Tìm hiểu về “sự hài hòa” trong tự nhiên và công trình kiến trúc, ứng dụng trong kiến trúc Việt Nam
lượt xem 2
download
Bài viết tìm hiểu về thẩm mỹ kiến trúc có nguồn gốc từ tự nhiên; kiến trúc thuở ban sơ và thế giới tự nhiên; tự nhiên – tri thức khoa học cho sự hài hòa của nghệ thuật kiến trúc; khả năng vận dụng cấu trúc tự nhiên trong tạo hình kiến trúc ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu về “sự hài hòa” trong tự nhiên và công trình kiến trúc, ứng dụng trong kiến trúc Việt Nam
- TÌM HIỂU VỀ “SỰ HÀI HÒA” TRONG TỰ NHIÊN VÀ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC, ỨNG DỤNG TRONG KIẾN TRÚC VIỆT NAM Phạm Minh Sơn1 1. Khoa Kiến trúc, Trường Đại Học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Tất cả sự vật, hiện tượng tồn tại trên trái đất này đều biểu hiện dưới dạng một dạng hình học tổ hợp hoặc một hình đơn lẻ. Tự nhiên – Con người - Kiến trúc cũng không ngoại lệ. Nếu đứng ngoài phạm vi tri thức của con người, ở vào vị trí quan sát thì Tự nhiên chỉ tồn tại ở các khái niệm mà con người đã gán cho cái tên như bầu trời, cái cây, ngọn núi, áng mây, … qua cả quá trình tiến hóa của mình cùng với Tự nhiên. Nhưng nếu bỏ qua mọi cảm xúc sau khi quan sát, tự làm mờ đi các chi tiết thì chi tiết các đối tượng đó cũng chỉ gói gọn trong các hình cơ bản hay tổ hợp của các hình cơ bản. Ngay cả bản thân con người cũng vậy, bất kể giới tính, từng bộ phận đều có thể quy giản thành các hình học cơ bản và tổng thể cũng là một hình có thể xác định được. Như vậy, Tự nhiên là nội dung chứa hết sự vật và hiện tượng, biểu hiện sự tồn tại của chúng với một dạng hình, còn Kiến trúc – sản phẩm của con người, thì biểu hiện tồn tại vẫn là một dạng hình học nào đó. Vì vậy, tự nhiên – con người có sự gắn bó tồn tại cùng nhau, đã có những công trình nổi tiếng về sự hài hòa được mô phỏng Tự nhiên hay còn gọi là kiến trúc phỏng sinh học. Suy cho cùng, đó chỉ là sự bắt chước, sao chép lại hình thức của tự nhiên. Từ khóa: hài hòa, kiến trúc, tự mhiên – con người. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Qua các thời kỳ ở các nước trên thế giới hay ở Việt Nam, con người sản sinh ra kiến trúc để phục vụ cho chính những nhu cầu của họ. Việc xây dựng không bản vẽ Các Lăng mộ Kim tự tháp, đền thờ Thần, các lâu đài cung điện hay đình chùa Việt Nam, mọi thứ đều diễn ra tại công trường tồn tại trong một thời gian khá dài. Tuy khác nhau về không gian và thời gian, với nhiều quan điểm sáng tác khác nhau nhưng đều đã đạt đến sự hài hòa với kích thước, hình dáng, màu sắc và tâm lý sử dụng. Tất cả chúng hòa quyện vào nhau trở thành một thể thống nhất không thể thêm bớt hay thay đổi bất cứ thành phần gì được, bởi bất kỳ một sự thay thế nào xảy ra thì sự hài hòa đã không còn nữa. Và sự sống luôn diễn ra trong sự vận động tồn tại để phát triển, vận động một cách không xác định – một cách hỗn độn trong sự hài hòa, cân bằng vốn có của Nó. Kiến trúc mà con người đã và đang tạo ra mang nhiều màu sắc giá trị khác nhau. Kiến trúc ngày nay trên thế giới đã có những công trình có những giá trị tinh thần rực rỡ, kể cả về mặt lý thuyết, đó là những lý luận, triết lý để có được những ý đồ thiết kế được nhận thức từ tự nhiên. Ví dụ như: thuyết chuyển hóa luận của Kenzo Tange, thuyết cộng sinh KishoKuroKawa được nhận thức từ sinh học; triết lý đảo ngược, triết lý dở dang chưa hoàn chỉnh của nhóm thiết kế SITE được nhận thức từ quy luật vận động không ngừng nghỉ trong tự nhiên; … Tìm hiểu quy luật tạo nên sự hài hòa của Tự nhiên thông qua những gì Tự nhiên đang hiện hữu, những khía cạnh của các ngành khoa học khác tiếp cận với Tự nhiên để từ đó làm cơ sở cho việc định lượng và định tính tiến trình cảm nhận, nắm bắt và thể hiện ý đồ sáng tác. 851
- Mọi sự tồn tại đều có ý nghĩa của riêng của nó – có giá trị tồn tại, đẹp hay xấu chỉ do con người quy định từ chính cảm nhận chung nhất của mọi người. Tự nhiên là vẻ đẹp chung nhất, là bố cục hài hòa nhất của Trái đất. Con người là một vẻ đẹp thực thể của tự nhiên. Cho nên, Kiến trúc do con người tạo ra 1.1 Thẩm mỹ Kiến trúc có nguồn gốc từ Tự nhiên Thiên nhiên vốn tự nó đã đẹp, bởi sự hài hòa, sự cân bằng là qui luật sống còn của Tự nhiên. Để có được sự hài hòa này, Tự nhiên đã tuân thủ tuyệt đối vào qui luật của tính đối xứng và dùng công cụ Fractal để phá vỡ đối xứng; phá vỡ để từ trạng thái đối xứng, cân bằng ban đầu đạt đến trạng thái cân bằng mới tạo nên sự đa dạng và phong phú. Bản chất của Tự nhiên là sự cân bằng dựa vào tính đối xứng, con người cũng là sản phẩm của tính đối xứng. Điều này không chỉ xảy ra trên hình thể của con người mà còn trong các vật chất vi mô cấu tạo nên các hình thể, cái bản thể của con người. Các cấu trúc của các phân tử axit amin tạo nên tế bào sống, cấu trúc của chuỗi xoắn kép dạng helix đối xứng quay theo một trục của ADN hay ARN và ngay cả sự thăng bằng của cơ quan thụ cảm thông tin từ giác quan của con người cũng dựa vào hệ trục đối xứng… Cho nên, tính đối xứng hay cảm giác cân bằng, cân xứng là điều kiện cơ bản trong thẩm mỹ của con người. Trong quá trình tương tác với Tự nhiên, có thể gọi đây là một trong những mối quan hệ tương sinh, thì mối quan hệ sinh tồn có tính biện chứng. Con người làm ra Kiến trúc, là không gian ở, ngoài việc chiêm nghiệm thiên nhiên còn có sự tương tác với con người khác trong cộng đồng của họ. Do vậy, sự biểu hiện của Kiến trúc liên quan đến Tự nhiên là một điều nghiễm nhiên được thừa nhận, không chỉ về hình thức mà còn là tính thẩm mỹ của hình thức được con người tạo ra. Và mối quan hệ đó cũng là lý do để giải thích đặc tính thỏa mãn về mặt tinh thần của con người – sự hài hòa trong cảm xúc, luôn là nhu cầu trong việc cảm thụ thực thể Kiến trúc, cảm xúc cân bằng mà con người có được khi chiêm ngưỡng tự nhiên đã ăn sâu vào trí nhớ và hình thành nên những kí ức cảm xúc về cái đẹp. Theo Plato,” thế giới là hình bóng của ý niệm”, cho nên những kí ức này là một không gian động trong não bộ. Thực vậy, các thành phần tạo nên không gian kí ức đó bao gồm các thành phần của Tự nhiên: cây xanh, mặt nước, bầu trời, địa hình, … kể cả Kiến trúc và con người trong đó. Sự trật tự giữa các thành phần trong không gian này, đã tạo nên các đường nét giữa thành phần này lên trên thành phần kia, chẳng hạn như hình bao của nhóm các cây lên trên nền trời. Tùy thuộc vào các vị trí con người quan sát mà các đường nét này là đường thẳng gãy khúc hoặc là đường cong liên tục, có thể kéo dài đến vô tận. Hay một cách khác, hình học Fractal đã hình thành một cách tự nhiên trong kí ức của con người. Các kí ức về cảm xúc có thể phai mờ theo thời gian, các không gian cũng không còn rõ nét, nhưng các hình dáng của các thành phần không gian kí ức đó thì vẫn được lưu giữ, chỉ là không còn khả năng hiện diện hiện hành. Không gian trong Tự nhiên gây cho con người cảm xúc cân bằng nhiều vô kể, việc làm mờ đi các không gian kí ức đó cũng chỉ là cách tiết kiệm của não bộ con người. Kiến trúc, nếu được người thiết kế tạo ra đường nét hình khối gần giống với các đường nét tạo nên các hình dáng đang lưu trong não bộ của người xem, thì các không gian kí ức sẽ được khơi gợi; hàng loạt các cảm xúc cân bằng trước đó được phục hồi trở lại. Có thể vào thời điểm này, với sự dẫn đường của Kiến trúc thực tại, con người sẽ chìm đắm trong những cảm xúc trong quá khứ đang ùa đến. Kết quả cuối cùng, họ phải thốt lên rằng: “Đẹp”, trong trạng thái tâm lý cân bằng. 852
