intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luậnL: Tình hình triển khai QFD cho sản phẩm xe máy Piaggio Lx 125” trong môn Quản lý chất lượng

Chia sẻ: Sfdsf Sdfsd | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:39

299
lượt xem
77
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao với sản phẩm có chất lượng tốt, giá cạnh tranh nhưng doanh số ngày càng giảm? Tại sao sau khi nâng cấp sản phẩm với nhiều tính năng mới, tốt hơn, giá không đổi thì doanh số không đi lên như dự tính mà lại tiếp tục đi xuống?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luậnL: Tình hình triển khai QFD cho sản phẩm xe máy Piaggio Lx 125” trong môn Quản lý chất lượng

  1. Tiểu luận Tình hình triển khai QFD cho sản phẩm xe máy Piaggio Lx 125” trong môn Quản lý chất lượng Nhóm 1– Lớp 10B QTKD 1 1
  2. LỜI MỞ ĐẦU. Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao với sản phẩm có chất lượng tốt, giá cạnh tranh nhưng doanh số ngày càng giảm? Tại sao sau khi nâng cấp sản phẩm với nhiều tính năng mới, tốt hơn, giá không đổi thì doanh số không đi lên như dự tính mà lại tiếp tục đi xuống? Bỏ qua các yếu tố về hệ thống phân phối và chương trình quảng cáo, khuyến mãi của công ty cũng như ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như xu hướng thị trường, các hoạt động của đối thủ cạnh tranh, … thì một trong nguyên khả dĩ nhất cho việc giảm doanh số này chính là ở cái được cho là “chất lượng tốt”. Với hệ thống quản lý chất lượng thông thường trong một nhà máy, đơn vị sản xuất thì việc sản phẩm được sản xuất ra phù hợp với tiêu chuẩn thành phẩm thì được xem là có chất lượng đạt yêu cầu để có thể bán ra thị trường. Tuy nhiên, một vấn đề các doanh nghiệp thường gặp phải khi cố gắng duy trình hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm chính là việc nắm bắt và truyền đạt thông tin giữa các bộ phận nghiên cứu thị trường (marketing), phát triển sản phẩm (product development) và sản xuất (production) về các yêu cầu của khách hàng (customers’ requirements/needs). Và một thực tế là sự truyền đạt này thường là kém, không hiệu quả. Trước hết sự thông tin không hiệu quả có thể bắt đầu từ việc bộ phận phát triển sản phẩm không nắm bắt được nhu cầu của khách hàng một cách chính xác hoặc đánh giá không đúng mức độ ưu tiên của các yêu cầu này từ những thông tin của bộ phận marketing. Hậu quả thường thấy là, trong tiêu chuẩn thành phẩm được soạn thảo của bộ phận này, rất nhiều yêu cầu được diễn dịch thành các tiêu chuẩn có mức độ tương đương trong bộ ba cấp độ “lỗi nghiêm trọng, lỗi chính, lỗi phụ” (serious, major, minor) hoặc “lỗi an toàn, lỗi chức năng và lỗi ngoại hình” (safety, performance, appearance). Sự diễn dịch này thường kém hiệu quả vì “ngôn ngữ marketing” cho việc thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng thường là “cơ bản, chức năng và thích thú” (tạm dịch cho basic, performance, và excitement theo mô hình tiếng nói khách hàng – voice of customer – của Kano). Tiếp theo đó, việc chuyển thể những yêu cầu này sang dạng có thể kiểm soát được bởi bộ phận chất lượng tại nhà máy thường gặp rất nhiều khó khăn vì có rất nhiều yếu tố định tính trong ngôn ngữ của marketing trong khi để kiểm soát tốt tại nhà máy thì các yếu tố cần được diễn giải theo dạng định lượng. Các khó khăn trong việc diễn dịch này thường được thấy trong sự rối rắm hoặc trùng lắp trong việc định nghĩa các lỗi thuộc tính (attribute) và biến số (variable). Kết quả sau cùng của các quá trình này là bộ phận chất lượng, khối sản xuất hiểu khác với cách hiểu của bộ phận phát triển sản phẩm và càng khác với sự hiểu biết của bộ phận marketing về các yêu cầu của khách hàng. Nhóm 1– Lớp 10B QTKD 1 2
  3. Vậy có giải pháp nào có thể áp dụng cho các trường hợp này không? Câu hỏi đã được đặt ra và một câu trả lời đã dần được hình thành tại Nhật và hoàn thiện trong suốt hơn 40 năm qua, chủ yếu tại Nhật và Mỹ. Đó chính là ma trận / trận đồ / ngôi nhà chất lượng (house of quality – HOQ) trong triển khai chức năng chất lượng (quality function deployment – QFD). Với chuỗi các ma trận HOQ (thông thường là bốn) diễn giải mối quan hệ giữa tiếng nói của khách hành từ bộ phận marketing, các mô tả sản phẩm, tiêu chuẩn thành phẩm của bộ phận phát triển sản phẩm đến các yêu cầu về kỹ thuật, quy trình sản xuất trong nhà máy, tiếng nói của khách hàng sẽ được diễn giải theo một cách thống nhất và rõ ràng. Từng yêu cầu của khách hàng sẽ được thiết lập một mức độ quan trọng phù hợp và được hiểu theo một cách giống nhau giữa các bộ phận. Hơn nữa, thông tin về khả năng của quy trình (process capability) và mức độ thỏa mãn của khách hàng cho từng yêu cầu cho sản phẩm cũng được thể hiện nhằm so sánh đối chiếu với các thông tin tương tự về sản phẩm của đối thủ (thông qua một loại nghiên cứu sẽ được đề cập trong bài viết khác về khả năng quy trình, sản phẩm của các đối thủ) để xác định mức độ cạnh tranh. Để đi tìm hiểu rõ hơn các công cụ và kỹ thuật khác nhau để hoạch định chất lượng và cải tiến quá trình. Nhóm 1 sẽ giới thiệu về công cụ triển khai chức năng chất lượng (QFD) với tiểu luận “Tình hình triển khai QFD cho sản phẩm xe máy Piaggio Lx 125” trong môn Quản lý chất lượng. Cấu trúc của tiểu luận gồm : Phần I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRIỂN KHAI CHỨC NĂNG CHẤT LƯỢNG – QUALITY FUCTION DEPLOYMENT- QFD Phần II: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI QFD CHO SẢN PHẨM XE MÁY PIAGGIO LX 125 Tiểu luận này sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót do điều kiện hạn chế về cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô và các bạn. Nhóm 1– Lớp 10B QTKD 1 3
