TÌM HIỂU VỀ CÁ TRẮM CỎ
lượt xem 65
download
Thân tròn dài, hơi dẹp bên, nhất là cuống đuôi. Bụng tròn, không có sống bụng. Đầu tù hơi ngắn, miệng ở phía trước rộng, hình vòng cung không có râu. Hàm trên hơi dài hơn hàm dưới... Mắt bé ở hai bên đầu. Chiều dài thân bằng 3,38-3,80 lần chiều cao và 3,50-4,20 lần chiều dài đầu. Chiều dài đầu bằng 4,50-6,80 lần đường kính mắt và bằng 1,70-1,90 lần khoảng cách hai ổ mắt. Khoảng cách hai mắt rộng. Rãnh sau môi dưới đứt quãng ở giữa....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TÌM HIỂU VỀ CÁ TRẮM CỎ
- TÌM HIỂU VỀ CÁ TRẮM CỎ Tổ 1 - Lớp 10T1 I. Nguồn gốc, phân bố: - Danh pháp khoa học: Ctenopharyngodon idella. Tên chính thức: Ctenopharyngodon idellus Cuvier & Valenciennes. - Phân bố trên thế giới: Phân bố tự nhiên ở Trung quốc, tập trung nhiều ở vùng Hoa nam. - Ngày nay, cá Trắm Cỏ được di nhập đến hầu hết các thuỷ vực trên thế giới. Ở Vịêt Nam, cá trắm cỏ chủ yếu phân bố sông Hồng; sông Kỳ Cùng (Lạng sơn) thuộc hệ thống sông Tây giang Trung quốc. - Năm 1958 cá Trắm cỏ đã được nhập từ Trung quốc về Việt Nam nuôi thử nghiệm và 1964 cho sinh sản nhân tạo thành công. II. Đặc điểm hình thái: - Thân tròn dài, hơi dẹp bên, nhất là cuống đuôi. Bụng tròn, không có sống bụng. Đầu tù hơi ngắn, miệng ở phía trước rộng, hình vòng cung không có râu. Hàm trên hơi dài hơn hàm dưới... Mắt bé ở hai bên đầu. Chiều dài thân bằng 3,38-3,80 lần chiều cao và 3,50-4,20 lần chiều dài đầu. Chiều dài đầu bằng 4,50-6,80 lần đường kính mắt và bằng 1,70-1,90 lần khoảng cách hai ổ mắt. Khoảng cách hai mắt rộng. Rãnh sau môi dưới đứt quãng ở giữa. - Vảy lớn vừa. Vây lưng không có tia gai cứng. Khởi điểm vây lưng tương đương với khởi điểm vây bụng hoặc hơi trước một ít và gần mõm hơn gốc vây đuôi. Các vây dài bình thường không chạm các vây sau. Vây đuôi chia thuỳ sâu, hai thuỳ ít nhọn hoặc hơi tròn và đều bằng nhau. Vẩy tròn, to, mỏng. Đường bên hoàn toàn, phần trước hơi cong xuống, đến cuống đuôi đi vào giữa. Hậu môn gần sát gốc vây hậu môn. Vây hậu môn không có tia gai cứng. - Đốt sống toàn thân 40-42. Bóng hơi hai ngăn, ngăn sau bằng 1,8-2,0 lần ngăn trước. Ruột tương đối dài bằng 1,9-2,5 lần chiều dài thân. - Mặt lưng và hông màu xám khói, bụng trắng hơi vàng. Các vây xám nhạt. - Thân cá màu vàng chè, bụng màu trắng xám. Vây ngực và vây bụng màu vàng tro. III. Đặc điểm sinh học: 1. Đặc điểm sinh học - Cá Trắm cỏ là loài cá có khả năng thích ứng rộng với điều kiện môi trường, sống được trong môi trường nước tĩnh, nước chảy, sinh trưởng và phát triển bình thường trong môi trường có nồng độ muối từ 0-8‰. Thích ứng với nhiệt độ từ 13-32oC nhưng nhiệt độ tối ưu là 22-280C, khoảng pH thích hợp từ 5-6; ngưỡng ôxy thấp từ 0,5-1mg/l. - Khả năng thích ứng của cá trắm cỏ tương đối lớn nên trong mấy chục năm gần đây thích nghi với điều kiện sống mới cá trắm cỏ đã sinh sản tự nhiên được ở một số thuỷ vực thuộc Nhật Bản, Đông Nam Á và Đông Âu. Do tính chất đặc biệt về sinh sản, sự phân bố tự nhiên của cá trắm cỏ phụ thuộc vào độ dài vùng nước, đặc điểm thuỷ văn và thức ăn. - Cá trắm cỏ thích sống ở tầng giữa và tầng dưới, nơi gần bờ có nhiều cỏ nước, bơi lội nhanh nhẹn. Thức ăn chính của cá là các loài cỏ nước, thực vật thượng đẳng như các loại rong mái chèo, rong đuôi chó, rong tôm, bèo tấm, bèo hoa dâu. Chúng ăn cả rau và cỏ trên cạn. Ở giai đoạn
- nhỏ cá thường ăn tảo, chất vẩn, protozoa. Khi cá lớn cỡ 8-10cm thì chuyển sang ăn thức ăn thực vật bậc cao, nhất là cỏ. Cá trắm cỏ nuôi trong ao ngoài ăn cỏ chúng còn được cung cấp thức ăn tinh như cám gạo, ngô, sắn. Cá phàm ăn và tính lựa chọn thức ăn không cao. 2. Sinh trưởng và sinh sản: - Cá trắm cỏ có kích cỡ lớn, nặng nhất đạt tới 35-40kg, cỡ thương phẩm trung bình là 3-5kg. So với các loài cá khác có cùng kích thước thì trong điều kiện tối ưu, cá trắm cỏi thể hiện tốc độ sinh trưởng lớn hơn các loài cá khác, cá nuôi trong ao sau 1 năm đầu đạt 1kg và các năm sau đó đạt 2-3 kg ở vĩ độ ôn đới, hay 4-5kg mỗi năm ở vĩ độ nhiệt đới. - Giống như các động vật biến nhiệt khác, tốc độ phát dục của cá chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện môi trường. Sự thành thục của tuyến sinh dục có quan hệ chặt chẽ với tuổi cá, ít quan hệ với thể trọng và chiều dài. Những cá thể sinh trưởng tốt thành thục sớm hơn thông thường. Cá đực thành thục sớm hơn cá cái 1 năm, cá biết có con sớm hơn 2 năm. Tuy nhiên tuổi thành thục còn phụ thuộc vào điều kiện nuôi dưỡng, nhiệt độ, dòng chảy, loại hình thuỷ vực. Cá trắm cỏ có thể thành thục ngay trong năm đầu tiên với trọng lượng cơ thể là 2-3kg như ở Malasta. Ở Hoa Nam-Trung Quốc, do nhiệt lượng đầy đủ, cá trắm cỏ thành thục sớm. Cá trắm cỏ ở Quảng Đông thành thục ở tuổi thứ 5 nếu được nuôi vỗ tốt, cá biệt có cá thể thành thục ở tuổi thứ 4. - Viện NCNT Thuỷ Sản 1 nghiên cứu về tuổi và kích thước thành thục của cá trắm cỏ thu được một số kết quả: cá trắm cỏ đực 3 tuổi dài 53cm nặng 3kg; cá cái 4 tuổi dài 60cm nặng 3,5kg đã có thể tham gia sinh sản lần đầu tiên. IV. Một số bệnh thường gặp và cách điều trị: 1. Bệnh đốm đỏ a) Dấu hiệu bệnh lý - Đầu tiên cá kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên mặt nước, vẩy bong ra, da màu tối xẫm, cá mất nhớt, hậu môn viêm đỏ lồi ra ngoài, xuất huyết trên thân, quanh miệng hay ở các gốc vây, các đốm đỏ ăn sâu vào cơ, cá có mùi tanh đặc trưng. - Dấu hiệu bên trong: ruột có thể chứa đầy hơi, thành ruột xuất huyết, nhiều chỗ bị hoại tử thối nát, xoang bụng chứa nhiều dịch nhờn hôi thối (còn gọi là bệnh viêm ruột). Gan tái nhợt, mật đen thẫm, thận nhũn. b) Tác nhân gây bệnh Bệnh do các loài vi khuẩn Aeromonas di động, bao gồm A.hydrophyla, A.caviae, A.sorbria. Các vi khuẩn Aeromonas di động đều phân lập được từ cá nước ngọt nhiễm bệnh, thường gặp nhất là loài A.hydrophila. Ngoài ra có thể gặp vi khuẩn gram âm Pseudomonas fluorescens hoặc proteus rettgeri. Bệnh đốm đỏ gọi là bệnh viêm ruột ở cá trắm cỏ. Bệnh thường gặp ở cá trắm cỏ trên 1 tuổi, nên còn gọi bệnh viêm ruột cá trắm cỏ 2 tuổi và là loại bệnh đường ruột. c) Phân bố và lan truyền bệnh - Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường gặp nhất là vào mùa xuân và mùa thu ở miền Bắc và mùa mưa ở miền Nam. - Bệnh viêm ruột cá trắm cỏ có điều kiện nhất định, môi trường nước và thức ăn không sạch sẽ gây bệnh cho cá. d) Phòng và trị bệnh: - Phòng bệnh: Đảm bảo môi trường sạch không bị ô nhiễm hữu cơ, cá không bị sốc. Vào mùa bệnh 2 lần/tháng dùng thuốc KN–04-12 và Vitamin C trộn vào thức ăn cho cá với liều lượng 2g/kg cá/ngày cho ăn liên tục trong 3 ngày. Sử dụng thuốc 1 lần/tháng vào mùa không bệnh. Bón vôi cho ao nuôi 2 lần/tháng vào mùa bệnh và 1lần/tháng vào mùa khác.
- - Trị bệnh: + Cá giống tắm bằng Oxytetracycline, Streptomycine nồng độ 20–50g/m3 nước trong 1giờ, tuỳ vào phản ứng của cá mà có thể giảm thời gian tắm. + Cá thịt dùng kháng sinh trộn vào thức ăn, dùng thuốc KN-04-12 liều dùng 4g/kg cá/ngày, cho ăn liên tục trong 5–7 ngày. Với kháng sinh từ ngày thứ 2 liều dùng giảm 1/2 so với ngày đầu. + Dùng rau sam rửa sạch bằng nước muối 3% cho ăn liên tục trong 6 ngày với liều dùng từ 1,5 – 3kg rau/100kg cá. Đối với cá giống thì cần băm nhỏ rồi cho cá ăn. 2. Bệnh xuất huyết: a) Dấu hiệu bệnh lý Da cá có màu tối xẫm, cá nổi lờ đờ trên tầng mặt. Cá bệnh nặng có một số dấu hiệu: mắt lồi và xuất huyết, mang nhợt nhạt, nắp mang, vây xuất huyết. Cá giống trắm cỏ (4-6cm), nhìn dưới ánh sáng mạnh, có thể thấy cơ xung xuất huyết. Xoang miệng, nắp mang, xung quanh mắt, gốc vây và phần bụng đều biểu hiện xuất huyết, nhãn cầu lồi ra, tơ mang màu đỏ tím hoặc trắng nhợt do mất máu. Cá trắm cỏ lớn trên 2 tuổi nếu nhiễm bệnh, dấu hiệu xuất huyết không rõ ràng. Bệnh thường kết hợp với bệnh viêm ruột do vi khuẩn làm cho ruột hoại tử và sinh hơi, đồng thời thấy triệu chứng hậu môn viêm đỏ. b) Tác nhân gây bệnh Bệnh do virus Reovius gây ra, bệnh xuất hiện ở cá trắm cỏ, cỡ cá chủ yếu < 1 tuổi, gây tác hại rất lớn ở các vùng nuôi tại miền Bắc và khu vực Tây Nguyên. c) Phân bố và lan truyền bệnh Bệnh xuất huyết do virus ở cá trắm cỏ xảy ra ở rất nhiều nơi trên thế giới, nơi nào nuôi cá trắm cỏ, thì ở đó có bệnh này. Mầm bệnh virus lây nhiễm vào cá khoẻ chủ yếu từ cá bệnh và cá mang virus. Cá bệnh sau khi chết, virus phát tán ở trong nước, các chất thải và dịch nhớt của cá bệnh đều mang virus. Bệnh xuất huyết của cá trắm cỏ là bệnh của vùng nước ấm. Thông thường phát bệnh khi nhiệt độ nước từ 25-320C, mùa vụ xuất hiện thường vào cuối cuối xuân đầu hè (tháng 3 đến tháng 5), và mùa thu (từ tháng 8 đến tháng 10) khi nhiệt độ nước 25-300C. Trong điều kiện này, bệnh xuất hiện nhiều và gây chết cá hàng loạt. - Bệnh có thể xảy ra ở 2 dạng: + Dạng cấp tính: bệnh phát triển rất nhanh và trầm trọng, cá bị bệnh sau 3-5 ngày có thể chết, tỷ lệ chết 60-80%; ở nhiều ao, lồng cá chết 100%. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở cá giống cỡ 4- 25cm, đặc biệt cá giống cỡ 15-25cm (0.3-0.4kg/con) mức độ nghiêm trọng nhất khi nuôi ở mật độ dày như nuôi cá lồng và ương cá giống. + Dạng mãn tính: Bệnh phát triển tương đối chậm, cá chết rải rác trong suốt mùa phát bệnh, hiện tượng cá chết không có đỉnh cao rõ ràng. Bệnh mãn tính thường xuất hiện ở ao cá giống, nuôi ở diện tích lớn và mật độ thưa. d) Bệnh tích. Tróc vẩy và lớp da của cá, cho thấy hiện tượng xuất huyết trên cơ thân cá rất nặng, làm cơ dưới da có màu đỏ tím, đây là dấu hiệu đặc trưng thường thấy của bệnh này. Trong các cơ quan nội tạng quan sát thấy: ruột xuất huyết cục bộ hoặc toàn bộ xuất huyết màu đỏ thẫm, thành ruột còn chắc chắn, không hoại tử; trong ruột không có thức ăn; gan xuất huyết có đốm màu trắng. Xoang bụng cũng có hiện tượng xuất huyết. e) Phòng và trị bệnh Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp: vệ sinh lồng, ao nuôi kỹ lưỡng trước khi nuôi, dùng vôi hoà vào nước và té đều xuống ao với nồng độ 2kg/100m2 (2 lần/tháng) để tiêu diệt mầm bệnh. Vào mùa bệnh, nên dùng vitamin C bổ sung vào thức ăn cho cá, với liều lượng 30 mg/kg cá/ngày và cho ăn liên tục trong mùa phát bệnh. Mùa xuất hiện bệnh nên cho cá ăn thuốc KN-04-12, mỗi đợt cho ăn 3 ngày liên tục; liều lượng: cá giống 4g/kg cá/ngày, cá thịt 2g/kg cá/ngày.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình: Côn Trùng Trong Nông Nghiệp - Mở đầu
12 p | 373 | 111
-
Thông tin về bảo quản tinh trùng cá
4 p | 85 | 8
-
Phân Loại Cá Chình
9 p | 112 | 8
-
Tìm hiểu về chó Dachshund - Thợ săn hang hốc
3 p | 106 | 6
-
Tìm hiểu các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao, nông nghiệp đô thị theo hướng thân thiện với môi trường cho lưu vực sông Thị Tính
9 p | 67 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn