intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu về hát xoan Phú Thọ: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:364

18
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Hát xoan Phú Thọ - dân ca cội nguồn" tiếp tục trình bày về nguồn gốc hát xoan; Những trăn trở, suy nghĩ;... Tuy chưa có những phường diễn xướng được tổ chức định kỳ phục vụ khách tham quan, du lịch nhưng có lẽ trong một tương lai không xa, tỉnh Phú Thọ sẽ phát triển dịch vụ này để góp phần bảo tồn, phát huy giá trị của di sản hát xoan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu về hát xoan Phú Thọ: Phần 2

  1. HÁT XOAN PHÚ THỌ - DÂN CA CỘI NGUỎN LỜI CA X O A N - G H Ẹ O Phú Thọ - nơi cội nguồn cua dân tộc và cũng là cái nôi của dân ca với nhiều loại: Hát ví (phô biến); hát ống Sơn Vy, Ví sông Việt Trì, Ví đồi chè Thanh Ba, Trống quân Phùng Nguyên (Lâm Thao) và Hát Xoan (Phù Ninh), Hát Ghẹo Nam Cường (Tam Nông), Hát đố Làng Ngai (Thanh Ba).v.v... Các loại dân ca nói trên là sản phâm của một nền vãn minh nông nghiệp mang sắc thái riêng biệt. Hát Xoan, Hát Anh Chị (mà ta quen gọi là Hát Ghẹo), nơi cội nguồn cứa dân tộc là dân ca nông nghiệp của người Việt. Nội dung cúa nó vô cùng phong phú và đề cập tới những vấn đề thiết thực của người nông dân. Trên những cánh đồng, người nông dân không chi thu hoạch mùa màng mà còn thu hoạch cả những giá trị tinh thần trong quá trình lao động, trong mối quan hệ giữa người với người đang sống với tiên tổ, với cộng đồng bằng nhận thức thấm mỹ đầy cảm xúc với tám hồn nghệ sĩ của nhân dân. Nói đến dân ca là phải nói tới hai yếu tố 154
  2. HÁT XOAN PH Í THỌ - DÂN CA CỘI NGUỒN Cơ ban không lách rời nhau, đó là lời ca và giai điệu. Hát Xoan là lối hát cưa đình vào mùa xuân (Xuân được gọi là Xoan đê tranh tên gọi các vị có công với nước như Xuân N uơng, Xuân Lan,...) gan với các cưa đình, gắn với các nghi lề phong tục, gắn với hội làng. Hát Xoan có phường, có nhìrne đièm hát nhât định: mùa hội xuân. Hát Xoan thương được hát ở 21 đình, miếu trong 17 xã cua tỉnh Phú Thọ. Nghệ thuật Hát Xoan là nghệ thuật diễn xướng tông họp, hát đi đôi với múa và nhạc đỡ giọng giữ nhịp. Các bài hát của Xoan được gọi là “quà cách”, gọi tắt là “cáchv. Mồi cach là một làn điệu độc lập về nhạc, về lời văn. Mồi cách là một ca khúc hoàn chinh. Lời ca Xoan, một phần quá cách là do nhân dân sáng tác (hát tự do) như: Bỏ bộ, Bợm gái (hay chơi bợm), hát Đúm, Xin huê đố chù v à Gài huê mó cá. Hát Xoan được quy định theo một trình tự sau: M ờ đầu là bài hát Nhập tịch: mời Thành hoàng làng (được gọi là Vua - đại vương) về dự với những lời chúc tụng vua đại vương và làng chạ. Sau đó là 4 giọng lề lối: Giáo trổng, Giáo pháo, Thơ nhang (hương) và Đóng đám. Tiếp theo là 14 quá cách chính trình diễn theo thứ tự: Kiều dương, Nhàn ngâm, Tràng mai, Xoan thời, Hạ thời, Thu thòi, Đông thời, Ngư tiều canh mục, Đối giãy, 155
  3. HÁT XOAN PHÚ THỌ - DÂN CA CỘI NGUÒN HÒ chèo, Hồi liên, Tứ dân, Chơi dâu (họ An Thái và họ Thét không hát bài này). Tiếp phần trên là phần hát “tự do” nhưng vần phai xem lời hát chúc với trình tự như sau: Bo bộ, Chơi bợm (hay bợm gái), Hát Đúm, Xin huê đố chữ và Gài huê Mó cá. Chấm dứt cuộc hát là bài “Giã đám”. Phần hát 4 bài lề lối mơ đầu sau hát Nhập tịch, Giáo pháo do một kép con múa trên chiếu và 4 đào đứng 4 góc hát. Thơ nhang, Đóng đám do 4 đào múa; còn 14 quá cách Hát thờ đều do đào múa. Hát Đúm thì vừa hát chúc vừa hát giao duyên; đào ném đúm vào quan viên, quan viên trao đúm cho trai làng và giữa trai làng đào Xoan hát đối đáp trử tình cùng nhau. v ề hát “nước nghĩa” lâu nay vẫn gọi là Hát Ghẹo, ở địa phương gọi là Hát Anh, Chị. Gọi như vậy bởi vì đây là lối hát cúa riêng bốn làng kết bạn với nhau (giữa Nam Cường, Bảo Vệ, huyện Tam Nông và Thục Luyện, Hùng Nhĩ, huyện Thanh Sơn), các thành vién nam nữ trong cuộc hát đều gọi nhau là anh và chị một cách rất trang trọng từ trong xưng hô giao tiếp đến ngôn ngữ lời ca. Tục kết bạn ấy gọi là tục “Nước nghĩa” ở đ;a phương. 156
  4. HÁT XOAN PHÚ THỌ - DÂN CA CỘI NGUỎN - Lác đác lộc Cơi (Đôi dân nước nghĩa hô vơi lại đây) - Đôi dân nước nghĩa tự cô tòng lai (Ngàn năm vàng đả không phai...) Chính do tục “nước nghĩa” này mà nay sinh hình thức Hát Anh. hát Chị hay hát “nước nghĩa” đê phản ánh được mục đích cua hình thức sinh hoạt vãn hoá này. Mục đich sinh hoạt văn hoá “nước nghĩa” đã quy định toàn bộ lề lối, nội dung cuộc hát. Do tục kết bạn hạn hẹp, chặt chè về tổ chức, dần đến hát “nước nghĩa” cũng trong phạm vi rất hẹp ca về không gian lẫn thời gian. Thông lệ như sau: Mồi năm vào ngày hội, làng kết nghĩa mời làng bạn về hát ở làng mình và chỉ hát vui vào đêm cuối cùng tại nhà quan trùm. Cụ thể là: Bảo Vệ đón bạn Hùng Nhĩ; Nam Cường đón bạn Thục Luyện vào sáng 11 tháng 3 Âm lịch, ngày 12 dự lễ, đêm 13 hát (nếu năm nay Thục Luyện hát với Nam Cường thì Hùng Nhĩ hát với Bảo Vệ, năm sau đảo lại), sáng ngày 14 tiễn bạn. Cuộc hát nhân dịp hội làng, mỗi năm một lần, nhằm củng cố và nâng cao tình nghĩa giữa hai làng chứ không liên quan gì đến nghi lễ ở đình, trong cuộc hát không có lời ca ngợi đức thánh, chúc tụng. 157
  5. HÁT XOAN PHỦ THỌ - DÂN CA CỘI NGUÒN Do tục lệ và mục đích sinh hoạt như đã nói, dân đôi nước nghĩa không thê bỗng chốc sáng tạo ngay được lời ca và làn điệu mới, chi riêng may làng này mới có. Do vậy đôi dân nước nghĩa đã có lức phải mượn những bài hát ví quen thuộc, mượn các kết cấu truyền thống trong hệ lời ca, tức là đề tài, chu đề vốn đã thịnh hành trong những hình thức sinh hoạt ca hát dân gian phô biến trước đó. Hát Xoan là một loại hình dân ca lề nghi phong tục, là “hát cừa đình” gắn với hội làng, đinh làng với phường hát có khoảng 15 đến 20 người, phần nhiều là đào với lứa tuổi 14 đến 20, dưới sự chi đạo cùa Trùm phường. Số người trong một phường Xoan hay còn gọi là “họ Xoan” đã ít; số phường Xoan cũng chỉ có 4: Kim Đức, Kim Đới (nay cùng xà Kim Đức), An Thái và Thét (nay đều thuộc xã Phượng Lâu), số lượng ít hăn sẽ dần đến sự hạn chế về chất lượng. Cũng như Hát Xoan, Hát Ghẹo cũng trong điều kiện như vậy, vì thế nó cũng không tránh khỏi nhưng số phận, những thiệt thòi do lịch sừ quy định. Nói như vậy chúng tôi không hề có ỷ phu nhận giá trị mỹ học của Hát Xoan, Hát Ghẹo mà mong muốn có một sự nhìn nhận đúng mức về lời ca trong Xoan - Ghẹo. Lời ca trong Xoan - Ghẹo có một vẻ đẹp riêng. 158
  6. HÁT XOAN PHÚ THỌ - DÂN CA CỘI NGUÒN Lời ca Xoan - Ghẹo bao giờ cùng mang một ve đẹp hồn nhiên, gian dị, trong suốt như nước suối ngàn, vượt qua năm tháng, chúng vần sống mãi và rung động lòng người. Chăng thế mà anh Lương Ngọc Châm khi xa vùng Xoan vẫn nhớ lời mẹ ru: Câu hát ngày xưa đã bao nhiêu tuôi Mà vần trẻ trung đến tận bây giờ Cá đời mẹ yêu hát câu hát ấy Mẹ lưng còng câu hát vẫn xanh mơ. (Nghe mẹ H át X o a n ) Chăng thè mà anh bộ đội Cụ Hô năm xưa - đứa con của vùng quê Đất Tô khi rong ruồi nơi chiến trường vẫn nhớ: Phường Xoan về hát cửa đình Mỗi độ xuân nồng, Tet đến Làng thêm một niềm náo nhiệt Dốc bồ tháng giá không quên. (Thuở xuân - Ngô Kim Đinh) Và chẳng thế mà anh sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phú sau đêm sinh hoạt Xoan - Ghẹo đã thốt lên: Bốn ngàn năm đất nước cứ trẻ trung Câu “Xoan - Ghẹo” quê mình không có tuổi! 159
  7. HÁT XOAN PHÚ THỌ - DÂN CA CỘI NGUỎN Câu hát hồng lên môi em thắm lại “ Lúng liếng’' chi hoài đôi mắt lá dăm! (Lúng liếng ơi! - Hà Thành) Hát Xoan, Hát Ghẹo là như thế, nó đà sống mãi với thời gian, âm vang mãi trong lòng người. Lý do đê nó trường tồn là bới nội dung phong phú, đậm đa chất trừ tình được thề hiện bằng bút pháp điêu luyện (cả về giai điệu và lời ca). Lời ca có một vị trí đặc biệt quan trọng: “Không thê rút lời ca ra khỏi khúc hát”, một cách bền vừng đến nồi khó và không thẻ bó được. Trong Hát Xoan - loại hát cửa đình - song nhiều qua cách lời thơ trữ tình trong tréo và mượt mả: - Đứng dưới vườn hồng Lăng lơ đứng dưới vườn hồng Gió rung cành trúc kẻo lòng người thương. Người thương kia là: - Đôi ta bắt cá dưới trăng Cá thời chẳng được, thung thăng bắt đào - Đôi ta bắt cá dưới sồi Cá thời chẳng được, ta ngồi cùng nhau. Trong 14 quả cách hát thờ, ngôn ngừ là ngôn ngừ bác học: 160
  8. HÁT XOAN PHÚ THỌ - DÂN CA CỘI NGUỎN Ngoai lầu nguyệt giãi bóng trăng Năm canh chăng nhẳp, gương soi chăng bằng. (Xuân cách) khẳc khoải tứ quy lòng rầu dật Ve sau kèu mọi sớ tiếng ve. (Hạ cách) Gió liêm qua nam phong thôi đến Chầv ài, tiếng nện chầy ai? Thức dậỵ ngồi nghe tiếng nhạc sầu đâu? Vo ve sáo ai thôi đâu, Đổt đèn thắp nến để canh thâu đợi chờ. ( Thu cách) Lời tho trong các quả cách Xuân thời, Hạ thời, Thu thời..., ngôn ngữ đã đạt đến trình độ điêu luyện, lời đẹp mượt mà, trau chuốt. Trong 14 quả cách hát thờ chính, cạnh ngôn ngữ thơ ca hác học là ngôn ngừ dung dị, óng muốt, bay bướm, dàn dã, phong phú, hội nhập vào với nội dung trữ tình như trong Hát Ghẹo. Chúng ta có thể tìm hiểu vè đẹp chung trong lời ca Xoan, Ghẹo sau khi đã lọc ra cái nét riêng, độc đáo của Hát Xoan. 161
  9. HÁT XOAN PHÚ THỌ - DÂN C'A CỘI NGUỒN Hát Xoan, Hát Ghẹo chứa đựng những tiếng nói thông thường, những từ ngữ chọn lọc, chính xác: Đèn ai leo lét trên lầu Hay đèn sư cụ trọc đầu đi tu. (Đèn - Hát Ghẹo) Chị về em lại trông theo Ruột đứt chín khúc, gan treo nghìn trung. ( Ví tiễn chán - Hát Ghẹo) Hát Xoan, Hát Ghẹo là kho mỹ từ pháp cho nên một câu ca là một đoá hoa, một cône trình kiến trúc. Hát Xoan đẹp về ngôn ngữ đồng thời cũng đẹp về kết cấu; kết cấu hoàn toàn tự do theo biểu hiện tự nhiên của tình cảm. Nhiều câu ca mộc mạc, đơn gian mà không kém phần tế nhị: - Bây giờ anh nghĩ thế nào Dứt tình mà lại đặt vào đống chông. Vì ai xui xiểm nhịp cầu gẫy ngang. - Lời nói không đánh mà đau Cơn vui bỗng hoá cơn sầu tự nhiên. (Hát Đúm - Hát Xoan) 162
  10. HÁT XOAN PHÚ THỌ - DÂN CA CỘI NGUÒN Lối diễn ta ví von thông thường trong nhân dân cũng thường gặp trong ca Xoan - Ghẹo: N ha chị cơm chang buồn nhai. Chổng đũa chống bát thơ dài chị ơi Một ngày một bữa cầm hơi. ( Vi tiễn chân - Hát Ghẹo) Phương pháp sử dụng hình tượng cũng khá phong phú, nó vừa mang tinh khái quát vừa trừu tượng: Anh về dựa bóng sao Mai Đèm khuya em biết lấy ai bạn cùng. ( Ví tiễn chán - Hát Ghẹo) Anh về dựa bóng ông trâng Đêm khuya em biết than rằng cùng ai. ( Vi tiễn chân - Hát Ghẹo) Hình tượng trong Xoan - Ghẹo biểu hiện một tâm hồn lãng mạn, duyên dáng lại khuôn trong những câu ca dao nên nó rất nhạc mà cũng rất thơ. Âm thanh, vần điệu và tiết tấu là kết tinh của tình cảm hồn hậu, thắm thiết, do vậy nó doi dào ờ Ví đài trầu, Ví tiễn chân (Hát Ghẹo), hát “tự do” trong Hát Xoan, v ề vần điệu, Hát Xoan, Hát Ghẹo đậm đà màu sắc dân tộc. Phần lớn những bài hát là những câu ca dao làm theo thê lục bát: 163
  11. HÁT XOAN PHÚ THỌ - DÂN CA CỘI NGUỔN Chém tra đẵn gỗ trên ngàn Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai Phàn nàn cùng trúc cùng mai Cùng cây gồ táu cùng cây ngô đồng. ( Tran thủ hni đồn - Hát Ghẹo) Bên cạnh thể lục bát là các thế lục bát biến thế. các thể thất ngôn, song thất lục bát và thể bốn chữ. Các thê thơ này rải rác trong các Giọng Sông, Sang Giọng, một phần trong Ví đãi trầu (Hát Ghẹo) và trong các quá cách trong lề lối Hát Xoan. Những câu thơ song thất lục bát trong “Chinh phụ ngâm” có dáng dấp trong các câu thơ song thất lục bát của Hát Xoan, Hát Ghẹo. Thể thơ này không được dùng nhiều mà chỉ sử dụng khi miêu tả nồi buồn u uất, triền miên khi cuộc sống gặp trắc trở hoặc khi tình yêu dang dở. Trong một vài trường hợp, ta còn gặp thế thơ thất ngôn trong giọng ví giàn dị của Hát Ghẹo và trong một số quả cách của Hát Xoan: Vầng trăng vằng vặc dãi ngoai lầu Anh ngồi anh nghĩ những đâu đâu. Chín khúc vò tơ lần khất diện Ngồi một mình dựa khắc canh thâu. (Ví thơ - Hát G hẹo) 164
  12. HÁT XOAN PHÚ THỌ - DÂN CA CỘI NGUÒN Thế song thất được dùng không nhiều song nhiều khi lại biến thể: Em về thưa với mẹ cha Mua trầu chợ Tứ, mua cau Lan Điền Trầu chợ Tứ mỗi lá mồi quan Em hiền lấy được chị ngoan. (Giọng Sông - Hát Ghẹo) Khô thơ trên gồm một câu lục bát, hai câu bảy và một câu sáu. Các khổ thơ kết cấu chưa hoàn chinh đó chúng ta thường gặp trong Giọng sổng (Hát Ghẹo) vì nó phù hợp với nhạc điệu phức tạp của các bài hát tình tứ. Nội dung đó còn được thể hiện ở những dạng phức tạp hon: Anh về thưa với mẹ cha Mua tre nghiến đốt làm nhà chữ môn Nhà chừ môn nhà ngang nhà dọc Trên thì dạy học ơ dưới bình văn Em dứng cửa ngăn Những chuông cùng khánh Em đứng cửa cánh 165
  13. HÁT XOAN PHÚ THỌ - DÂN C'A CỘI NGUỎN Những phượng cùng loan Em hiền lấy được anh ngoan. (Làm nhà - Hùt Ghẹo) Khổ thơ trên có câu sáu, có câu bảy, có câu bốn và câu bốn là chù yếu. Trong Hát Xoan cũng có những trường hợp tương tự nhưng khác một điều là saư những câu bốn là những câu lục bát ở đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối của khúc hát: Ta vào vườn hồng Dang tay bẻ quế Lúc trở ra vê Gập khách tình nhân Thánh miêng loan (?) Hội miêng loan (?) Nhà vàng tiệc ngọc Lòng đã lên lòng Náo nức huê mơ Lang lơ đứng gốc cây mai Gió rung cành trúc kèo lòng người thương. {Đóng đám - Hát Xoan) 166
  14. HÁT XOAN PHÚ THỌ - DÂN CA CỘI NGUÒN ơ các giọng vặt trong Bó bộ (Hát Xoan) sự xen lẫn những càu lục bát dịu dàng, mượt mà ờ đoạn đâu hoặc giữa, hoặc cuối của một khúc hát hầu hết là các câu thơ khoẻ, chắc, có sức, có lực của những câu thơ bon chừ đã gợi cho người nghe cái cảm giác dề chịu ban đầu, tha thiết ơ giữa và lắng đọng, dư âm ơ cuối như nhấn nhủ, chờ đợi. Có lẽ cũng nhờ những câu lục bát này mà các ca khúc không đơn điệu, không đều đều. Cái tinh tế, cái ý nhị của người dân chính là ở đây. Nói đến sự biến thê trong dân ca Xoan là phái nói đến sự biến thể cúa lục bát. Thể lục bát trong Hát Xoan biến thể theo dạng thừa khi tình cảm triền miên, bình lặng và biến thê theo dạng thiếu khi tình cảm biển đổi đột ngột: Lên ngự ngai vàng Vua về nghe hát mừng làng sống lâu. (Hát Xoan) Trong một số trường hợp do yêu cầu về nhạc điệu, thể lục bát không biến dạng mà thay đổi về bố cục, thường thì bố cục đảo: Đôi ta đánh cá dưới sông Đánh được con nhồng thờ đức đại vương. ( Giã cá - Hát Xoan) 167
  15. HÁT XOAN PHÚ THỌ - DÂN CA CỘI NGUÓN Ngoài các thê thơ trên, do tính chất của Hát Xoan, lối hát cửa đình, thê phú xuất hiện khá nhiều lần và là phú thế cổ với loại khổ so le và loại đều khổ. Loại khố so le thường được dùng ớ đầu một số quả cách: Bây giờ hề sang trống một Chim bay về trên núi Lịch san Ve gọi sầu nhan nhu dê đàn Sông lai láng buồn về góc bê Chiêng bằng gác non đoài xế xế Thuyền đong đưa đung đinh tiếng chầy Chú tiều phu hái củi chất đám mây Mục eo óc dắt trâu về chiềng chạ Ngư bế cày dựa mát thảnh thơi. {Hát Xoan) Trong Hát Ghẹo, sau các giọng lề lối cũng có phú Kiều. Hát Xoan, Hát Ghẹo thường xen hát đối đáp nên trong nhiều khúc hát lại xen những câu hát gần như những câu nói thường. Thể này có thế xuôi hay thể tự do thường được đặt ở đầu các giọng Xin huê đố chữ. - Anh xin nàng chút huê trong đụn Huê trong đụn anh thuận huê gì? - Huê trong đụn anh thuận huê lúa 168
  16. HÁT XOAN PHÚ THỌ - DÀN CA CỘI NGUÒN Huê lúa mùa này nó chưa nơ Đê mội mai nó nơ Thiếp lại bẻ cho chàng Sợ chàng chăng yêu Sợ chàng chăng dấu Đố huê nụ héo Huê hỡi là huê. (Xin huê đố chừ - Hút Xoan) Trên đây là một vài thế thơ thường gặp. Thể thơ lục bát và thể thơ bốn chừ được dùng nhiều hơn cả. Tóm lại, dân ca Xoan phong phú cả về âm điệu, ngôn ngừ, hình tượng và thể loại nhưng chưa hoàn chỉnh, còn ở mức độ đơn giản với bản sắc dân tộc đậm đà và đang biến chuyển để đi đến ổn định. Lời ca Xoan có được vẻ đẹp tự nhiên, duyên dáng là nhờ ở hỉnh thức nghệ thuật điêu luyện biếu hiện một nội dung tư tương trong sáng, lành mạnh. Hát Xoan có hai nội dung: M ột là nội dung thờ tế và cầu chúc, hai là nội dung trữ tình và biểu hiện những tinh cảm lành mạnh, hồn nhiên của nhân dân lao động. Trong nội dung thờ tế, điểm nổi bật là lời khấn nguyện chân thành, thiết thực của làng chạ đối với tiên tổ, với 169
  17. HÁT XOAN PHÚ THỌ - DÂN CA CỘI NGUÒN những người có công với nước như Thánh Gióng ớ đền Thượng - Đen Hùng, Lý Văn Lang - tướng lĩnh thời Vua Hùng thứ 18 ở đình Cao Mại, Đinh Công Tuấn ơ đình Hữu Bố, Xuân Nương công chúa ở đình Hương Nộn. v.v..., với sự cầu mong tiên tổ phù giúp đế được mùa lúa, tốt mùa tằm; bình an cho mọi người, vừng bền cho làng xã. Tôi bước chân vào giáo trống Tìm Đen Thượng chúc cho minh (l) Năm trống cơm thiên hạ thái bình Nãm trống cơm nhà no mọi đủ Năm trống cơm mọi nhẽ mọi hay Được mùa hoà thăng
  18. HÁT XOAN PHÚ THỤ - DÂN CA CỘI NGUỎN Vàng nhãn, vàng quân Vàng hết cây cần Mùi tui búi hẹ Vua về vàng đậu Ọua dài nhánh ra Đạp một nhánh ra Ba dấu rưỡi hạt. (Giáo pháo - Hát Xoan) Ước mơ và hy vọng. Hy vọng và ước mơ. Ước mơ càng cháy bòng, hy vọng càng sâu xa. Ước mơ và hy vọng là động lực nuôi dưỡng sự sống, là chất men làm cho con người ỵêu đời, yêu cuộc sống hơn. Người bình dân ở đây cầu “vua” ban phước lành. “Vua” ở đây không phải người đửng đầu trị vì một nước mà là biểu tượng tín ngưỡng về một vị thần Thành hoàng - người đã có công với dán với nước, sống trên một vùng đất dữ dội và khắc nghiệt, không ngớt những tai hoạ: giặc dã và lũ lụt, không m o ước, không lạc quan thì làm sao có thể tồn tại được! Ngơài nội dung trên, Hát Xoan cũng như Hát Ghẹo, tất cả là một bài ca trữ tình về tình yêu lao động, đặc biệt là tình vêu nam nữ. 171
  19. HÁT XOAN PHÚ THỢ - DÂN CA CỘI NGUÒN Trong chế độ cũ, việc hôn nhân cua nam nữ thanh niên đều do cha mẹ định đoạt. Ý thức được quyền làm chủ của bản thân, họ đã vượt ra được khuôn khô cua gia đình, tìm đến một tình yêu chân chính. Họ gặp nhau trong lao động trên đông ruộng, trong lúc hái chè hoặc đánh cá dưới sông cũng như ở cửa đình trong ngày cúng lễ hoặc trong tục nước nghĩa: Tam Thanh một cánh huẻ mây Vì chàng em phải đến đây hát thờ. (Gài huê - Hát Xoan) Mới gặp nhau, câu đầu tiên là thăm hỏi để làm quen: - Lý mấy câu kẻo sầu trong dạ Ta với mình trước lạ sau quen. (Hút lý - Hát Xoan) Quen rồi thì thăm dò, ướm hỏi: - Gặp nhau đây cầm tay hói thực, Bởi duyên trời thương được nhau chăng? (Hát lý - H át Xoan) Và thể rồi, miếng trầu là đầu câu chuyện, nhưng dần dà nó là miếng trầu của tình yêu và hôn nhân: - Miếng trầu ăn kết làm đôi Miếng trầu là vợ, cau tươi là chồng. 172
  20. HÁT XOAN PHÚ THỌ - DÂN CA CỘ! NGUÒN - Trầu này thật tay em têm Trầu phú, trầu quý, trầu nên vợ chồng. - Trầu nàv khân nguyện tơ hông Trầu này kết nghĩa loan phòng từ đây. - Miếng trầu đã tham nhân duyên Có ãn em kết bạn hiền anh ơi! Tâm tình đã tỏ khúc nhôi C ớ sao nỡ để trầu mời không ăn! - Cau tươi em hái ngoài cây Trầu không em hái ngoài cây đem vào Cau non tiện chũm lòng đào Trầu têm cánh phượng để vào đĩa con. ( Vi đặt trầu - H át Ghẹo) Mời nhau miếng trầu, việc này thật đơn giản, nhưng thục ra lại không đơn giản một chút nào. Người bỉnh dân đã kể về sự chuẩn bị đìa trầu mời một cách rất cụ thể, rất ti mi, không phải để khoe mẽ, mà để thấy sự công phu, thấy được tình cảm chân thành, tha thiết và trân trọng nhau. 173
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2