  4. Mục lục LỜI MỞ ĐẦU. ........................................................................................................... 1 PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRIỂN KHAI CHỨC NĂNG CHẤT LƯỢNG ... 5 I. Giới thiệu về triển khai chức năng chất lượng - QFD .......................................... 5 1.1. Khái niệm ......................................................................................................... 5 1.2. Lịch sử hình thành ........................................................................................... 5 1.3. Lợi ích và hạng chế của QFD. ......................................................................... 6 1.3.1. Lợi ích ........................................................................................................ 6 1.3.2. Hạn chế ...................................................................................................... 7 II. Nguyên lý hoạt động: ............................................................................................ 7 2.1. Các giai đoạn của QFD .................................................................................... 7 2.2. Ngôi nhà chất lượng......................................................................................... 8 2.2.1. Giới thiệu về ngôi nhà chất lượng:.............................................................. 8 2.2.2. Các bước căn bản: .................................................................................... 10 Design Process Attibutes ....................................................................................... 13 PHẦN II. PIAGGIO VIỆT NAM TRIỂN KHAI QFD CHO SẢN PHẨM XE MÁY VESPA LX 125 I.E ........................................................................................ 15 I. Giới thiệu Tập đoàn Piaggio ITALIA ................................................................. 15 1.1. Lịch sử hình thành Tập đoàn Piaggio ITALIA .............................................. 15 1.2. Công ty TNHH Piaggio Việt Nam .................................................................. 16 1.3. Sản phẩm xe máy Vespa LX 125 i.e ............................................................... 17 II. Ứng dụng QFD đối với sản phẩm xe máy Vespa LX 125 i.e ............................. 19 2.1. Đánh giá về nhu cầu sử dụng ........................................................................ 19 2.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 21 2.3. Ngôi nhà chất lượng....................................................................................... 21 2.3.1. Tiếng nói của khách hàng ......................................................................... 21 2.3.2. Những đặc tính kỹ thuật ............................................................................ 22 2.3.2. Ma trận liên quan giữa thuộc tính khách hàng và đặc tính kỹ thuật .......... 31 2.3.3. Ma trận mái. ............................................................................................. 32 2.3.4. Đánh giá các kỹ thuật thiết kế. .................................................................. 32 PHẦN III. KẾT LUẬN ............................................................................................ 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 39 Nhóm 1– Lớp 10B QTKD 1 4
  5. PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRIỂN KHAI CHỨC NĂNG CHẤT LƯỢNG I. Giới thiệu về triển khai chức năng chất lượng - QFD 1.1. Khái niệm Quality function Deployment (QFD) là một công cụ (hay phương pháp) giúp doanh nghiệp nghiên cứu thị trường, nắm bắt được đầy đủ và chính xác nhu cầu của người tiêu dùng (kể cả thông tin về đối thủ cạnh tranh) từ đó chuyển các yêu cầu này thành các đặc tính cần thiết của sản phẩm, thông qua các công cụ Ma trận HOQ (House of Quality). QFD đã được áp dụng có hiệu quả tại nhiều Công ty lớn trên thế giới. Nó đã giúp cho Doanh nghiệp có khả năng tạo được sản phẩm phù hợp nhất với người tiêu dùng trong khi khai thác tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp. QFD còn giúp rút ngắn thời gian thiết kế và đưa sản phẩm ra thị trường, giảm tối đa các rủi ro trong quá trình phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm. QFD được triển khai thực hiện trên nền tảng khai thác các hoạt động theo nhóm và vận dụng trí tuệ tập thể. 1.2. Lịch sử hình thành QFD là một công cụ quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất để cải thiện chất lượng, QFD được nghiên cứu và phát triển tại Nhật cuối thập niên 1960, bởi Giáo sư Shigeru Mizuno và Yoji Akao. Mục đích của Mizuno và Yoji Akao là phát triển một phương pháp kiểm tra chất lượng chắc chắn trong đó sự thoả mãn yêu cầu của khách hàng được đưa vào sản