- Hình 1. Hình học fractal và ứng dụng không giới hạn trong ngôn ngữ tạo hình của kiến trúc hiện đại (Nguồn: futurly.com,2024) Các kí ức về cảm xúc có thể phai mờ theo thời gian, các không gian cũng không còn rõ nét, nhưng các hình dáng của các thành phần không gian kí ức đó thì vẫn được lưu giữ, chỉ là không còn khả năng hiện diện hiện hành. Không gian trong Tự nhiên gây cho con người cảm xúc cân bằng nhiều vô kể, việc làm mờ đi các không gian kí ức đó cũng chỉ là cách tiết kiệm của não bộ con người. Kiến trúc, nếu được người thiết kế tạo ra đường nét hình khối gần giống với các đường nét tạo nên các hình dáng đang lưu trong não bộ của người xem, thì các không gian kí ức sẽ được khơi gợi; hàng loạt các cảm xúc cân bằng trước đó được phục hồi trở lại. Có thể vào thời điểm này, với sự dẫn đường của Kiến trúc thực tại, con người sẽ chìm đắm trong những cảm xúc trong quá khứ đang ùa đến. Kết quả cuối cùng, họ phải thốt lên rằng: “Đẹp”, trong trạng thái tâm lý cân bằng. Kiến trúc có nguồn gốc hài hòa từ Tự nhiên. Thông qua hoạt động Sáng tạo của Con người trong môi trường sống, Kiến trúc được tồn tại. Trải qua khoảng thời gian rất dài, Con người nhận thức được các yếu tố hình học, bao gồm điểm, đường, mặt, khối từ các hình dáng trong Tự nhiên, như hình dáng các tảng đá, hay các phiến đá xếp chồng lên nhau ở Dolmen, Crolech…, hay hơn thế nữa, con người còn nắm bắt được các nguyên tắc truyền lực cơ bản của các bộ phận từ các mô hình này. Các yếu tố hình học và các nguyên tắc lực hình thành nên hai thành phần chủ yếu tạo nên không gian Kiến trúc, đó là các thành phần thẳng đứng và các thành phần nằm ngang. Trong chúng có: hệ kết cấu – bộ phận chịu lực và vỏ bao che – bộ phận ngăn chia giữa không gian kiến trúc với Tự nhiên. Không gian Kiến trúc được kiến tạo nên bởi hai thành phần này cũng là sự mô phỏng từ Tự nhiên, hệ khung xương chịu lực và hệ bao che. Bên cạnh đó, sự khám phá về tương quan kích thước từ sự hài hòa của các thành phần trong Tự nhiên gọi là đẹp - Tỉ lệ vàng, tương thích với sự hài hòa trong các nền kiến trúc mẫu mực xa xưa. Cũng như ứng dụng con số này kết hợp với kích thước con người để làm đẹp trong kiến trúc hiện đại, đã một lần nữa khẳng định, sự hài hòa của Kiến trúc có nguồn gốc Tự nhiên. Hình 2. Đền Pantheon Hình 3. “Người Vitruvian” của Leonardo da (Nguồn: hoanggiaric.vn, 2023) Vinci (Nguồn: epochtimesviet.com, 2021) 853
- 1.2 Kiến trúc thuở ban sơ và thế giới tự nhiên Với những nhận thức lúc ban sơ của con người nguyên thủy, cho thấy kiến trúc thể hiện rõ nét những hình hài được mô phỏng từ Tự nhiên. Người nguyên thủy trước khi ở trong hang động, thì nơi ở trước đó của họ là những không gian sẵn có trong thế giới Tự nhiên như hốc cây, tán lá, để tránh mưa, tránh nắng, giảm thiểu sự tấn công của thú dữ. Trải qua khoảng thời gian dài hàng nghìn năm, loài vượn cổ tiến hóa thành người nguyên thủy. Con người chuyển nơi ở ra khỏi hang động, thoát khỏi nơi ở tăm tối trước đây, sống trong những ngôi nhà mà họ dựng lên trong môi trường thiên nhiên. Kiến trúc này là những cách thức mô phỏng lại các không gian mà họ đã từng sinh sống, chẳng hạn như những ngôi nhà mái lá có hình dạng của cái cây hay những mái lá bắt chước từ những tán cây của nhiều cây, nhằm tạo không gian lớn, đáp ứng nhu cầu ở lớn hơn… Do vậy, bước đầu Tự nhiên đã được thể hiện trong Kiến trúc của con người, trong thời điểm này, tuy thô mộc nhưng rất tự nhiên. Kiến trúc chỉ có hình dáng từ sự nhận thức đơn giản của con người từ những hình dáng Thiên nhiên, không có đường nét. Không gian ở mới được tạo thành có tính thân thuộc, gần gũi như thời điểm ban đầu họ đã từng sống trong thế giới tự nhiên trước đó. Quần thể cự thạch Stonehenge, tại miền Nam nước Anh, gồm những phiến đá xếp thành vòng tròn đồng tâm, nơi diễn ra nhiều nghi lễ tôn giáo. Các nhà khảo cổ đã xác định rằng, người xưa đã xây dựng đài đá dựa vào vị trí mọc của Mặt trời ở đường chân trời di chuyển đều đặn tùy theo mùa. Đồng thời, Stonhenge cũng được sử dụng như một đài quan sát trăng, nhiều cột đá đặt mốc hướng về chỗ mọc của Mặt trăng, về phía Bắc nhiều nhất của nó, mặc dù chuyển động của Mặt trăng phức tạp hơn Mặt trời. Con người của các nền văn minh khác cũng quan sát và tôn thờ bầu trời, họ đã xây dựng các công trình kiến trúc có chứa các trục định hướng đến với Mặt trời hoặc Mặt trăng. Đó là, quần thể đền Angkor Vat, do người Khmer xây dựng từ thế kỷ VII đến cuối thế kỷ XIII, ở phía Tây Campuchia. Tòa nhà không có mái - đền Kiva, của người Da đỏ Anasazi tại vực Chaco – Mexico, được xây dựng vào thế kỉ XI sau CN, có một cửa sổ mà vào lúc bình minh ngày 21 tháng sáu hằng năm, ánh sáng mặt trời chiếu xuyên qua hốc tường đối diện và chuyển động dọc theo hốc tường trong suốt một ngày. Đền Amun–Re ở Karnak của người Ai cập, định hướng đến Mặt trời vào ngày Đông chí và Hạ chí, hay quần thể kim tự tháp ở Gizeh, vị trí các tháp được dóng thẳng đến sao Bắc cực và có thể xác định các mùa dựa vào bóng đổ của kim tự tháp… Có thể khẳng định rằng, các công trình của người cổ xưa không chỉ là thỏa mãn chức năng sử dụng cho mối bận tâm về các vị thần của vũ trụ thần thoại trong thuyết Sáng thế hay đơn thuần là tín ngưỡng trong cuộc sống thường ngày, mà còn là sự quan sát hết sức tỉ mỉ, chính xác các chuyển động của các thiên thể. Hơn nữa, nhu cầu tìm kiếm trật tự để dịu bớt sự lo âu của con người trong sự rối ren của cuộc sống gần như là bản năng tồn tại của con người. Vậy nên, sự thiêng liêng hóa hình dạng các thiên thể, như là bề mặt trái đất, Mặt trời, Mặt trăng, … bằng các dạng hình học mẫu cơ bản; và hướng công trình đến các chuyển động trên Bầu trời, đã thể hiện cách xác lập trật tự trong việc hình thành Kiến trúc có sự liên hệ chặt chẽ đến sự hài hòa tự nhiên. Bên cạnh đó, một cách vô tình cấu trúc Fractal vẫn hiện diện trong kiến trúc thuở ban sơ này. Chẳng hạn như với kiến trúc Stonehenge, mặc dù với những phiến đá thô sơ không được đẽo gọt cụ thể, nhưng chính việc lặp đi lặp lại đều đặn theo từng vị trí tạo nên tổng thể bố cục hình tròn chính là thao tác của Fractal; hay ở ngôi làng cổ xưa ở châu Phi, những ngôi nhà nhỏ bố trí lặp với các tỉ lệ khác nhau xung quanh các ngôi nhà có chức năng quan trọng về tín ngưỡng. Vì lẽ đó, cho dù ta có xem xét kiến trúc được hình thành dưới góc độ nhận thức nào đi chăng nữa thì sự hài hòa của kiến trúc có chịu ảnh hưởng từ tự nhiên. Như vậy từ xa xưa, với cuộc sống giản đơn của thời kỳ đầu tiến hóa, con người đã tạo ra Kiến trúc, tuy chỉ là những vật thể hình dáng đơn sơ nhưng đã có ý niệm về tính hài hòa giữa Hình và Ý- giữa hình thức 854
- tạo nên hình và ý muốn cần được diễn đạt. Hơn nữa, tiềm ẩn trong sự thành hình kiến trúc, còn có sự chi phối vô hình có tính tất định ngẫu nhiên của qui luật Tự nhiên. Vì thế, cấu trúc Fractal – cấu trúc của Tự nhiên được biểu hiện trong Kiến trúc là hết sức rõ ràng. Hình 4. Stonehenge, Wiltshire, Anh Hình 5. Một ngôi làng ở Cameroon, Châu (Nguồn: pinterest.es, 2021) Phi, Leonardo Benevolo 2. TỰ NHIÊN – TRI THỨC KHOA HỌC CHO SỰ HÀI HÒA CỦA NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC 2.1. Triết lý phương Tây Ngay trong Kiến trúc của người cổ đại cũng đã thể hiện rõ điều này. Như kim tự tháp của người Ai Cập, với hình dáng những chóp tam giác đồng dạng, ẩn tàng trong đó là con số ð, kiến trúc đền Pathenon của Hi Lạp lại khớp với Tỉ lệ vàng, các công trình kiến trúc La Mã thì tuân theo sự cân đối, đối xứng (Symmetry) bằng các thao tác: thức cột (Order), sự bố trí (Arrangement), nhịp điệu (Eurythmy), sự đúng mực (Property) và Kinh tế (Economy). Trong kiến trúc Hiện đại thì hầu hết công trình dựa vào tính cân xứng, Tỉ lệ vàng thông qua tỉ lệ kích thước của con người. Trong tác phẩm “Mười cuốn sách về kiến trúc” Vitruvius cho rằng, sự cân đối, đối xứng là sự hòa hợp thích đáng giữa các bộ phận trong bản thân công trình, giữa các mối quan hệ của những thành phần khác; và tổng thể phù hợp với một phần nào đó được chọn làm tiêu chuẩn. Như ở cơ thể con người là sự hài hòa cân đối, đối xứng giữa cẳng tay, bàn tay, ngón chân tay, và các bộ phận khác; con người làm tiêu chuẩn cho tòa nhà. Đối với tòa nhà hoàn hảo cũng vậy, sự hoàn hảo của thức cột có thể làm tiêu chuẩn cho cả kích thước công trình. Có lẽ, vì vậy mà hình học đều và Tỉ lệ vàng khiến cho con người có cảm giác hòa hợp, ưa nhìn. Vì thế, hình học đều (có nguồn gốc từ tự nhiên) luôn có mặt trong những công trình kiến trúc vĩ đại bởi sự hài hòa của nó mà cho đến nay mọi người công nhận. 2.2 Triết lý phương Đông Người phương Đông có một quan niệm tổng thể về Tự nhiên, họ cho rằng, thế giới Tự nhiên có được sự hài hòa vốn có là do tác động tương hổ và năng động của hai lực âm dương (chuyển hóa lẫn nhau giữa ai mặt đối lập) gọi là Đạo, trong kiến trúc gọi là sự tương phản. Mối quan hệ của hai lực này diễn ra theo hai chiều hướng: động – chuyển hóa từ vô sang hữu (Hữu sinh ư vô); và phản – chuyển hóa trở lại từ hữu sang vô (Phục quy ư vô vật). Toàn bộ vũ trụ tràn ngập trong năng lực nguyên sơ gọi là Thái Hư, Thái Cực và Thái Di, một nguyên tố vô hình vô sắc của vũ trụ, vạn vật muôn hình muôn vẻ từ đó mà sinh ra. Theo Lão Tử thì: Đạo sinh nhất; Nhất sinh nhị; Nhị sinh tam; Tam sinh vạn vật. Theo Triết Phật thì “không có vô thỉ, không có vô chung”. Tư tưởng về điểm tận cùng khởi nguồn của vũ trụ này: sự bắt đầu không có điểm 855
- bắt đầu, đúng một cách kinh ngạc với lý thuyết vũ trụ hiện đại về điểm khởi nguồn của thế giới, vũ trụ được bắt đầu từ vụ nổ Big Bang. Quan niệm của Đạo là “Vô vi”, nghĩa là “không làm gì”, không làm gì có nghĩa là làm những gì thực sự cần làm mà cách làm không đi ngược lại với trật tự của tự nhiên và sức mạnh của vũ trụ. Một cách khác, con người chỉ làm mọi sự thuần túy để làm chứ không vì động cơ nào khác và sống theo sự hài hòa của tự nhiên. Với quan niệm hình học và con số trong kiến trúc phương Đông là sự thiêng liêng hóa các hiện tượng tự nhiên trong vũ trụ, xem như là đại diện cho thế lực thần thánh để tôn thờ. Người phương Đông tìm kiếm các biểu hiện của tự nhiên thông qua hình học và các con số ở những nơi của các vị thần, từ đó đưa chúng vào trong các sản phẩm kiến trúc được tạo ra, như là một sự tôn kính, lời cầu nguyện bình an, phát đạt cho những sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày. Vì thế, kiến trúc phương Đông thường dựa vào tính cân xứng, từ đó hình vuông và hình tròn hay được sử dụng để biểu nghĩa hơn là biểu hình như kiến trúc phương Tây. Chẳng hạn, hình bán cầu trên hình lập phương tượng trưng trời trên đất, hình chóp tứ diện mặt cong trên hình lập phương; hệ thống kết cấu, ngoài việc được bố trí hợp lý do bởi không gian hợp lý hình học (sự hợp lý này viện dẫn vào sự vận động, trật tự, thứ bậc của vũ trụ thần thoại), còn được điêu khắc nổi trực tiếp lên bề mặt, mô tả huyền thoại, thiên nhiên. Chính đặc điểm này, sự ngẫu nhiên Fractal trong kiến trúc phương Đông thể hiện rõ nhất là ở đường nét, đường bao của hình thể kiến trúc do điêu khắc tạo ra. Do vậy, kiến trúc giống như là một thực thể của tự nhiên hơn là sản phẩm lý tính của con người làm ra. 3. KHẢ NĂNG VẬN DỤNG CẤU TRÚC TỰ NHIÊN TRONG TẠO HÌNH KIẾN TRÚC Ở VIỆT NAM 3.1 Sự hài hòa trong nghệ thuật kiến trúc cổ Việt Nam Cấu trúc tự nhiên chính là sự lặp lại, hình dạng chẳng hạn, vô hạn có thể là đồng dạng (thay đổi cùng tỉ lệ) hay afin (thay đổi không theo cùng tỉ lệ). Trong cấu trúc đó có ẩn tàng con số tỉ lệ, Tỉ lệ vàng là một điển hình. Điều này chính là: tính đối xứng. Qua những công trình kiến cổ được chọn là di sản trong nền kiến trúc cổ truyền thống của nước ta hiện nay, cùng với những kết quả của các nhà nghiên cứu về kiến trúc, chúng ta có đủ cơ sở để khẳng định: sự hài hòa trong nghệ thuật kiến trúc Việt Nam, cũng giống như Kiến trúc của các nền văn minh khác, có điểm khởi phát từ sự hài hòa của tự nhiên. 3.1.1 Biểu hiện sự hài hòa trong nghệ thuật kiến trúc cổ Việt Nam có mối liên hệ với cấu trúc tự nhiên Trong hoàn cảnh mưu sinh hằng ngày với thế giới tự nhiên xung quanh, để tồn tại và phát triển, tư tưởng sống của họ là theo triết lý: phải sống hài hòa (biện chứng cân bằng theo thể thống nhất Thiên – Địa – Nhân) với tự nhiên (triết lý âm dương). Bằng chứng là ở bố cục Kiến trúc từ tổng thể đến chi tiết tuân thủ theo tính đối xứng (Thiên) - trục đối xứng Bắc Nam, kích thước hình khối dựa vào tầm thước con người (Nhân), chịu ảnh hưởng thuyết phong thủy (Địa) - thuyết thế sông thế núi để làm nhà của người Việt. Hơn nữa, trong cuộc sống thường ngày họ luôn đối diện với thiên tai, địch họa, do vậy, trong tâm tính người Việt, Thiên nhiên là người bạn cần phải được tôn trọng. Bởi thiên nhiên là nơi cung cấp lương thực nuôi sống con người, không những thế họ còn lợi dụng vào địa thế tự nhiên để chống lại sự tấn công của kẻ thù. Thêm vào đó là việc, tuy chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa qua các thời kỳ bị đô hộ, nhưng kiến trúc Việt nam vẫn giữ được bản sắc: Kiến trúc được xây dựng dựa vào địa hình và cảnh quan xung quanh, không lấn át thiên nhiên. 856
- Do vậy, hình học trong Kiến trúc cổ đại người Việt là những hình học đều hoặc là những hình học cân bằng, không rõ ràng hình dáng, bởi các cạnh của hình là những đường gãy khúc được vay mượn từ Tự nhiên. Khía cạnh hình học không rõ ràng này có thể nhận thấy được qua biểu hiện các kiến trúc thành lũy trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, thành Cổ Loa với 3 vòng thành xoắn trôn ốc, được xây dựng dựa vào sông ngòi và đầm lầy xung quanh, thành Gia Định là một minh chứng điển hình rõ ràng nhất. Đặc biệt là: chúng có sự hiện diện cấu trúc Fractal. Với người Việt, hình vuông và hình tròn là hình tượng cụ thể của việc trừu tượng hoá từ triết lý sống cân bằng với tự nhiên, đó là: “có vuông có tròn tức là có âm có dương”. Hình 6. Thành Gia Định Hình 7. Thành Cổ Loa (Nguồn: tuoitre.vn, 2016) (Nguồn: vi.wikipedia.org, 2024) 3.1.2 Biểu hiện cấu trúc tự nhiên trong nghệ thuật Kiến trúc cổ Việt Nam ở yếu tố Tỉ lệ Cái đẹp này là qua câu nói: nhìn sao cho “vừa mắt” (tổ tiên chúng ta không biết về tri thức Fractal). Nguyên do kế đến thì phải thừa nhận rằng, những hình học kỷ hà, những hình đều đặn, như hình vuông, hình tròn, đa giác đều…Và những hình học đều được dẫn xuất từ những hình đó, chẳng hạn: hình tam giác đều, tam giác vuông cân… được sử dụng trong việc xây dựng Kiến trúc mà ta có thể thấy rõ ở các kiến trúc Đình, Chùa tháp, Cung điện. Do bởi bản thân trong những hình đó đã có Tỉ lệ vàng. Chúng lại được áp dụng trong trang trí và thiết lập không gian kiến trúc theo nguyên tắc, trong Fractal, gọi là phép đồng dạng, điển hình là dựa vào mạng lưới cơ sở ô vuông. Chính vì thế mà kết quả của các nhà nghiên cứu về kiến trúc ngày nay lại khớp với tỉ lệ tự nhiên. Hình 8. Ngọ Môn Huế Hình 9. Khuê Văn Các (Nguồn: thethaovanhoa.vn, 2023) (Nguồn: klook.com, 2022) 857
- Tóm lại là, Kiến trúc cổ Việt Nam không những có dấu ấn cấu trúc tự nhiên, mà còn rất rõ nét. Bởi, chính sự thống nhất, trật tự của cấu trúc tự nhiên đã tạo nên tính tiện dụng, mà điều này thì rất phù hợp với tâm tính con người Việt. Vì thế mà sự thống nhất (đối xứng) để có sự trật tự, từ nền tảng của sự thống nhất để biến tấu (phá vỡ đối xứng) tạo nên tính đa dạng trong kiến trúc chính là nét tiêu biểu trong nghệ thuật cổ kiến trúc Việt Nam. Ta có thể nhận thấy trật tự này từ việc thống nhất đơn vị hình học, đơn vị tỉ lệ (dựa vào thước tầm), hệ thức cột, sự biến hóa qua phép đồng dạng không gian, điêu khắc, hay màu sắc. Như vậy, Kiến trúc xa xưa qua bàn tay khéo léo cùng với trực giác mỹ cảm của các bậc tiền nhân, mặc dù về khía cạnh văn hóa có bị ảnh hưởng bởi từng thời kỳ bị đô hộ, nhưng biểu hiện sự hài hòa từ vẻ đẹp của những công trình đó thì không ai có thể chối bỏ được. Bởi lẽ, trực giác mỹ cảm đó cũng là khuynh hướng hướng đến sự hài hòa tự nhiên. 3.2 Vận dụng cấu trúc tự nhiên trong kiến trúc Việt Nam hiện nay Qua sự phân tích các vấn đề bao gồm về cấu trúc tự nhiên, sự hài hòa trong tự nhiên và trong nghệ thuật Kiến trúc. Ta nhận thấy: trong sự hài hòa của kiến trúc đều có cấu trúc tự nhiên hiện diện khắp ngóc ngách, có thể là vô tình xuất hiện không ý thức. Tuy mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử, tùy vào mỗi vị trí địa lý, sự biểu hiện kiến trúc được hình thành từ những lý lẽ có khác nhau, nhưng sự hài hòa đều có chung một khởi nguồn là tự nhiên. Vì vậy không thể không thừa nhận kết quả trong việc nghiên cứu cụ thể sự hài hòa trong kiến trúc của phương Tây và kiến trúc phương Đông kể trên đều tương tự nhau ở chỗ là chúng được thực hiện theo cấu trúc của tự nhiên. Cho nên có thể khái quát lại kết quả vấn đề đã nghiên cứu về sự hài hòa trong kiến trúc, để từ đó ứng dụng trong kiến trúc Việt Nam hiện nay, đó là: tỉ lệ và đối xứng, kết hợp phá vỡ đối xứng trong đối xứng. Khi thực hiện Kiến trúc theo các nguyên lý này có nghĩa là đã thực hiện cấu trúc Fractal trong Kiến trúc. Cụ thể hơn, để 3 vấn đề nêu trên phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam thì: - Tỉ lệ: nghiên cứu kích thước con người Việt Nam, để từ đó trong công việc thiết kế, từ một kích thước phù hợp chọn ban đầu đề xuất ra mối tương quan tầng bậc qua con số Tỉ lệ vàng giữa: kích thước 3 chiều của cấu kiện, bộ phận, không gian hay toàn thể công trình. Nghĩa là xem xét lớn nhỏ giữa cấu kiện với cấu kiện, giữa bộ phận với bộ phận, giữa không gian với không gian, giữa công trình với công trình hay giữa cấu kiện với bộ phận, giữa bộ phận với không gian, giữa không gian với toàn thể công trình, và giữa công trình với thiên nhiên. - Đối xứng: chúng ta phải nhận thức rõ hình học đều trong kiến trúc Việt Nam không khác so với các nước khác trên thế giới về hình tượng và nguyên tắc hình thành hình học đều, do đó có thể dùng các phép biến đổi đối xứng (có thể đơn lẻ hay phối hợp nhiều phép đối xứng) kết hợp với phép tự afin (thay đổi tỉ lệ hình) để hình thành không gian hay hình thể kiến trúc. Việc này dẫn đến thuận lợi bố trí hệ thống chịu lực, khả năng lắp ghép, khả năng mở rộng không gian…Tạo ra trật tự từ tính thống nhất, từ đó hình thành nên tính tiết kiệm. - Phá vỡ đối xứng trong đối xứng: phá vỡ sự thống nhất để tạo ra sự biến điệu, sự lạ, nhưng phải tuân theo nguyên tắc tạo ra sự cân bằng. Nghĩa là, khi phá đối xứng hình nào đó ta phải chú ý đến trọng tâm của các hình thành phần. Sau khi phá vỡ, trọng tâm toàn thể của từng hình thành phần ở trạng thái mới phải trùng với trọng tâm của hình ngoại tiếp toàn thể hình. Có như thế mới tạo ra sự cân bằng của bố cục, trạng thái cân bằng cho người thụ cảm, điều kiện đầu tiên người thưởng lãm cảm nhận cái “Đẹp”. Lý do là, cơ quan thụ cảm con người cũng đối xứng, có nghĩa khi quan sát con người đã gắn vào thực thể một hệ trục đối xứng (trục thứ nhất thẳng đứng theo hướng lực hấp dẫn, trục thứ hai là đường nối ngang tầm mắt). Vì vậy: tỉ lệ, đối xứng và kết hợp phá vỡ đối xứng trong đối xứng là ba bài học về sự hài hòa mang tính phổ quát từ những công trình kiến trúc truyền thống đã qua, trong nước và trên thế giới. Sự hài hòa của Kiến trúc không chỉ gói gọn trong vấn đề Hình Học, mà còn ở nhiều vấn đề khác nữa, trang trí, màu sắc, ánh sáng…Thế nhưng, có thể khẳng định rằng, ba bài học 858
- trên luôn đúng cho các khía cạnh khác của nghệ thuật Kiến trúc, có thể nói ba bài học này là một mặt của các vấn đề trong kiến trúc. 4. KẾT LUẬN Nguồn gốc của sự hài hòa trong nghệ thuật kiến trúc có điểm bắt đầu từ Tự nhiên và cũng đã có tri thức cơ sở để thực hiện sự hài hòa trong nghệ thuật kiến trúc. Đó chính là cấu trúc tự nhiên, cụ thể hơn là hình học Fractal, đây cũng chính là luật lệ (hay nguyên lý) để làm nên sự hài hòa trong tự nhiên. Từ đây, chúng ta cũng đã có cơ sở để có thể bàn đến cái “Đẹp” trong nghệ thuật kiến trúc đó chính là sự hài hòa. Điều này Alberti cũng đã giải thích đầy đủ trong cuốn De Re Aedificatoria: “Mọi vật trong thiên nhiên đều qui về luật lệ hài hòa mà điểm chính của nó là mọi vật đều hoàn hảo. Sẽ khó có cái đẹp nếu không có sự hài hòa – Sự hài hòa hoàn toàn có sự cân bằng sẽ bị lệch đi nếu người nghệ sĩ không khéo thêm vào hoặc bớt ra. Người nghệ sĩ phải cẩn thận xếp đặt sao cho cân xứng mới đạt tới vẻ đẹp hoàn hảo trọn vẹn”. Ở Việt Nam, tri thức về Tỉ lệ, hình học đều, cấu trúc tự nhiên không có sự khác biệt so với các nước khác trên thế giới. Nhưng khác ở chỗ đó là đơn vị kích thước ban đầu được chọn làm cơ sở. Từ đó sử dụng con số tỉ lệ, hình học đều, các nguyên tắc biến đổi đã làm nên sự khác biệt. Vì vậy, việc hệ thống tri thức kích thước chuẩn ở Việt nam là tối cần thiết. Điều này chúng ta cũng đã nhận thấy rõ ở kiến trúc Hiện đại - truyền thống Nhật Bản, đơn vị kích thước chuẩn để tạo lập không gian là chiếu Tatami. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bovill, C. (1996). Fractal Geometry in Architecture and Design. Nexus Network Journal, Volume I. 2. epochtimesviet.com (2021). Tỷ lệ vàng trong kiến trúc cổ đại. Truy cập ngày 20/04/2024. https://www.epochtimesviet.com/ty-le-vang-trong-kien-truc-co-dai_171709.html 3. futurly.com (2024). Fractal Architecture. Truy cập ngày 20/04/2024. https://www.futurly.com/courses/Speculative-Bundle-637f8f4fe4b025b1a74c728f 4. hoanggiaric.vn (2023). Đền parthenon: kiệt tác kiến trúc cổ đại, bí ẩn những con số. Truy cập ngày 20/04/2024. https://hoanggiaric.vn/den-parthenon-kiet-tac-kien-truc-co-dai-bi-an-nhung-con-so-1- 2-142007.html 5. klook.com (2022). Khuê Văn Các, Di Tích Văn Hóa Nho Giáo Nghìn Năm. Truy cập ngày 21/04/2024. https://www.klook.com/vi/blog/khue-van-cac/ 6. Lê Thanh Sơn (2001), Một số xu hướng kiến trúc đương đại nước ngoài, NXB Xây dựng, Hà Nội 7. Mario Livio (2007), Tỉ lệ vàng, NXB Trẻ. 8. Nguyễn Thị Việt Châu (2008) “Số học và Hình trong nghệ thuật kiến trúc”, (Luận văn thạc sĩ). Đại học Kiến Trúc Tp.HCM 9. Phùng Văn Tửu (2006), Mỹ Học, NXB Khoa học Xã hội 10. pinterest.es (2021). Origen de Stonehenge y su construcción. Truy cập ngày 20/04/2024. https://www.pinterest.es/pin/451274825167419356/ 11. thethaovanhoa.vn (2023). Quần thể Di tích Cố đô Huế: Di sản văn hóa thế giới đầu tiên của Việt Nam. Truy cập ngày 21/04/2024. https://thethaovanhoa.vn/quan-the-di-tich-co-do-hue-di-san-van- hoa-the-gioi-dau-tien-cua-viet-nam-20230617120203403.htm 12. tuoitre.vn (2016). Nếu còn thành cũ, Gia Định không dễ thất thủ ngày 17-2-1859. .https://tuoitre.vn/neu- con-thanh-cu-gia-dinh-khong-de-that-thu-ngay-1721859-1052677.htm 13. Trần Ngọc Thêm (1996), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Trường ĐH Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh 14. vi.wikipedia.org (2024). Thành Cổ Loa. https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_C%E1%BB%95_Loa 15. Vitruvius, Lê Phục Quốc (2004), Một cuốn sách về Kiến Trúc, Nxb Hà Nội. 859
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu khai thác hệ thống phun nhiên liệu cho động cơ xăng dùng trong phương tiện cơ giới đường bộ
32 p | 509 | 192
-
Mã vạch
30 p | 434 | 133
-
Các ký hiệu trong phòng thí nghiệm
6 p | 587 | 125
-
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨC CHẾ ĂN MÒN THÉP CT3 CỦA MỘT SỐ HỖN HỢP ỨC CHẾ THÂN THIỆN
6 p | 222 | 47
-
Thu thập và xử lý ảnh bằng phần mềm LabVIEW
4 p | 259 | 23
-
DCS và SIS Khái niệm và Thực tiễn
7 p | 99 | 21
-
DCS và SIS Khái niệm - Thực tiễn
13 p | 94 | 18
-
Đạo Và Thuyết Âm Dương
1 p | 94 | 11
-
Nghiên cứu biện pháp phối hợp giữa tàu lai và đoàn sà lan trong vận tải thuỷ nội địa
5 p | 97 | 7
-
Những công trình kiến trúc diệu kỳ: Phần 1
73 p | 45 | 6
-
Top 10 phòng khách sang trọng nhất năm
5 p | 68 | 5
-
Ngôi nhà của những sắc màu
9 p | 66 | 5
-
Tìm hiểu cơ sở hóa học phóng xạ (Tập 1): Phần 1 - Đỗ Quý Sơn (chủ biên)
133 p | 15 | 5
-
So sánh hiệu quả của các thuật toán metaheuristic cho bài toán tối ưu khung thép sử dụng phân tích phi tuyến
5 p | 32 | 3
-
Thiết kế điện mặt trời hòa lưới trực tiếp 5KWP cấp điện cho hộ gia đình hỗ trợ giáo dục STEM
6 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn