intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

tìm hiểu một số thích nghi sự dụng trong ofdm 9

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

80
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 5: Chương trình mô phỏng luôn 0.01 do đó nếu theo cơ chế thích nghi chọn mức điều chế thì sẽ luôn luôn không đạt mức phát 16-QAM. 5.4.2.3 Kết quả mô phỏng dùng cơ chế thích nghi chọn lọc sóng mang Dưới đây là giao diện hoạt động của cơ chế thích nghi chọn lọc sóng mang, phương pháp điều chế sóng mang con là 4-QAM, các tham số khởi tạo được cho trong giao diện khởi tạo phía trên như phần mô phỏng không sử dụng cơ chế thích nghi. Dùng cơ chế thích nghi chọn lọc sóng mang kết...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: tìm hiểu một số thích nghi sự dụng trong ofdm 9

  1. Chương 5: Chương trình mô phỏng luôn > 0.01 do đó nếu theo cơ chế thích nghi chọn mức điều chế thì sẽ luôn luôn không đạt mức phát 16-QAM. 5.4.2.3 Kết quả mô phỏng dùng cơ chế thích nghi chọn lọc sóng mang Dưới đây là giao diện hoạt động của cơ chế thích nghi chọn lọc sóng mang, phương pháp điều chế sóng mang con là 4-QAM, các tham số khởi tạo được cho trong giao diện khởi tạo phía trên như phần mô phỏng không sử dụng cơ chế thích nghi. Dùng cơ chế thích nghi chọn lọc sóng mang kết quả là BER tổng luôn xấp xỉ ‘0’ đối với 4-QAM, giá trị này thấp hơn nhiều so với khi không dùng cơ chế thích nghi. - 73 -
  2. Chương 5: Chương trình mô phỏng Kết quả ảnh thu được sau khi truyền qua hệ thống AOFDM có chất lượng cao hơn rất nhiều so với hệ thống OFDM không dùng cơ chế thích nghi. 5.4.2.4 Kết quả mô phỏng dùng kết hợp hai cơ chế thích nghi chuyển mức điều chế và chọn lọc sóng mang Dưới đây là trường hợp khi kết hợp hai phương pháp thích nghi trên với cùng điều kiện kênh như giao diện khởi tạo phía trên: - 74 -
  3. Chương 5: Chương trình mô phỏng Ta thấy với điều kiện kênh xấu như vậy mà khi kết hợp hai phương pháp thích nghi trên thì vẫn cho phép mức điều chế lên đến 16-QAM, tất nhiên tần suất xuất hiện của 16-QAM sẽ ít hơn 4-QAM. Tuy nhiên nêu để ý thì ở mức 16-QAM, số sóng mang dùng để truyền dữ liệu sẽ rất ít thường < 55 sóng mang trên tổng số - 75 -
  4. Chương 5: Chương trình mô phỏng 100 sóng mang, nhưng vẫn đảm bảo được tốc độ truyền dữ liệu người dùng và BER yêu cầu do mức điều chế cao và dùng kết hợp cơ chế thích nghi chọn lọc sóng mang. Điều đặc biệt là không có lần nào hệ thống phải chuyển mức phát BPSK. Vì điều này mà thông lượng của cơ chế thích nghi kết hợp giữa hai cơ chế thích nghi chọn lọc sóng mang và thích nghi mức điều chế lớn hơn hẳn các cơ chế thích nghi độc lập. - 76 -
  5. Chương 5: Chương trình mô phỏng 5.5 Đánh giá hiệu năng của các cơ chế thích nghi Để quan sát của mỗi lần thực hiện mô phỏng có thể dùng hoặc không dùng cơ chế thích nghi, đồ án đã thiết kế giao diện hiển thị:  Hiệu năng BER của hệ thống thông qua kết quả BER trong mỗi lần phát ký hiệu (giá trị hiển thị trên nhãn 'BER' trong phần hiển thị kết quả trên giao diện mô phỏng 'OFDM_S')  Hiệu năng thông lượng của hệ thống, được đo bằng số bit/ký hiệu điều chế sóng mang con ví dụ 4-QAM sẽ có thông lượng là 2 bit/ký hiệu. Thông lượng chính là tốc độ bit truyền dữ liệu. Giao diện hiển thị hiệu năng BER và hiệu năng thông lượng hệ thống sẽ được mở ra ngay khi kết thúc mô phỏng quá trình truyền dữ liệu, để hiển thị kết quả mô phỏng cho trường hợp mới nhất. Dưới đây là giao diện hiển thị hiệu năng BER và hiệu năng thông lượng cho trường hợp mô phỏng hệ thống truyền dẫn OFDM kết hợp cả hai cơ chế thích nghi chọn lọc sóng mang và mức điều chế. - 77 -
  6. Chương 5: Chương trình mô phỏng Để dễ dàng so sánh hiệu năng BER và hiệu năng thông lượng của các cơ chế thích nghi khác nhau, cũng như giữa thích nghi và không thích nghi, đồ án đã tổng kết các - 78 -
  7. Chương 5: Chương trình mô phỏng lần chạy chương trình mô phỏng khác nhau và đưa ra kết quả tổng hợp thông qua giao diện so sánh. Kết quả hiệu năng BER và hiệu năng thông lượng của hệ thống truyền dẫn OFDM thông qua mô phỏng. Giao diện so sánh hiệu năng và thông lượng sẽ được mở ra khi kích chuột vào nút 'So sánh' trên giao diện đánh giá hiệu năng. Chỉ tiêu so sánh: Gồm hai chỉ tiêu là hiệu năng (BER) và thông lượng (BPS).  Đối tượng so sánh: Giữa các hệ thống sử dụng các cơ chế thích nghi, và giữa hệ thống dùng cơ chế thích nghi và hệ thống không dùng thích nghi.  Phương pháp so sánh: So sánh hiệu năng BER (QoS) và hiệu năng thông lượng (BPS) của các hệ thống trên, khi số trạng thái điều chế sóng mang con bắt đầu mô phỏng: 4-QAM, 16-QAM, 64-QAM. Trường hợp 1: Mức điều chế sóng mang thiết lập ban đầu là BPSK, với điều kiện này ta có kết quả: - 79 -
  8. Chương 5: Chương trình mô phỏng Phân tích kết quả:  Hiệu năng BER:  Khi điều kiện kênh truyền xấu SNR < 17 dB hệ thống OFDM dùng cơ chế thích nghi mức điều chế và hệ thống OFDM không thích nghi có hiệu năng như - 80 -
  9. Chương 5: Chương trình mô phỏng nhau do chỉ đảm bảo SNR phát BPSK. Cũng với điều kiên kênh như vậy, hệ thống OFDM dùng cơ chế thích nghi chọn lọc sóng mang và hệ thống OFDM dùng cơ chế thích nghi kết hợp giữa chọn lọc sóng mang và mức điều chế lại có hiệu năng cao hơn, do hai hệ thống này chỉ truyền dữ liệu trên các vùng đáp ứng kênh tốt. Tuy nhiên hệ thống dùng cơ chế thích nghi kết hợp sẽ cho hiệu năng thấp hơn hệ thống dùng nguyên cơ chế chọn lọc sóng mang. Vì, hệ thống d ùng cơ ch ế thích nghi chọn lọc sóng mang giữ nguyên mức điều chế BPSK, nhưng hệ thống dùng cơ chế thích nghi kết hợp đã đảm bảo BER phát 4 -QAM, mặt khác ở mức 4-QAM hiệu năng sẽ thấp hơn 4-QAM.  Khi điều kiện kênh truyền tốt hơn, SNR > 17 dB, ta thấy giữa các hệ thống đã có sự khác biệt rõ ràng. Hệ thống dùng nguyên cơ chế thích nghi chọn lóc sóng mang có hiệu năng cao nhất, do giữ n guyên mức điều chế BPSK và truyền d ữ liệu trên vùng đáp ứng kênh tốt. Hệ thống dùng cơ chế thích nghi mức điều chế do đảm bảo BER phát 4-QAM, ở mức này sẽ cho hiệu năng thấp hơn hiệu năng của hệ thống không dùng thích nghi. Hệ thống dùng cơ chế thích nghi kết hợp do đảm bảo BER phát 16-QAM, ở mức này dù có cơ chế thích nghi chọn lọc sóng mang song hiệu năng vẫn thấp hơn hệ thống không dùng thích nghi luôn giữ nguyên mức điều chế BPSK. Nếu chú ý ta sẽ thấy đường thể hiện BER của các hệ thống dùng cơ chế thích nghi mức điều chế có sự nhảy bậc. Điều này xảy ra do sự chuyển mức điều chế, ở mức điều chế cao BER bao giờ cũng cao hơn ở mức điều chế thấp.  Hiệu năng thông lượng - 81 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2