phẩm trước khi tạo ra nó. Mặc dù QFD được hình thành vào cuối thập niên 1960, nhưng mãi đến năm 1972 nó mới được ứng dụng tại xưởng đóng tàu Kobe của Mitsubishi Heavy Industry ở Nhật. Theo lịch sử, nền công nghiệp Nhật Bản bắt đầu chính thức hoá những khái niệm về QFD khi Mr. Oshiumi của xí nghiệp Kurume Mant ở Bridgestone Tire đã có những cải biến đảm bảo rằng các biểu đồ chứa đựng các đặc điểm chính của QFD vào năm 1966 và K. Ishihara phát triển thành các khái niệm “thuộc chức năng triển khai trong kinh doanh” giống như các QFD trên và được ứng dụng chúng tại Matsushita vào sau năm 1960. Chức năng triển khai và QFD ở Nhật Bản vào tháng 10 năm 1983 phát hành xúc tiến chất lượng nó có thể là điểm đánh giá sự gia nhập của QFD vào Mỹ, Anh. QFD đạt đến đỉnh cao khi công ty sản xuất ôtô Toyota ứng dụng và phát triển thành một bảng chất lượng với một “mái” phía bên trên và tên của bảng này là “ngôi nhà chất lượng”. Ngôi nhà chất lượng mới trở nên quên thuộc ở Hoa Kỳ từ 1998. Người sáng lập và đứng đầu hội đồng quản trị của GOAL/QPC (Growth Opportunity Alliance of Lawrence/ Quality Productivity Center) và D. Clausing của Xerox và sau này là MIT 2 điều đầu tiên cho việc học QFD và L. Sullivan của Ford Motor và người sáng lập ra Supplier Institute tại Mỹ cũng bị ngạc nhiên khi thấu hiểu tầm quan trọng của khái niệm QFD vào Mỹ, Anh sau đó công bố quyển sách QFD dày cộm tại Mỹ. Nhóm 1– Lớp 10B QTKD 1 5
  6. Từ 1983, QFD mới được đến Mỹ và châu Âu. Một trường hợp nghiên cứu đầu tiên được ghi nhận vào năm 1986, khi Kelsey Hayes sử dụng QFD để phát triển máy cảm biến với đầy đủ yêu cầu khách hàng. Khi QFD trở nên phổ biến hơn, những người sử dụng QFD bắt đầu nhận thấy khi kết hợp sử dụng nhiều bảng và ma trận của QFD nó sẽ trở nên hữu ích hơn. Mãi cho đến khi American Supplier Institute phát triển và ứng dụng sơ đồ QFD thông qua 4 giai đoạn (kết hợp 4 QFD đơn) thì QFD mới được ứng dụng một cách phổ biến cho những khâu thiết kế mang tính chất phức tạp. 1.3. Lợi ích và hạng chế của QFD. 1.3.1. Lợi ích Xét một cách tổng quát, lợi ích của QFD là: - Bảo đảm nhu cầu của khách hàng được đáp ứng thông qua thiết kế và sản xuất - Dịch chuyển nhu cầu khách hàng thành đặc tính kỹ thuật - Liên kết nhu cầu khách hàng với thiết kế sản xuất và marketing Hay nói một cách cụ thể hơn, khi sử dụng công cụ QFD, doanh nghiệp sẽ đạt được những lợi ích sau: - Cải tiến truyền thông và làm việc nhóm trong mọi khâu-marketing, thiết kế, sản xuất, mua sắm… - Những mục tiêu của sản phẩm được thông hiểu và giải thích đúng đắn trong suốt quá trình sản xuất. - Giúp những nhà quản trị cấp cao xác định nguyên nhân của sự không hài lòng của khách hàng. - Là công cụ hữu dụng để phân tích cạnh tranh về chất lượng sản phẩm. - Cải thiện năng suất và chất lượng, cũng như thời gian cần thiết để phát triển sản phẩm mới. - Cho phép công ty mô phỏng hiệu quả những ý tưởng của thiết kế mới mà họ có thể đưa sản phẩm mới vào thị trường sớm hơn và giành lợi thế cạnh tranh. Kết quả phân tích QFD đã được áp dụng ở Nhật Bản trong việc triển khai các nhân tố kiểm soát được có ảnh hưởng lớn trong việc lập kế hoạch chiến lược và quản lý chiến lược (còn được gọi là Hoshin Kanri, Lập kế hoạch Hoshin, hay triển khai chính sách). Kỹ thuật này về mặt nào đó gần giống mục tiêu của quản trị (MBO), nhưng thêm một thành tố quan trọng trong quá trình thiết lập mục tiêu. Việc sử dụng những kỹ thuật Hoshin của những Công ty Mỹ như Hewlett&Packard đã rất thành công trong việc tập trung và điều chỉnh các tài nguyên của Công ty để theo sát các mục tiêu chiến lược đã đặt ra thông qua một hệ thống cấp bậc của Công ty. Nhóm 1– Lớp 10B QTKD 1 6
  7. Mặc dù ban đầu được phát triển cho ngành công nghiệp sản xuất, các ý tưởng xây dựng trên QFD còn được sử dụng trong ngành phát triển phần mềm. Kể từ khi được giới thiệu, kỹ thuật QFD đã được phát triển để giảm thiểu thời gian và những nỗ lực cần bỏ ra. 1.3.2. Hạn chế - QFD chất lượng khá khó khăn để xây dựng trên một tờ giấy hoặc một biểu đồ. - Hướng dẫn xây dựng ngôi nhà chất lượng là rất mất thời gian. - Các phần khác nhau của ngôi nhà chất lượng và các tính toán liên quan rất khó hiểu nhất là đối với người sử dụng tiềm năng của nó trong ngành công nghiệp dịch vụ. - Sửa đổi, xóa, bổ sung khá rườm rà trong cách thủ công. - QFD phần mềm vẻ ngôi nhà chất lượng không có sẵn và rất đắt. Đặc biệt là cho những người ở các quốc gia đang phát triển. - Rất khó để làm cho ngôi nhà của chất lượng sẵn có cho các chuyên gia ở xa làm bản sao của nó. Ngay cả khi việc sao chụp có thể được thực hiện, phải mất một chặng đường dài, kích thước lớn của nó gây cản trở thậm chí thời gian để gửi chúng cho các chuyên gia thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh. Vấn đề phức tạp hơn khi quy trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần để chỉnh lý nhà ở chất lượng dựa trên ý kiến của chuyên gia. - Trong hầu hết trường hợp, các nhà hướng dẫn sử dụng của chất lượng không thể tái sử dụng tức là không thể được sử dụng cho các ứng dụng trong tương lai. II. Nguyên lý hoạt động: 2.1. Các giai đoạn của QFD QFD là một cấu trúc kỹ thuật để giải quyết những bài toán kết hợp việc phát triển và cải thiện sản phẩm. Nó thường kết hợp hệ thống các ma trận với quan hệ tương hỗ lẫn nhau, thông thường bao gồm 4 giai đoạn: a. Giai đoạn lập ý tưởng vị chất lượng và lập các biện pháp thi hành, được gọi là lập ma trận hoạch định; b. Giai đoạn lập thiết kế thực hiện được gọi là lập ma trận thiết kế; c. Giai đoạn lập biện pháp thực thi được gọi là lập ma trận điều hành; d. Giai đoạn thực hiện các phép kiểm tra, kiểm soát theo các tiêu chí đã đề ra để khẳng định chất lượng hàng hoá, được gọi là lập ma trận kiểm soát. (hình 1) MT hoạch định Yêu cầu đặc tính kỹ thuật MT thiết kế Nhóm 1– Lớp 10B QTKD 1 7 Yêu cầu Các đặc trưng Khách hàng cấu thành
  8. Hình 1. Bốn giai đoạn của QFD (dựa theo sơ đồ của Yi Qing Yang) Một cách khái quát thì QFD triển khai theo nguyên tắc tuân thủ phương châm: khách hàng là người đề ra các tiêu chí vị chất lượng sản phẩm và nhà sản xuất phải đáp ứng đến mức tối đa nguyên tắc này. Chỉ có đáp ứng các tiêu chí chất lượng sản phẩm do khách hàng đề xuất thì DN mới được khách hàng tín nhiệm và đó là tiền đề để DN phát triển. 2.2. Ngôi nhà chất lượng 2.2.1. Giới thiệu về ngôi nhà chất lượng: Định nghĩa: “Ngôi nhà chất lượng” – House of Quality mô tả nhu cầu và yêu cầu của khách hàng tương ứng với đặc điểm kỹ thuật (ECs) cần thiết kế để thỏa mãn nhu cầu đó. Các nội dung cần sử dụng trong Ngôi nhà chất lượng: - Danh sách những đặt tính khách hàng(CAs) nổi bật - Đánh giá mức độ quan trọng của các đặt tính - So sánh của khách hàng về đặt tính sản phẩm/dịch vụ của công ty và các đối thủ cạnh tranh. Ưu điểm của ngôi nhà chất lượng: - Các đặt tính của khách hàng được liệt kê cụ thể hơn, có thể lên đến 200-300 đặt tính - Các đặt tính được đánh giá mức độ quan trọng - Các đặt tính của khách hàng được dịch sang các đặt điểm kỹ thuật (ECs) có liên quan. Các đặc điểm kỹ thuật là cách thức kỹ thuật để đạt được “cái gì” của khách hàng Nhóm 1– Lớp 10B QTKD 1 8
  9. - Các đặc điểm kỹ thuật được sắp xếp thứ tự ưu tiên theo một qui định đòi hỏi sự khéo léo nhưng đơn giản và có trọng số. Nhóm phát triển sẽ biết cái gì cần làm trước - Tác dụng cộng hưởng và thỏa hiệp của các đặc điểm kỹ thuật được xác định rõ ràng - Truyền thông giữa các bộ phận chức năng được khuyến khích qua quá trình xây dựng Ngôi nhà chất lượng. Thông qua 4 giai đoạn trên, những yêu cầu của khách hàng được chuyển tải thành các yêu cầu về kỹ thuật, tiếp theo những yêu cầu sẽ được đưa vào những đặc tính cấu thành sản phẩm, sau đó sẽ là các bước xử lý và các bước điều hành để tạo ra sản phẩm cuối cùng (sản phẩm xây dựng). Với mỗi ma trận dùng để chuyển tải trong một quá trình trung gian được gọi là “ngôi nhà chất lượng” hay là một QFD đơn. Ngôi nhà chất lượng liên kết những thuộc tính của khách hàng với đặc tính kỹ thuật để đảm bảo rằng những quyết định về kỹ thuật được dựa trên cơ sở của việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Việc xây dựng Ngôi Nhà Chất Lượng có sáu bước căn bản như sau:  Nhận diện thuộc tính của khách hàng.  Nhận diện đặc tính kỹ thuật  Liên kết thuộc tính của khách hàng với đặc tính kỹ thuật của thiết kế.  Đánh giá sản phẩm cạnh tranh dựa vào thuộc tính của khách hàng.  Đánh giá các đặc tính kỹ thuật của thiết kế và mục tiêu phát triển.  Xác định những đặc tính kỹ thuật dể triển khai trong quy trình sản xuất. Nhóm 1– Lớp 10B QTKD 1 9
  10. Ma trận mái   Đặc tính sản phẩm  Mức độ   Các yêu cầu của quan Mối quan hệ tương Đánh giá sản phẩm trọng khách hàng quan giữa tiếng nói cạnh tranh khách hàng và đặt tính kỹ thuật  Lựa chọn kỹ thuật để phát triển Hình 2. Ngôi nhà chất lượng (dựa theo sơ đồ của QFD INTSTITUTE) 2.2.2. Các bước căn bản: a. Lắng nghe tiếng nói của khách hàng Đây là phần đầu tiên và quan trọng nhất của ma trận trong ngôi nhà chất lượng. Danh mục thông tin về những yêu cầu của khách hàng cho sản phẩm sẽ được mô tả theo ngôn ngữ của họ, hay còn gọi là tiếng nói của khách hàng (the voice of the customer). Phải sử dụng chính “ tiếng nói của khách hàng”, tránh trường hợp phiên dịch sai mong muốn của khách hàng. Để thu thập ý kiến của khách hàng, chúng ta có thể sử dụng các phương pháp sau: Khảo sát qua điện thoại: được thực hiện với một mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên thường có tính đại diện tổng quát. Phương pháp này có thể cho những thông tin thích hợp nhưng tốn kém về thời gian lẫn chi phí và các câu hỏi thường mang tính cứng nhắc, không linh hoạt. Khảo sát qua gửi thư: có thể thu được các dữ liệu mang tính định lượng, và ít tốn chi phí hơn so với điều tra qua điện thoại. Tuy nhiên phương pháp này tốn kém nhiều thời gian, khách hàng có thể không phản hồi hoặc nếu phản hồi thì dữ liệu có tính tin cậy thấp Điều tra nhóm (từng người): điều tra theo từng nhóm (từ 5-15 người). Phương pháp này cung cấp cho người điều tra dữ liệu mang tính định tính, với chi phí trung Nhóm 1– Lớp 10B QTKD 1 10
  11. bình thấp, có thể tập trung vào từng người, nội dung câu hỏi sâu, có thể điều tra trực quan. Tuy nhiên, tổ chức có thể nhận được thông tin chi tiết nhưng thông tin đó không thể đại diện cho một lượng lớn dân cư mà chỉ đại diện cho nhóm người được hỏi. Điều tra nhóm – trực tuyến: Phương pháp này có ưu điểm chi phí trung bình, thời gian thu thập dữ liệu ngắn. Tuy nhiên có bất lợi là không đại diện cho số đông, và chỉ phù hợp với giới trẻ. Phỏng vấn trực tiếp từng người: Hình thức phỏng vấn từng người thường không đại diện cho một lượng lớn dân cư. Cũng như hình thức thảo luận nhóm, tuy nhiên, cuộc phỏng vấn có thể cung cấp các thông tin chi tiết mà phiếu khảo sát không thể cung cấp. Một ưu điểm khác là chi phí thấp và thời gian để thu thu thập dữ liệu ngắn. Phương pháp chặn hỏi ngẫu nhiên: Đây là hình thức tiếp cận đến từng cá nhân tại những địa điểm công cộng. Những người được hỏi có thể nhận được một món quà nhỏ. Hình thức này cũng có thể thu được những thông tin vừa có thể định lượng vừa có thể định tính. Tuy nhiên dữ liệu thu thập được không đại diện cho dân cư ở diện rộng, chỉ phù hợp với một số lượng giới hạn các chủ đề. Kiểm tra đối với người sử dụng: Phải tiến hành điều tra hằng tháng, dữ liệu thu thập được thường mang tính định lượng hoặc định tính, chi chí trung bình. Tuy nhiên phương pháp này không phù hợp đối với một số nghiên cứu, chỉ phù hợp với một số lượng giới hạn các chủ đề. Khiếu nại khách hàng: Những thông tin điều tra được có thể cung cấp được những vấn đề cụ thể đang xảy ra, chi phí cho phương pháp này thấp, dữ liệu mang tính định tính. Tuy nhiên những ý kiến này không cung cấp được ý kiến đại diện cho tất cả khách hàng mà chỉ cung cấp một khía cạnh lỗi cụ thể nào đó. Sau khi thu thập, các dữ liệu sẽ được đưa vào trong ngôi nhà chất lượng. Trong bước này điều quan trọng là phải sử dụng chính tiếng nói của khách hàng, tránh trường hợp các bộ phận kỹ thuật dịch sai mong muốn của khách hàng. Bên cạnh đó cần nhớ rằng khách hàng không phải là người sử dụng cuối cùng, mà còn bao gồm nhóm ảnh hưởng, người thanh toán, người quyết định mua…Do đó có thể phải phân loại nhu cầu khách hàng. Khách hàng được khuyến khích để mô tả những gì họ cần và các vấn đề của họ đối với sản phẩm. Danh mục những yêu cầu đã thu thập này sẽ được đưa vào trong ngôi nhà chất lượng. Khách hàng không chỉ là những người sử sụng cuối cùng mà còn bao gồm những nhóm ảnh hưởng, người thanh toán, người sử dụng, người quyết định mua. Đối với một nhà sản xuất, khách hàng có thể bao gồm Chính phủ, người bán buôn, bán lẻ. Những yêu cầu này thường là những lời phát biểu ngắn được ghi lại và được kèm theo 1 định nghĩa chi tiết. Sau khi tất cả các yêu cầu được tập hợp lại, những yêu cầu nào tương đồng sẽ được nhóm thành các loại và đựơc viết thành các cây thư mục bằng việc sử dụng biểu đồ quan hệ và biểu đồ cây. Nhóm 1– Lớp 10B QTKD 1 11
  12. b. Nhận diện đặc tính kỹ thuật Phần này thể hiện các các đặc trưng kỹ thuật nó mô tả đặc tính sản phẩm của công ty. Việc liệt kê các đặc tính kỹ thuật cần thiết để đáp ứng nhu cầu khách hàng sẻ do nhóm thiết kế QFD xác định dựa trên những đặc trưng định lượng được mà họ nhận thấy nó có liên quan với yêu cầu của khách hàng. Các đặc tính kỹ thuật phải được đo lường bởi vì đầu ra sẻ được kiểm soát và so sánh với mục tiêu. c. Liên kết thuật tính của khách hàng với đặc tính kỹ thuật của nhà thiết kế. Đây là phần mái của ngôi nhà chất lượng, nó biểu diễn mối quan hệ từng đôi giữa các đặc tính kỹ thuật. Những dấu hiệu khác nhau sẻ được sử dụng để biểu thị mối quan hệ này. Những dấu hiệu giúp xác định kết quả của việc thay đổi đặc tính sản phẩm và khả năng của người hoạch định để tập trung vào sự kết hợp giữa những đặc tính hơn là từng đặc tính đơn lẻ. d. Đánh giá sản phẩm cạnh tranh dựa vào thuộc tính khách hàng. Đây là ma trận được lập nên bởi các đặc tính kỹ thuật và tiếng nói của khách hàng. Trong bản thân ma trận, những dấu hiệu khác nhau được sử dụng để nhận diện mức độ của mối quan hệ. Mục đích của ma trận này là cho biết những đặc tính kỹ thuật nhắm vào những thuộc tính nào của khách hàng. Việc thiết lập có thể dựa vào kinh nghiệm chuyên môn, từ việc thu thập thông tin khách hàng hay thử nghiệm. Những đặc tính kỹ thuật có thể ảnh hưởng đến thuộc tính của khách hàng. Việc thiếu mối quan hệ giữa thuộc tính của khách hàng và những đặc tính kỹ thuật sẻ dẫn đến những thuộc tính khách hàng có thể không được đáp ứng và sản phẩm cuối cùng sẻ khó đáp ứng được mong muốn của khách hàng. Tương tự, nếu một đặc tính kỹ thuật không liên quan đến một thuộc tính nào của khách hàng, nó có thể dư thừa hoặc có sự sai lệch trong việc đánh giá thuộc tính của khách hàng. e. Đánh giá đặc tính kỹ thuật của thiết kế và mục tiêu phát triển Bao gồm đánh giá thị trường, những điểm bán quan trọng, đánh giá cạnh tranh… Đầu tiên là đánh giá thị trường và những điểm bán quan trọng: bước này bao gồm việc sắp xếp tầm quan trọng của những thuộc tính khách hàng và đánh giá sản phẩm hiện tại theo mỗi thuộc tính đó. Thứ tự tầm quan trọng của khách hàng phản ánh mong muốn quan trọng nhất và hấp dẫn nhất của khách hàng. Đánh giá cạnh tranh giúp nhận diện được điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ, thông qua đó nhà cải tiến có thể tìm thấy sự cải tiến. Nó cũng liên kết QFD với tầm nhìn chiến lược của công ty và cho phép thiết đặt quyền ưu tiên cho quy trình thiết kế. Việc đánh giá những đặc tính kỹ thuật của sản phẩm cạnh tranh thường được thực hiện qua kiểm nghiệm trong phòng thí nghiệm và chuyển thành những tiêu chuẩn có thể đo lường được. Những đánh giá này sẻ được so sánh với những đánh giá của đối thủ cạnh tranh về những thuộc tính của khách hàng nhằm tìm kiếm sự mâu thuẫn. Mục Nhóm 1– Lớp 10B QTKD 1 12
  13. tiêu của mỗi đặc tính kỹ thuật được thiết lập dựa trên nền tảng thiết lập mức độ tầm quan trọng đối với khách hàng và điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm hiện tại. Số những nhóm chức năng hỗ trợ có Số các dự án thiết kế được thực hiện nhóm thiết kế chức năng khác nhau Tần số tương tác trong số nhữnh Design Process Variables Trung bình cấp độ tiết kiệm nguồnlực liên quan Design Process Attibutes Số các hoạt động thiết kế bị trì hoãn do các nguồn tài nguyên không có sãn Nguy cơ vi phạm vào thời hạn cuối Trung bình trễ nhất của các hoạt động thiết kế Thời gian hoàn thành của những hoạt Hình 3. Ngôi nhà chất lượng cho mạng lưới động thiết kế cuối cùng trong một giai đoạn thiết kế (dựa theo sơ đồ của A. Kusiak, San Diego, CA, 1999) Nhóm 1– Lớp 10B QTKD 1 13
  14. f. Xác định những đặc tính kỹ thuật để triển khai trong quy trình sản xuất Bước này liên quan đến việc nhận diện những đặc tính có quan hệ mạnh đến nhu cầu khách hàng, những đặc tính đối thủ kém, hay những đặc tính quan trọng của sản phẩm. Những đặc tính này đươc phát triển hoặc chuyển đổi thành ngôn ngữ của mỗi chức năng kỹ thuật trong thiết kế và sản suất. Do đó nhữn hành động thích hợp và sự kiểm soát được duy trì theo tiếng nói khách hàng. Những đặc điểm không được nhận diện là quan trọng không cần tập trung quan tâm nhiều. Nhóm 1– Lớp 10B QTKD 1 14
  15. PHẦN II. PIAGGIO VIỆT NAM TRIỂN KHAI QFD CHO SẢN PHẨM XE MÁY VESPA LX 125 I.E I. Giới thiệu Tập đoàn Piaggio ITALIA 1.1. Lịch sử hình thành Tập đoàn Piaggio ITALIA Công ty Piaggio được sáng lập do ông Rinaldo Piaggio (1864-1938) vào năm 1884 tại Genoa và lấy tên là “Piaggio &C”. Ban đầu, nhà máy của công ty được đặt tại SestriPonente chuyên sản xuất các trang thiết bị cho tàu thuỷ. Sau đó vài năm, ông đã mở rộng sang hướng sản xuất các trang thiết bị cho tàu hoả, máy bay và mở thêm một nhà máy mới tại Finale Ligure. Tiếp theo, Rinaldo đã mở rộng hoạt động của Piaggio tại vùng Tuscany với nhà máy đặttại Pisa năm 1917 và tại Pontedera năm 1924.Trong chiến tranh thế giới thứ II, Piaggio là một trong những hãng sản xuất máy bay, xe lửa, tàu thuỷ hơi nước, tàu thuỷ vượt Đại Tây Dương quan trọng nhất của ChâuÂu. Năm 1920, Rinaldo Piaggio đã hợp nhất các nhà máy ở Sestri, Finale & Pisa thànhHãng Piaggio. Năm 1938, Rinaldo Piaggio qua đời và đã để lại toàn bộ gia sản của nhà máy tại Finale & Sestri cho người con trai cả là Armando Piaggio (1901-1978) quản lý. Còn nhà máy, tại Pisa và Pontedera ở vùng Tuscany gần như bị chiến tranh thế giới thứ 2 phá huỷ hoàn toàn, được Rinaldo trao lại cho người con thứ Enrico Piaggio (1905-1965) điều hành. Khi điều hành nhà máy, Enrico Piaggio đã nảy ra một ý tưởng sản xuất một loại phương tiện đi lại rẻ hơn, thuận tiện hơn và ai cũng có thể dùng được nhưng phải bảo vệ được người lái và giữ cho người lái luôn sạch sẽ khi trời mưa… Để thực hiện được ý tưởng của mình, Enrico Piaggio đã cùng kỹ sư tài năng, người đã thiết kế chiếc máy bay trực thăng đầu tiên – Corrandino D’Ascanio – thiết kế nên chiếc xe scooter huyền thoại – Vespa. Vespa được coi là biểu tượng của thời kỳ tái thiết sau chiến tranh của Italy bởi vì nó được thiết kế dựa trên những phế tích còn lại của cuộc chiến tranh thế giới thứ II. Chiếc Vespa đầu tiên được xuất xưởng vào tháng 4 năm 1946. Vespa trong tiếng ý có nghĩa là “Con Ong Bò Vẽ” và cũng vì tiếng kêu của chiếc Vespa giống hệt tiếng kêu của Con Ong Bò Vẽ. Vespa đã rất thành công và đã trở thành một hiện tượng mốt trong nhiều năm sau chiến tranh. Năm 1948 là năm ra đời của chiếc xe ba bánh Ape đầu tiên. Ape đã giúp cho hoạt động thương mại của Italy khởi sắc trong thời kỳ hậu chiến. Kế đó, năm 1949 Piaggio đã cho xuất xưởng chiếc thuyền máy nhỏ Moscone và chiếc Vespa 400 vào năm 1957. Năm1964, hãng Piaggio được tách ra thành I.A.M Rinaldo Piaggio chuyên sản xuất sản phẩm phục vụ cho ngành hàng không và tàu hoả và Piaggio & C. chuyên sản xuất xe máy bánh nhỏ (scooter). Năm 1965, Enrico Piaggio qua đời và để lại hãng Piaggio & C. cho người con rể Umberto Agnelli làm chủ tịch. Umberto Agnelli đã điều hành rất thành công nhà máy và cho ra đời chiếc xe đạp máy – Moped: Ciao vào năm 1967 và Bravo, Si vào giữa những năm 70 cùng hàng loạt những model mới hàng năm. Những năm 90, Piaggio & Ciao được cổ phần hoá và được đổi tên thành Piaggio V.E. doGiovanni Alberto Agnelli làm chủ tịch. Từ đầu năm 2000, việc kiểm soát của công ty đã được Nhóm 1– Lớp 10B QTKD 1 15
  16. chuyển giao cho tập đoàn tài chính Morgan Grenfell Private Equity (công ty thành viên của tập đoàn Deutsche Bank). Dante Razzano trở thành chủ tịch của Piaggio từ tháng 5 năm 2001. Ngoài thương hiệu Piaggio ra, tập đoàn còn sở hữu các thương hiệu: Gilera (xe máy bánhnhỏ và xe mô tô), Vespa (xe máy bánh nhỏ), Derbi (xe máy bánh nhỏ và xe máy bánh lớn) và Puch (xe máy bánh nhỏ). Bên cạnh đó, Piaggio còn là nhà sản xuất và cung cấp động cơ xe máy cho rất nhiều hãng xe máy trên thế giới từ những loại động cơ 50cc đến 1.000cc. Hơn thế nữa, vào ngày 24 tháng 7 năm 2001, một thoả thuận đã được ký kết, trong đó Piaggio nắm giữ 20% cổ phần của MV Agusta của Schiranna (Varese). Tập đoàn MV Agusta nổi tiếng với các nhãn hiệu MV, Husqvarna và Cagiva. Tháng 10 năm 2003, Piaggio & C. S.p.A. chính thức chuyển giao sự quản lý cho Immsi Holding Co. với chủ tịch mới là – Ông Roberto Colaninno – cựu chủ tịch tập đoàn viễn thông Italy. Với cái tên Vespa , bắt nguồn từ đâu và dấu ấn của nó … Ngay khi thấy chiếc Vespa đầu tiên, Piaggio đã sửng sốt không chỉ bởi thiết kế thông minh và những đường cong tuyệt mỹ và kiểu dáng được vuốt tròn gợi cảm. Khi nghe tiếng động cơ 98cc hai thì “ Phạch, phạch…”, Piaggio đã thốt lên “SEMBRA UNAVESPPA” có nghĩa là “trông nó như con ong ấy nhỉ!” (it seems like a wasp). Và cái tên Vespa đã ra đời như thế. Chiếc Piaggio đầu tiên ra đời năm 1946, Ngay sau sự ra đời của chiếc xe, các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin vespa là sáng chế đầu tiên của nước ITALIA sau chiến tranh, một chiếc xe thật tiện dụng và phong cách. Các quý bà quý cô sau khi được chạy thử đã rất mê loại xe này vì “mặc váy cũng đi xe được, không cần phải gò người như mấy con xe mô tô thổ tả…”. Từ chiếc Vespa huyền thoại năm 1946 đến chiếc Vespa ET8 năm 1996, rồi Beverly 2001 và mới nhất là Vespa LX, Vespa S, Vespa LXV , Vespa GTS Super , hãng Piaggio đã thiết kế và giới thiệu trên 140 model Vespa ra khắp thế giới với những bản sắc rất riêng của Piaggio. Đó chính là bằng chứng cho những tài năng bẩm sinh của những người đã sáng lập ra hãng, những người đã chế tạo ra chiếc xe máy đầu tiên trên thế giới cũng như sự đóng góp quên mình, tinh thần sáng tạo của các thế hệ nam, nữ – những nguời đã góp mình viết lên lịch sử hoành tráng của hãng Piaggio và người khai sinh ra hãng xe lừng danh của ITALIA. 1.2. Công ty TNHH Piaggio Việt Nam Trong suốt 65 ra đời và phát triển, những chiếc xe Vespa luôn luôn được xem là biểu tượng của đẳng cấp, sự lịch lãm và lãng mạn với phong cách ITALIA. Một chiếc xe tay ga với thiết kế trang nhã, thân thép liền khối và màu sắc sang trọng luôn là sự khao khát của giới sành chơi. Là một trong những điểm đến của dòng xe mang đẳng cấp quốc tế này, Việt Nam cũng sớm đón nhận Vespa ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước. Những chiếc xe đầu tiên theo chân những người Pháp du nhập vào đất Việt từ năm 1954 và được sử dụng bởi những người giàu có. Đời Vespa đầu tiên đến Việt Nam là Acma thuộc đời từ 1953 -1957, trong đó quý hiếm nhất là dòng xe Acma GS. Nhóm 1– Lớp 10B QTKD 1 16
  17. Văn phòng đại diện Piaggio Indochina Pte.Ltd ( PIPL ) chính thức được thành lập tại Hà Nội vào tháng 1 năm 1996 trực thuộc Piaggio Asis Pacific – văn phòng của Piaggio tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương do công ty mẹ Piaggio & C.S.p.A quản lý trực tiếp. PIPL được thành lập tại Việt Nam nhằm mục đích: - Hỗ trợ việc ký kết hợp đồng giữa các đối tác Việt Nam với công ty mẹ - Hỗ trợ tất cả các hoạt động quảng cáo, khuyến mại trên toàn quốc - Phát triển hệ thống phân phối, đại lý trong nước để phân phối xe máy bánh nhỏ Piaggio đến người tiêu dùng Việt Nam theo tiêu chuẩn Piaggio toàn cầu - Hỗ trợ và đào tạo kỹ thuật, bán hàng thường xuyên cho các nhà phân phối, đại lý để phục vụ, bảo dưỡng xe Piaggio cũng như đáp ứng các nhu cầu khác của khách hàng Việt Nam theo tiêu chuẩn của Piaggio toàn cầu - Tiến hành các nghiên cứu về thị trường xe máy tại Việt Nam - Phát triển kế hoạch kinh doanh để đầu tư, xây dựng dự án tại Việt Nam 1.3. Sản phẩm xe máy Vespa LX 125 i.e Những năm gần đây, các dòng xe máy tay ga đã trở nên phổ biến hơn tại thị trường Việt Nam. Cùng với sự thành công mỹ mãn của Piaggio trên thị trường châu Âu, Piaggio với cam kết cung cấp các sản phẩm tiên tiến có chất lượng cao nhất và dịch vụ hoàn hảo nhất, hệ thống phân phối lớn nhất gồm các trung tâm Piaggio tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và một số tỉnh khác với ĐẦY ĐỦ NHẤT CÁC MODEL XE ĐỜI MỚI tiêu biểu cho các thế hệ xe Piaggio và đã được ưa chuộng trên thị trường Việt Nam như: Vespa ET4 125/150, Vespa LX 125/150, Vespa Granturismo, Beverly 125, Zip 50/100/125, Liberty 50/125, Fly 125, các mẫu xe được sản xuất nhân kỷ niệm 60 năm Vespa như Vespa LXV 125, Vespa GTS 125/250. Vespa LX 125 i.e mang phong cách cổ điển và tinh tế, ý tưởng thanh lịch và hiện đại, kết hợp với tính hữu dụng, an toàn và năng động. Với bánh trước có đường kính 11” và vị trí thuận tiện cho người lái, việc kiểm soát tất cả các tính năng của xe được bao trùm một cách toàn diện. Hệ thống phanh với phanh đĩa trước đường kính 200mm và tay phanh hai pit-tông đối chiều đảm bảo sự an toàn mức cực đại. Khung xe thép dập liền khối phối hợp với tính năng của động cơ mang đến một cuộc trình diễn ngoạn mục và đẳng cấp cho dòng xe Vespa LX mới. Phong cách cổ điển trên từng chi tiết với những đường nét độc đáo đậm chất Vespa - đó là sự cách tân thiết kế dựa trên hình dáng nguyên thủy của chiếc Vespa huyền thoại. Nhóm 1– Lớp 10B QTKD 1 17
  18. Những đường cong độc đáo của chiếc Vespa LX 125 i.e mới trở nên căng mọng và sống động hơn, tôn vinh dáng vẻ hiện đại và hợp thời. Kích thước khung thép liền khối vừa vặn mang đến một sức trẻ và sự bảo vệ tuyệt hảo như tất cả các dòng Vespa truyền thống, cùng với sự linh động tân tiến Vespa LX 125 i.e đóng vai chính trong môi trường thành phố lớn. Một trong những yếu tố tạo nên sự thanh lịch của Vespa là trò chơi về tỉ lệ: bệ để chân rộng và phẳng, lướt lên phía trước tạo sự thoải mái hoàn hảo cho người lái; đèn pha quay trở lại với dáng tròn như một dư âm về lịch sử Vespa. Nhóm 1– Lớp 10B QTKD 1 18
  19. Được trang bị những động cơ cực kì hiện đại Vespa LX 125 i.e tỏa sáng và lướt êm mọi ngày trên những con đường đô thị mà vẫn đảm bảo sự an toàn và niềm vui của người lái. 4 loại động cơ trong dòng Vespa LX 125 i.e đạt tiêu chuẩn về độ ồn và khí thải Euro3 nhờ hệ thống xúc tác và hệ thống hồi phục khí thứ yếu SAS tân tiến. II. Ứng dụng QFD đối với sản phẩm xe máy Vespa LX 125 i.e 2.1. Đánh giá về nhu cầu sử dụng Sau 8 năm hoạt động, PIPL đã xây dựng được một hình ảnh vững chắc của mình tại Việt Nam đó là xe máy bánh nhỏ Piaggio, là một hạng xe cao cấp trên thị trường cả về sản phẩm và dịch vụ bán hàng, sau bán hàng. Xe máy bánh nhỏ Piaggio thực sự đã được người tiêu dùng Việt Nam đánh giá là loại xe cao cấp, sang trọng, thời trang và thường gắn liền với những người tiêu dùng có kiến thức, vị trí, học vị trong xã hội. PIPL đã thiết lập được hệ thống các nhà phân phối chính thức xe máy Piaggio với dịch vụ bán hàng, sau bán hàng và cung cấp dịch phụ tùng chính hiệu của Piaggio tại Hà Nội,Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng. PIPL cung cấp dịch vụ sau bán hàng tại các Trung tâm Piaggio cho tất cả khách hàng Piaggio trong và sau chế độ bảo hành Nhóm 1– Lớp 10B QTKD 1 19
  20. theo quy định. PIPL đã đưa khái niệm “Trung tâm Piaggio” và “Cửa hàng thời trang Vespa” với tiêu chuẩn Piaggio trên toàn quốc. PIPL thường xuyên đào tạo cho các nhân viên của PIPL cũng như các nhà phân phối, đại lý về kỹ thuật và thương mại qua các khóa đào tạo tổ chức tại Italy, Singapore và Việt Nam. Trải qua hơn nửa thế kỷ, có những lúc Vespa làm điên đảo lòng người, lại có những khi Vespa vắng bóng trên đường phố. Hiện nay, Vespa đã lấy lại phong độ của mình để tiếp tục chiếm lĩnh thị phần của dòng xe tay ga cao cấp. Tiếp nối “huyền thoại ITALIA trên đất Việt”, cuối tháng 6/2009, Công ty TNHH Piaggio Việt Nam chính thức khai trương nhà máy và dây chuyền sản xuất xe Vespa tại Việt Nam và nhanh chóng chiếm lĩnh phần lớn thị trường của dòng xe tay ga cao cấp sản xuất nội địa với dòng xe Vespa LX 125 và LX 150. Sau chưa đầy 4 tháng đi vào hoạt động, Công ty Piaggio Việt Nam đã cho ra đời chiếc xe Vespa thứ 10,000 sản xuất tại Việt Nam. Đây là một mốc son quan trọng, thể hiện sự phát triển cũng như sự cam kết của công ty về vai trò to lớn của thị trường Việt Nam. Tới ngày 22/3/2010, công ty Piaggio Việt Nam tiếp tục ra mắt model xe thứ 2 sản xuất tại Việt Nam – Vespa S với phong cách thể thao, khỏe khoắn. Ngày 24/6/2010, nhân kỷ niệm 1 năm thành lập, công ty Piaggio Việt Nam giới thiệu phiên bản đặc biệt Vespa LX hồng (pink) với số lượng hạn chế. Chiếc xe với màu sắc trẻ trung, thời trang đã làm điên đảo thị trường, đặc biệt là các bạn trẻ. Tiếp theo đó, 29/9/2010, sau hơn 1 năm thành lập, chiếc Vespa thứ 50,000 đã xuất xưởng trong sự vui mừng của toàn thể lãnh đạo và nhân viên của công ty Piaggio Việt Nam, hứa hẹn một tương lai đầy triển vọng cho công ty nói chung và dòng xe tay ga cao cấp tại thị trường Việt Nam nói riêng. Và gần đây nhất, ngày 15/10/2010, Công ty đã chính thức giới thiệu màu xe LX “made inVietnam” mới là Vespa LX nâu, tăng tổng số màu xe Vespa LX hiện tại lên 8 màu: trắng, xanh, đỏ, vàng, đen, hồng, be và nâu. Qua những kết quả đạt được thời gian qua và qua việc chính thức chuyển trụ sở chính của tập đoàn tại khu vực Châu Á về Việt Nam, công ty Piaggio Việt Nam đã thể hiện sự kỳ vọng và cam kết của công ty cũng như của cả tập đoàn vào thị trường Việt Nam. Công ty hy vọng những chiếc Vespa sẽ tiếp tục khẳng định vị trí của mình trên thị trường Việt Nam và hứa hẹn một tương lai tương sáng trong thời gian tới. Qua các đặc điểm nhận xét trên, chúng tôi có ý tưởng áp dụng QFD vào sản phẩm xe máy Vespa LX 125 i.e – Piaggio Việt Nam, là một sự kết hợp hoàn hảo giữa phong cách cổ điển và phong cách hiện đại, cùng với sự cải tiến không ngừng để luôn khẳng định vững chắc hình ảnh của mình tại Việt Nam đó là xe máy bánh nhỏ Piaggio, là một hạng xe cao cấp trên thị trường cả về sản phẩm và dịch vụ bán hàng, sau bán hàng. Xe máy bánh nhỏ Piaggio thực sự đã được người tiêu dùng Việt Nam đánh giá là loại xe cao cấp, sang trọng, thời trang và thường gắn liền với những người tiêu dùng có kiến thức, vị trí, học vị trong xã hội. Để hiểu rõ hơn vị trí, hình ảnh của xe máy Vespa LX 125 i.e trên thị trường Việt Nam, nhóm 1 chúng tôi sẽ đưa ra các dữ kiện chính làm cơ sở cho việc điều tra nhu cầu thị trường và thu thập các dự liệu đánh giá các ưu điểm, nhược điểm của dòng xe máy này trên thị trường hiện nay. Nhóm 1– Lớp 10B QTKD 1 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0