YOMEDIA
ADSENSE
TIỂU LUẬN: Xây dựng website RAIsvn
88
lượt xem 14
download
lượt xem 14
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân là cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ, hạt nhân. Để có thể thực hiện các chức năng quản lý về an toàn và kiểm soát bức xạ hạt nhân, Cục có các nhiệm vụ, quyền hạn sau: Tổ chức và thực hiện việc khai báo, đăng ký cấp phép, gia hạn, sửa đổi và thu hồi giấy phép đối với các cơ...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TIỂU LUẬN: Xây dựng website RAIsvn
- TIỂU LUẬN: Xây dựng website RAIsvn
- Chương 1 Yêu cầu và công cụ giảI quyết bài toán 1. Mô tả yêu cầu bài toán Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân là cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ, hạt nhân. Để có thể thực hiện các chức năng quản lý về an toàn và kiểm soát bức xạ hạt nhân, Cục có các nhiệm vụ, quyền hạn sau: Tổ chức và thực hiện việc khai báo, đăng ký cấp phép, gia hạn, sửa đổi và thu hồi giấy phép đối với các cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân, nguồn bức xạ, nhân viên bức xạ và các công việc có liên quan đến bức xạ, hạt nhân. Tổ chức thẩm định địa điểm, thiết kế xây dựng, luận chứng đảm bảo an toàn bức xạ, hạt nhân và an ninh đối với các cơ sở bức xạ và cơ sở hạt nhân. Thực hiện kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về an toàn bức xạ và hạt nhân theo quy định của pháp luật. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn bức xạ và hạt nhân theo thẩm quyền. Xây dựng hệ thống thống kê, lưu trữ thông tin và dữ liệu về an toàn bức xạ, hạt nhân. Với những chức năng nhiệm vụ đặc thù, Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân đã phát triển đề án xây dựng hệ thống thông tin cấp phép bức xạ (Radiation Authorization Information System of VietNam, viết tắt là RAISVN). Website RAISVN cần đạt được những mục tiêu sau:
- Thông tin trên Website phải thực hiện tốt các chức năng quản lý, thanh tra, cấp phép đối với các cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân, nguồn bức xạ, nhân viên bức xạ và các công việc có liên quan đến bức xạ, hạt nhân. Thông tin trên Website có thể được cập nhật, chỉnh sửa, xem xét từ các Sở Khoa học và Công nghệ trực thuộc, cũng như từ các bộ phận được uỷ nhiệm. Website có thể được khai báo trực tuyến thông qua một số Form (khuôn mẫu). Website phải có tính bảo mật cao. Thông tin trên Website phải đảm bảo tính duy nhất và sẵn sàng cho công tác quản lý. Đảm bảo việc cập nhật, chỉnh sửa thuận tiện đơn giản. Website phải đảm bảo tính Tracking (Tức là theo dõi được các tiến trình cụ thể như một vòng đời của một nguồn bức xạ từ khi được nhập về cho tới trong suốt quá trình sử dụng thời điểm nào ở đâu và hiện trạng khi đó thế nào...). 2. cÔNG Cụ GIảI QUYếT BàI TOáN 2.1. Tổng quan về Internet 2.1.1. Lịch sử phát triển Mạng Internet ngày nay là một mạng toàn cầu, bao gồm hàng trăm triệu người sử dụng, được hình thành từ cuối thập kỷ 60 từ một thí nghiệm của Bộ Quốc Phòng Mỹ. Tại thời điểm đó là mạng ARPANET của Ban Quản lý dự án và Nghiên Cứu quốc phòng Mỹ, một trong những mục đích của nó là xây dựng một mạng máy tính có khả năng chịu đựng các sự cố (ví dụ một số nút mạng bị tấn công và phá huỷ nhưng mạng vẫn hoạt động). Mạng cho phép một máy tính bất kỳ trên mạng liên lạc với mọi máy tính khác. Khả năng kết nối các hệ thống máy tính khác nhau đã hấp dẫn mọi người, mặt khác đây cũng là phương pháp thực tế duy nhất để kết nối các máy tính của các hãng khác nhau. Kết quả là các nhà phát triển phần mềm ở Mỹ, Anh và Châu Âu đã bắt đầu phát triển các phần mềm trên bộ giao thức TCP/IP (Tranmision control protocol/Internet protocol - giao thức được sử dụng trong việc truyền thông trên Internet) cho tất cả các loại máy. Điều này cũng hấp dẫn các trường đ ại học, các trung tâm nghiên cứu lớn và các
- cơ quan chính phủ, những nơi mong muốn mua máy tính của tất cả các hãng sản xuất mà không phụ thuộc một hãng cố định nào cả. Trong quá trình hình thành mạng Internet, NSF (National Science Foundation - Quỹ tài trợ khoa học quốc gia của Mỹ) đóng một vai trò tương đối quan trọng. Vào cuối những năm 80, NSF thiết lập 5 trung tâm siêu máy tính. Với các trung tâm mới này NSF đã cho phép mọi người hoạt động trong lĩnh vực khoa học được sử dụng. Ban đầu, NSF có ý định sử dụng ARPANET để nối 5 trung tâm máy tính này nhưng ý đồ này đã bị phản đối. Vì vậy, NSF quyết định xây dựng mạng riêng của mình, vẫn dựa trên thủ tục TCP/IP, đường truyền tốc độ 56 Kbps. Các trường đại học được nối thành các mạng vùng và các mạng vùng được nối với các trung tâm siêu máy tính. Ngày nay, mạng Internet đã được phát triển rộng toàn cầu, phục vụ một cách đắc lực cho việc trao đổi thông tin trước hết trong các lĩnh vực nghiên cứu, giáo dục và gần đây là thương mại. 2.1.2. Tổ chức của Internet Internet là một liên mạng tức là mạng của những mạng con. Vậy vấn đề đầu tiên là kết nối hai mạng con. Để kết nối hai mạng con với nhau, có hai vấn đề cần giải quyết. Về mặt vật lý hai mạng con chỉ có thể kết nối với nhau khi có một máy tính ở giữa có thể kết nối với cả hai mạng này. Việc kết nối đơn thu ần về vật lý chưa thể làm cho hai mạng con có thể trao đổi thông tin với nhau. Vậy vấn đề thứ hai là, máy kết nối được về mặt vật lý với hai mạng con cần phải hiểu được cả hai giao thức truyền tin được sử dụng trên hai mạng con này và các gói thông tin của cả hai mạng sẽ được chuyển thông qua đó. Máy tính này được gọi là Internet gateway hay Router. Để router có thể thực hiện được công việc chuyển một số lớn các gói thông tin thuộc các mạng khác nhau người ta đề ra quy tắc sau: Các router chuyển các gói thông tin dựa trên địa chỉ mạng của nơi đến, chứ không phải dựa trên địa chỉ của máy nhận. Như vậy, tổng số thông tin mà router phải lưu trữ về sơ đồ kiến trúc mạng sẽ tuân theo số mạng trên Internet chứ không phải là số máy trên Internet. Trên Internet tất cả các mạng đều bình đẳng cho dù chúng có tổ chức hay số lượng máy rất chênh lệch nhau. Giao thức TCP/IP hoạt động tuân theo quan điểm sau: Tất cả
- các mạng con trên Internet như là Ethernet, một mạng diện rộng như là NSFNet backbone (Mạng của Quỹ tài trợ khoa học quốc gia Mỹ) hay một liên kết điểm - điểm giữa hai máy đều được coi như một mạng. Điều này xuất phát từ quan điểm đầu tiên khi thiết kế giao thức TCP/IP là để có thể liên kết giữa các mạng có kiển trúc hoàn toàn khác nhau, khái niệm ‘mạng’ đối với TCP/IP bị ẩn đi phần kiến trúc vật lý của mạng. Đây chính là điểm giúp cho TCP/IP tỏ ra rất mạnh. Như vậy, người dùng Internet hình dung nó là một mạng thống nhất và bất kỳ hai máy nào trên Internet đều được nối với nhau thông qua một mạng duy nhất. 2.2. Tổng quan về hệ thống web 2.2.1. Giới thiệu Hệ thống web là một hệ thống cung cấp thông tin trên mạng Internet thông qua các thành phần máy chủ, trình duyệt và nội dung thông tin. 2.2.2. Mô hình hệ thống web Mạng dịch vụ web là mạng các máy tính liên quan đến dịch vụ web bao gồm các máy chủ dịch vụ, các máy tính và thiết bị phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ web. Hệ thống đó bao gồm : Đường kết nối với mạng cung cấp dịch vụ Internet. Các máy chủ cung cấp dịch vụ web : cung cấp các dịch vụ web hosting chứa các phần mềm ứng dụng trên máy chủ để đảm bảo việc phát triển các dịch vụ web trên website, kết nối đến các cơ sở dữ liệu trên các máy tính khác, mạng khác. Các máy chủ cơ sở dữ liệu, máy chủ chứng thực, máy chủ tìm kiếm… Hệ thống tường lửa (cả phần cứng và phần mềm) để đảm bảo an toàn cho hệ thống máy chủ trong môi trường Internet. Hệ thống máy trạm điều hành, cập nhập thông tin cho máy chủ web… 2.2.3. Nguyên tắc hoạt đ ộng
- Khi máy client (máy khách) kết nối vào Internet (thông qua hệ thống LAN hay các đường dial up …), người sử dụng web browser (trình duyệt web) gõ địa chỉ tên miền cần truy nhập và gửi yêu cầu đến máy chủ web. Web server (máy chủ web) xem xét và thực hiện hết những yêu cầu từ web browser gửi đến. Kết quả là một trang « thuần HTML » được đưa ra Browser. Người sử dụng sẽ hoàn toàn trong suốt với các hoạt động phía sau của một web server như CGI Script và các ứng dụng cơ sở dữ liệu. Trường hợp web tĩnh thì web server lấy thông tin lưu sẵn trên máy chủ dạng thư mục, file gửi lại theo yêu cầu của client. 2.2.4. Khái niệm website Website là gì ? Hiện nay, chưa có một khái niệm cụ thể nào về website, có nhiều người không cần tìm hiểu về định nghĩa website cũng có thể hiểu website là gì, nhưng cũng không ít người vẫn chưa biết nhiều hoặc thậm chí hoàn toàn chưa biết về website, mặc dù trong cuộc sống thường nhật vẫn rất quen tai với thuật ngữ “website”. Để có một nhận thức tổng quát về website, có thể khái quát về website như sau: Website là một không gian ảo do một cá nhân hoặc tổ chức thiết lập và đăng ký nhằm truyền tải và giao tiếp thông tin lẫn nhau trên phạm vi toàn thế giới thông qua đường truyền internet. Kỳ diệu hơn, website giúp mọi người có thể giao dịch với nhau, nhìn thấy nhau, họp bàn cùng nhau, mua bán với nhau, thậm chí yêu nhau mà không cần gặp nhau trực tiếp, tất cả chỉ thông qua một chiếc máy tính nối mạng. Nghệ thuật hơn, thông qua website các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp còn thể hiện được bản sắc, phong cách, văn hoá, cá tính, đẳng cấp …của mình. Lợi ích hơn, website mang đến cho ta những giá trị hữu ích như gia tăng giá trị thương hiệu, giảm chi phí giá thành, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng doanh số và lợi nhuận … Để một website hoạt động được phải có tên miền (domain), nơi lữu trữ website (hosting). Tên miền là tên của một cỏ nhân hay của một tổ chức trên internet
- dùng để phân biệt với các cá nhân hay tổ chức khác, tên miền thường có đuôi là com, net, org, com.vn, net.vn … Hosting là không gian lưu trữ nội dung website thông qua một máy chủ có dung lượng đủ lớn (tính theo Mbytes). Web động Web động là thuật ngữ đ ược dùng để chỉ những website được hỗ trợ bởi một phần mềm cơ sở web, nói đúng hơn là một chương trình chạy được với giao thức http. Thực chất, website động có nghĩa là một website tĩnh được "ghộp" với một phần mềm web (các modules ứng dụng cho Web). Với chương trình phần mềm này, người chủ website thực sự có quyền điều hành nó, chỉnh sửa và cập nhật thông tin trên website của mình mà không cần phải nhờ đến những người chuyên nghiệp. Web tĩnh Không hẳn một website tĩnh không có lợi thế hơn so với một website động. Với web tĩnh, ta có thể có một giao diện được thiết kế tự do hơn. Vì vậy, nhiều khi một website tĩnh có cách trình bày đẹp mắt và cuốn hút hơn. Đối với những website chỉ nhằm đăng tải một số ít thông tin và chúng không có nhiều thay đổi theo thời gian thì việc dùng hình thức website tĩnh là phù hợp hơn cả. Ngoài ra, website tĩnh còn có một lợi thế vô song: website tĩnh thân thiện với các cơ chế tìm kiếm (search engine) hơn nhiều so với website động. Bởi vì địa chỉ URL của các .html trong web tĩnh không chứa dấu chấm hỏi (?) như trong web động. 2.2.5. Khái niệm dịch vụ web Dịch vụ web (web service) là sự kết hợp các máy tính cá nhân với các thiết bị khác, các cơ sở dữ liệu và các mạng máy tính để tạo thành một cơ cấu tính toán ảo mà người sử dụng có thể làm việc thông qua các trình duyệt mạng. Bản thân các dịch vụ này sẽ chạy trên các máy chủ trên nền Internet chứ không phải là các máy tính cá nhân, do vậy có thể chuyển các chức nǎng từ máy tính cá nhân lên
- Internet. Người sử dụng có thể làm việc với các dịch vụ thông qua bất kỳ loại máy nào có hỗ trợ Web Service và có truy cập Internet, kể cả các thiết bị cầm tay. Do đó các Web Service sẽ làm Internet biến đổi thành một nơi làm việc chứ không phải là một phương tiện để xem và tải nội dung. Điều này cũng sẽ đưa các dữ liệu và các ứng dụng từ máy tính cá nhân tới các máy phục vụ của một nhà cung cấp dịch vụ Web. Các máy phục vụ này cũng cần trở thành nguồn cung cấp cho người sử dụng cả về độ an toàn, độ riêng tư và khả nǎng truy nhập. Các máy phục vụ ứng dụng sẽ là một phần quan trọng của các Web Service bởi vì thường thì các máy phục vụ này thực hiện các hoạt động ứng dụng phức tạp dựa trên sự chuyển giao giữa người sử dụng và các chương trình kinh doanh hay các cơ sở dữ liệu của một tổ chức nào đó. 2.3. Giới thiệu công nghệ 2.3.1. Giới thiệu về ASP.NET 2 .3.1.1. ASP.NET là gì ? ASP.NET (Active server pages.NET) là một công nghệ có tính cách mạng để phát triển các ứng dụng về mạng hiện nay cũng nh ư trong tương lai. ASP.NET là một phương pháp tổ chức hay môt khung tổ chức (framework) để thiết lập các ứng dụng rất mạnh cho mạng dựa trên CLR (common language runtime) chứ không phải là một ngôn ngữ lập trình, hiện tại có 25 ngôn ngữ lập trình được hỗ trợ để phát triển trang ASP.NET. 2 .3.1.2. Tìm hiểu khung nền .Net Framework Việc tích hợp vào hệ đ iều hành ở phiên bản ASP.NET là điểm khác biệt rất quan trọng so với các phiên bản ASP trước đó. Các phiên bản ASP trước đây chỉ được dựng và gắn vào hệ điều hành như thành phần hỗ trợ (add-on). Kể cả phiên bản mới nhất là 3.0 cũng vẫn tồn tại khái niệm kết gắn ASP theo khái niệm add-on dựa vào kỹ thuật ISAPI DLL. ASP 3.0 sử dụng file asp.dll cùng một số file tạo thành phiên bản ASP 3.0 để nâng cấp phiên bản 2.0. Tuy nhiên, bộ khung trong kiến trúc .Net Framework đã thay đổi hoàn toàn khái niệm về ứng dụng công nghệ thông tin trên nền tảng internet. Nếu ta đã quen với việc
- tạo, phát triển và bảo trì ở môi trường window cũ , thì phải thay đổi cách nhìn khi tiếp cận với .Net Framework. Kiến trúc .Net Framework cho pháp hoàn chỉnh mọi kiều ứng dụng từ đóng gói, phát triển và bảo trì, kiểm tra các ứng dụng trên trình khách (client) cho đến các ứng dụng phân tán phức tạp trên trình chủ. Toàn bộ khái niệm của .Net Framework là mội phần dựa trên ý t ướng và nền tảng của kiến trúc “Ứng dụng Internet phân tán” (DNA – Distributed Internet Application). Tuy nhiên, điều quan trọng là bộ khung Net Framework không đơn thuần chỉ dành cho ASP.NET. Khung nền .Net Framework này ảnh hưởng đến toàn bộ chương trình ứn g dụng chạy trên window. Khung làm việc .Net Framework cung cấp bộ máy thực thi mã lệnh (execute engine) cùng với tập hợp các lớp hay thành phần hướng đối tượng có thể sử dụng. Bộ khung này làm việc như là lớp giao tiếp giũa ứng dụng và hạt nhân của hệ điều hành. Để đạt được mục đích này, bộ khung thực thi runtime của .Net Framework đã cài đặt rất nhiều đặc điểm mà lập trình viên hay một môi trường ngôn ngữ lập trình cụ thể nào đó phải tự cài đặt trước đây. Bộ khung này cung cấp các cơ chế như: tự động thu gom rác bộ nhớ, tập trung các đối tượng đầy đủ các chức năng phục vụ cho những cụng việc lập trình thông thường nhất. Tăng khả năng bảo mật và an toàn cho ứng dụng. Chức năng bảo mật sau cùng rất quan trọng. 2 .3.1.3. Ngôn ngữ trung gian phổ dụng (common intermediate language) Một trong những ưu điểm nổi bật nhất của .Net Framework là môi trường thực thi trung lập về ngôn ngữ (CLR- Common language runtime). Tất cả mã lệnh dã được viết bằng ngôn ngữ lập trình nào đều được tự động biên dịch thành ngôn ngữ trung gian gọi là MSIL (Microsoft intermediate language). Sau đó chúng sẽ được biên dịch thành mã máy (native-machine language) để thực hiện. Đối với trang ASP.NET mã nguồn sẽ được dịch ra mã MSIL và chỉ có mã MSIL được gọi thực thi. Khi mã nguồn thay đổi thì mã MSIL cũng được biên dịch lại, trang ASP.NET còn giữ trong cache sẽ bị huỷ bỏ thay bằng các trang ASP.NET với mã MSIL mới. Một ưu điểm nữa là ta có thể gọi mã lệnh của một ngôn ngữ lập trình hoàn toàn khác với ngôn ngữ lập trình đang được dùng để viết ứng dụng. Rõ ràng .Net Framework đã và đang hướng chúng ta đến một môi trường lập trình đa ngôn ngữ thuần nhất.
- 2 .3.1.4. Cơ sở hạ tầng ứng dụng web Hạ tầng của các ứng dụng web nằm trong một phần của kiến trúc .Net Framework. Chúng bao gồm các dịch vụ web và trang ASP, ASP.NET. Hỗ trợ giao diện ng ười dùng Các thành phần điều khiển đa năng là một phần trong thư viện của ASP.NET. Những điều khiển này giúp ta tạo ra giao diện web nhanh chóng và đơn giản. Hỗ trợ truy xuất dữ liệu Môi trường .Net Framework cung cấp phiên bản mới của ADO là ADO+ cho phép truy xuất dữ liệu bất kể khuôn dạng và vị trí của dữ liệu. ADO+ thiết kế theo mô hình hướng đối tượng trên dữ liệu quan hệ, chúng cho phép các nhà phát triển có khả năng trích rút dữ liệu từ các nguồn phân tán khác nhau. Khả năng mở rộng dành cho các ứng dụng phân tán Hai yêu cầu thiết yếu đối với tất cả các ứng dụng trên nền web đó là hệ điều hành nền phải vững chắc và khả năng mở rộng trên môi tr ường truy xuất lớn cho phép đồng thời xử lý nhiều kết nối. Môi trường .Net Framework cung cấp các chức năng tự động kiểm tra lỗi và phát hiện những truờng hợp quá tải. Net Framework sẽ tìm cách khởi động và tái tạo lại những ứng dụng cũng như thành phần đối tượng để khả năng phục vụ của chúng cho các kết nối tốt hơn. Điều này sẽ giảm thiểu những lỗi nh ư tài ngưyên hệ thống cạn kiệt kết nối tắc nghẽn. Hệ điều hành cũng được cập nhật với những dịch vụ hạ tầng mới như dịch vụ cho phép tự quản lý và dọn dẹp rác trong bộ nhớ, dịch vụ điều phối và làm trung gian trong các lời gọi đối tượng phân tán ở xa dịch vụ bảo mật và an toàn trong các truy xuất tài nguyen mạng. Tất cả các dịch vụ được tích hợp trong một tổng thể thống nhất sử dụng cũng như phân bố tài nguyên một cách hợp lý. Tương thích với phần mềm hiện có và giảm chi phí đ ầu tư Mặc dù có thay đổi lớn trong hệ điều hành và môi trường thực thi nhưng window vẫn chú trọng đến tính tuơng thích với các phiên bản của COM, DCOM và ASP. Trong hầu hết các truờng hợp những ứng dụng COM, DCOM, trang ASP, những kịch bản hoặc file thực thi đều hoạt động trơn tru trong môi truờng Net Framework.
- 2 .3.1.5. Các đặc đ iểm c ơ bản của ASP.net Các đặc điểm cuả ASP.net có thể liệt kê như sau: Page (Trang ứng dụng): Sử dụng các thành phần điều khiển có khả năng hoạt động và tương ứng với nhau ngay trên trình chủ (Webserver). Đặc điểm này giảm thiểu quá trình viết mã tương tác giữa các trang. Lập trình trong môi trường ASP.Net tương tự như lập trình thiết kế VB Form, do đó các ứng dụng ASP.Net còn gọi là Webform. HTML Server Side Controls: Các thành phần điều khiển HTML có khả năng xử lý ngay trên trình chủ dựa vào thuộc tính và phương thức tương tự cách hoạt động của chúng phía trình khách. Những thành phần điều khiển này còn cho phép kết hợp giữa mã xử lý của trang ASP.Net với một sự kiện nào đó phát sinh từ phía trình khác được xem như đang diễn ra trên trình chủ. Rick control: Tập các thành phần điều khiển đa năng. Các thành phần điều khiển này chạy trên server và có thể tạo ra các phần tử cũng như đối tượng HTML phức hợp cho phía trình khách chẳng hạn như khung lưới (grid), bảng (table), khung nhìn (list view), ...Rich control còn cho phép ràng buộc dữ liệu và xử lý dữ liệu tương tự như đang viết ứng dụng desktop thực sự. Webservice : Các dịch vụ Web. Trang ASP.Net có thể không cần hiển thị kết xuất cho trình khách. Chúng hoạt động như những chương trình x ử lý yêu cầu ở hậu cảnh. Trang ASP.Net có thể là một lớp đ ối tượng cung cấp phương thức trả về giá trị nào đó khi nhận được yêu cầu của trình khách. Cấu hình và phân phối: Đơn giản và dễ dàng với các file cấu hình theo định dạng văn bản XML. Các thành phần đối tượng không còn phải đăng ký với hệ thống trước khi xử dụng nữa. Tự động quản lý trạng thái của đối tượng Session và Application: Ta có thể lưu nội dung của session hay application của một ứng dụng đặc thù nào đó xuống các file trên đĩa để sử dụng lại. Xử lý lỗi, debug và lần vết(tracking): Các công cụ gỡ lỗi, lần vết thông tin đ ược nâng cấp và đáng tin cậy hơn. Mỗi trang tài liệu có thể sử dụng một trang xử lý
- lỗi riêng biệt và kết xuất nội dung của biến để theo dõi ngay trong quá trình thực thi trang. Các trình gỡ lỗi debug được tích hợp sử dụng trong môi trường đa ngôn ngữ VB, C++, C#. Ta có thể tạo ra các thành phần đối tượng từ C++, C# và triệu gọi chúng bằng ngôn ngữ VB theo cú pháp. Quản lý bảo mật: Ta có thể tận dụng các dịch vụ đăng nhập (Login). Tuỳ biến cho trang tài liệu ASP.Net theo phong cách của Web hoặc cơ chế đăng nhập và kiểm tra quyền truy xuất dựa trên hệ thống bảo mật của hệ điều hành. Tuỳ biến vùng đệm trên trình chủ (Custom Server Caching): Vùng đệm của kiến trúc ASP.Net được quản lý rất linh động. Bạn có thể tự tạo các vùng đệm riêng chứa một kiểu giá trị và đối tượng trong quá trình hoạt động của trang nhằm tăng tốc cho ứng dụng. Một tập các đối tượng phong phú: ASP.Net hỗ trợ một tập phong phú các thư viện lớp và đối tượng phục vụ cho hầu hết những gì mà các nhà phát triển ứng dụng cần đến. Bằng những thư viện này, công việc viết ứng dụng cho Web trở nên dễ dàng và đơn giản hơn bao giờ hết. Chẳng hạn như ta có thể sử dụng các thành phần đối tượng “send mail” để gửi và nhận thư, đối tượng mã hoá và giải mã thông tin, đối tượng đếm số người truy cập trang Web (Counter), đối tượng truy xuất dữ liệu ADO, đối tượng truy cập các dịch vụ mạng, đối tượng đọc ghi lên hệ thống file NT,... 2.3.2. Giới thiệu hệ quản trị dữ liệu SQL Server 2 .3.2.1. Giới thiệu sơ lược về SQL Server SQL Server viết tắt bởi Structure Query Language_Ngôn ngữ cấu trúc truy vấn. SQL Server là một hệ thống quản lý c ơ sở dữ liệu (Relational Database Management System(RDBMS)) sử dụng Transact-SQL để trao đổi dữ liệu giữa máy chủ (server computer) và máy khách (client computer). Một RDBMS bao gồm database, data engine và các ứng dụng dùng để quản lý dữ liệu và các bộ phận khác nhau trong RDBMS.. SQL Server được tối ưu để chạy trên môi trường cơ sở dữ liệu rất lớn lên đến Tera- byte và cụ thể phục vụ cùng lúc cho hàng nghìn người sử dụng (user). SQL Server có thể
- làm việc tốt với các server khác như Internet Information Server (IIS), E-Commerce Server, Proxy Server… Mô hình cơ sở dữ liệu Client - Server SQL Server là hệ quản trị cơ sở dữ liệu theo mô hình Client_Server. Phân chia công việc giữa Client và Server như sau: Client_ side Phải xác định thông tin cần Server cung cấp trước khi gửi yêu cầu tới Server Có trách nhiệm hiển thị toàn bộ thông tin cho User. Phải làm việc với các result set hơn là làm việc trực tiếp trên các bảng của Database. Phải làm mọi thao tác xử lý dữ liệu. Cung cấp tất cả định dạng của dữ liệu và thông tin cần thiết để tạo report. Server_ side Database engine đảm nhiệm việc lưu tữ (storage), cập nhật (update) và cung cấp (retieval) thông tin trong hệ thống. Tạo result set theo yêu cầu của ứng dụng Client. Không có giao diện người dùng (user interface). Tự thân SQL Server là không có giao diện người dùng, ngoại trừ một số Tool giúp Admin quản trị hệ thống. Không chịu trách nhiệm việc hiển thị thông tin cho người dùng từ các kết quả thực thi các query. Làm việc với SQL Server Client làm việc với SQL Server thông qua 3 phương thức sau: DB _ Library. ODBC. SQL OLE. DB _ Library Interface DB _ Library hoặc gọi tắt là DB _ LIB là một thư viện API cho cả hai C và VB cho phép làm việc trực tiếp với SQL Server. Thư viện API cung cấp nhiều Tool cần thiết
- giúp ta có thể gửi các query và nhận thông tin trả lời từ SQL Server, cũng như cho phép trích lọc dữ liệu từ các result set. Open Database Connectivity (ODBC) ODBC là một giao diện lập trình (Programming interface) cho phép ứng dụng có thể truy xuất dữ liệu từ các hệ quản trị cơ sở dữ liệu sử dụng SQL như là phương th ức chuẩn để truy xuất dữ liệu. ODBC có thể xem như là một lớp trừu tượng ứng dụng và hệ quản trị cơ sở dữ liệu. ODBC chịu trách nhiệm nhận yêu cầu từ ứng dụng và chuyển đổi nó sang ngôn ngữ (SQL) mà database engine có thể hiểu được và dùng nó để lấy thông tin từ database. Làm việc với ODBC ta chỉ cần viết các phát biểu SQL chuẩn và sau đó chuyển phát biểu đó đến ODBC toàn bộ công việc hậu trường, làm thế nào để lấy được thông tin từ database do ODBC đảm nhiệm. Mỗi loại Database Engine có một ODBC Driver tương ứng. Database kết hợp với ODBC tương ứng cho nó được gọi là Data Source Name (DSN). ứng dụng muốn làm việc với ODBC trước hết phải mở một connection đến ODBC, trong đó cần khai báo DSN, User ID và Password. Chương 2 Phân tích và thiết kế hệ thống 1. phân tích hệ thống website RAISVN 1.1. phân tích yêu cầu của hệ thống
- Trên cơ sở tìm hiểu các yêu cầu cho việc xây dựng Website RAISVN của Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân, dự án xây dựng Website RAISVN cần đạt được những yêu cầu sau: Yêu cầu về nội dung: Đạt đượcyêu cầu về các chức năng quản lý như sau: 1. Quản trị hệ thống. 2. Truy cập 3. Cơ sở bức xạ 3.1. Khai báo 3.1.1. Khai báo cơ sở bức xạ mới. 3.1.2. Khai báo cơ sở con (Khoa/Phòng). 3.1.3. Khai báo cán bộ quản lý/ người phụ trách an toàn bức xạ. 3.2. Cập nhật thông tin. 3.3. Xoá bỏ cơ sở bức xạ. 3.4. Thống kê sơ bộ số liệu nguồn. 4. Quản lý nguồn phóng xạ 4.1. Khai báo nguồn phóng xạ 4.1.1. Khai báo nhà sản xuất mới. 4.1.2. Khai báo thiết bị kèm mới. 4.1.3. Ước lượng hoạt độ nguồn ở một thời điểm nhất định. 4.2. Cập nhật, in hồ sơ nguồn phóng xạ 4.3. Tác nghiệp với nguồn phóng xạ 4.3.1. Ghi nhận các sửa đổi. 4.3.2. Bỏ qua các sửa đổi. 4.3.3. Xoá các mẫu đăng ký. 4.3.4. Chuyển cửa sổ. 4.3.5. Di chuyển nguồn phát. 4.3.6. Lưu kho. 4.3.7. Thay thế.
- 4.3.8. Chuyển nhượng. 4.3.9. Tạm xuất. 4.3.10. Xuất hẳn 5. Giám sát liều 5.1. Khai báo nhân viên. 5.2. Cập nhật thông tin cho nhân viên bức xạ. 5.3. Xoá bỏ các thông tin của nhân viên. 5.4. Khai báo liều trong các đợt đo. 5.5. Tác nghiệp 5.5.1. Bổ sung liều. 5.5.2. Tính toán lại liều. 5.5.3. Ghi nhận các sửa đổi, bỏ qua các sửa đổi. 5.5.4. Xoá mẫu đăng ký. 5.5.5. In trả phiếu 5.5.6. Đợt đo kiểm tra. 5.5.7. Chuyển cơ quan. 5.5.8. Lập báo cáo chi tiết. 5.5.9. In tổng hợp kết quả năm đo cho các nhân. 6. Cấp phép 6.1. Đăng ký đơn xin cấp phép. 6.2. Quyết định cấp phép. 6.3. Tác nghiệp 6.3.1. Xin cấp phép. 6.3.2. Hồ sơ cấp phép. 6.3.3. Ghi nhận các sửa đổi. 6.3.4. Xoá bỏ. 6.3.5. Cập nhật màn hình. 6.3.6. Quản lý thanh tra. 6.3.7. Lập báo cáo chi tiết.
- 6.4. Báo cáo thanh tra. 7. Các báo cáo 7.1. Nguồn phóng xạ. 7.2. Cơ sở bức xạ. 7.3. Báo cáo về nguồn phóng xạ. 7.4. Báo cáo giám sát an toàn bức xạ. 7.5. Báo cáo tình hình quản lý cấp phép. 7.6. Báo cáo quản lý thanh tra. 7.7. Các danh sách. 8. Tìm kiếm cơ sở bức xạ 9. In biểu. 10. Số liệu sơ bộ nhân viên bức xạ. 11. Sao lưu cập nhật dữ liệu 11.1 Sao lưu, cập nhật dữ liệu một tỉnh 11.1.1 Lưu dữ liệu. 11.1.2 Cập nhật dữ liệu. 12. Sao lưu, cập nhật cơ sở dữ liệu 12.1. Sao lưu toàn bộ cơ sở dữ liệu. 12.2. Thay đổi cơ sở dữ liệu Ngoài ra Website RAISVN phải đạt được thêm các yêu cầu sau: 1. Website có thể được cập nhật, chỉnh sửa, xem xét từ các Sở Khoa học và Công nghệ trực thuộc, cũng như từ các bộ phận được uỷ nhiệm. 2. Website có thể được khai báo trực tuyến thông qua một số Form (khuân mẫu). 3. Website phải có tính bảo mật cao. 4. Website phải đảm bảo tính duy nhất, và sẵn sàng của các thông tin. 5. Đảm bảo việc cập nhật, xem xét cũng như chỉnh sửa đáp ứng một cách tốt nhất có thể cho người sử dụng(Chẳng hạn như: Giúp việc nhập dữ liệu thuận lợi hơn, khi khai báo sai có khả năng sửa lại các thông tin, các hồ sơ quản lý được xử lý một cách tự động).
- 6. Website phải đảm bảo tính Tracking (Tức là theo dõi được các tiến trình cụ thể như một vòng đời của một nguồn bức xạ từ khi đ ược nhập về cho tới trong suốt quá trình sử dụng thời điểm nào ở đâu và hiện trạng khi đó thế nào....) 7. Việc xem xét hồ sơ, xuất các báo cáo theo một yêu cầu cụ thể được thực hiện một cách nhanh chóng. 8. Phân quyền sử dụng một cách rõ ràng như quyền User, Admin, Capphep, Giamsatlieu, Thanhtra và SuperAdmin thể hiện tính bảo mật cao của chương trình. 9. Việc cấp phép được thực hiện một cách chính xác và nhanh chóng nhờ việc thống kê danh sách các cơ sở, các vấn đề xin cấp phép một cách rõ ràng, rành mạch. Yêu cầu về chức năng: Giao diện của Website phải thân thiện, dễ dàng thao tác với mọi đối tượng sử dụng. Do bản chất của Website RAISVN là một phần mềm Quản Lý An Toàn Phóng Xạ được thiết kế dựa trên công nghệ Web do vậy các chức năng cốt lõi của nó không hề thua kém các phần mềm quản lý khác. Ngoài ra nó còn có những chức năng vượt trội như: Đa truy cập: Nhiều người có thể cùng truy cập vì RAISVN là một Website Chức năng hỏi đáp trực tuyến: Các thành viên có thể giao tiếp với nhau một cách dễ dàng bằng cách postmail trực tiếp cho nhau thông qua một form được thiết kế trong Website(Có thể được mở rộng thành một Forroom để trao đổi trực tuyến với nhau). Chức năng tìm kiếm thông tin. Chức năng đăng ký thành viên của hệ thống (Mọi người sử dụng muốn trở thành thành viên của hệ thống sẽ phải đăng ký đầy đủ các thông tin cá nhân trong một Form được thiết kế trong Website sau khi gửi các thông tin đó cho quản trị nếu thoả mãn các yêu cầu người quản trị sẽ cấp cho thành viên đó một quyền truy cập tương thích). 1.2. Sơ đồ mức ngữ cảnh của hệ thống Thao tác Thao tác User Admin
- Hệ thống RAISVN user Admin Kết quả Kết quả thao tác Hệ THốNG KHáC 1.3. Xác định thực thể và thuộc tính 1.3.1. Khái niệm Thực thể: Là khái niệm mô tả một lớp các đối tượng có nhứng đặc trưng chung mà một tổ chức hệ thống quan tâm. Các thực thể có thể là đối tượng cụ thể hoặc trừu tượng. Thuộc tính: Là đặc trưng chung vốn có của lớp đối tượng mà ta quan tâm. Nó có giá trị dùng để mô tả một đặc trưng nào đó cho một thực thể. 1.3.2. Liệt kê các thực thể và thuộc tính Thực thể Thuộc tính SDKcapphep ID_coso Ma_hientrang Ma_kieucapphep Ngayquyetdinh Cấp phép Ngaynopdon Ngaycapphep Ngaphethan Nguoigiamdinh Nguoicapphep Ghichu
- Nguoithaydoi ID công việc ID cơ sở Tên công việc Công việc bức xạ Ngày khai báo Trạng thái Ghi chú ID cơ sở Tên cơ sở Mã tỉnh Mã huyện Mã bộ ngành Mã lĩnh vực Mã chuyên ngành Cơ sở bức xạ Mã sở hữu địa chỉ điện thoại Fax Email Hiện trạng hoạt động Ghi chú ID nguồn ID cơ sở Lịch sử nguồn Ngày bắt đầu Ngày kết thúc ID nguồn thiết bị ID cơ sở Lịch sử nguồn thiết bị Ngày bắt đầu Ngày kết thúc
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn