YOMEDIA
ADSENSE
Tìm hiểu về bông sen trắng giữa lòng Hà Nội: Phần 2
17
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Phần 2 của cuốn sách "Bông sen trắng giữa lòng Hà Nội" tiếp tục trình bày những nội dung về: di sản và những người gìn giữ di sản văn hóa Hồ Chí Minh; bảo tàng Hồ Chí Minh - biểu tượng của tình Hữu nghị Việt - Xô; bàn về xây dựng, duy trì thương hiệu Bảo tàng và di tích Hồ Chí Minh;... Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu về bông sen trắng giữa lòng Hà Nội: Phần 2
- Phần thứ hai DI SẢN VÀ NHỮNG NGƯỜI GÌN GIỮ DI SẢN VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH
- BÔNG SEN TRẮNG MÃI TỎA HƯƠNG GIỮA LÒNG HÀ NỘI* Đ ến nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tròn 40 năm (25/11/1970 - 25/11/2010) xây dựng và trưởng thành. Ngày 25/11/1970, Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra Quyết định số 206-NQ/TƯ thành lập Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh, lễ khởi công xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh được tổ chức vào tháng 8/1985. Sau 5 năm chạy đua với thời gian, sáng ngày 19/5/1990, đúng dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lễ khánh thành Bảo tàng Hồ Chí Minh được tổ chức trang trọng trong niềm hân hoan phấn khởi của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. Trên mảnh đất Ba Đình lịch sử, Bảo tàng hiện lên như một đóa sen trắng bình dị, thanh tao. Cùng với Lăng Bác, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh - công trình văn hóa đặc biệt về Bác Hồ, đã trở thành một điểm hẹn thân thiết, nơi hành hương của ____________ * In trên báo Nhân dân, số ra ngày 20/10/2010. 131
- đồng bào cả nước, của bạn bè khắp năm châu mỗi khi đến Thủ đô Hà Nội. Ngày ngày, trong dòng người từ mọi miền đất nước đến tham quan Bảo tàng, nhiều người, nhiều đoàn khách không giấu được xúc động khi được chứng kiến hành trình và cảm nhận những khó khăn, những hy sinh trong cuộc đời cách mạng của Bác Hồ kính yêu, hiển hiện qua mỗi tài liệu, hiện vật trưng bày trong Bảo tàng. Không chỉ nhân dân Việt Nam mà bạn bè quốc tế cũng dành những tình cảm đặc biệt đối với Người và đánh giá đúng tầm công trình có ý nghĩa này. Họ dường như tìm được tiếng nói chung khi đến Bảo tàng Hồ Chí Minh. Nguyên Tổng thống Ấn Độ Venkataraman đã viết: “Niềm vinh dự lớn đối với tôi là được tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh, nơi tưởng nhớ một con người mà cả cuộc đời đã trở thành huyền thoại. Tấm gương yêu nước, sự hy sinh cao cả của Người là một tấm gương sáng cho chúng ta noi theo. Di sản của Người sống mãi và tiếp tục là nguồn cổ vũ cho hàng triệu con người trên thế giới...”1. Những lời đánh giá đó, hơn lúc nào hết, mỗi cán bộ Bảo tàng hiểu rõ nhiệm vụ cao quý mà Đảng và Nhà nước đã trao cho đội ngũ cán bộ Bảo tàng trong việc phát huy giá trị của di sản văn hóa đặc biệt này: Là trung tâm nghiên cứu và tuyên truyền, giáo dục quần chúng về sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức và tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh. ____________ 1. Bảo tàng Hồ Chí Minh: Bông sen trắng tỏa hương, tr.99. 132
- Công tác tuyên truyền, hướng dẫn khách tham quan được coi như một trong những khâu quan trọng nhất của Bảo tàng. Để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách tham quan, nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm được tổ chức để rút kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu, tuyên truyền của Bảo tàng. Công tác sưu tầm tiếp tục được đẩy mạnh và mở rộng ra quốc tế. Các đoàn đi sưu tầm ở Pháp, Nga, Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, Anh thu được nhiều kết quả, bổ sung vào kho tư liệu Bảo tàng. Đây chính là cơ sở để tiến hành các đợt chỉnh lý, bổ sung trưng bày và cũng là cơ sở để triển khai Đề tài khoa học cấp bộ Nghiên cứu chỉnh lý trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh, góp phần làm Bảo tàng ngày càng hoàn thiện hơn, hấp dẫn hơn. Thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 27/3/2003 của Ban Bí thư, về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới; Chỉ thị 06- CT/TW, ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các hoạt động nghiên cứu tuyên truyền của Bảo tàng Hồ Chí Minh được triển khai mạnh mẽ, mở rộng hơn, không chỉ trong Bảo tàng mà còn phối hợp với các bảo tàng, các học viện, viện nghiên cứu, các phương tiện thông tin báo chí, các đài truyền hình tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học, các triển lãm và chương trình giao lưu tìm hiểu về Đảng, về Bác Hồ. Đồng thời, với các hoạt động nói trên, công tác xuất bản được chú trọng hơn. Số lượng sách xuất bản tăng 133
- lên hằng năm. Bốn mươi năm qua, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã giữ vững vai trò của một bảo tàng đầu hệ, thực hiện nhiệm vụ quy hoạch hệ thống các chi nhánh của Bảo tàng, tạo nên sự thống nhất trong toàn hệ thống về nội dung tuyên truyền về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bảo tàng Hồ Chí Minh cũng không ngừng mở rộng hợp tác quốc tế; nghiên cứu, phối hợp với các nước bạn phát huy giá trị của các di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước ngoài. Hiện nay có hàng chục di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc, Thái Lan, Pháp, Lào... đã được bảo tồn và đang phát huy tác dụng. Kết quả phấn đấu làm việc của cán bộ, viên chức, người lao động của Bảo tàng Hồ Chí Minh trong 40 năm qua được thể hiện bằng những con số đầy thuyết phục: Trong 20 năm mở cửa (từ năm 1990), Bảo tàng đã tiếp đón hơn 25 triệu lượt khách tham quan, trong đó có gần 5 triệu lượt khách là người nước ngoài đến từ hơn 60 quốc gia. Tổ chức gần 50 cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh; về công tác chuyên môn, nghiệp vụ của bảo tàng, di tích. Tổ chức hàng trăm cuộc triển lãm tại Bảo tàng và các nước khác như Liên Xô, Pháp, Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc... Xuất bản 50 cuốn sách, ra 28 số nội san Thông tin tư liệu. Thực hiện 16 đề tài khoa học cấp bộ, 13 đề tài khoa học cấp cơ sở. Sưu tầm, tiếp nhận hơn 9.000 hiện vật, tài liệu để góp phần xây dựng Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện nay với hơn 130 nghìn hiện vật, tài liệu. 134
- Bảo tàng đã xây dựng Thư viện chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh có 6.700 đầu sách (với 25 nghìn bản), thường xuyên cập nhật gần 100 loại báo cáo, tạp chí và tập hợp, thông tin 18 nghìn tin, bài viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh; Kho tư liệu với hơn 12 nghìn đầu tài liệu. Hoạt động của Bảo tàng Hồ Chí Minh luôn được các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đánh giá cao. Ngày 17/3/2007, đến thăm và nói chuyện với cán bộ và người lao động Bảo tàng, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã viết trong sổ vàng: “Bảo tàng Hồ Chí Minh là nơi lưu giữ và phát huy những giá trị di sản cực kỳ quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các thế hệ cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh trong nhiều năm qua đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đưa nơi đây trở thành trường học giáo dục về cuộc đời và sự nghiệp của Người”. Bốn mươi năm xây dựng và trưởng thành, Bảo tàng Hồ Chí Minh nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, năm nay nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập, các thế hệ cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh được vinh dự đón nhận phần thưởng cao quý - Huân chương Độc lập hạng nhất. Với truyền thống vốn có, các thế hệ tiếp nối của Bảo tàng Hồ Chí Minh sẽ không ngừng phấn đấu để ngày càng xứng đáng là trường học giáo dục về cuộc đời và sự nghiệp của Người, để “bông sen trắng” mãi tỏa hương giữa lòng Hà Nội nghìn năm văn hiến. 135
- BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH - BIỂU TƯỢNG CỦA TÌNH HỮU NGHỊ VIỆT - XÔ* T ọa lạc ở vùng đất thiêng, giữa trung tâm Ba Đình lịch sử, Bảo tàng Hồ Chí Minh rực rỡ như một bông sen trắng. Công trình bảo tàng là kết quả của sự đầu tư công sức, trí tuệ, kinh phí của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta và sự viện trợ chí tình chí nghĩa của bạn bè quốc tế, trong đó chủ yếu của nhân dân Xôviết. Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, thể theo nguyện vọng của toàn dân, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định xây dựng Lăng và Bảo tàng về Người tại Quảng trường Ba Đình. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh khánh thành năm 1975. Còn nhà bảo tàng, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng phân công đồng chí Trường Chinh, Ủy viên Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng nội dung trưng bày. Nhưng về kiến trúc ngôi nhà bảo tàng và thiết kế mỹ thuật trưng bày? Việt Nam không có kinh phí và cũng chưa hề có kinh nghiệm. Hai việc khó khăn này đã được Liên Xô vui lòng ____________ * Bài đăng trên báo Thời nay, số tháng 11/2018. 136
- đảm nhận. Năm 1978, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô A. Côxưghin gửi thư cho Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Phạm Văn Đồng, thông báo Chính phủ Liên Xô nhận giúp đỡ Việt Nam xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh bằng vốn viện trợ không hoàn lại. Kiến trúc sư Việt Nam chưa có kinh nghiệm thiết kế bảo tàng hiện đại, nên trải qua rất nhiều lần thi tuyển rộng rãi, nhưng không bản vẽ nào đáp ứng được yêu cầu, cuối cùng đến năm 1982, việc thiết kế nhà bảo tàng đã được giao cho Viện thiết kế Medenxep thuộc Ủy ban Xây dựng Nhà nước Liên Xô đảm nhiệm. Kiến trúc sư Garon Ixacovich - người đã thiết kế Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, được chỉ định làm chủ trì thiết kế công trình. Có một việc không nhiều người biết, nhưng qua đó càng thấy tấm lòng của các bạn Liên Xô với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là khi ký Hiệp định ngày 02/02/1979 về việc Liên Xô giúp xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh chỉ gồm phần công trình, nhưng phía Việt Nam lại hiểu rằng sẽ gồm cả tòa nhà bảo tàng lẫn trang thiết bị cũng như nội thất trưng bày. Mãi sau này, trong quá trình làm việc, chúng ta mới phát hiện ra điều đó. Mà với điều kiện kinh phí và trình độ Việt Nam khi ấy, nếu chỉ có tòa nhà mà chưa có trang thiết bị và trưng bày nội thất, thì việc mở cửa trưng bày là rất khó khăn. Trước tình hình đó, ngày 17/11/1983, Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam gửi thư cho Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đề nghị bạn tiếp tục giúp đỡ cả về phần trang thiết bị và thi công nội thất 137
- bảo tàng. Rất nhanh chóng, không đầy một tháng sau, ngày 15/12/1983, phía Liên Xô có công hàm trả lời đồng ý với đề nghị của Việt Nam và giao công việc này cho Liên hiệp trang trí Mỹ thuật Mátxcơva và Bảo tàng Trung ương Lênin trực tiếp thực hiện. Có thể nói, công trình Bảo tàng Hồ Chí Minh được những kiến trúc sư, kỹ sư, họa sĩ, chuyên gia trưng bày... giỏi nhất, tài hoa nhất của Liên Xô khi đó trực tiếp sáng tạo và thi công. Vật tư, thiết bị cũng là những thứ đứng đầu khi đó: vật tư dùng trong nội thất trưng bày là của Hàng không vũ trụ Liên Xô, toàn bộ trang thiết bị nghe nhìn, khi Việt Nam bày tỏ muốn dùng hàng Nhật, Liên Xô cũng vui lòng đầu tư mua và thuê kỹ sư Tiệp Khắc lắp cho công trình. Theo thông lệ khi nhận viện trợ cho một công trình, phía nước nhận viện trợ phải có vốn đối ứng. Song do đòi hỏi cao của vật tư đặc chủng, nên Việt Nam chỉ góp gỗ, cát sỏi và nhân công (cũng xin ghi nhận sự đóng góp to lớn về hiện vật, về kinh phí cho việc xây dựng nội dung, và hàng chục nghìn ngày công lao động cộng sản của thanh niên, học sinh, sinh viên, bộ đội, đồng bào Thủ đô và cả nước cho việc giải phóng mặt bằng, và xây dựng khuôn viên bảo tàng). Ngay cả tiền trả lương cho công nhân Việt Nam, khi biết Công ty xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh - một đơn vị của Tổng công ty xây dựng Hà Nội nhận nhiệm vụ thi công, chưa được nhận tiền công, Liên Xô đã cho bán bàn là, quạt điện, phích đá, xe đạp... là khoản viện trợ bằng hàng cho công trình, để lấy tiền trả lương. 138
- Bây giờ nhìn lại những năm 1980, kinh tế Việt Nam rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Sự nghiệp Đổi mới do Đảng ta phát động năm 1986, vừa mới bắt đầu, phải nhiều năm sau mới đem lại thay đổi tích cực. Vào những năm đó, nội bộ Liên Xô bắt đầu lâm vào khủng hoảng, không khắc phục được, dẫn đến sụp đổ năm 1991. Nhớ lại bối cảnh đó mới thấy tấm lòng hào hiệp, vô tư của nhân dân Liên Xô vĩ đại như thế nào. Nhưng không phải dấu ấn Xôviết với Bảo tàng chỉ có vậy, mà trước đó hơn một thập kỷ, những cán bộ nghiệp vụ đầu tiên của Bảo tàng Hồ Chí Minh đã được gửi đi đào tạo trên đại học ở Liên Xô và Bungari. Từ năm 1975, hằng năm Bảo tàng Trung ương Lênin đón 5 cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh sang Liên Xô trao đổi nghiệp vụ một tháng (từ năm 1985 đến năm 1990, rút xuống nửa tháng để số người được tăng lên 10). Không kể các đoàn lãnh đạo đi ký kết hợp tác hoặc phối hợp với họa sĩ Liên Xô thiết kế mỹ thuật trưng bày, riêng các đoàn đi trao đổi nghiệp vụ đã gần 20 đoàn, với hơn một trăm người tham dự. Gọi là trao đổi nghiệp vụ là cách nói bình đẳng, chứ thực ra mọi người ở Bảo tàng Hồ Chí Minh thực sự coi đó là các chuyến đi học về phương pháp làm việc - vì chưa có kinh nghiệm gì để trao đổi. Là người tham gia đoàn đi học năm 1982, tôi ấn tượng mãi về đất nước và con người Xôviết. Ấn tượng không chỉ bởi Thủ đô Mátxcơva hay thành phố Lêningrát đồ sộ, tươi đẹp, các công trình văn hóa hoành tráng, mà chính 139
- ở sự ân cần của mỗi người dân Xôviết đối với người Việt Nam chúng ta. Chúng tôi là cán bộ cấp nhỏ, rất nhỏ, mà được thu xếp ở Khách sạn Tháng Mười - khách sạn dành cho cán bộ cao cấp người nước ngoài; được đích thân Giám đốc Bảo tàng Trung ương Lênin, bà Onga Crivôsâyna, đồng chí Glarunốp - Vụ trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô - tiếp và giảng bài. Chị Laritxa, cán bộ Phòng Đối ngoại của Bảo tàng thì ân cần chăm sóc chúng tôi như người thân. Tôi nhớ mãi sau bữa cơm trưa ngày thứ 29 của chúng tôi ở Liên Xô, chị bảo: “Sáng mai về, chiều nay được nghỉ tự do, các em có nguyện vọng gì không?”. Là Phó đoàn nhưng được anh Trưởng đoàn giao cho phát ngôn hằng ngày, nên tôi đề đạt luôn: “Chúng em nghe nói Tháp truyền hình Mátxcơva rất đẹp, chị có thể cho chúng em lên được không?”. Chị băn khoăn: “Đúng đấy, rất đẹp, nhưng vé khá cao, lại không có trong chương trình được duyệt”. Bọn tôi chia sẻ: “Vậy thì thôi chị ạ”. Dường như đọc được vẻ tiếc nuối trên khuôn mặt chúng tôi, chị quả quyết đứng dậy: “Để chị gọi điện báo cáo Ban Giám đốc”. Nói là làm, chị ra quầy lễ tân khách sạn gọi nhờ điện thoại, một lúc sau thấy chị hớn hở quay lại: “Được rồi các em, 13 giờ chiều nay đi nhé. Đi sớm để thời tiết đẹp, mới ngắm được toàn cảnh thành phố”. Bảo tàng Hồ Chí Minh đã khánh thành được 28 năm. Đến hôm nay, toàn công trình cũng như mọi trang thiết bị chủ yếu chưa hề xuống cấp. Người Việt mình thường 140
- đánh giá: “Đồ của Liên Xô là “nồi đồng, cối đá””, Đúng vậy! - vật tư chuẩn, người thiết kế chuẩn, cộng với tình yêu Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh của những người tham gia, nên các bạn Liên Xô (Nga) đã giúp ta có được một công trình như thế. 141
- BÀN VỀ XÂY DỰNG, DUY TRÌ THƯƠNG HIỆU BẢO TÀNG VÀ DI TÍCH HỒ CHÍ MINH C ó rất nhiều giải pháp nhằm thu hút đông đảo khách tham quan đến với các bảo tàng, di tích và công trình tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, ở bài viết này, tôi muốn nêu lên một vấn đề không mới, nhưng chưa được nhiều người bàn tới. Đó là xây dựng thương hiệu cho các bảo tàng, di tích và công trình tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (từ đây xin được gọi tắt là: bảo tàng và di tích Hồ Chí Minh). Liệu có ai đó sẽ hỏi: Sao lại nói thương hiệu bảo tàng? Vì lâu nay ta thường quan niệm thương hiệu chỉ dành cho sản xuất, kinh doanh hay truyền thông... Trong thế giới hội nhập này, cái gì hay, cái gì tốt, cái gì phù hợp cho sự phát triển đều trở thành “sản phẩm của nhân loại”. Vậy tại sao lại không bàn xây dựng thương hiệu cho các bảo tàng? Trong bài viết này, xin trình bày lần lượt bốn vấn đề sau: - Thương hiệu là gì? Những yếu tố cấu thành thương hiệu? - Có cần thiết vận dụng thương hiệu vào hoạt động bảo tàng không? 142
- - Bảo tàng và di tích Hồ Chí Minh đã hình thành thương hiệu chưa? - Làm gì để giữ được thương hiệu của Bảo tàng? 1. “Thương hiệu”, theo Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia), là: khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hóa nhằm khẳng định chất lượng và xuất sứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn với quyền sở hữu của nhà sản xuất. Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), “thương hiệu” là một dấu hiệu (hữu hình hay vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp, bởi một cá nhân hay một tổ chức. Như thế, thương hiệu (brand) hiểu một cách đơn giản, là một cái tên gắn với một sản phẩm hoặc một nhà sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, khi mà đang có sự cạnh tranh khốc liệt để giành giật khách hàng, công chúng... khi mà khách hàng có biết bao nhiêu sự lựa chọn khác nhau, thì thương hiệu đang ngày càng khẳng định vai trò “định hướng lựa chọn” tuyệt vời của mình và ngày càng trở nên một thành tố quan trọng trong văn hóa và trong nền kinh tế. Thương hiệu được hiểu là một dạng tài sản phi vật chất. Các tác giả của Bách khoa toàn thư mở cũng lưu ý chúng ta cần phân biệt THƯƠNG HIỆU (brand) với NHÃN HIỆU (trade mark). Một nhà sản xuất thường 143
- được đặc trưng bởi một thương hiệu, nhưng họ có thể sở hữu nhiều nhãn hàng hóa khác nhau. Ví dụ thương hiệu Toyota, nhưng có rất nhiều nhãn hàng hóa như Camry, Innova... Có hai khía cạnh gắn với thương hiệu là TÂM LÝ và TRẢI NGHIỆM. Trải nghiệm là tổng hợp tất cả những gì người tiêu dùng cảm nhận được sau khi tiếp xúc, sử dụng sản phẩm mang thương hiệu đó. Tâm lý (hoặc hình ảnh của thương hiệu) là một kiến tạo biểu tượng được tạo ra trong tâm trí người tiêu dùng và gợi lên tất cả những thông tin và trông đợi gắn với sản phẩm hoặc dịch vụ có thương hiệu đó. Có hai yếu tố cấu thành thương hiệu, đó là: PHẦN ĐỌC ĐƯỢC và PHẦN KHÔNG ĐỌC ĐƯỢC. Phần đọc được bao gồm những yếu tố có thể đọc được, tác động vào thính giác (tai) người nghe như: tên công ty, tên doanh nghiệp, tên sản phẩm, khẩu hiệu đặc trưng, đoạn nhạc hay yếu tố phát âm khác. Phần không đọc được bao gồm những yếu tố chỉ cảm nhận được bằng thị giác (mắt) như: hình vẽ, biểu tượng, màu sắc, kiểu dáng thiết kế, bao bì và các yếu tố nhận biết bằng mắt khác. Chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang, trong bài viết: “Brand - Thương hiệu là gì?” đã rất có lý khi cho rằng, sản phẩm (product) và thương hiệu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi một sản phẩm cụ thể với chất lượng cam kết thể hiện đúng, giữ đúng lời hứa và được “người mua” tin tưởng, khi đó hình thành thương hiệu, tức sản phẩm trở 144
- thành thương hiệu. Như vậy, đỉnh cao của sản phẩm chính là thương hiệu, hay nói cách khác: Thương hiệu chính là một hình thức mới của sản phẩm. Võ Văn Quang tán thành định nghĩa của học giả có uy tín trên thế giới là Simon Anholt về thương hiệu như sau: “Thương hiệu là một sản phẩm, dịch vụ hay tổ chức, có tên gọi, nhận diện và uy tín đã được công nhận”. Theo đó, công thức về thương hiệu sẽ là: Product + Trade mark Brand (sản phẩm + nhãn hiệu thương hiệu)1 2. Theo cách tiếp cận trên, các bảo tàng và di tích Hồ Chí Minh hoàn toàn có thể suy nghĩ để chủ động vận dụng các nguyên lý về xây dựng thương hiệu vào hoạt động bảo tàng. Tuy nhiên, có thể có người chất vấn: Bảo tàng, nhất là hệ thống bảo tàng và di tích Hồ Chí Minh là thiết chế văn hóa đặc thù, là tổ chức phi lợi nhuận, sao lại phải bày ra việc nghiên cứu và xây dựng thương hiệu? Để tạo được sự đồng thuận, cần thống nhất về mặt nhận thức, mà trước tiên cần giải đáp câu hỏi: Tại sao lại phải xây dựng thương hiệu bảo tàng? “Mọi hoạt động của bảo tàng đều xoay quanh hiện vật gốc”, 40 năm trước đây khi học bảo tàng, các thầy cô giáo dạy tôi như thế. Và hôm nay khi đứng trên bục giảng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, giảng về bảo tàng, tôi ____________ 1. Xem Võ Văn Quang: “Brand - Thương hiệu là gì?”, web: www. vnpost.vn, ngày 22/5/2012. 145
- vẫn dạy y chang như vậy. Đơn giản vì đó là nguyên lý, là quy luật không thể thay thế được. Tuy nhiên hôm nay tôi nêu thêm quy luật thứ hai, đó là “Bảo tàng phải hướng tới công chúng”. Đây không phải sáng kiến của tôi, mà là kết luận, là khẳng định của ngành bảo tàng học thế giới. Ai làm bảo tàng cũng đều biết các chức năng của bảo tàng là: nghiên cứu khoa học, giáo dục khoa học, tư liệu hóa di sản văn hóa,... Luật di sản văn hóa (sửa đổi, bổ sung năm 2009) viết: “Bảo tàng là thiết chế văn hóa có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người và môi trường sống của con người, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng”1. Luật di sản văn hóa đã nêu rất rõ mục tiêu hướng tới công chúng của bảo tàng, đó là: phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập; tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng. Mấy chục năm trước, trong điều kiện kinh tế chưa phát triển, các phương tiện vui chơi giải trí chưa nhiều, công nghệ thông tin và truyền thông chưa bùng nổ như hiện nay, việc tìm kiếm các giải pháp để tăng cường số lượng công chúng đến với các bảo tàng và di tích Hồ Chí Minh hầu như chưa phải đặt ra. Có nơi (như Bảo tàng Hồ Chí Minh Trung ương) số lượng khách còn vượt công suất ____________ 1. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr. 35. 146
- thiết kế. Cho đến nay, cũng chưa có bảo tàng, di tích Hồ Chí Minh nào rơi vào cảnh đìu hiu, vắng khách. Tuy nhiên, chúng ta có thể chủ quan được không? Câu trả lời là không. Bởi lẽ, trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà vận hội và thách thức đan xen, cạnh tranh quyết liệt, dừng lại, xả hơi,.. đồng nghĩa với sự thất bại ngày mai. Al Ries và Laura Ries, hai trong số những nhà tư vấn marketing nổi tiếng nhất thế giới đã viết: “Cách duy nhất để vượt trội trong thương trường ngày nay là phải xây dựng sản phẩm hay dịch vụ của mình thành một thương hiệu - một thương hiệu thực sự”1. Mục tiêu xây dựng thương hiệu ở các bảo tàng và di tích Hồ Chí Minh là để phục vụ công chúng, chứ không phải vì lợi nhuận. Đây là điều khác cơ bản về bản chất, về động cơ xây dựng thương hiệu giữa bảo tàng, di tích Hồ Chí Minh với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác. 3. Vậy thương hiệu của các bảo tàng và di tích Hồ Chí Minh là gì? Chúng ta đã có thương hiệu chưa? Hai chuyên gia marketing Al Ries và Laura Ries, trong cuốn sách 22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu, đã trình bày rất sinh động về 22 quy luật đó, như là: quy luật mở rộng thương hiệu, quy luật hướng tâm, quy luật quảng bá, quảng cáo, từ khóa, tín nhiệm, chất lượng, dòng sản phẩm, tên hiệu, các thương hiệu ____________ 1. Xem Al Ries và Laura Ries: 22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2014. 147
- mở rộng, phường hội, tên chung, quy luật công ty, các thương hiệu phụ, các thương hiệu chị em, kiểu dáng, màu sắc, biên giới, đồng bộ, thay đổi, “sinh - lão - bệnh - tử” và quy luật đặc thù1. Tiếc rằng họ không viết cuốn sách chuyên biệt về xây dựng thương hiệu bảo tàng để chúng ta nghiên cứu, vận dụng. Trở lại với công thức tạo dựng thương hiệu: sản phẩm + tên gọi thương hiệu. Từ những điều tiếp thu được và từ thực tiễn Bảo tàng và di tích Hồ Chí Minh, tôi cho rằng: 3.1. Về tên gọi: trong các quyết định thành lập của cấp bộ hay cấp tỉnh, trong quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ, các bảo tàng và di tích Hồ Chí Minh đã rất chính danh. Xét về góc độ tâm lý hay trải nghiệm, phần đọc được hay không đọc được của thương hiệu, các bảo tàng và di tích Hồ Chí Minh chắc chắn đã tạo dựng được các dấu ấn tốt đẹp trong lòng đồng bào cả nước và bè bạn quốc tế. 3.2. Về sản phẩm: với các Bảo tàng và di tích Hồ Chí Minh, sản phẩm bao gồm hai yếu tố, đó là nội dung, hình thức trưng bày và chất lượng dịch vụ phục vụ. Nội dung và hình thức trưng bày: Ở Bảo tàng Trung ương và 6 bảo tàng chi nhánh đều tuân thủ một nội dung chung nhất là giới thiệu tám chủ đề về thân thế, ____________ 1. Xem Al Ries và Laura Ries: 22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu, Nxb. Lao động - xã hội, Hà Nội, 2014. 148
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn