intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu về khoa học nghịch lý: Phần 2

Chia sẻ: Vi Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

59
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Khoa học nghịch lý: Phần 2 trình bày các nội dung về trực giác, duy lý, nghịch lý của nhà sáng chế những chuyện ngược đời, bác học nghiệp dư những kẻ đột nhập. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu về khoa học nghịch lý: Phần 2

Chương 3<br /> <br /> TRỰC GIÁC VÀ DUY LÝ<br /> BIẾT NHƯNG KHÔNG HIỂU RÕ<br /> <br /> Chúng ta đang tiếp cận một trong những nghịch lý bí ẩn nhất trong<br /> hoạt động khoa học. Trong chương trước, bạn đọc đã biết rằng sự<br /> phát triển của khoa học là sự thay thế hệ tín điều, các phương pháp<br /> và hình thái tư duy. Việc mô tả quá trình thay thế vừa nói bằng các<br /> phép logic là hoàn toàn không thích hợp. Hệ tín điều sau bao giờ<br /> cũng phủ nhận hệ tín điều trước và xác lập những hệ quả hoàn toàn<br /> khác, vì thế không thể suy luận cái sau từ cái trước.<br /> Nói cách khác, nếu các phát kiến khoa học diễn ra dễ dàng theo<br /> kiểu học sinh trung học giải một bài tập lý thông thường - tức chỉ<br /> việc điền số liệu cho trước vào các công thức, viện dẫn các định lý,<br /> làm một vài phép suy đoán - thì khoa học chỉ còn rặt những sự trùng<br /> lặp mà thôi.<br /> Lối suy nghĩ theo những quy tắc nhất định bao giờ cũng đưa ra<br /> những kết quả hoàn toàn có thể dự đoán được. Có thể so sánh lối<br /> suy nghĩ đó với nguyên tắc nước chảy từ chỗ cao tới chỗ thấp, tức<br /> là người ta hoàn toàn có thể biết trước kết quả của hoạt động tư<br /> duy. Thế nhưng, chỉ những ý tưởng mới mẻ, xuất hiện hoàn toàn<br /> 93<br /> <br /> bất ngờ, không thể và không hề được dự đoán trước mới có thể có<br /> giá trị đối với việc đưa khoa học tới những chân trời mới. Những<br /> ý tưởng này xuất hiện và tồn tại bất chấp việc chúng hoàn toàn vô<br /> lý theo quan niệm đương thời. Trở lại cách so sánh vừa kể trên,<br /> điều này giống như ai đó tuyên bố rằng nước chảy tự nhiên từ chỗ<br /> thấp tới chỗ cao.<br /> Rõ ràng, tư duy logic chẳng thể giúp chúng ta trong việc khám phá<br /> bí mật của tự nhiên, vậy cách nào để tìm ra chúng? Đó chính là các<br /> phương pháp tìm tòi nhờ trực giác. Ở đây trực giác có nghĩa là khả<br /> năng trực tiếp tiếp cận chân lý không cần bất cứ sự lý giải hay chứng<br /> minh nào. Nó xảy ra đột ngột tới mức bản thân nhà nghiên cứu cũng<br /> không biết làm thế nào mình lại có trong tay lời giải đáp cho vấn đề<br /> và không thể đưa ra các chứng cớ xác nhận sự tồn tại của quá trình<br /> sáng tạo. "Tôi không thể nói được việc phát minh diễn ra như thế nào<br /> bởi vì chẳng ai biết gì quá trình này" - G. Polia viết.<br /> Tuy phát minh ra điều mới lạ nhưng nhà khoa học cũng không đủ<br /> khả năng chứng minh nó, tức là dùng các quy tắc logic học trình bày<br /> lại quá trình hình thành kết quả của sự sáng tạo từ các luận điểm khoa<br /> học, các sự kiện và các định lý đã được chấp nhận K. Gauss từng ghi<br /> nhận rằng mặc dù ông đã thu được kết quả từ lâu nhưng ông vẫn luôn<br /> tự hỏi (và không nhận được câu trả lời) bằng con đường nào ông lại<br /> nắm được chúng trong tay.<br /> Thông thường, mỗi phát minh khoa học sẽ được trình bày qua một<br /> hệ thống các khái niệm, các quy luật. Thế nhưng, sau khi nhà khoa<br /> học thu được kết quả nghiên cứu nhờ sự giúp sức của trực giác thì<br /> anh ta lại không có được một hệ thống như thế để trình bày kết quả.<br /> 94<br /> <br /> Dĩ nhiên, vì vấn đề quá mới nên cần phải có những khái niệm hoàn<br /> toàn mới, chưa hề tồn tại. Vì thế để diễn tả phát minh của mình các<br /> nhà khoa học thường nhờ tới những hình ảnh, cảm nhận có sẵn trong<br /> kinh nghiệm của họ, tức tạm sử dụng những khái niệm cũ để diễn đạt<br /> cái mới. Điều tất yếu là cách diễn đạt như vậy sẽ khá mơ hồ, không<br /> rõ ràng. Người ta kể lại rằng V. Thompson đã hình dung trường ánh<br /> sánh như bọt xà bông. Hồi đầu thế kỷ 20, nhà toán học J. Hadamard<br /> và nhà tâm lý học T. Ribot đã tiến hành phỏng vấn một loạt nhà toán<br /> học lớn với yêu cầu kể lại quá trình sáng tạo của mình. Nhiều người<br /> trả lời rằng họ tư duy bằng những hình ảnh và khi trình bày kết quả<br /> trên giấy thì họ dùng các ký tự. Bản thân Hadamard không thích dùng<br /> các con số trong lúc chứng minh các định lý số học mà lại nhờ tới<br /> các ký hiệu riêng như dấu chấm, dấu khuyên và cả những hình thù<br /> kỳ dị do ông tự nghĩ ra.<br /> Vào một thời điểm thích hợp nội dung của phát minh sẽ được trình<br /> bày lại qua hệ thống các khái niệm, công thức mới. Tuy nhiên, người<br /> ta vẫn cho rằng cách diễn đạt như vậy không rõ ràng bằng những hình<br /> tượng mà trực cảm cung cấp.<br /> Khi nói tới phép logic, người ta muốn chỉ hoạt động suy nghĩ của<br /> não được kiểm soát bởi nhận thức của con người, tức là con người có<br /> thể kể lại, diễn đạt bằng lời theo một trình tự nào đó. Ví dụ để nhân<br /> 15 với 17, người ta biết rõ trình tự từng bước hoạt động của bộ não<br /> cho tới khi thu được kết quả. Ngược lại, với trực cảm người ta không<br /> thể tái hiện lại được trình tự làm việc của não để dẫn đến kết quả.<br /> Thông thường khi linh tính mách bảo một điều gì đó thì chẳng ai có<br /> thể diễn đạt lại những gì đã diễn ra trong đầu.<br /> 95<br /> <br /> Hãy xem xét một câu hỏi đơn giản: "Thế nào là biết?". Khi ta nói<br /> "Tôi biết số điện thoại của ông X.?" thì chữ "biết" này có nghĩa là<br /> gì? Có nhiều cách định nghĩa, nhưng có lẽ định nghĩa phù hợp nhất<br /> là như sau: "biết" là khả năng gán một ký hiệu nào đó cho một đối<br /> tượng (hay vật) cụ thể. Ví dụ, nếu bạn dùng chữ "ngôi sao" nhiều lần<br /> để ám chỉ cùng một vật thì có nghĩa bạn biết ngôi sao là gì. Nhưng để<br /> "biết" đối tượng nào đó thì cũng phải mô tả được nó bằng lời. Ví dụ,<br /> nếu một sinh viên khi đi thi nói rằng: "Nói chung em biết, nhưng em<br /> không thể nào diễn đạt thành lời" thì có thể xem người sinh viên này<br /> là thực sự "biết" hay không? Cho nên "biết" cũng có nghĩa là "hiểu"?<br /> Mặt khác, "hiểu" cũng có nhiều mức độ. Mức độ đầu tiên là theo<br /> dõi được bài giảng, không để mất mạch logic. Mức độ thứ hai là "trả<br /> bài" được, tức trình bày được sự "biết" của mình. Và mức độ thứ ba là<br /> phản bác được. Ví dụ, nếu một sinh viên tranh cãi với giáo sư về bản<br /> chất một vấn đề nào đó hoặc phản bác một lập luận nào đó thì hẳn là<br /> anh (chị) ta phải hiểu biết tương đối sâu vấn đề. Mặt khác nữa, "biết"<br /> cũng gắn với kinh nghiệm hoạt động thực tế, với việc hình dung cụ<br /> thể đối với công việc. Một người, trước khi xây nhà, hình dung sẵn<br /> trong đầu hình dáng của ngôi nhà tưởng tượng thì có nghĩa là anh ta<br /> cũng "biết" phần nào căn nhà của mình.<br /> Cuối cùng thì "biết" cũng có nghĩa là "tự nhận thức", nói cách khác<br /> là nhận thức về cái "tôi" của mình. Ví dụ, trẻ em (khoảng từ 2 đến<br /> 2,5 tuổi) thường không nói về mình ở ngôi thứ nhất. Thay vì nói "con<br /> muốn uống nước", các em sẽ nói "Bi muốn uống nước".<br /> Và bây giờ, chúng ta hãy tìm hiểu quá trình tư duy của các nhà<br /> bác học (và chính chúng ta nữa).<br /> 96<br /> <br /> CHUẨN BỊ<br /> <br /> Trước tiên là giai đoạn chuẩn bị, lúc người ta xác định chương trình<br /> làm việc, xác định vấn đề cần giải quyết. Thế nhưng "vấn đề" là cái<br /> gì? Đó chính là những vùng trắng trên tấm bản đồ tri thức của nhân<br /> loại. Vâng, mọi điểm trên tấm bản đồ này xem ra rất rõ ràng dưới ánh<br /> sáng của những lý thuyết hiện hành ngoại trừ những vùng trắng nói<br /> trên. Những cố gắng nhằm tìm hiểu bản chất của những vùng trắng<br /> bằng những công cụ và phương cách nhìn nhận truyền thống đều tỏ ra<br /> vô vọng. Khi bạn nhận thức được điều này cũng chính là lúc bạn xác<br /> định được vấn đề cần giải quyết, bởi như người ta thường nói, "vấn<br /> đề" chính là sự hiểu biết về những điều chưa biết. Nói cách khác, xác<br /> định được vấn đề tức là phân định rạch ròi giới hạn giữa những điều<br /> bạn am hiểu và những gì còn mù mờ, dự cảm được những điều thú<br /> vị mà công cuộc nghiên cứu sẽ mang lại. Vấn đề thường xuất hiện<br /> trong những tình huống cụ thể khiến cho những tìm tòi của bạn phải<br /> phải diễn ra trong phạm vi cụ thể và giải quyết được những mâu<br /> thuẫn cụ thể.<br /> Người ta thường nói nếu sau khi giải quyết được một vấn đề lại<br /> nảy sinh vấn đề mới thì giải pháp đó mới chỉ là gần đúng. Thế nhưng,<br /> nếu sau khi giải quyết xong một vấn đề mà lại không thấy xuất hiện<br /> những vấn đề mới thì cái đặt ra ban đầu chưa phải là vấn đề đúng<br /> nghĩa. Quá trình xử lý một vấn đề thực sự đúng nghĩa của chữ "vấn<br /> đề" sẽ sinh ra vô số các vấn đề khác theo lối dây chuyền.<br /> Tất cả những điều trên cho thấy sự hiện diện của giai đoạn chuẩn<br /> bị là bắt buộc và quá trình chuẩn bị đòi hỏi phải tập trung trí tuệ<br /> nhằm nắm bắt thấu đáo tình huống cụ thể mà trong đó nảy sinh vấn<br /> 97<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2