YOMEDIA
ADSENSE
Tìm hiểu giải mã Đông y: Phần 1
1
lượt xem 0
download
lượt xem 0
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tài liệu "Giải mã Đông y - NXB Trẻ" phần 1 trình bày các nội dung chính sau: Đông y và văn hóa; Đông y & Tây y Từ góc nhìn văn hóa; Kinh lạc - vẫn là một bí mật chưa thể giải mã; Đông y với một chữ “nhân”; Nho-y-lý-số; Đông y và binh pháp; Đông y là khoa học hay ngụy khoa học;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu giải mã Đông y: Phần 1
- _YHỌC 'ÊSỨC KHỎE. Lương y THÁI HƯ "se .ă II II N:: 77 Hb5 31 5bhc
- ¬ ——. _——— =. ` ^ —=. - » ` => s = ˆ ® š è sZ. » “, 8 ©
- ĐÔNGÝ
- tải bi xuấìxpog0vêt09mY 3g mCSÊN General §cences Library Catalogìng-ìa-Publbcatton Data Thải Hư Giải mãđồngy / TháiHư- TP, HồChỉMinà : Trẻ,2014, Xét. Xkm - (Y hạtsử khỏe). 1. Đồng— Nghiền cửu 2 Y học thay thể-..Nghiền của. Y 1. Medicine, Onenta) — Research, 3.Aernative medicine —Reseanà. &§S - đặc 33 ÑR\ GIi nàĐông *eniô-Sà 934974 * 130987
- Lương y THÁI HƯ _ Giải ma )m m NHÀ XUẤT BẢN TRẺ
- Lời giới thiệu N" Đông y dược cổ truyền của dân tộc ta có thể tồn tại qua hàng ngàn năm, không ngừng phát triển và vẫn đang khai hoa kết trái, đó là do nó có một hệ thống lý luận hoàn chỉnh, cùng với rất nhiều phương pháp chữa bệnh độc đáo, đơn giản, rẻ tiền mà có kết quả rất tốt. Đông y dược cố truyền dân tộc có ưu việt rất lớn trong dưỡng sinh, phòng bệnh, tăng cường sức khóe và kéo dài tuối thọ, nhất là trong điều trị các loại bệnh mạn tính. Đó là những thứ mà nền Y học hiện đại du nhập từ phương Tây chưa thể thay thế. Từ xưa đến nay, Đông y dược cố truyền luôn luôn được dân Việt ta ưa chuộng và tin cậy. Thế nhưng, thế hệ ngày nay muốn tìm hiếu về Đông y dược, thường gặp phải rất nhiều khó khăn. Đó là do Đông y dược cố truyền đã hình thành từ trong lòng một nền văn hóa rất cổ xưa và cho đến nay, sách vở, tài
- liệu về Đông y dược cổ truyền vẫn giữ nguyên diện mạo như thời cổ đại, vẫn sử dụng những thuật ngữ, những khái niện của các triết thuyết thời cổ đại, như Chu Dịch, Âm Dương, Ngũ Hành... Trong khi đó, thế hệ đương đại từ khi lọt lòng mẹ đã được nuôi dưỡng trong hệ thống giáo dục hiện đại, du nhập từ các nước phương Tây. Điều đó khiến cho những danh từ, khái niệm trong Đông y dược cổ truyền trở nên rất xa lạ và rất khó hiểu. Thêm vào đó, hiện tại loại sách phố cập về Đông y dược, dùng ngôn ngữ và những khái niệm hiện đại để diễn giải về Đông y dược lại đang rất hiếm. Tình hình này đã khiến cho rất nhiều người muốn tự học, tìm hiểu về Đông y dược đã phải nản chí. Giải mã Đông y do lương y Thái Hư biên soạn là một cuốn sách đáng chú ý, vì nó thuộc thể loại đang thiếu vắng nói trên. Giải mã Đông y tập hợp các bài viết của tác giả trong nhiều năm gần đây, được bạn đọc gần xa quan tâm và đánh giá tốt. Đó là những bài viết hấp dẫn mà vẫn bảo đảm tính chính xác khoa học, dùng ngôn ngữ hiện đại diễn giải về những vấn đề cốt lõi của Đông y dược cổ truyền, giúp bạn đọc dễ dàng nắm bắt, hiểu rõ được bản chất vấn đề. Mỗi bài viết là một bài báo độc lập, được phân loại, sắp xếp thành ba chương. Chương thứ nhất là những bài liên quan đến diện mạo văn hóa Đông y dược; Chương thứ hai giới thiệu về một số phương thức tư duy độc đáo của thầy thuốc Đông y, khi tiến B_ Thái Hư
- hành chữa trị bệnh tật. Chương thứ ba cung cấp những kiến thức thực dụng, mà mỗi người đều nên biết khi sử dụng Đông Nam dược. Tôi vinh hạnh được làm học trò của Giáo sư tiến sĩ khoa học Đỗ Tất Lợi, người thây thuốc xuất sắc đã có công “bắc nhịp cầu” giữa Y học khoa học hiện đại với Đông y dược cổ truyền Việt Nam. Nay tôi lại có cơ may được viết lời giới thiệu cho cuốn sách của con trai thây. Tôi rất vui mừng được giới thiệu với đông đảo bạn đọc, nhất là những đồng nghiệp mới bước vào nghề, tập sách Giải mã Đôngy của lương y Đỗ Tất Hùng (Thái Hư). Hy vọng, các bài viết trong sách sẽ là những chiếc chìa khóa, giúp bạn đọc mở những cánh cửa, để tự tin bước vào Thế giới của Đông y được. Hi vọng, bạn đọc sẽ tìm được trong cuốn sách nhiều điều bố ích và thiết dụng. Tuy đối tượng chủ yếu của sách là độc giả phổ thông, nhưng sách này cũng là một tài liệu tham khảo rất bổ ích đối với cả những thầy thuốc Đông y chuyên nghiệp, đặc biệt là những người đang làm công tác nghiên cứu về Đông y dược. Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2014 Dược sĩ Đào Kim Long” *.. Dược sĩ Đào Kim Long là người đầu tiên đã phát hiện ra nhân sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh) vào 9 giờ sáng ngày 19-03-1973.
- 3 fme LÍ ˆibiidi trôyb - 1g)8g _.. Hà,
- Chương một Đông y vò văn hóq SP) == , = :
- Đông y B8 Tây ÿ Từ góc nhìn vớn hód +) ối tượng nghiên cứu, của Đông y và Tây y đều là sự sống, sức khỏe và bệnh tật của con người. Mục tiêu của cả hai nền y học, đều là bảo vệ sức khỏe và tìm kiếm những biện pháp chữa bệnh hữu hiệu. Tuy nhiên, do sự khác biệt về văn hóa, nên đã hình thành những quan niệm về bệnh tật, những hệ thống lý luận và phương pháp vệ sinh, phòng bệnh, chữa bệnh, hết sức khác nhau. Văn hoá chính là chiếc lăng kính, qua đó con người cảm nhận về sức khỏe, cũng như thái độ và phương thức ứng xử đối với bệnh tật. Nhìn qua lăng kính văn hóa có thể thấy, giữa Đông y và Tây y có 3 sự khác biệt cơ bản. , lŨ Thái Hư
- s. Trước hết, Tây y là khoa học chữa bệnh có tính đối kháng, Đông y là y học có tính hóa giải. Sự khác biệt đó, có nguồn gốc sâu xa về mặt văn hóa. Từ thuở sơ khai văn minh phương Tây, sự hưng khởi của đế quốc La Mã đã gắn liền với những cuộc chinh phạt liên tiếp. Nhờ tiêu điệt hàng loạt các bộ tộc và quốc gia khác, La Mã đã trở thành một đế chế hưng thịnh trong thời cổ đại. Trong thời Trung Cổ, Thập tự chinh của Thiên Chúa giáo cũng là cuộc chiến tranh tôn giáo khốc liệt, nhằm tiêu diệt những người dị giáo.... Hình thành trong cái nôi văn hóa đó, nên phương thức chữa trị bệnh của Tây y cũng có tính đối kháng hết sức rõ ràng. Thuốc Tây, tức thuốc hóa dược hay tân dược phần lớn là những thứ có tính “đối kháng”, tác dụng chủ yếu là “hủy diệt”, như “diệt nấm”,”Ụ?ú« “sát khuẩn”, “kháng viêm”, “chống xơ vữa”, “tiêu trừ u bướu”... Phát minh thuốc kháng sinh, là thành công rực rỡ của nên y học đối kháng. Nhờ nó, hàng loạt bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như thương hàn, dịch tả, dịch hạch, viêm não... đã bị chế phục. Tuy nhiên hiện nay, đối với những loại vi khuẩn kháng thuốc, hay những bệnh do vi-rút, bệnh tâm thần, rối loạn chuyển hóa... phương thức đối kháng của Tây y đang gặp phải những trở lực rất khó vượt qua. Trái ngược với văn hóa phương Tây, văn hóa Đông y và văn hóa ||
- phương Đông coi trọng “cân bằng” và “điều hòa”. “Trung dung”, tức cân bằng giữa hai thái cực, được người xưa tôn vinh là tiêu chuẩn tối cao trong triết lý tu thân của bậc quân tử. Trong quan hệ với thiên nhiên, phương Đông không chủ trương chế phục, mà hướng tới sự hòa hợp - “thiên nhân hợp nhất”. Trong quan hệ giữa người với người, từ ngàn năm xưa “dĩ hòa vi quý” đã trở thành phương châm xử thế cơ bản. Đặc tính văn hóa đó đã ảnh hưởng sâu sắc tới quan niệm và phương pháp chữa bệnh của Đông y học. Về bệnh tật, Đông y quan niệm, mọi thứ đều là do “âm dương thất điều” - mất sự cân bằng và trung dung gây nên. Để chữa trị bệnh tật, Đông y sử dụng 8 biện pháp cơ bản - “hãn (làm ra mô hôi), “thổ” (gây “ N) nôn), “hạ” (thông đại tiện), “hòa” (hòa giải), “ôn” (làm ấm), “thanh” (làm mát), “tiêu” (tiêu thức ăn tích trệ), “bổ” (bồi bổ) - để khôi phục cân bằng chỉnh thể, hóa giải mâu thuẫn giữa “chính khí” (sức chống bệnh) và “tà khí” (tác nhân gây bệnh). Trong 8 phép đó, không có biện pháp nào mang tính đối kháng, tấn công trực diện vào “bệnh tà” như trong Tây y. Đặc biệt, để thực hiện việc hóa giải có hiệu quả nhất, Đông y chủ trương “trị vị bệnh” (chữa từ khi bệnh chưa hình thành). 2000 năm trước, Nội kinh, bộ sách kinh điển của Đông y đã viết: Bậc thánh y không chờ khi bệnh hình thành rồi mới chữa trị, mà chữa từ khi chưa phát bệnh. Bệnh đã hình thành |Ÿ Thái Hư
- mới dùng thuốc, xã hội đã rối loạn mới lo chấn chỉnh, khác gì khi khát nước mới lo đào giếng, giặc tới nơi mới đúc binh khí, chẳng quá muộn sao? (Thánh nhân bất trị dĩ bệnh, trị uị bệnh; bệnh dĩ thành nhỉ hậu dược chỉ, loạn dĩ thành nhi hậu trị chi, uí do khát nhỉ xuyên tỉnh, đấu nhi chú bình, bất diệc uãn hồ). Do chủ trương “trị vị bệnh”, nên Đông y rất coi trọng dưỡng sinh - nâng cao “chính khí”; Chính khí đầy đủ, thì bệnh tật không thể xâm phạm (Chính khí tôn nội, tà bất khả can). Đó cũng là tư tưởng “tướng giỏi không cần đánh mà thắng” trong Tôn Tử binh pháp (Bất chiến nhi khuất nhân chỉ su). Trong sách Nội kính, dưỡng sinh được đặt vào vị trí tối cao, còn trị liệu chỉ được xem là biện pháp ở bình diện thấp. Tấn công trực tiếp vào “bệnh tà” chỉ được Đông y xem như biện pháp cuối cùng, bất đắc di. “Trị vị bệnh”, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, là chiến lược y tế vô cùng sáng suốt và là nét văn hóa độc đáo của Đông y, từ ngàn năm xưa. Ngày nay, khi phổ bệnh đang có xu hướng chuyển từ nhiễm trùng, sang bệnh tâm thân, nội tiết, chuyển hóa, phương thức sống,... thì chiến lược đó sẽ còn có giá trị thực tiễn và khoa học to lớn hơn nữa. w Thứ hai, Tây y là y học chữa bệnh, còn Đông y là y học chữa người. Tây y được xây dựng trên mô hình thuần túy sinh học. Quan điểm chủ đạo trong Đông y và văn hóa lä
- chữa bệnh là tiêu trừ ổ bệnh, cải biến bệnh lý, thay thế và can thiệp vào hoạt động sống. Do đó, trong quá trình chữa bệnh, thầy thuốc là chủ thể, người bệnh không phải chủ thể, thậm chí có khi người bệnh chỉ được xem như một thực thể giải phẫu có mang mầm bệnh. Thầy thưốc và bệnh nhân giao lưu với nhau ngày càng ít, do máy móc trang thiết bị trong bệnh viện mỗi ngày một tăng. Đông y là nhân thuật. Nên đối tượng chính của Đông y không phải là “bệnh”, mà là “con người”. Con người trong Đông y cùng với môi trường, vũ trụ hợp thành một chỉnh thể thống nhất; người xưa gọi đó là “Thiên nhân hợp nhất”. Bản thân con người cũng là một chỉnh thể thống nhất, nên tinh thần và thể xác hợp nhất với nhau; người xưa gọi đó là “hình thần hợp nhất”. Phương châm cơ bản của Đông y trong chữa bệnh là “lưu nhân trị bệnh”, nghĩa là trước hết phải giữ lấy mạng sống của con người, sau đó mới nghĩ tới vấn đề khống chế, tiêu trừ ổ bệnh. Mục tiêu chữa bệnh của Đông y là lập lại trạng thái “cân bằng chỉnh thể”. Do đó, trong quá trình chữa bệnh, Đông y coi trọng khả năng tự khôi phục và tái tạo của cơ thể con người, lấy việc huy động tiềm năng của con người làm phương châm chính. Vì vậy, bệnh nhân được coi là chủ thể, “nhân vi bản bệnh vi tiêu”, nghĩa là: người là gốc, là chủ thể, bệnh chỉ là ngọn. Chữa bệnh là chữa một con người. Quan hệ giữa |Ậ Thái Hư
- thây thuốc và bệnh nhân là quan hệ giữa người với người. Chẩn đoán và điều trị, là quá trình tiếp xúc và giao lưu giữa hai con người. Thiển nghĩ, điều này có lẽ hợp lý hơn và cũng nhân đạo hơn, so với việc sử dụng quá nhiều thiết bị, máy móc thay cho con người. ma Thứ ba, Tây y là một ngành khoa học mang tính quần thể, còn Đông y là ngành khoa học cá thể hóa. Nhận thức của Tây y về bệnh tật, chủ yếu căn cứ vào kết quả nghiên cứu trên một số lượng lớn bệnh nhân. Kết quả thu được là “ đại lượng trung bình” có tính thống kê, đại diện cho toàn bộ quân thể, các nhân tố đặc thù và ngẫu nhiên đều bị loại bỏ. Do đó tất cả những người bị mắc cùng một bệnh, nói chung đều được chữa trị bằng cùng một loại thuốc. Thí dụ, tất cả những người bị mắc bệnh nhiễm trùng, do một loại vi khuẩn nào đó gây nên, đều được sử dụng cùng những loại kháng sinh. Trong khi đó, Đông y lại dùng thuốc tùy theo nguyên tắc “Biện chứng luận trị”, nghĩa là tùy theo chứng trạng biếu hiện ở người bệnh, mà sử dụng phép chữa, bài thuốc khác nhau. Trên lâm sàng, trăm người mắc cùng một bệnh, có thể được chữa trị bằng hàng trăm phương thuốc khác nhau. Vì phương thuốc được lập ra theo nguyên tắc “Biện chứng luận trị”, tức phỏng theo Đông y và văn hóa lb
- bệnh tình cụ thể ở từng người bệnh. “Phương giả phóng đã”, như y gia thời xưa thường nói. Y học quân thể, có ưu điểm là dễ chuẩn hóa và thuận tiện trong việc phổ cập, nhưng rất khó tính đến những đặc điểm ở từng người bệnh. Y học cá thể hóa, có khả năng thích ứng với bệnh tình cụ thể ở từng người bệnh, nhưng kết quả điều trị không ổn định, vì phụ thuộc rất nhiều vào cảm giác chủ quan của người bệnh, cũng như trình độ chuyên môn của thầy thuốc. Như vậy, mỗi nền văn hóa đều có bản sắc riêng. Mỗi nền y học, Đông y hay Tây y, đều có những ưu thế, sở trường, cũng như sở đoản. Từ khi Tây y du nhập vào nước ta, đã hình thành tình thế, Đông y và Tây y song song tôn tại. Trong điều kiện đó, không tránh khỏi những thể mâu thuẫn, tranh chấp, về phương diện học thuật và phạm vi ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu đặt lợi ích của người bệnh lên trên hết, thì kết hợp, đoàn kết Đông y và Tây y, là phương châm hợp tình và hợp lý hơn cả. | Thái Hư
- Kinh lạc - vên là một bí một chưc thể giỏi mỡ Jhhố, Đông y, có một hệ lý luận rất quan trọng, gọi là “Học thuyết Kinh lạc”. Đọc lại y thư cố, có thể nhận thấy, “Kinh lạc” đã được nói đến từ rất sớm. Cổ nhân nhận định, trong cơ thể con người có một hệ thống những đường vận hành của “khí huyết”, giống như một mạng lưới, gọi là “Kinh lạc”, nối liền nội tạng với “tứ chi bách hài”, tất cả các bộ phận của cơ thể. Đã là thầy thuốc, ắt phải thông hiểu về Kinh lạc. Như vậy, mới hiểu được sinh lí và bệnh lí, mới biết cách chẩn đoán và chữa trị bệnh tật. Do đó nên người xưa mới thường nhắc nhở: Làm thây thuốc mà không biết kinh lạc, thì giống như người đi trong đêm mà không có đèn” (Y nhỉ bất tri kinh lạc, do nhân dạ hành uô chúc). Suốt quá trình lịch sử từ hàng ngàn năm, lý luận về Kinh lạc đã không ngừng Đông y và văn hóa L/
- được hoàn chỉnh, bổ sung bằng kinh nghiệm thực tế và nội dung ngày càng phong phú. Đối với Kinh lạc, từ xưa y gia đều tin tưởng sâu sắc, chẳng chút hoài nghi. Thế nhưng, từ khi văn hóa và khoa học phương Tây du nhập vào phương Đông, thì Học thuyết Kinh lạc bắt đầu bị hoài nghi. Khoa học nghĩa là phân tích và thực chứng. Sinh lý học nói tới Hệ tuần hoàn hay Hệ thần kinh, thì khi giải phẫu cơ thể, sẽ có thể thấy rõ môn một. Trong khi đó, nói tới vị trí của Kinh lạc, cổ thư chỉ mô tả một cách mơ hồ là: Nằm ở phần thịt (phân nhục chỉ gian). Một câu hỏi tất nhiên phải đặt ra là: “Những đường Kinh lạc, trên thực tế ở vị trí nào trong cơ thể?”. Câu hỏi thật đơn giản, nhưng trả lời lại không dễ dàng. Từ thế kỷ trước, các nhà khoa học đã bỏ ra rất nhiều công sức, để tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi này. Hết thế hệ này qua thế hệ khác, các nhà khoa học đã kiên trì cầm dao mổ, “đào xới” khắp các ngõ ngách trong cơ thể, nhưng chỉ tìm thấy những thứ mà Sinh lý học đã “nhìn thấy” hàng trăm năm qua. Ấxry” Với kính hiển vi điện tử, các thiết bị điện tử, số hóa hiện đại, giải phẫu học đã có thể thấy rõ tất cả mọi thứ, không bỏ sót một chỉ tiết nào, thế nhưng vẫn chưa thể tìm thấy cái “hệ thống màng lưới, nối liền các bộ phận trong cơ thể” như cổ thư viết. Do đó, ngày càng có nhiều người hoài nghi, cho rằng trên thực tế không có thứ, mà Đông y gọi là Kinh lạc. Phú định Kinh lạc, cũng có nghĩa là phủ định châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, khí công... Vì l Thái Hư
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn