nước, không tiếp tục dổ thêm vào, lâu ngày chắc nước đó sẽ hao bớt dần, cho đ ến khi khô kiệt. L IÊM Liêm tức là "luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân"; "không xâm p hạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân". Phải "trong sạch, không tham lam". "Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá". Liêm là không tham lam, là liêm khiết, trong sạch. Hồ Chí Minh dẫn cả Nho giáo đ ể nói về điều này. Ông bảo rằng, người mà không liêm thì không bằng con vật, do đó, liêm chính là thước đo tính người. Ông lại nói: một dân tộc biết cần, kiệm, liêm sỉ là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh, tiến bộ”. Trong các cuộc đấu tranh thì tự mình đấu tranh với chính mình là điều khó khăn nhất, tức là con người phải biết chế ngự bản thân mình, thoát khỏi sự ham hố hàng ngày. Những cái tham thường có của con người được Hồ Chí Minh chỉ ra: tham tiền của, tham ăn ngon mặc đẹp, nhưng ông còn chỉ ra: tham địa vị, tham d anh tiếng, tham quyền lực để cậy thế làm bậy. Hồ Chí Minh nghiêm khắc nêu: “Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, b ất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì”. Hồ Chí Minh coi tham ô, lãng phí, quan liêu là “giặc nội xâm”, thứ giặc ở trong lòng, nó nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm. Đây không đơn thuần là cách gọi tên mà liên quan đến phương p háp xử lý. Nếu chỉ gọi là “nạn”, hoặc “quốc nạn” thì chúng ta chỉ dùng phương p háp chống nạn và chống quốc nạn. Còn đ ã gọi là giặc thì đương nhiên phải dùng phương pháp chống giặc, giết giặc, tiêu diệt giặc. HỒ TH Ị MẠNH – ĐH TCNH 2 14
- ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC Do vậy, ở đây không có lối xử lý kiểu hành chính, xử lý nội bộ, mà phải nghiêm, x ử đúng người, đúng tội, đúng luật pháp, không nhẹ trên nặng dưới, không ô dù b ao che. Đã coi đó là giặc thì phải có tinh thần tiến công, có trận tuyến rõ ràng, chứ không phải mờ mờ ảo ảo, miệng mình thì hô xung phong nhưng bản thân mình lại kiếm cớ đảo ngũ, thậm chí thậm thụt với giặc để kiếm chác. Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ. CHÍNH Chính có nghĩa là thẳng thắn, là không tà, là việc gì mà tốt thì dù nhỏ cũng cố làm, việc gì mà xấu thì dù nhỏ cũng cố tránh. Muốn chính thì, như Hồ Chí Minh viết: “phải có công tâm, có công đức. Chớ đem của công dùng vào việc tư. Chớ đ em người tư làm việc công. Việc gì cũng phải công bình, chính trực, không nên vì tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán. Mình có quyền dùng người thì phải dùng những người có tài năng, làm được việc. Chớ vì bà con bầu bạn, mà kéo vào chức nọ, chức kia. Chớ vì sự mất địa vị mà dìm những kẻ có tài năng hơn mình. Phải trung thành với Chính phủ, với đồng bào. Chớ lên m ặt làm quan cách m ệnh”. Bất kỳ ở từng lớp nào, giữ địa vị nào, làm nghề nghiệp gì, sự hoạt động của một người trong xã hội có thể chia làm ba mặt: - Mình đối với m ình. - Mình đối với việc. - Mình đối với công việc. ĐỐI VỚI MÌNH: Chớ tự kiêu, tự đại. Tự kiêu, tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn m ình. Tự kiêu, tự đại tức là thoái bộ. Sông to, biển rộng, tức là bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp hòi. Người mà tự kiêu, tự m ãn, cũng như cái chén, cái đĩa cạn. Luôn luôn cầu tiến bộ. Không tiến bộ thì là ngừng lại. Trong khi mình dừng lại thì người ta cứ tiến bộ. Kết quả là mình thoái bộ, lạc hậu. Tiến bộ không giới hạn. Mình cố gắng tiến bộ, thì chắc tiến bộ mãi. HỒ TH Ị MẠNH – ĐH TCNH 2 15
- ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC Luôn luôn tự kiểm điểm, tự phê bình, những lời mình đã nói, những việc mình đ ã làm, để phát triển điều hay của mình, sữa đổi khuyết điểm của mình. Đồng thời phải hoan nghênh người khác phê bình mình. Tự m ình phải chính trước mới giúp được người khác chính; mình không chính mà muốn người khác chính là vô lý. ĐỐI VỚI NGƯỜI: Đối với người: không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà, không dối trá, lừa lọc. Phải học người và giúp người tiến tới. Phải thực hành chữ Bác – Aí. ĐỐI VỚI VIỆC: Đ ể việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà. Đ ã phụ trách việc gì, thì quyết làm cho kỳ được, cho đến nơi đ ến chốn, không sợ khó nhọc, không sợ nguy hiểm. Bất kỳ việc to, việc nhỏ phải có sáng kiến, phải có kế hoạch, phải cận thận, phải q uyết làm cho thành công. V iệc thiện thì dù khó mấy cũng làm. Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh. CHÍ CÔNG VÔ TƯ: Chí công vô tư, là công bằng, công tâm, không thiên tư, thiên vị; làm việc gì cũng không nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì dân tộc. Chí công vô tư là nêu cao chủ nghĩa tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân. N gười nói: "Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc". “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”; p hải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ". Đ ây là một yêu cầu nữa đối với đạo đ ức của người cách mạng, nó trái ngược với chủ nghĩa cá nhân mà Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa cá nhân như là “bệnh mẹ” đẻ ra hàng loạt các căn bệnh khác. Nếu cuộc sống bị chủ nghĩa cá nhân hoành hành thì đạo đức bị xuống cấp một cách nghiêm trọng. Do đó, nhiều người bị sa vào tham ô, lãng phí, xa hoa, tham danh, trục lợi, thích địa vị, quyền hành, tự cao tự HỒ TH Ị MẠNH – ĐH TCNH 2 16
- ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC đ ại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền, xa rời thực tế, quan liêu. N hững nơi b ị chủ nghĩa cá nhân xâm hại thì xẩy ra mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Hồ Chí Minh cho rằng, có chí công vô tư thì lòng dạ mới trong sáng, đầu óc mới sáng suốt để chăm làm những việc ích quốc lợi dân. Ông giải tích: lòng mình chỉ b iết vì Tổ quốc, vì đồng bào thì sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư; có chí công vô tư thì mới có năm đức tính tốt là nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm – là những phẩm chất đ ạo đức của người cách mạng. N hìn trở lên b ên trên, đ ến đây, chúng ta thấy rõ hơn cái triết lý phát triển trong hành động của Hồ Chí Minh ở 8 chữ: “Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư”. Ba là, yêu thương con người, sống có tình nghĩa. Q uan niệm của Hồ Chí Minh về con người rất toàn diện và độc đáo. Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đ ức cao đẹp nhất. Người dành tình yêu thương rộng lớn cho những người cùng khổ. Những người lao động bị áp bức bóc lột, Người viết: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, d ân ta được ho àn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Hồ Chí Minh yêu thương đồng bào, đồng chí của Người, không phân biệt họ ở miền xuôi hay miền ngược, là trẻ hay già, trai hay gái... không phân biệt một ai, không trừ một ai, hễ là người Việt Nam yêu nước thì đ ều có chỗ trong tấm lòng nhân ái của Người. Tình yêu thương của Người còn thể hiện đối với những người có sai lầm khuyết đ iểm. Với tấm lòng bao dung của một người cha, Người căn dặn, chúng ta: "Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng ta, phải biết làm cho phần tốt ở trong m ỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. Đối với những người có thói hư tật xấu, từ hạng người p hản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời". HỒ TH Ị MẠNH – ĐH TCNH 2 17
- ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC Tình yêu thương đó là một tình cảm rộng lớn, trước hết dành cho những người nghèo khổ, những người bị mất quyền, những người bị áp bức, bị bóc lộtkhoong p hân biệt màu da, dân tộc. Người cho rằng, nếu không có tình yêu thương như vậy thì không thể nói đến cách m ạng, càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội và chu nghĩa cộng sản. Tình yêu thương con người phải được xây dựng trên trường giai cấp công nhân, thể hiện trong mối quan hệ hằng ngày với bạn bè, đồng chí, anh em… Nó đòi hỏi mọi người phải chặt chẽ và nghiêm khắc với mình; rộng rãi, độ lượng và giàu lòng vị tha với người khác. Nó đòi hỏi thái độ tôn trọng những quyền của con người, nâng con người lên, kể cả những người nhất thời lầm lạc, chứ không p hải là thái độ vĩ hòa vi quý, không phải hạ thấp, càng không phải vùi dập con người. Người dạy: “hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin được”. Trong Di chúc, Người căn dặn Đảng: Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên luôn luôn chú ý đến phẩm chất yêu thương con người. Bốn là, tinh thần quốc tế trong sáng. Đó là, tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, mà Hồ Chí Minh đ ã nêu lên bằng m ệnh đề "Bốn phương vô sản đều là anh em"; là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước, mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc; là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội, vì những mục tiêu lớn của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước, các dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩa yêu nước, hơn nữa phải là chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng. Đoàn kết quốc tế là nhằm thực hiện những mục tiêu lớn của thời đại và hòa b ình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác và hữu nghị theo tinh thần: bốn phương vô sản, bốn bể đều là anh em. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã dày công xây đ ắp tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân HỒ TH Ị MẠNH – ĐH TCNH 2 18
- ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC d ân V iệt Nam và nhân dân thế giới, đã tạo ra một kiểu quan hệ quốc tế mới: đối thoại thay cho đối đầu, nhằm kiến tạo một nền văn hóa hòa bình cho nhân loại. 3. Q uan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức. a) Nói đi đôi với làm, Hồ Chủ tịch coi đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhât trong xây dựng mộ t nền đạo đức mới. Điều này được Hồ Chí Minh khẳng đ ịnh tuef giữa những năm 20 của thế kỷ XX trong tác phẩm đường cách mệnh. Bản thân Hồ Chí Minh là tấm gương trong sáng tuyệt vời về lời nói đi đôi với việc làm. Nói đi đôi với làm là đặc trưng b ản chất của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh – đạo đức cách mạng. Nói đi đôi với làm đối lập hoàn toàn với thói đạo đ ức giả của giai cấp bóc lột, nói một đ ằng làm một nẻo, Thậm chí nói mà không làm. Ngay sau thắng lợi của cách mạng tháng tám, Hồ Chí Minh đã chỉ ra những b iểu hiện của thói đ ạo đức giả ở một số cán bộ, “ vác mặt làm quan cách mạng”, nói mà không làm. sau này Người đã nhiều lần bàn đến việc tẩy sạch căn b ệnh q uan liêu, coi thường quần chúng của một số cán bộ, đảng viên “miệng thì nói d ân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối “ quan” chủ. “ Miệng thì nói “ sự quần chúng”, nhưng họ làm trái ngược với lợi ích của quần chúng, trái ngược với p hương châm, chính sách của đảng và Chính phủ, làm tổn hại uy tín của đ ảng và chính phủ trước nhân dân. N êu gương về đạo đức là mộ t nét đẹp của truyền thống văn hóa phương Đông. Nói đi đôi với làm phải gắn liền với nêu gương về đạo đ ức. Hồ Chí Minh đã có lần chỉ rõ: “nói chung thì các dân tộc phương Đông đ ều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có gí trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. V ới ý nghĩa đó, Hồ Chí Minh đã đào tạo các thế hệ cán bộ cách mạng tiền phong, mà còn bằng chính tấm gương đ ạo đ ức cao cả của mình. Hồ Chí Minh cho rằng, hơn bất cứ mộ t lĩnh vực nào khác, trong việc xây d ựng m ột nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng phải đặc biệt chú trọng “đ ạo làm gương”. Người nói: “ Lấy gương người tốt, việc tốt đ ể hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc số ng mới”. Để làm được như thế, p hải chú ý phát hiện, xây dựng những điển hình người tố t, việc tốt rất gần gũi HỒ TH Ị MẠNH – ĐH TCNH 2 19
- ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC trong đời thường, trong các lĩnh vực lao động sản xuất, trong chiến đấu, trong học tập… bởi theo Người, từng giọt nước chảy về một hướng mới thành suối, thành sông, thành biển cả. không nhận thức được điều này là “chỉ nhìn thấy ngọn mà quên mất gốc”. Người nói: “ người tố t, việc tố t nhiều lắm. Ở đâu cũng có. Ngành, giới nào, địa phường nào, lứa tuổ i nào cũng có”. N hư vậy, một nền đao đức mới chỉ có thể được xây dựng trên mộ t cái nền rộng lớn, vững chắc, khi những chuẩn mực đ ạo đức trở thành hành vi đạo đức hằng ngày của toàn xã hội. Xây đi đôi với chống. b) Để xây dựng một nền đạo đức mới, cần phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống. Trong đời sống hằng ngày, những hiện tượng tố t - xấu, đúng – sai, cái đ ạo đ ức và cái vô đạo thường đan xen nhau, đối chọi nhau thông qua hành vi của những con người khác nhau, thậm chí trong mỗi con người. Chính vì vậy việc xây và chống trong lĩnh vực đ ạo đức rõ ràng không đơn giãn, muố n xây p hải chống, chống nhằm mục đích xây. X ây dựng đạo đức mới, đ ạo đ ức cách mạng trước hết phải được tiến hành bằng công việc giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới. Việc giáo d ục đ ạo đức phải được tiến hành phù hợp với từng giai đoạn cách mạng; phù hợp với từng lứa tuổ i, ngành nghề, giai cấp, từng lớp và trong từng môi trường khác nhau; phải khơi dậy được ý đạo đức lành mạnh ở mỗi người. Hồ Chí Minh đ ã chỉ ra rằng, “mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong lòng mỗ i con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu b ị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng”. Bản thân người tự giác cũng có mộ t phẩm chất đ ạo đức cao quý đối với mỗi người, mỗi tổ chức, trước hết là Đ ảng. X ây phải đi đôi với chống, với việc loại bỏ cái sai, cai xấu, cái vô đạo đức trong đ ời số ng hằng ngày. Hồ Chí Minh cho rằng, trên con đường đi tới tiến bộ và cách mạng, đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng thành công trên cơ sở kiên trì chống mục tiêu chủ nghĩa đ ế quốc, chống những thói quen, tập quán lạc hậu và lo ại trừ chủ nghĩa cá nhân. Đây thực sự là “ một cuộc chiến đấu khổng lồ’ giữa tiến bộ và lạc hậu, giữa cách mạng và phản cách mạng. Đ ể giành được thắng lợi trong cuộc chiến đấu này, điều quan trọng là phải phát hiện sớm, phải tuyên truyền, vận động HỒ TH Ị MẠNH – ĐH TCNH 2 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề văn hóa đạo đức và xây dựng con người mới
15 p | 6802 | 1645
-
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay
19 p | 4702 | 1165
-
Tiểu luận nhóm "Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc"
20 p | 2136 | 1089
-
Tiểu luận "Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội"
14 p | 4587 | 1057
-
Tiểu luận Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược “trồng người”
20 p | 3377 | 737
-
Bài tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
20 p | 4673 | 661
-
TIỀU LUẬN "ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY"
15 p | 1535 | 614
-
TIỂU LUẬN "VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM"
6 p | 1688 | 545
-
Tiểu luận: Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
16 p | 2015 | 524
-
Tiểu luận môn tư tưởng Hồ Chí Minh: "Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc."
9 p | 1843 | 521
-
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên
16 p | 2860 | 486
-
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và vận dụng tư tưởng đó trong việc học tập của sinh viên
18 p | 2351 | 375
-
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội vào công cuộc đổi mới hiện nay
1 p | 1682 | 292
-
Tiểu luận "Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc"
9 p | 1112 | 285
-
Bài tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên Xã hội chủ nghĩa
8 p | 2914 | 261
-
Bài tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
12 p | 940 | 233
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh: Phân tích những luận điểm cơ bản của HCM về cách mạng giải phóng dân tộc
5 p | 639 | 99
-
Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành trong thời kỳ 1920-1930 (Nguyễn Bá Sơn)
18 p | 570 | 52
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn