Tiểu luận: Vấn đề Hoàng Sa- Trường Sa trong chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc
lượt xem 84
download
Vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa nảy sinh từ khoảng đầu thế kỷ XX song tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo này chỉ thực sự trở thành điểm nóng trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc khi Trung Quốc dùng vũ lực đẩy mạnh việc xâm chiếm của mình đối với quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974. Chính vì vậy, bài viết sẽ đi sâu vào phân tích vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa trong chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc từ năm 1974 đến nay trên các phương diện sau: một là, lợi ích quốc gia của Việt Nam trong vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa; hai là, giải quyết vấn đề trên trong chính sách đối ngoại Việt Nam đối với Trung Quốc từ năm 1974 đến nay; ba là, nhận định về một vài khả năng giải quyết vấn đề của chính sách đối ngoại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Vấn đề Hoàng Sa- Trường Sa trong chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc
- HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO Bộ môn chính sách đối ngoại Việt Nam Tiểu luận VẤN ĐỀ HOÀNG SA - TRƯỜNG SA TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC Họ và tên : Nguyễn Thị Tố Nữ Lớp : I33 Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2009
- LỜI NÓI ĐẦU Nằm trên tuyến đường huyết mạch từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương và trong khu vực biển Đông có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam, từ lâu đã trở thành mục tiêu tranh giành của các nước trong khu vực Biển Đông gây ra tình trạng bất ổn trong khu vực và tình trạng này đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Trong số các quốc gia khu vực biển Đông, Trung Quốc là quốc gia có ý đồ bành trướng mạnh mẽ nhất và cũng là quốc gia bất chấp dư luận và luật pháp quốc tế nhất thể hiện qua các chính sách và các hành động cụ thể của nước này đối với hai quần đảo nói trên. Những chính sách và hành động của Trung Quốc đã tạo ra không ít khó khăn cho quá trình giải quyết hòa bình các tranh chấp đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như tạo nên sự căng thẳng cho mối quan hệ giữa các nước trong khu vực, đồng thời còn đặt ra một nhiệm vụ vô cùng nặng nề cho chính sách đối ngoại của Việt Nam trong việc đảm bảo chủ quyền quốc gia cũng như giữ gìn mối quan hệ với Trung Quốc. Vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa nảy sinh từ khoảng đầu thế kỷ XX song tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo này chỉ thực sự trở thành điểm nóng trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc khi Trung Quốc dùng vũ lực đẩy mạnh việc xâm chiếm của mình đối với quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974. Chính vì vậy, bài viết sẽ đi sâu vào phân tích vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa trong chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc từ năm 1974 đến nay trên các phương diện sau: một là, lợi ích quốc gia của Việt Nam trong vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa; hai là, giải quyết vấn đề trên trong chính sách đối ngoại Việt Nam đối với Trung Quốc từ năm 1974 đến nay; ba là, nhận định về một vài khả năng giải quyết vấn đề của chính sách đối ngoại Việt Nam. 1
- NỘI DUNG I. Lợi ích quốc gia của Việt Nam trong vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa: 1. An ninh: Với sự thật rằng Trung Quốc đã dùng vũ lực lần lượt xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và một số đảo trong quần đảo Trường Sa cho thấy mối đe dọa nghiêm trọng cho nền an ninh quốc phòng Việt Nam. Không những vậy, tham vọng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn chưa dừng lại cho đến khi đạt được vùng biển “lưỡi bò” mà họ cho là “của mình” với nhiều chính sách và hành động bất chấp luật pháp quốc tế. Đứng trước đối thủ có tính toán như vậy, nhiệm vụ vô cùng nặng nề và cấp bách đặt ra cho Việt Nam là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trước nguy cơ mang tên “Trung Quốc”. Có thể thấy, nếu Việt Nam đánh mất hoàn toàn chủ quyền đối với hai quần đảo này thì Trung Quốc sẽ bao vây chúng ta từ cả phía bắc và phía đông đồng thời chặn con đường từ Thái Bình Dương vào Ấn Độ Dương đi qua lãnh thổ Việt Nam, đẩy nước ta vào khe hẹp với một lối ra duy nhất ở vùng biển phía Nam. Đây là một điều vô cùng bất lợi cho việc bố trí an ninh quốc phòng của đất nước. Vượt qua tất cả, có thể thấy rằng Trung Quốc đã xâm phạm một cách thô bạo chủ quyền của Việt Nam. Và nếu Việt Nam không có chiến lược mạnh mẽ để chống lại sự xâm phạm ấy thì rất có thể sau Hoàng Sa và Trường Sa sẽ lại là các “Hoàng Sa – Trường Sa” khác. Nói cách khác vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa, ở một mức độ nhất định, sẽ tạo tiền đề cho chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc hoành hành, đe dọa an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Do đó, đấu tranh giành lại Hoàng Sa – Trường Sa không chỉ là cuộc chiến mang ý nghĩa bảo vệ hiện tại mà còn có ý nghĩa phòng vệ cho tương lai, là nhiệm vụ vô cùng cấp thiết của toàn dân tộc. 2. Phát triển: Ngoài vị trí chiến lược về an ninh, hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa còn án ngữ trên con đường từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương. Với vị trí ấy việc cung cấp dịch vụ cho tàu thuyền qua lại trên vùng biển Đông cũng như phát triển ngành hàng hải sẽ đem lại cho Việt Nam nhiều nguồn lợi vô cùng lớn về kinh tế cũng như đưa đến cho Việt Nam nhiều cơ hội để giao lưu, hợp tác với bạn bè quốc 2
- tế. Đồng thời, như đã nhắc đến ở phần mở đầu, vùng biển xung quanh hai quần đảo này có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, với tiềm năng khai thác lớn. Như vậy, việc mất chủ quyền đối với hai quần đảo này sẽ lấy đi của Việt Nam một nguồn thu nhập lớn từ quyền khai thác tài nguyên biển và quyền quản lý con đường thông thương quan trọng trên biển. Do đó, vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa còn mang tính kinh tế vô cùng lớn mà khi mất đi, lợi thế phát triển của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Bảo vệ vùng biển đảo này là bảo vệ một trong những động lực giúp Việt Nam tiến nhanh, tiến mạnh hơn trên con đường xây dựng đất nước. 3. Ảnh hưởng: Nắm giữ được Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam sẽ có vai trò là điểm nút giao thông quan trọng trên biển, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế cũng nhờ đó mà được nâng cao. Không những vậy, những tranh chấp hiện nay trong khu vực biển Đông đã và đang gây ra sự căng thẳng và tranh chấp quyết liệt giữa các quốc gia trong khu vực này. Nếu những nỗ lực đấu tranh của Việt Nam có thể giải quyết vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa, đảm bảo được chủ quyền của đất nước thì vị thế của đất nước trong khu vực cũng tăng lên rất nhiều. Như vậy, Hoàng Sa – Trường Sa là cửa ngõ cho Việt Nam vươn xa hơn trong quan hệ khu vực cũng như trên phạm vi toàn thế giới. 4. Tiểu kết: Có thể thấy, ba lợi ích an ninh – phát triển – ảnh hưởng luôn song hành nhau, liên hệ chặt chẽ với nhau, tuy nhiên trong vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa lợi ích cao nhất của dân tộc vẫn luôn là lợi ích về an ninh, mà cụ thể ở đây là lợi ích bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Điều này được lý giải bới việc nếu Việt Nam thất bại trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của đất nước trên hai quần đảo này không chỉ là vấn đề mất đi một phần lãnh thổ mà sẽ đe dọa trực tiếp đến an ninh lâu dài của quốc gia và kéo theo đó sự mất đi nền tảng ổn định cho sự phát triển kinh tế của đất nước cũng như làm sụt giảm vị thế của đất nước trong khu vực và trên trường quốc tế. Bởi vậy, thiết nghĩ, đối với vấn đề này chính sách đối ngoại Việt Nam cần dương cao ngọn cờ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. 3
- II. Giải quyết vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa trong chính sách đối ngoại Việt Nam đối với Trung Quốc từ năm 1974 đến nay: Năm 1975, Việt Nam hoàn toàn độc lập, thống nhất đất nước, cái tên Cộng hòa miền Nam Việt Nam bị xóa sổ. Những năm sau đấy, mâu thuẫn Việt – Trung lên cao và cũng chính thời gian này tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa bước vào giai đoạn quyết liệt. Đến năm 1991, những thay đổi trong chính sách đối ngoại của hai nước đã đưa đến việc bỉnh thường hóa quan hệ vào năm 1991. Do đó, để đánh giá những nỗ lực giải quyết vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa trong chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc, chúng ta sẽ xem xét trong ba giai đoạn: giai đoạn 1974 -1975, giai đoạn 1975 -1991 và giai đoạn 1991 đến nay. 1. Giai đoạn 1974 - 1975: Trong giai đoạn này, Việt Nam vẫn đang bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền quản lý của chính quyền miền Nam Việt Nam. Trước các hành động xâm chiếm của Trung Quốc không ngừng tái diễn thì chính quyền Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã kiên quyết phản đối và yêu cầu Liên hiệp quốc xem xét vấn đề này. Trong khi đó, chính quyền Bắc Việt Nam, do mối quan hệ đặc biệt giữa Bắc Việt Nam và Trung Quốc lúc bấy giờ (vẫn chưa đi vào mâu thuẫn trầm trọng) không có động thái gì để chống lại các hành động ngang nhiên của Trung Quốc. Còn chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam chỉ lên tiếng kêu gọi đối thoại. Những phản ứng nêu trên đã được Chính phủ Trung Quốc sử dụng làm cơ sở để lập luận rằng chính phủ Việt Nam không phản đối việc chính phủ Trung Quốc đưa ra các yêu sách cũng như các hành động lấn chiếm của mình đồng nghĩa với việc Chính phủ Việt Nam đã từ bỏ chủ quyền của mình đối với hai quần đảo trên. Như vậy, sự ngập ngừng của phía Việt Nam đối trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ là một bài học xương máu mà cái giá cúa nó là quần đảo Hoàng Sa. 4
- 2. Giai đoạn 1975 - 1991: Đây là giai đoạn chứng kiên sự mâu thuẫn gay gắt giữa “hai người anh em đỏ” do những bất đồng về vấn đề Căm-pu-chia, thậm chí mâu thuẫn đã căng thẳng đến mức dẫn đến cuộc chiến tranh biên giới phía bắc Việt Nam năm 1979. Trong bối cảnh mối quan hệ Việt – Trung đang lên cao như vậy, việc Trung Quốc đẩy mạnh các chiến lược thôn tính hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa càng làm cho mơi quan hệ trở nên căng thẳng hơn. Tuy nhiên do mâu thuẫn chính giữa hai nước về vẫn là vấn đề Căm-pu-chia nên trong giai đoạn này Việt Nam chưa đánh giá đúng mức tầm nghiêm trọng của vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa. Có thể thấy rằng trong thời gian này, Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực nhất định trong đấu tranh chống lại những chính sách bành trướng ngang ngược của Trung Quốc nhưng có thể thấy chúng vẫn “chưa đủ liều” để ngăn chặn bước tiến của quân đội Trung Quốc. Chúng ta có thể điểm lại một vài nỗ lực của Việt Nam như sau: Năm 1977, Chính phủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố về vấn đề các quyền trên biển trong đó nhấn mạnh các đảo và quần đỏa thuộc lãnh thổ Việt Nam1. Năm 1979, Việt Nam ra sách trắng “Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa”. Năm 1982, Việt Nam ra tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính lãnh hải và bao gồm cả hai quần đảo trên2. Năm 1989, Việt Nam xây dựng một cụm dịch vụ – kinh tế – khoa học kỹ thuật trong quần đảo Trường Sa3. Tuy nhiên, có thế thấy, đây là những nỗ lực chỉ có tác dụng tăng cường chủ quyền về mặt pháp luật của Việt Nam với hai quần đảo mà chưa có được sức mạnh ngăn chặn trên thực tế. Điều nay đã tạo ra kẽ hở cho Trung Quốc đi từ yêu sách này đến yêu sách khác đối với hai quần đảo và ngày càng tiến xa hơn trong việc sử dụng vũ lực xâm chiếm các đảo của quần đảo Trường Sa (bắt đầu từ năm 1988). Như vậy, với những chiến lược còn mềm và nặng tính pháp lý mà chưa chú 1 Monique Chemillier – Gendreau, Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tr. 53. 2 Monique Chemillier – Gendreau, Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tr.54. 3 Monique Chemillier – Gendreau, Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tr. 55. 5
- trọng đấu tranh toàn diện, đồng thời việc chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề này đã dẫn đến việc chính sách đối ngoại của Việt nam đã chưa hoàn thành được nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, dẫn đến những mất mát to lớn về chủ quyền thực sự của đất nước với hai quần đảo trên. 3. Giai đoạn 1991 đến nay: Với dấu mốc là sự kiện bình thường hóa quan hệ Việt – Trung năm 1991, quan hệ hai nước chuyển từ đấu đối đầu sang đối thoại, từ đấu tranh sang vừa hợp tác vừa đấu tranh, cũng từ đó vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa bước vào một giai đoạn mới, giai đoạn giải quyết hòa bình các tranh chấp. Tuy nhiên, thái độ ngoan cố của Chính phủ Trung Quốc cũng như những yêu cầu phi lý của nước này về quyền lợi với hai quần đảo vẫn không hề giảm sút mà còn có chiều huyongs tăng lên khi nuwocs này tiến hành các hoạt động kinh tế, chính trị, quân sự trong khu vực hai quần đảo nhằm khẳng định “chủ quyền” của mình. Và do đó, có thể thấy cho đến nay chính sách đối ngoại Việt Nam vẫn chưa tìm được lối thoát cho mình và tình trạng căng thẳng giữa hai bên lại không ngừng gia tăng trong thời gian gần đây. III. Khả năng giải quyết vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa: Căn cứ trên những phân tích về lợi ích của vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa cũng như đánh giá chính sách đối ngoại Việt Nam trong giải quyết tranh chấp với Trung Quốc từ năm 1974 đến nay, chúng ta có thể đưa ra những giả thuyết về con đường mà chính sách đối ngoại Việt Nam có thể lựa chọn để giải quyết vấn đề trong tương lai. 1. Chiến tranh: Việt Nam sẽ phát dộng một cuộc chiến được trên quy mô toàn quốc để giành lại chủ quyền đã mất - đây là phương án khó xảy ra nhất. Trước hết, chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc đi ngược lại xu thế chung của toàn nhân loại cũng như không phù hợp với lợi ích phát triển quả toàn dân Việt Nam. Tiếp theo, nếu đặt lợi ích mà mối quan hệ hòa bình hai nước đem lại cho chúng ta và lợi ích từ một cuộc xung đột quy mô lớn như vậy lên bàn cân, có thể dễ dàng kết luận chiến tranh là điều không tưởng, suy cho cùng chúng ta vẫn muốn giữ gìn một cục diện vừa hợp 6
- tác, vừa đấu tranh. Không những vậy, bài học về những cuộc chiến trong quá giữa “những người anh em đỏ” cũng không hề cổ vũ Việt Nam tiến hành một cuộc chiến tranh chống lại Trung Quốc. Cuối cùng, trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau giữa các quốc gia trong khu vực, để tiến hành một cuộc chiến vấn đề chúng ta cần tính tới không chỉ là đối thủ trực tiếp mà còn phải tính tới ảnh hưởng của các quốc gia khác, đó là chưa kể tới các nước trong khu vực biển Đông cũng tham gia vào tranh chấp ở quần đảo Trường Sa. Như vậy, tương lai của một cuộc chiến gần như không thể. Tuy nhiên cũng có thể thấy rằng những xung đột quân sự trong khu vực hai quần đảo này là không thể tránh khỏi và trên thực tế chúng vẫn thường xảy ra. Nhưng những xung đột ấy cũng khó lòng dẫn đến một cuộc chiến tranh tổng lực trên quy mô lớn giữa hai quốc gia một khi hòa bình vẫn đang mang lại những lợi ích chiếm ưu thế. 2. Tòa án và các cơ chế khu vực: Biện pháp này được hiểu là Việt Nam và Trung Quốc sẽ chấp nhận thẩm quyền của Tòa án công lý quốc tế (ICJ) hoặc hai bên sẽ giải quyết vấn đề thông qua các cơ chế khu vực như ASEAN, ASEAN+1.... Trên thực tế, đây có lẽ là biện pháp Việt Nam tính tới nhiều nhất. Bởi căn cứ trên những bằng chứng xác thực và rõ ràng mà Việt Nam cung cấp, khả năng giành được một quyết định có lợi cho Việt Nam tại ICJ cao hơn rất nhiều so với Trung Quốc. Song cũng giống như giả định về chiến tranh, giả định này cũng khó có thể thành hiện thực. Thứ nhất, ICJ chỉ có thẩm quyền xét xử đối với các vụ việc mà cả hai bên cùng đồng ý giải quyết tranh chấp bằng có chế này. Song điều đó là không thể có được bởi phía Trung Quốc không bao giớ chấp nhận việc này khi Chính phủ nước này chưa nắm được phần thắng trong vụ kiện. Thứ hai, đối với các cơ chế khu vực, việc giải quyết chủ yếu bằng con đường đàm phán mà việc đàm phán không hề tạo ra một hệ quả pháp lý ràng buộc và do đó việc giải quyết bằng cơ chế khu vực khó lòng giải quyết triệt để tranh chấp. Như vậy, dù là Tòa ICJ hay là các cơ chế khu vực thì việc giải quyết vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng khó có thể đạt được một kết quả đảm bảo cho sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. 7
- 3. Ngoại giao: Biện pháp ngoại giao là biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán trực tiếp giữa hai chính phủ. Trên thực tế, đây là biện pháp đã được tiến hành từ lâu, đặc biệt là sau năm 1991. Tuy nhiên, cho đến nay có thể thấy khả năng giải quyết vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa bằng biện pháp này vẫn đang ở thế bế tắc. Nguyên nhân chủ yếu là sự không thể dung hòa được giữa chính sách bành trướng ngoan cố của chính quyền Trung Quốc và lợi ích quốc gia không thể nhân nhượng được của Việt Nam. Việc đàm phán chắc chắn sẽ được duy trì trong tương lai nhưng nếu trên các mặt trận khác Việt Nam không giành được thắng lợi vượt bậc thì chúng ta cũng không thể chờ đợi một kết quả cuối cùng để giải quyết triệt để vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa. 4. Sự cần thiết của một “chính sách”: “Chính sách” ở đây là tổng hợp tất cả những định hướng hành động của Đảng và Nhà nước đề ra cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đặt ra vấn đề “ chính sách” ở đây có thể bị cho là một sự dư thừa bởi lẽ từ trước đến nay những hành động nào của Việt Nam không theo các chính sách đối ngoại do Đảng và Nhà nước đề ra? Vậy, chính sách ở đây có ý gì? Nếu nhìn lại quá trình đấu tranh giữa Việt Nam với Trung Quốc trong vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa, có thể thấy những hành động của Việt Nam phần lớn mang tính “phản ứng”, tức là tính bị động cao. Ngoại trừ một lập trường kiên định về chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo trên chúng ta chưa nhìn thấy một chính sách thực sự chủ động để đối phó với Trung Quốc. Cũng chính vì vậy mà vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa thường xuất hiện những “sự đã rồi” để lại hậu quả to lớn về sau như việc để Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa và một số đảo Trường Sa mà chỉ có những hành động tự vệ yếu ớt và các tuyên bố phản đối của chính phủ sau khi sự việc dã kết thuc. Điều này không những thể hiện sự yếu kém của hệ thống quốc phòng trên biển của Việt Nam mà còn cho thấy tầm nhìn hạn chế trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam về vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa. 8
- Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là Việt Nam cần có một “chính sách” thực sự về vấn đề này. Đó nên là một chính sách chủ động trên mọi mặt trận. Đầu tiên phải nhấn mạnh đến mặt trận ngoại giao, có thể thấy chúng ta phải tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trên các diên đàn hợp tác khu vực và quốc tế. Hơn nữa việc xây dựng một lực lượng quân đội mạnh, trang bị tiên tiến và các căn cứ quân sự trong khu vực mà chúng ta còn quyền kiểm soát là điều vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, việc thường xuyên khẳng định chủ quyền hợp pháp của Việt Nam đối với cả hai quần đảo trên là điều vô cùng cần thiết. Cuối cùng, một vấn đề có hơi hướng đối nội đó là tuyên truyền cho toàn dân về thực trạng của hai quần đảo và diễn biến của vấn đề trong quan hệ Việt Nam và Trung Quốc là điều vô cùng cần thiết. Việc làm này tuy có tính đối nội nhưng nó lại tạo được sức mạnh đoàn kết toàn dân cho chính sách đối ngoại, cũng như tránh được những hiểu lầm đáng tiếc của nhân dân đối với chính sách của Đảng và Nhà nước. 9
- KẾT LUẬN Như vậy, chúng ta đã đi vào phân tích một vài phương diện của vến đề Hoàng Sa – Trường Sa trong chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc. Qua đó, có thể thấy đây là một vấn đề có lợi ích sát sườn với an ninh – phát triển và ảnh hưởng của đất nước và do đó vấn đề này sẽ là một trong những vấn đề quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam thời gian tới. Hiện nay, tranh chấp trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn đang diễn ra vô cùng gay gắt. Việc tìm kiếm giải pháp hòa bình để giải quyết vấn đề trên vẫn được đang đặt ra không chỉ cho Việt Nam – Trung Quốc mà còn đặt ra cho tất cả các nước khu vực biển Đông và các nước lân cận cũng như thu hút được sự quan tâm của dư luận thế giới. Vấn đề đặt ra cho chính sách Việt Nam là vô cùng nặng nề bởi để vấn đề này vô cùng khó khăn, phức tạp và là vấn đề không thể giải quyết trong ngày một ngày hai, không những vậy nó còn mang tính quyết định tới ổn định xã hội, anh ninh chính trị và phát triển kinh tế của Việt Nam. Do đó, việc giải quyết vấn đè trên mà không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ với Trung Quốc và các nước trong khu vực cũng như dung hòa được mục tiêu đảm bảo chủ quyền lãnh thổ với các mục tiêu khác của toàn xã hội Cuộc đấu tranh mà chính sách đối ngoại đã, đang và sẽ đối mặt trong vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là cuộc đấu tranh không khoan nhượng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, bởi vậy đây là cuộc đấu tranh của toàn dân tộc dưới ngon cờ lãnh đạo của Đảng. Chúng ta cũng hy vọng rằng vấn đề sẽ được giải quyết bằng con đường hòa bình, không gây hại đến tình đoàn kết hữu nghị của Việt Nam với các nước láng giềng song cũng luôn nhấn mạnh rằng “đất nước Việt Nam là một” và chúng ta luôn sẵn sàng cho mọi nhiệm vụ dù khó khăn nhất đề đảm bảo sự toàn vẹn của dân tộc. 10
- DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Monique Chemillier – Gendreau, Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 2. Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ quyền trên biển của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 3. http://mofa.gov.vn/vi/ 4. http://vietnamnet.vn/ 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận “Các công ty cổ phần và tình hình cổ phần hoá doanh nghiệp ở nước ta hiện nay”
35 p | 2587 | 625
-
Luận án tiến sĩ lâm nghiệp: Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất giải pháp bảo tồn thực vật thân gỗ trên núi đá vôi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa-Phượng Hoàng tỉnh Thái Nguyên
163 p | 290 | 90
-
TIỂU LUẬN: Khủng hoảng tài chính tiền tệ trong Trong khu vực
31 p | 262 | 67
-
Tiểu luận đề tài: Đẩy mạnh cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
26 p | 102 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp marketing cho sản phẩm gas bình Hoàng Sa Gas của Công ty QISC
112 p | 11 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên
77 p | 35 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing cho sản phẩm Nhà ở xã hội tại Công ty cổ phần Tư vấn – Thương mại – Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân đến năm 2020
135 p | 20 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn