intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tinh thần Samurai trong doanh nghiệp Nhật Bản

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tinh thần Samurai trong doanh nghiệp Nhật Bản" đã chỉ ra được các tinh thần đó được xuất phát từ các Samurai anh dũng, được lưu truyền qua nhiều thời kỳ cho đến bây giờ. Và còn chỉ ra được trong doanh nghiệp hiện nay, các công ty đã áp dụng những tinh thần Samurai đó như thế nào. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tinh thần Samurai trong doanh nghiệp Nhật Bản

  1. TINH THẦN SAMURAI TRONG DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN Ngô Vũ Mỹ Phụng, Phan Thị Mỹ Tâm, Nguyễn Phương Vy, Nguyễn Thị Ngọc Mai Khoa Nhật Bản học, Trường Đại học Công nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Thúy Vi TÓM TẮT Tinh thần Samurai là một giá trị đạo đức, văn hóa đẹp đẽ của Nhật Bản. Giá trị đó từ khi được hình thành cho đến nay vẫn được gìn giữ nguyên vẹn, và ở trong các doanh nghiệp Nhật Bản, các phẩm chất như Nhân - Nghĩa - Lễ - Nhẫn luôn được người Nhật đề cao. Trong mỗi công ty Nhật Bản ta dễ dàng thấy được nét văn hóa này như: tôn trọng tất cả mọi người, đúng giờ, sống vì tập thể,.. Từ tinh thần Samurai, con người Nhật Bản không chỉ giúp phát triển doanh nghiệp thêm vững mạnh, mà qua đó còn giúp mọi người biết đến Nhật Bản là đất nước có nền văn hóa đáng sống và đáng học hỏi. Qua nghiên cứu này, chúng tôi đã chỉ ra được các tinh thần đó được xuất phát từ các Samurai anh dũng, được lưu truyền qua nhiều thời kỳ cho đến bây giờ. Và còn chỉ ra được trong doanh nghiệp hiện nay, các công ty đã áp dụng những tinh thần Samurai đó như thế nào. Từ khóa: doanh nghiệp Nhật bản, Samurai, tinh thần Samurai, văn hóa Nhật Bản. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhật Bản luôn là nước có sự vươn lên đáng khâm phục ở Thế chiến thứ II. Khi mà một đất nước nhỏ bé, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh lại vươn lên thành nước nhưng Nhật Bản vươn lên trở thành siêu cường tài chính số một thế giới. Và người ta luôn đặt một câu hỏi rằng: Nhật Bản bằng cách nào đã lên được thành đất nước cường quốc trong thời gian ngắn. Và câu trả lời là nằm ở con người Nhật Bản, nếu là con người chăm chỉ, cần cù, kiên nại, mang các phẩm chất như các Samurai thì việc đưa đất nước lên tầm cao mới là điều dễ dàng. Dù cho có là ngày xưa hay bây giờ, Nhật Bản vẫn dễ dàng vươn lên sau khủng hoảng, như bài nghiên cứu đã đề cập Nhật Bản đã vươn lên sau đại dịch Covid-19. Hiện nay có rất nhiều công ty đã phải phá sản vì không thể vượt qua được cơn khủng hoảng, và còn thêm đó những công ty đang trên bờ vực phá sản lại không biết làm cách nào để vượt qua. Và từ đó cho thấy được lối đi sai của người lãnh đạo và các nhân viên thiếu kinh nghiệm, ý chí. Không phải chỉ cần một kế hoạch tốt, một nguồn đầu tư tốt mà chỉ cần tinh thần của nhà lãnh đạo và nhân viên được cải thiện, như tôn trọng mọi người, tôn trọng công việc mình làm và đặt lợi ích công ty lên đầu thì công ty sẽ luôn vững mạnh từ bên trong lẫn bên ngoài. Đó là những điều mà các công ty Nhật Bản đã áp dụng. Từ đó không chỉ tạo ra môi trường làm việc hiệu quả mà còn đưa công ty phát triển xa hơn. 2. CỐT LÕI TRONG TINH THẦN SAMURAI Trung thành là nhiệm vụ đầu tiên của một Samurai, dù đến tận lúc chết dù thời thế thay đổi. Đây được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất mà một samurai phải có. Ý thức về lòng trung thành 2069
  2. và danh dự của người Nhật được thể hiện khi đội quân chiến binh này sẽ chiến đấu đến chết trong một trận đấu để bảo vệ lâu đài của lãnh chúa họ phục tùng, hoặc thậm chí tự sát nếu họ cảm thấy bị lãnh chúa ruồng bỏ. Danh dự là đặc điểm của một võ sĩ đạo, vì khi ra đời họ đã có danh phận và cũng có nghĩa vụ cùng sự tôn nghiêm của mình; suốt đời họ được dạy dỗ một cách đặc biệt. Danh dự đối với võ sĩ chính là yếu tố sống còn. Với người võ sĩ, nếu chưa giành được vinh quang thì cuộc sống cũng chẳng có ý nghĩa gì. Vì vậy, trong nhứng tình huống này, Samurai bảo vệ danh dự bằng cách thực hiện nghi lễ mổ bụng tự sát (seppuku). Dũng chỉ có giá trị ở trường hợp khi thấy Nghĩa mà có hành vi Dũng. Phẩm chất Dũng có yếu tố tinh thần, cũng có cả yếu tố thể lực. Những người thường cho là rất nghiêm trọng, thì Samurai chỉ coi đó chẳng qua là thứ trò chơi mà thôi. Nghĩa là giáo huấn nghiêm khắc nhất của Võ sĩ đạo. Hành vi ti tiện và gian trá là điều bị người võ sĩ ghét nhất. Nghĩa tức là quyết tâm, đã hiểu đạo lý thì phải hành động, ngoan cường bất khuất; khi cần chết thì tất phải dám chết; khi cần chinh chiến thì tất phải dám chinh chiến. Thành là sự chân thành, thành thật. Một võ sĩ đạo chân chính thì không bao giờ nói dối, là một võ sĩ đạo thì sẽ không bao giờ thay đổi điều đã nói. Đó là nghĩa vụ phải thực hiện đúng những lời thề, lời hứa, lời nói của mình. Nhân trong chữ Nhân từ. Đó là tình yêu, sự cao thượng, tình cảm dành cho người khác, sự cảm thông và lòng thương hại,.... Tất cả điều đó đều được coi là thuộc tính cao nhất của tinh thần võ sĩ đạo. Lễ chính là lễ nghĩa hay sự tôn trọng. Sự tôn trọng là một trong những phẩm chất cao quý giúp cho các Samurai nhận dược sự kính nể từ kẻ thù, người võ sĩ đạo luôn tâm niệm rằng “lịch sự cao nhất chính là sự tôn trọng”. 3. ẢNH HƯỞNG CỦA TINH THẦN SAMURAI TRONG DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN 3.1 Mô hình doanh nghiệp Nhật Bản theo tinh thần Samurai Trong văn hóa công sở của Nhật Bản luôn thể hiện sự tôn kính và coi trọng những người có địa vị cao bởi sự thông thái, từng trải và những đóng góp quan trọng của họ cho công ty. Văn hóa kinh doanh của người Nhật luôn coi trọng giá trị của những người đi trước vì sự hiểu biết, từng trải và cả những kinh nghiệm đáng quí mà họ cung cấp cho công ty. Ngoài ra, văn hóa công sở tại Nhật Bản luôn đề cao tinh thần “Chúng tôi” thay vì “Tôi”. Đối với các công ty ở Nhật, teamwork là một việc không thể thiếu trong bất kì dự án nào. Họ tin rằng một tập thể sẽ mang lại hiệu quả và năng suất công việc tốt hơn so với hiệu quả của một cá nhân. Chúng ta cũng nên học từ người Nhật việc phát huy tinh thần đồng đội, bởi ngày nay làm việc theo nhóm là một hình thức siêu phổ biến và quan trọng. Và theo như chúng tôi nghiên cứu, trong văn hoá doanh nghiệp Nhật Bản, việc coi trọng hình thức được xem là cách thể hiện sự tôn trọng đối với đối tác và khách hàng. Nhân viên trong doanh nghiệp Nhật Bản luôn giữ lễ phép, sử dụng ngôn ngữ trang trọng và cẩn thận, tôn trọng thời gian của người khác và luôn chú ý đến sự chính xác và chi tiết trong công việc của mình. Phương châm của người Nhật là xuất phát từ hình thức, có nghĩa là bắt đầu từ việc hoàn thiện hình thức, sau đó tiếp tục cụ thể hóa dần nội dung. 3.2 Nguyên tắc quản lý của doanh nghiệp Nhật Bản theo tinh thần Samurai 2070
  3. Khái niệm đúng giờ của người Nhật là bạn phải có mặt trước giờ hẹn 5 đến 15 phút. Đây là cách người Nhật xây dựng niềm tin ở đối phương. Lên kế hoạch kỹ lưỡng về thời gian là việc tối cần thiết trong các cuộc hẹn với người Nhật. Đối với người Nhật, văn hóa đúng giờ là kim chỉ nan để thiết lập mối quan hệ và làm việc. Việc đúng giờ không chỉ cần thiết ở các nhà lành đạo mà nó cũng rất cần thiết ở nhân viên. Điều này vô cùng quan trong để một công ty có thể phát triển vững mạnh. Luôn giữ tinh thần trách nhiệm cao là nguyên tắc vàng tạo nên văn hóa doanh nghiệp và sự thành công của người Nhật. Nhân viên trong doanh nghiệp Nhật Bản rất chú ý đến chi tiết trong công việc của mình. Họ không bao giờ vội vàng hoặc làm việc cẩu thả mà luôn cẩn thận và chi tiết trong từng bước của quá trình làm việc. Họ không chỉ chịu trách nhiệm cho công việc của mình mà còn đảm bảo rằng các công việc khác trong tổ chức cũng được hoàn thành đúng hạn và chất lượng. Vốn dĩ những nguyên tắc này có thể dễ dàng thực hiện, nhưng để lâu dài còn đòi hỏi đến ý chí quyết tâm, tinh thần trong công việc, trách nhiệm của mỗi người. 3.3 Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản theo tinh thần Samurai Tại Nhật Bản, mặc dù các doanh nghiệp Nhật Bản ứng dụng rất nhiều các thiết bị khoa học-công nghệ hiện đại, nhưng đối với họ, yếu tố quyết định sự phát triển thịnh vượng và bền vững lại chính là con người. Đại đa phần doanh nghiệp Nhật Bản đều có một điểm chung về triết lý kinh doanh tập trung đầu tư và quản lý con người. Yếu tố thuyết phục con người phải được hiểu là động cơ, chứ không phải là mệnh lệnh. Con người được tạo điều kiện để thể hiện sự sáng tạo và cống hiến một cách cao nhất. “Khách hàng là thượng đế” là châm ngôn, là khẩu hiệu trong ngành sản xuất cung ứng hàng hóa, đó là một tiêu chí rõ ràng. Doanh nhân Nhật cho rằng nếu người bán biết đứng trên lập trường của khách hàng, xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, luôn suy nghĩ cho khách hàng thì họ nhất định sẽ được khách hàng tin cậy, sự nghiệp của họ nhất định sẽ có nền tảng vững chắc. Người Nhật có cách nghĩ đặc trưng về công tác lãnh đạo, Họ thích so sánh việc lãnh đạo với “không khí” – rất cần thiết cho cuộc sống nhưng không nhìn thấy được và dường như không tồn tại. Họ nâng tinh thần tập thể lên bằng cách hoà mình với các đồng nghiệp, đặt tập thể lên trên cá nhân, và qua đó đạt được vị trí cao nhất, lãnh đạo bằng sự đoàn kết chứ không bằng mệnh lệnh. 4. KẾT LUẬN Có thể nói Samurai Nhật Bản là một trong những hình tượng được cả thế giới ngưỡng mộ. Họ được tôn vinh tựa như một các siêu anh hùng trong các tác phẩm như phim ảnh, sách báo, truyện tranh thời hiện đại. Và ngày nay, người Nhật Bản vẫn thừa hưởng được tính cách cao quý đó của các Samurai và đưa Nhật Bản vượt qua nhiều chông gai, tiến về thời kỳ cực thịnh. Cách làm việc theo tinh thần võ sĩ đạo là điểm đặc biệt trong phong cách làm việc của người Nhật hiện nay. Chính cách thức đó đã giúp tạo nên hiệu suất công việc cao, kỷ luật làm việc tốt vốn đã nổi tiếng trên thế giới của những người Nhật. Có lẽ đây là một giá trị tinh thần không phải một sớm một chiều mà một dân tộc nào cũng đạt được như họ. Một cây Anh Đào cho dù có nở rộ cả cây nhưng quả thật một cây Anh Đào cũng không có gì hấp dẫn lắm cho người thưởng ngoạn. Nhưng một vườn Anh Đào nở rộ bên chùa, một rừng Anh Đào nở rộ trên núi thì người ta mới thấy được cái vẻ đẹp thật lạ lùng của nơi xứ Phù Tang. Thông qua đề tài nghiên cứu về “Tinh thần Samurai trong doanh nghiệp Nhật Bản” này, chúng ta có thể nhìn nhận rõ hơn về phong cách làm việc trong doanh nghiệp của người Nhật. Từ đó, các công ty doanh 2071
  4. nghiệp có thể dựa vào áp dụng và tự phát triển, nâng cao tinh thần trách nhiệm bản thân trong công việc nếu được làm việc trong môi trường doanh nghiệp cả trong và ngoài nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Brian Klemmer. (2017). Tinh thần Samurai trong thế giới phẳng. NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Chris Bradford. (2014). Samurai trẻ tuổi. NXB Kim Đồng. 3. Miyamoto Muashi. (2018). Ngũ luân thư. NXB Thế Giới. 4. Nitobe Inazo. (2018). Võ Sĩ Đạo - Linh Hồn của Nhật Bản. NXB Tri Thức. 5. Shiba Ryotaro. (2014). Shogun cuối cùng. NXB Thế Giới. 6. Yamamoto Tsunetomo. (2020). Hagakure – Luận đàm về cốt tủy Võ sĩ đạo. NXB Dân Trí. 7. Samurai là gì? Những sự thật về võ sĩ đạo Samurai có thể bạn chưa từng nghe, https://www.fun- japan.jp/vn/articles/6713 (Truy cập: 16/4/2023, 13:14 PM) 8. Cuộc sống của các Samurai thời phong kiến tại xứ Phù Tang, https://kilala.vn/emagazine/cuoc- song-cua-cac-samurai-thoi-phong-kien-tai-xu-phu-tang.html (Truy cập: 16/4/2023, 13:23 PM) 9. Tinh thần Samurai Nhật Bản có gì đáng ngưỡng mộ?, https://songhantourist.com/lich-su/tinh- than-samurai-nhat-ban-co-gi-dang-nguong-mo.html (Truy cập: 16/4/2023, 13:52 PM) 10. “7 lần đổi chủ mới là 1 võ sĩ”: Bí mật về lòng trung thành cả đời của Samurai, https://danviet.vn/7- lan-doi-chu-moi-la-1-vo-si-bi-mat-ve-long-trung-thanh-ca-doi-cua-samurai-20220308223957843.htm (Truy cập: 16/4/2023, 13:58 PM) 11. 8 phẩm chất làm nên một chiến binh Samurai huyền thoại, https://anh135689999.violet.vn/entry/8-pham-chat-lam-nen-mot-chien-binh-samurai-huyen-thoai- 12078715.html (Truy cập: 16/4/2023, 14:09 PM) 12. Võ sĩ đạo: Giá trị cốt lõi của tâm hồn Nhật, Võ sĩ đạo: Giá trị cốt lõi của tâm hồn Nhật | KILALA (Truy cập: 16/4/2023, 14:20 PM) 13. Người Nhật làm việc với tinh thần Võ sĩ đạo – Bạn có biết?, https://we- xpats.com/vi/guide/as/jp/detail/1269/ (Truy cập: 16/4/2023, 14:28 PM) 14. 6 điểm nổi bật trong văn hóa công sở tại Nhật Bản, http://www.quangninhtpc.com.vn/d6/news/6- diem-noi-bat-trong-van-hoa-cong-so-tai-Nhat-Ban-8-220-1101 (Truy cập: 16/4/2023, 14:34 PM) 15. Xây dựng văn hóa không đổ lỗi trong doanh nghiệp, https://doanhnghiephoinhap.vn/xay-dung- van-hoa-khong-do-loi-trong-doanh-nghiep.html (Truy cập: 16/4/2023, 14:41 PM) 16. Văn hóa đúng giờ: Tầm quan trọng và cách rèn luyện, https://jobsgo.vn/blog/van-hoa-dung-gio/ (Truy cập: 16/4/2023, 14:47 PM) 17. Văn Hóa Doanh Nghiệp Nhật: 5 Điều Mà Người Việt Nên Áp Dụng, Văn Hóa Doanh Nghiệp Nhật: 5 Điều Mà Người Việt Nên Áp Dụng - Softworld VietNam Ltd (Truy cập: 16/4/2023, 21:02 PM) 18. Văn hóa công sở của người Nhật – Ta có thể học được điều gì?, https://nudoanhnhan.net/van- hoa-cong-so-cua-nguoi-nhat-ta-co-the-hoc-duoc-dieu-gi.html (Truy cập: 16/4/2023, 21:11 PM) 19. Phong cách và nghệ thuật quản lý của người Nhật, https://tailieumienphi.vn/doc/phong-cach-va- nghe-thuat-quan-ly-cua-nguoi-nhat-foh6tq.html (Truy cập: 16/4/2023, 21:20 PM) 20. Áp dụng quản trị doanh nghiệp theo phong cách Nhật Bản: nghiên cứu tại một số doanh nghiệp điển hình trong cộng đồng doanh nghiệp Keieijuku, CVv130S42019026.pdf (vista.gov.vn) (Truy cập: 16/4/2023, 21:26 PM) 2072
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2