intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tình trạng làm việc trái ngành sau khi ra trường của sinh viên Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

15
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tình trạng làm việc trái ngành sau khi ra trường của sinh viên Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh" đề xuất một số giải pháp khắc phục tình trạng trái ngành sau khi ra trường của sinh viên Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh. Bài viết sử dụng chủ yếu phương pháp lí luận, cơ sở lí thuyết, khảo sát, so sánh, phân tích và thống kê tổng hợp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tình trạng làm việc trái ngành sau khi ra trường của sinh viên Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

  1. TÌNH TRẠNG LÀM VIỆC TRÁI NGÀNH SAU KHI RA TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Thị Phương Thảo*, Nguyễn Thị Mai Linh, Vũ Văn Hùng, Huỳnh Thị Ngọc Huyền, Huỳnh Ngọc Hồng Tâm Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: PGS. TS. Trần Văn Tùng TÓM TẮT Sinh viên sau khi ra trường, ngoài những bạn kiếm được việc làm đúng ngành mình học, thì bên cạnh đó còn có rất nhiều bạn ứng tuyển vào vị trí ngành học nhưng lại trúng tuyển vào một vị trí khác, dẫn đến tình trạng trái ngành của nhiều sinh viên ra trường hiện nay. Nguyên nhân của tình trạng trái ngành là do đâu? Và làm sao để khắc phục được tình trạng trên đang là câu hỏi lớn đặt ra? Trên cơ sở khảo sát ý kiến của sinh viên sau khi ra trường, bài viết đề xuất một số giải pháp khắc phục tình trạng trái ngành sau khi ra trường của sinh viên Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh. Bài viết sử dụng chủ yếu phương pháp lí luận, cơ sở lí thuyết, khảo sát, so sánh, phân tích và thống kê tổng hợp. Từ khóa: làm việc trái ngành, sinh viên Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hằng năm trung bình có trên 800.000 sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và họ đều muốn tìm việc làm cho bản thân. Nhưng theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì có trên 60% sinh viên làm việc trái ngành. Trong cuốn “Lao động việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam”, ở Tp. Hồ Chí Minh mỗi năm có khoảng 32000 sinh viên ra trường, trong đó có khoảng 30% không tìm được việc làm phù hợp, 50% có việc làm nhưng lại trái ngành nghề đào tạo. Trái ngành dường như đang là “xu hướng” của toàn sinh viên, việc sinh viên ra trường với tấm bằng đại học, cao đẳng, trung cấp không có nghĩa là sinh viên sẽ có một công việc phù hợp với ngành mình học, song với đó sinh viên phải đối mặt với thực trạng thất nghiệp ngày càng tăng, nhiều sinh viên không kiếm được việc làm theo đúng chuyên ngành hoặc lí do nào đó mà sinh viên làm việc trái ngành. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Khái niệm về trái ngành: Theo Graham (2013), trái ngành được định nghĩa là khi người lao động làm một công việc không phù hợp với trình độ đào tạo, kinh nghiệm, kỹ năng và sở thích của người đó. Trái ngành được chia làm hai loại là làm việc trái ngành nghề và làm việc trái trình độ. Làm việc trái ngành nghề: Theo Nordin và cộng sự (2010), làm việc trái ngành là sự khác biệt giữa ngành học (chính thức) và công việc hiện tại, nó không tính những bằng ngoại khóa đạt được sau khi hoàn thành đào tạo chính thức. Ngoài ra, xem xét bằng cấp người lại động có cần cho công việc hiện tại có phù hợp với bằng cấp của người này có tại thời điểm đó hay không, bằng cấp có được không chỉ 62
  2. thông qua quá trình đào tạo mà còn từ việc học hỏi trong cuộc sống và từ huấn luyện thông qua công việc. Nhưng kỹ năng học được ở trường và ở nơi khác có thể giảm sút theo thời gian. Làm việc trái trình độ: Theo Graham (2013), làm việc trái trình độ là sự khác biệt giữa trình độ chuyên môn nhất mà người lao động có được và trình độ chuyên môn mà công việc đòi hỏi. Một người được xem là làm việc thấp hơn trình độ nếu trình độ học vấn của họ cao hơn trình độ học vấn phổ biến của công việc. Ngược lại, một người được xem là làm việc cao hơn trình độ khi người lao động có trình độ thấp hơn mức trình độ kỳ vọng của công việc. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện chủ yếu theo phương pháp siêu tầm tài liệu, khảo sát, so sánh, tổng hợp, thông kê mô tả. Để phục vụ cho việc nghiên cứu chúng tôi đã thu thập thông tin qua khảo sát bằng câu hỏi với các mẫu phiếu của từng đối tượng nghiên cứu. Thời gian khảo sát từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 3/2023 bằng đường email và khảo sát trực tuyến thông qua Google Form. Số lượng phản hồi nhận được là 72, chiếm tỷ lệ 72% (72/100 phiếu). Số liệu khảo sát được tổng hợp bằng phần mềm Microsoft Excel để tổng hợp các dữ liệu khảo sát theo các tiêu chí đánh giá và phân tịch mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân dẫn tới vấn đề trái ngành hiện nay. 4. THỰC TRẠNG LÀM VIỆC TRÁI NGÀNH SAU KHI RA TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH Bảng 1: Số lượng sinh viên làm việc sau khi ra trường của SV Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh Số lượng Tỷ lệ Làm việc đúng ngành học 42 56,7% Làm việc trái ngành 30 43,3% Bảng 1 cho thấy, sinh viên Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh sau khi ra trường số lượng làm việc trái ngành đang khá cao. Số lượng sinh viên làm việc đúng ngành là 42 người; chiếm tỷ lệ 56,7%. Bên cạnh đó, số lượng sinh viên làm việc trái ngành là 30 người, chiếm tỷ lệ 43,3%. Qua đó, có thể thấy sinh viên đang bị cuốn vào “mê cung” trái ngành gây ảnh hưởng đến chất lượng lao động không cao, lãng phí thời gian, kiến Bảng 2: Nguyên nhân dẫn tới lựa chọn làm việc trái ngành sau khi ra trường của SV Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh STT Nguyên nhân Tỷ lệ 1 Sự gia tăng của tình trạng thất nghiệp 34,2% 2 Công ty tuyển chọn vào vị trí khác 19,1% 63
  3. 3 Định hướng của gia đình 23,4% 4 Thích khám phá công việc khác 7,8% 5 Một số lí do khác 15,5% Bảng 2 cho thấy, nguyên nhân dẫn tới lựa chọn làm việc trái ngành sau khi ra trường của sinh viên. Trong đó, các nguyên nhân như “sự gia tăng của tình trạng thất nghiệp” là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới lựa chọn trái ngành của sinh viên (chiếm 34,2%). Các nguyên nhân như “công ty tuyển chọn vào vị trí khác”, “định hướng của gia đình”, “một số lí do khác” cũng là những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến lựa chọn trái ngành của sinh. Đặc biệt, một số sinh viên lựa chọn làm việc trái ngành là do “sở thích khám phá công việc khác”. Như vậy, sinh viên lựa chọn làm việc trái ngành là do nhiều nguyên nhân gây ra như gia đình, xã hội, tâm lý của sinh viên. Bảng 3: Khó khăn trong công việc trái ngành của SV Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh STT Khó khăn Tỷ lệ 1 Áp lực công việc 52,1% 2 Thiếu trình độ về chuyên môn 45,1% 3 Chưa có kinh nghiệm làm việc trong ngành 53,8% 4 Một số khó khăn khác 22,5% Bảng 3 cho thấy, khó khăn mà sinh viên gặp phải khi lựa chọn làm việc trái ngành. Các khó khăn như “áp lực công việc”, “chưa có kinh nghiệm làm việc trong ngành” là những khó khăn lớn mà sinh viên phải đối mặt với thống kê cho thấy lần lượt là 52,1% và 53,8%. Tiếp đến là vấn đề “thiếu trình độ chuyên môn” khi mà công việc sinh viên đang làm bản thân họ chưa được đào tạo qua. Ngoài ra, sinh viên còn gặp một số khó khăn khác trong công việc như phải tìm hiểu học hỏi lại từ đầu, không ngừng nâng cao bản thân để phù hợp với công việ hiện tại,… Từ đó, ta có thể thấy rằng khi sinh viên lựa chọn làm việc trái ngành thì thứ đang chờ đợi sinh viên phía trước đó là những khó khăn, thách thức vô cùng to lớn. Như vậy, qua phân tích những con số trên cho thấy thực trạng làm việc trái ngành sau khi ra trường của sinh viên Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đang còn lớn, đây là sự lãng phí nguồn nhân lực rất lớn. Bên cạnh đó, còn có những sinh viên lựa chọn làm việc trái ngành do sở thích khám phá công việc của mình. Các nhân tố tác động tới việc làm trái ngành của sinh viên sau khi ra trường và những khó khăn, thử thách đối với sinh viên làm việc trái ngành là rất nhiều. 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trong bối cảnh Việt Nam đang phát triển theo hướng hội nhập nề kinh tế thế giới, theo đó sức ép cạnh tranh của thị trường lao động ngày càng cao; việc nhìn nhận, đánh giá năng lực chuyên môn của sinh viên và nhu cầu của thị trường là nhiệm vụ quan trọng của mỗi nhà trường và của chính quyền đối với xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay về nguồn nhân lực 4 chữ K: khả năng (năng lực), kiến thức, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng. 64
  4. Để làm giảm tình trạng “trái ngành” sau khi ra trường của sinh viên Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, nâng cao chất lượng nguồn lao động, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước nhà, cụ thể là: + Sinh viên phải định hướng và xác định đúng công việc ngành nghề mình muốn làm, tư duy tìm kiếm việc làm hoặc khởi nghiệp. Phải xác định ngành nghề phù hợp với mình thì bản thân mới tỏa sáng và phát huy hết được năng lực của mình. Việc chọn đúng ngành nghề không chỉ giúp sinh viên vui khỏe trong thời gian học tập mà còn giúp người học cảm thấy hứng thú trong quá trình làm việc tương lai. + Bản thân sinh viên phải đóng vai trò chủ động và tích cực trong quá trình học tập. Sinh viên phải chủ động, linh hoạt, nhạy bén khi đi tìm việc, tràu dồi kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp. Tạo dựng mối quan hệ để tích lũy thêm kiến thức, chỉa se thông tin. Sinh viên cần phải có tinh tần lập thân, lập nghiệp bởi điều này sẽ tạo động lực học tập, giúp tập trung vào mục tiêu có việc làm sau khi tốt nghiệp. + Xây dựng hiệu quả hệ sinh thái thị trường lao động gồm nhà nước – nhà trường – doang nghiệp và sinh viên. Nhà nước hỗ trợ các điều kiện cần thiết để tăng cường sự kết nối giữa các trường và doanh nghiệp, để giảm đến mức thấp nhất khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu truyển dụng. Doanh nghiệp liên kết với nhà trường đào tạo ra nguồn lao động chất lượng cao, có tay nghề, để sau khi ra trường thì phục vụ lại cho doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Graham, C. R. (2013). Emerging Practice and Research in Blended Learning. In Handbook of Distance Education (3rd ed., pp. 333-350). Routledge. https://doi.org/10.4324/9780203803738.ch21 2. Nordin và cộng sự (2010), A survey on lean manufacturing implementation in Malaysian automotive industry, January 2010, International Journal of Innovation and Technology Management 1(4):374-380 3. https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/338537/CVv160S042022104.pdf 4. 2.https://www.academia.edu/23639714/Nghi%C3%AAn_c%E1%BB%A9u_v%E1%BB%81_t r%C3%A1i_ngh%C3%A0nh 5. https://giaoduc.net.vn/vi-sao-60-sinh-vien-lam-trai-nganh-nghe-trong-khi-thieu-lao-dong-tay- nghe-cao-post223413.gd 6. https://vnexpress.net/chu-tich-tp-hcm-60-sinh-vien-lam-viec-trai-nganh-lang-phi-lon- 3866656.html 7. https://123docz.net/document/9998350-sinh-vien-voi-viec-lam-trai-nganh-nghien-cuu-khoa- hoc.htm 65
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0