YOMEDIA
ADSENSE
Tình hình nhiễm giun tròn Trichocephalus ở lợn tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
51
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mổ khám 110 lợn tại huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên, thu thập giun tròn giống Trichocephalus ở những lợn bệnh để định loài, đã xác định được giun tròn giống Trichocephalus ký sinh ở lợn là một loài duy nhất - loài Trichocephalus suis (T. suis). Kiểm tra phân của 750 lợn ở 5 xã của huyện Đồng Hỷ, có 212 lợn nhiễm giun T. suis, chiếm tỷ lệ 28,27 %, lợn nhiễm từ cường độ nhẹ (60,38 %) đến nặng (12,74 %).
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tình hình nhiễm giun tròn Trichocephalus ở lợn tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
Nguyễn Thị Bích Ngà và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
112(12)/2: 189 - 193<br />
<br />
TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN TRÒN TRICHOCEPHALUS Ở LỢN<br />
TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Nguyễn Thị Bích Ngà1*, Nguyễn Thị Kim Lan2,<br />
Đỗ Thị Vân Giang1, Trương Thị Tính1<br />
1<br />
<br />
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên,<br />
2<br />
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mổ khám 110 lợn tại huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên, thu thập giun tròn giống Trichocephalus<br />
ở những lợn bệnh để định loài, đã xác định được giun tròn giống Trichocephalus ký sinh ở lợn là<br />
một loài duy nhất - loài Trichocephalus suis (T. suis).<br />
Kiểm tra phân của 750 lợn ở 5 xã của huyện Đồng Hỷ, có 212 lợn nhiễm giun T. suis, chiếm tỷ lệ<br />
28,27 %, lợn nhiễm từ cường độ nhẹ (60,38 %) đến nặng (12,74 %).<br />
Lứa tuổi, phương thức chăn nuôi, vệ sinh thú y có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ và cường độ nhiễm<br />
giun T. suis ở lợn.<br />
Từ khoá: Lợn, mổ khám, Trichocephalus spp., tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, huyện Đồng Hỷ.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Thái Nguyên là tỉnh có nghề chăn nuôi lợn<br />
khá phát triển. Để chăn nuôi lợn mang lại<br />
hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi thì<br />
ngoài các yếu tố như giống, thức ăn, chế độ<br />
chăm sóc nuôi dưỡng... công tác phòng trị<br />
bệnh nói chung và bệnh ký sinh trùng nói<br />
riêng có ý nghĩa rất quan trọng. Trong các ký<br />
sinh trùng gây tác hại lớn cho lợn, có giun<br />
tròn Trichocephalus ký sinh ở lợn. Theo<br />
Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [4], giun tròn<br />
Trichocephalus spp. ký sinh gây ra các tổn<br />
thương và viêm nhiễm kế phát do vi khuẩn<br />
xâm nhập vào các nội quan của lợn, ảnh<br />
hưởng đến quá trình sinh trưởng, đặc biệt là<br />
tiêu tốn thức ăn, giảm tăng trọng từ 15 - 20 %<br />
so với lợn không bị bệnh. Do vây, nghiên cứu<br />
về tình hình nhiễm giun tròn Trichocephalus<br />
ở lợn tại huyện Đồng Hỷ là rất cần thiết, làm<br />
cơ sở để xây dựng quy trình phòng trị bệnh có<br />
hiệu quả cao.<br />
NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG<br />
PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
- Định danh loài giun tròn giống<br />
Trichocephalus ký sinh ở lợn tại huyện Đồng<br />
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.<br />
*<br />
<br />
- Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh do<br />
giun tròn Trichocephalus gây ra ở lợn tại<br />
huyện Đồng Hỷ.<br />
Vật liệu nghiên cứu<br />
- Mổ khám và thu thập giun tròn<br />
Trichocephalus ở lợn tại huyện Đồng Hỷ.<br />
- Mẫu phân lợn ở các lứa tuổi tại huyện<br />
Đồng Hỷ.<br />
- Kính hiển vi quang học, buồng đếm Mc.<br />
Master.<br />
- Dung dịch muối NaCl bão hoà, dung dịch<br />
Barbagallo.<br />
- Các hoá chất và dụng cụ thí nghiệm khác.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
- Định danh loài giun tròn giống<br />
Trichocephalus theo khóa định loại của<br />
Skrjabin và cs (1963) [6], Nguyễn Thị Lê<br />
(1996) [5].<br />
- Thu thập mẫu phân lợn theo phương pháp<br />
lấy mẫu phân tầng (Nguyễn Như Thanh,<br />
2000) [7].<br />
- Xác định tỷ lệ nhiễm bằng phương pháp<br />
Fullerborn (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012) [3]<br />
- Xác định cường độ nhiễm bằng phương pháp<br />
Mc. Master (Jorgen Hansen và cs, 1994) [2].<br />
<br />
Tel:0976238295;Email:nguyennga160182@gmail.com<br />
<br />
189<br />
<br />
Nguyễn Thị Bích Ngà và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
112(12)/2: 189 - 193<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Định danh loài giun tròn giống Trichhocephalus ký sinh ở lợn tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh<br />
Thái Nguyên<br />
Kết quả định danh giun Trichocephalus thu thập từ 110 lợn mổ khám được trình bày ở bảng 1.<br />
Bảng 1. Định danh loài giun tròn giống Trichhocephalus ký sinh ở lợn nuôi tại huyện Đồng Hỷ,<br />
tỉnh Thái Nguyên<br />
Địa phương<br />
(xã)<br />
Hoá Trung<br />
Sông Cầu<br />
Linh Sơn<br />
Quang Trung<br />
Hoá Thượng<br />
<br />
Thành phần loài<br />
Trichocephalus suis<br />
Trichocephalus suis<br />
Trichocephalus suis<br />
Trichocephalus suis<br />
Trichocephalus suis<br />
<br />
Vị trí ký sinh<br />
Manh tràng, kết tràng<br />
Manh tràng, kết tràng<br />
Manh tràng, kết tràng<br />
Manh tràng, kết tràng<br />
Manh tràng, kết tràng<br />
<br />
Tỷ lệ trong số mẫu xác định<br />
(%)<br />
100<br />
100<br />
100<br />
100<br />
100<br />
<br />
Mổ khám 110 lợn tại huyện Đồng Hỷ, thu thập giun tròn giống Trichocephalus ở những lợn bệnh<br />
để định loại tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, kết quả cho thấy: giun tròn giống<br />
Trichocephalus ký sinh ở lợn tại huyện Đồng Hỷ chỉ là một loài duy nhất - loài Trichocephalus<br />
suis (T. suis), thuộc họ Trichocephalidae. Trong đường tiêu hoá của lợn, giun tròn T. suis ký sinh<br />
ở manh tràng và kết tràng, đây là loài giun tròn ký sinh phổ biến, gây tác hại lớn cho lợn của<br />
nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.<br />
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với dẫn liệu của các tác giả: Skrjabin (1963) [6],<br />
Phan Thế Việt và cs (1977) [8], Nguyễn Thị Lê và (1996) [5].<br />
<br />
Hình 1. Lỗ sinh dục và trứng của giun T. suis cái<br />
<br />
Hình 2. Bao gai và gai giao cấu của giun T. suis đực<br />
<br />
Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis ở huyện Đồng Hỷ<br />
Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis ở lợn tại huyện Đồng Hỷ được trình bày ở bảng 2.<br />
Bảng 2 cho thấy: Kiểm tra 750 lợn ở 5 xã của huyện Đồng Hỷ có 212 lợn nhiễm giun T. suis,<br />
chiếm tỷ lệ 28,27 % (biến động từ 19,33 % - 35,33 %).<br />
Trong đó, tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis ở xã Hoá Trung cao và nặng nhất (35,33 % và<br />
18,87 %), sau đó đến xã Sông Cầu (32,67 % và 14,29 %), xã Quang Sơn (28,67 % và 11,63 %),<br />
và xã Linh Sơn (25,33 % và 13,16 %). Lợn nuôi ở xã Hoá Thượng có tỷ lệ nhiễm giun T. suis<br />
thấp nhất (19,33 %) và nhẹ nhất.<br />
<br />
Lợn nhiễm giun<br />
T. suis<br />
<br />
Hình 3. Lợn nhiễm giun T. suis<br />
<br />
190<br />
<br />
Hình 4. Trứng giun T. suis mới thải theo phân lợn<br />
<br />
Nguyễn Thị Bích Ngà và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
112(12)/2: 189 - 193<br />
<br />
Bảng 2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis ở huyện Đồng Hỷ<br />
Địa phương<br />
(xã)<br />
Hoá Trung<br />
Sông Cầu<br />
Quang Sơn<br />
Linh Sơn<br />
Hoá Thượng<br />
Tính chung<br />
<br />
Số lợn<br />
kiểm tra<br />
(con)<br />
<br />
Số lợn<br />
nhiễm<br />
(con)<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
nhiễm<br />
(%)<br />
<br />
150<br />
150<br />
150<br />
150<br />
150<br />
750<br />
<br />
53<br />
49<br />
43<br />
38<br />
29<br />
212<br />
<br />
35,33<br />
32,67<br />
28,67<br />
25,33<br />
19,33<br />
28,27<br />
<br />
Cường độ nhiễm (trứng /g phân)<br />
≤ 500<br />
> 500 - 1000<br />
>1000<br />
n<br />
%<br />
n<br />
%<br />
n<br />
%<br />
26<br />
49,06<br />
17<br />
32,08<br />
10<br />
18,87<br />
27<br />
55,10<br />
15<br />
30,61<br />
7<br />
14,29<br />
28<br />
65,12<br />
10<br />
23,26<br />
5<br />
11,63<br />
25<br />
65,79<br />
8<br />
21,05<br />
5<br />
13,16<br />
22<br />
75,86<br />
7<br />
24,14<br />
0<br />
0<br />
128 60,38<br />
57<br />
26,89<br />
27<br />
12,74<br />
<br />
Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis theo tuổi lợn<br />
Kết quả về tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis theo tuổi lợn được trình bày ở bảng 3.<br />
Bảng 3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis theo tuổi lợn<br />
Số lợn<br />
Tuổi<br />
kiểm tra<br />
lợn<br />
(con)<br />
(tháng)<br />
<br />
Cường độ nhiễm (trứng/g phân)<br />
<br />
Số lợn<br />
nhiễm<br />
(con)<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
90<br />
<br />
23<br />
<br />
25,56<br />
<br />
16<br />
<br />
90<br />
<br />
37<br />
<br />
41,11<br />
<br />
90<br />
<br />
31<br />
<br />
>6<br />
<br />
90<br />
<br />
Tính<br />
chung<br />
<br />
360<br />
<br />
≤2<br />
>2-4<br />
>4-6<br />
<br />
≤ 500<br />
%<br />
<br />
> 500-1000<br />
n<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
69,565<br />
<br />
5<br />
<br />
21,739<br />
<br />
2<br />
<br />
8,70<br />
<br />
19<br />
<br />
51,351<br />
<br />
11<br />
<br />
29,73<br />
<br />
7<br />
<br />
18,92<br />
<br />
34,44<br />
<br />
19<br />
<br />
61,29<br />
<br />
9<br />
<br />
29,032<br />
<br />
3<br />
<br />
9,68<br />
<br />
10<br />
<br />
11,11<br />
<br />
8<br />
<br />
80,00<br />
<br />
2<br />
<br />
20,00<br />
<br />
0<br />
<br />
0,00<br />
<br />
101<br />
<br />
28,06<br />
<br />
62<br />
<br />
61,39<br />
<br />
27<br />
<br />
26,73<br />
<br />
12<br />
<br />
11,88<br />
<br />
n<br />
<br />
> 1000<br />
%<br />
<br />
So sánh sự sai<br />
khác giữa các<br />
độ tuổi<br />
χ2≤2,>2-4 = 7,191<br />
P = 0,007<br />
χ2>2-4,>4-6 = 0,851 P<br />
= 0,356<br />
χ2>4-6,>6 = 13,929 P<br />
= 0,000<br />
χ2≤2,>6 = 4,464<br />
P = 0,031<br />
χ2>2-4,>6 = 20,992<br />
P = 0,000<br />
<br />
Bảng 3 cho thấy: Ở các lứa tuổi khác nhau thì tỷ lệ và cường độ lợn nhiễm giun T. suis có sự<br />
khác nhau. Lợn con nhiễm giun T. suis khá sớm với tỷ lệ, cường độ nhiễm tương ứng là 25,56 %<br />
và 8,7 %. Tỷ lệ, cường độ nhiễm cao và nặng nhất ở giai đoạn > 2 - 4 tháng tuổi (41,11 % và<br />
18,92 %), sau đó là lứa tuổi > 4 - 6 tháng (34,44 % và 9,68 %). Lợn nái và lợn trưởng thành<br />
nhiễm giun T. suis nhưng thường ở thể mang trùng. Tỷ lệ lợn > 2 - 4 tháng tuổi nhiễm giun T.<br />
suis cao hơn rõ rệt so với lợn ≤ 2 tháng tuổi và trên 6 tháng tuổi (P < 0,001).<br />
Tuổi của lợn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tính cảm thụ đối với bệnh giun T. suis. Vì<br />
vậy, tỷ lệ nhiễm giun T. suis theo tuổi là một chỉ tiêu xác định gia súc ở lứa tuổi nào dễ nhiễm<br />
giun nhất để có kế hoạch phòng trị thích hợp (Nguyễn Thị Lê, 1996 [5]). Kết quả này góp phần<br />
xây dựng quy trình phòng trị bệnh giun T. suis có hiệu quả.<br />
Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tóc theo phương thức chăn nuôi<br />
Kết quả về tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis theo phương thức chăn nuôi được trình bày ở<br />
bảng 4.<br />
<br />
191<br />
<br />
Nguyễn Thị Bích Ngà và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
112(12)/2: 189 - 193<br />
<br />
Bảng 4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis theo phương thức chăn nuôi<br />
Phương thức<br />
chăn nuôi<br />
<br />
Số lợn<br />
kiểm tra<br />
(con)<br />
<br />
104<br />
Truyền thống<br />
104<br />
Bán công nghiệp<br />
104<br />
Công nghiệp<br />
312<br />
Tính chung<br />
So sánh sự sai khác giữa các<br />
phương thức chăn nuôi<br />
<br />
Số lợn<br />
nhiễm<br />
(con)<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
42<br />
31<br />
13<br />
<br />
40,38<br />
29,81<br />
12,50<br />
<br />
86<br />
<br />
27,56<br />
χ TT - BCN = 2,554<br />
P = 0,110<br />
2<br />
<br />
Cường độ nhiễm (trứng/g phân)<br />
≤ 500<br />
> 500 - 1000<br />
> 1000<br />
n<br />
%<br />
n<br />
%<br />
n<br />
%<br />
22<br />
52,381<br />
13 30,952<br />
7<br />
16,67<br />
20<br />
64,516<br />
8<br />
25,806<br />
3<br />
9,68<br />
10<br />
76,923<br />
2<br />
15,385<br />
1<br />
7,69<br />
52<br />
60,47<br />
23<br />
2<br />
χ BCN - CN= 9,339<br />
P = 0,002<br />
<br />
26,74<br />
11<br />
12,79<br />
2<br />
χ TT - CN= 20,788<br />
P = 0,000<br />
<br />
Kết quả bảng 4 cho thấy: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis có sự khác nhau theo phương<br />
thức chăn nuôi. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis ở phương thức chăn nuôi truyền thống<br />
(40,38 % và 16,67 %) cao và nặng hơn hẳn so với phương thức chăn nuôi công nghiệp (12,50 %<br />
và 7,69%) (P < 0,001).<br />
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Phạm Văn Khuê (1982) [1], nuôi lợn<br />
bằng thức ăn sống hay chín, tập quán chăn nuôi lợn nhốt chuồng hay thả rông có liên quan chặt<br />
chẽ tới tình hình nhiễm giun sán.<br />
Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis theo tình trạng vệ sinh thú y<br />
Kết quả về tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis theo tình trạng vệ sinh thú y được trình bày ở<br />
bảng 5.<br />
Bảng 5 cho thấy: Ở tình trạng vệ sinh thú y khác nhau, tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis có sự<br />
khác nhau (P < 0,05). Lợn nuôi trong tình trạng vệ sinh thú y kém có tỷ lệ nhiễm cao (43,30 %)<br />
và cường độ nhiễm giun T. suis nặng (16,67 %) hơn nhiều so với tình trạng vệ sinh thú y trung<br />
bình (27,84 % và 11,11 %) và tình trạng vệ sinh thú y tốt (13,40 % và 0,00 %).<br />
Bảng 5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis theo tình trạng vệ sinh thú y<br />
Tình trạng<br />
VSTY<br />
Tốt<br />
Trung bình<br />
Kém<br />
<br />
Số lợn<br />
kiểm tra<br />
(con)<br />
<br />
Số lợn<br />
nhiễm<br />
(con)<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
97<br />
97<br />
97<br />
<br />
13<br />
27<br />
42<br />
<br />
13,40<br />
27,84<br />
43,30<br />
<br />
Tính chung<br />
291<br />
So sánh sự sai khác giữa ba<br />
mức độ VSTY<br />
<br />
82<br />
28,18<br />
χ2T-TB = 6,173<br />
P = 0,013<br />
<br />
Như vậy, vệ sinh thú y kém là điều kiện thuận<br />
lợi để trứng giun T. suis có sức gây bệnh<br />
nhiễm vào cơ thể lợn. Chuồng trại đảm bảo<br />
yêu cầu vệ sinh thú y làm giảm tỷ lệ mắc<br />
bệnh, góp phần tăng năng suất và hiệu quả<br />
chăn nuôi.<br />
KẾT LUẬN<br />
- Loài giun tròn giống Trichocephalus ký sinh<br />
ở lợn tại huyện Đồng Hỷ là loài<br />
Trichocephalus suis<br />
192<br />
<br />
Cường độ nhiễm (trứng/g phân)<br />
≤ 500<br />
500 - 1000<br />
> 1000<br />
n<br />
%<br />
n<br />
%<br />
n<br />
%<br />
10<br />
76,923<br />
3<br />
23,077<br />
0<br />
0,00<br />
17<br />
62,963<br />
7<br />
25,926<br />
3<br />
11,11<br />
23<br />
54,762<br />
12 28,571<br />
7<br />
16,67<br />
50<br />
<br />
60,98<br />
22<br />
χ2TB-K = 5,061<br />
P = 0,024<br />
<br />
26,83<br />
10<br />
12,20<br />
χ2T-K = 21,341<br />
P = 0,000<br />
<br />
- Tỷ lệ lợn nhiễm giun T. suis ở huyện Đồng Hỷ<br />
là 28,27 %, biến động từ 19,33 % - 35,33%.<br />
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm T. suis ở lợn ≥ 2 4 tuần tuổi là cao và nặng nhất (41,11 % và<br />
18,92 %).<br />
- Lợn nuôi theo phương thức truyền thống có<br />
tỷ lệ và cường độ nhiễm T. suis (40,38 %) cao<br />
và nặng hơn rõ rệt so với lợn nuôi theo<br />
phương thức công nghiệp và bán công nhiệp.<br />
<br />
Nguyễn Thị Bích Ngà và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Lợn nuôi ở tình trạng vệ sinh thú y kém có<br />
tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis cao nặng<br />
hơn nhiều so với lợn nuôi ở tình trạng vệ sinh<br />
thú y tốt.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Phạm Văn Khuê (1982), Giun sán ký sinh ở<br />
lợn vùng đồng bằng sông Cửu Long và sông<br />
Hồng, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Thú y,<br />
Trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội.<br />
[2]. Jorgen Hansen, Prian Perry (1994), The<br />
Epidemiology, Diagnosis and Control of helminth<br />
parasites of ruminant, International Livestock<br />
Centre for Africa. Addis Ababa, Ethiopia, Ilrad,<br />
pp. 17 - 18, 113.<br />
[3]. Nguyễn Thị Kim Lan (2012), Ký sinh trùng và<br />
bệnh ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp - Hà<br />
Nội, tr. 48 - 49.<br />
<br />
112(12)/2: 189 - 193<br />
<br />
[4]. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn<br />
Văn Thọ (2006), Các bệnh ký sinh trùng và bệnh<br />
nội sản khoa thường gặp ở lợn và biện pháp<br />
phòng trị, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội, tr. 39 - 43.<br />
[5]. Nguyễn Thị Lê, Phạm Văn Lực, Hà Duy Ngọ,<br />
Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Thị Minh (1996), Giun<br />
sán ký sinh ở gia súc Việt Nam, Nxb Khoa học Kỹ thuật, tr. 157 - 158.<br />
[6]. Skrjabi K.I., Petrov A.M. (Bùi Lập, Đoàn Thị<br />
Băng Tâm và Tạ Thị Vịnh dịch) (1963), Nguyên lý<br />
môn giun tròn thú y (tập 1), Nxb Khoa học - Kỹ<br />
thuật, tr. 102 - 104.<br />
[7]. Nguyễn Như Thanh (2000), Cơ sở của<br />
phương pháp nghiên cứu dịch tễ học thú y. Nhà<br />
xuất bản Nông nghiệp.<br />
[8]. Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị<br />
Lê (1997), Giun sán ký sinh ở động vật Việt Nam,<br />
Nxb Khoa học - Kỹ thuật, tr. 357 - 358.<br />
<br />
SUMMARY<br />
THE PREVALENCE OF TRICHOCEPHALUS SPP. IN PIGS IN DONG HY<br />
DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE<br />
Nguyen Thi Bich Nga1*, Nguyen Thi Kim Lan2,<br />
Do Thi Van Giang1, Truong Thi Tinh1<br />
1<br />
<br />
College of Economics and Technology - TNU,<br />
2<br />
College of Agriculture and Forestry - TNU<br />
<br />
Autopsy 110 pigs in Dong Hy district, Thai Nguyen province, Trichocephalus spp. worms that<br />
collected from pigs to classify. The results showed that: all of them were Trichocephalus suis<br />
species only.<br />
Examination of samples of 750 pigs in Dong Hy district, there was 212 pigs infected with T.<br />
suis worms, the infectious rate was 28,27%, the intensity rate from light to severe (60,38 % and<br />
12,74 %). The age, raising precedures, veterinary hygiene that effected to the prevalence of T.<br />
suis in pigs.<br />
Key words: Pigs, autopsy, Trichocephalus spp., infectiuos rate, infections intensity rate, Dong Hy<br />
district.<br />
<br />
Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Văn Quang – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên<br />
*<br />
<br />
Tel:0976238295;Email:nguyennga160182@gmail.com<br />
<br />
193<br />
<br />
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn