Tổ chức dạy học chủ đề “Sự kì diệu của lá phổi” (Vật lí 10) theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát triển tư duy kĩ thuật cho học sinh
lượt xem 11
download
Bài viết trình bày thực nghiệm sư phạm, tiến trình tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM thông qua Tổ chức dạy học chủ đề “Sự kì diệu của lá phổi” (Vật lí 10) nhằm phát triển tư duy kĩ thuật cho học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổ chức dạy học chủ đề “Sự kì diệu của lá phổi” (Vật lí 10) theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát triển tư duy kĩ thuật cho học sinh
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 150-154 ISSN: 2354-0753 TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “SỰ KÌ DIỆU CỦA LÁ PHỔI” (VẬT LÍ 10) THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY KĨ THUẬT CHO HỌC SINH 1 Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Thanh Nga1,+, 2 Học viên cao học Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng Lê Thị Hoàng Diễm2 + Tác giả liên hệ ● Email: nganthanh@hcmue.edu.vn Article History ABSTRACT Received: 15/3/2020 STEM education is essentially understood as equipping learners with the Accepted: 08/4/2020 necessary knowledge and skills related to science, technology, engineering and Published: 08/5/2020 math. The paper presents the results of designing a teaching situation on the theme “The Miracle of the Lung” (Physics 10) in the direction of STEM Keywords education to develop technical thinking for students. Besides, STEM education- STEM education, oriented teaching also provides students with necessary skills in the 21st century technical thinking, Physics such as problem-solving, critical thinking, collaboration skills, communication 10, students. skills,… 1. Mở đầu Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học; các kiến thức và kĩ năng này được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau, giúp học sinh (HS) không chỉ hiểu về nguyên lí mà còn có thể thực hành, tạo ra được những sản phẩm sử dụng trong cuộc sống hàng ngày (Bộ GD-ĐT, 2019). Ngoài ra, dạy học theo định hướng giáo dục STEM còn cung cấp cho HS những kĩ năng cần thiết trong thế kỉ XXI như: kĩ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, kĩ năng cộng tác, kĩ năng giao tiếp,… Để đáp ứng được sự phát triển xã hội ngày nay và bắt kịp xu hướng giáo dục của thế giới, cần đổi mới cả về chương trình giáo dục lẫn phương pháp dạy học. Chương trình giáo dục phổ thông mới đã không còn nặng về truyền thụ kiến thức mà tập trung phát triển phẩm chất, năng lực của người học, giúp HS phát triển hài hòa thể chất và tinh thần, tích cực học tập, tự tin vào bản thân. Do vậy, một trong những yêu cầu đặt ra là cần đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động của người học trong học tập. Một trong những phương pháp giáo dục mới mà hiện nay được các nước phát triển trên thế giới đã áp dụng đó là giáo dục theo định hướng STEM, tuy nhiên đối với Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ. STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Math (Toán học). Giáo dục STEM nhằm thu hẹp khoảng cách giữa lí thuyết và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc trong môi trường đòi hỏi tính sáng tạo cao. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về tổ chức dạy học chủ đề “Sự kì diệu của lá phổi” (Vật lí 10) theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát triển tư duy kĩ thuật (TDKT) cho HS. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Một số kiến thức cơ sở 2.1.1. Khái niệm tư duy kĩ thuật Theo chúng tôi, có thể hiểu TDKT là sự phản ánh khái quát các nguyên lí kĩ thuật, quá trình và hệ thống kĩ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ thực tiễn liên quan đến ngành nghề kĩ thuật. Đó là loại tư duy xuất hiện trong lĩnh vực lao động kĩ thuật nhằm giải quyết bài toán có tính chất kĩ thuật (nhiệm vụ hay tình huống có vấn đề trong kĩ thuật). Các bài toán kĩ thuật rất phong phú, đa dạng, phụ thuộc vào các ngành kĩ thuật tương ứng, như bài toán thiết kế chế tạo, bài toán gia công, bài toán bảo quản, bài toán tìm lỗi,... Có hai đặc điểm cơ bản của bài toán kĩ thuật, đó là: - Không đầy đủ dữ kiện, các yêu cầu đặt ra thường mang tính khái quát và có thể có nhiều đáp số; - Có mối liên hệ chặt chẽ giữa hoạt động trí óc và hoạt động thực hành, kinh nghiệm thực tiễn. Sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành càng chặt chẽ, khăng khít thì càng cho kết quả có độ tin cậy và chính xác cao. 2.1.2. Biểu hiện của tư duy kĩ thuật của học sinh trong dạy học theo định hướng giáo dục STEM Căn cứ vào nội hàm của khái niệm TDKT, đặc trưng của TDKT và tiêu chí của chủ đề STEM, theo chúng tôi, một số biểu hiện của TDKT của HS gồm: 1) Sử dụng được các thuật ngữ kĩ thuật, hiểu bản chất của ngôn ngữ kĩ 150
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 150-154 ISSN: 2354-0753 thuật; 2) Hình thành khái niệm kĩ thuật kết hợp với những khái niệm đã được lĩnh hội từ trước; 3) Hành động thử - tìm tòi, thực hiện, kiểm tra, khảo sát, đo đạc,...; 4) Hành động thiết kế kĩ thuật, vẽ sơ đồ nguyên lí hoạt động; 5) Biết vận dụng các nguyên lí kĩ thuật, quá trình và hệ thống kĩ thuật. 2.1.3. Một số biện pháp phát triển tư duy kĩ thuật cho học sinh trong dạy học theo định hướng giáo dục STEM TDKT của người học được hình thành và phát triển trong quá trình giải các bài toán kĩ thuật. Một số biện pháp sau có thể hình thành và phát triển TDKT cho HS trong dạy học theo định hướng giáo dục STEM: - Cung cấp phương tiện tư duy, đó là ngôn ngữ kĩ thuật, là các khái niệm kĩ thuật nhằm khắc sâu các biểu tượng về đối tượng mà khái niệm phản ánh; - Sử dụng các phương tiện trực quan về kĩ thuật để tạo ra hình ảnh, làm dữ liệu cho TDKT; - Đưa ra các bài toán dưới dạng tổ chức tình huống có vấn đề kĩ thuật nhằm kích thích HS tìm tòi giải quyết (các chủ đề STEM cũng được coi là các bài toán kĩ thuật); - Phối hợp chặt chẽ giữa kiến thức khoa học với kinh nghiệm thực tiễn, giữa hoạt động trí óc với hoạt động thực hành kĩ thuật; - Tổ chức hoạt động học tập đa dạng để đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức lí thuyết và thực hành, chẳng hạn: đề xuất giả thuyết kết hợp với thực nghiệm, giảng giải kết hợp với trực quan, lí luận kết hợp với thực hành chế tạo,…; - Rèn luyện các thao tác cơ bản của tư duy: phân tích, so sánh, quy nạp, khái quát hóa,…; - Cấu trúc bài dạy phù hợp với logic nội dung kĩ thuật và logic nhận thức của HS. 2.2. Tiến trình tổ chức dạy học Vật lí theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát triển tư duy kĩ thuật cho học sinh Tham khảo tài liệu của Bộ GD-ĐT (2019), chúng tôi xây dựng tiến trình tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát triển tư duy kĩ thuật cho HS gồm các bước sau: Bước 1. Đặt vấn đề STEM và chuyển giao nhiệm vụ. Vấn đề STEM trong dạy học Vật lí thường là vấn đề ứng dụng mang tính kĩ thuật, gắn với hoạt động thiết kế, chế tạo sản phẩm kĩ thuật. Hơn nữa, để tăng sự hứng thú của HS, vấn đề STEM cần gắn với thực tiễn, phục vụ cuộc sống hằng ngày và hoạt động vui chơi, giải trí của HS. Bước 2. Làm việc với tài liệu hướng dẫn STEM. Sau khi tiếp nhận vấn đề, xác nhận nhiệm vụ thiết kế, chế tạo sản phẩm kĩ thuật, HS làm việc với tài liệu hướng dẫn STEM. Thông qua tài liệu, HS tìm hiểu các thông tin cần thiết về: bản vẽ thiết kế, nguyên lí cấu tạo, nguyên lí hoạt động, vật liệu, quy trình chế tạo,… Tài liệu hướng dẫn STEM rút ngắn thời gian làm việc, đảm bảo cho các em có thể hoàn thành sản phẩm, lĩnh hội được kiến thức trọng tâm của bài học. Bước 3. Gia công, lắp ráp sản phẩm. Nhóm trưởng huy động và điều phối các thành viên gia công các chi tiết, lắp ráp sản phẩm theo tài liệu hướng dẫn hoặc theo sự sáng tạo của HS. Lưu ý: Do các chi tiết gia công mất nhiều thời gian, phức tạp, đòi hỏi cao về mức độ an toàn,… nên GV cần có sự chuẩn bị trước. Bước 4. Vận hành sản phẩm. HS quan sát kết quả vận hành sản phẩm. Thông thường, có hai trường hợp xảy ra. Trường hợp 1, sản phẩm hoạt động ổn định, đảm bảo yêu cầu kĩ thuật, khi đó các nhóm hoàn thiện bài báo cáo, nghiên cứu cải tiến sản phẩm hay giải quyết các nhiệm vụ phụ khác. Trường hợp 2, sản phẩm không hoạt động, không ổn định, thiếu an toàn,… khi đó nhóm cần quay lại kiểm tra từ bước 2, đọc lại tài liệu hướng dẫn. Bước 5. Thực hiện báo cáo kết quả. Có nhiều hình thức báo cáo kết quả như: viết báo cáo, thuyết trình, làm video, thiết kế poster,… Thông thường, GV tổ chức cho các nhóm lần lượt thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ thiết kế, chế tạo sản phẩm. Trong đó, các nhóm cần làm rõ nguyên lí cấu tạo, nguyên lí hoạt động, cách chế tạo, những khó khăn và cách giải quyết khó khăn đó như thế nào. GV cần khuyến khích các nhóm có sự phối hợp khi trình bày, kết hợp thuyết trình với vận hành sản phẩm. Hơn nữa, GV cần tổ chức cho các nhóm góp ý cho nhóm trình bày. Tuy hoạt động báo cáo kết quả thường mất nhiều thời gian nhưng HS có cơ hội để rèn luyện và phát triển năng lực giao tiếp, tư duy phê phán,… Bước 6. Nhận xét, đánh giá. GV tổ chức cho các nhóm đánh giá lẫn nhau, đồng thời đánh giá kết quả thông qua phần báo cáo của các nhóm. Bên cạnh đó, GV nhận xét hoạt động của các nhóm, chỉ ra những điều đã làm được, chưa làm được. GV có sự động viên đối với các nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ, có sự hỗ trợ cho các nhóm chưa hoàn thành nhiệm vụ. Bước 7. Kết luận. GV kết luận các kiến thức trọng tâm của bài học cho HS. Bước 8. Thực hiện bài kiểm tra STEM. Bài kiểm tra STEM nhằm đánh giá mức độ đạt được mục tiêu của bài học, cần đánh giá về kiến thức vật lí, công nghệ, kĩ thuật và toán học. Bài kiểm tra cần được xây dựng theo hình thức trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, thời gian kiểm tra không quá 5 phút. Các hình thức kiểm tra gồm: trắc nghiệm trên giấy, trắc nghiệm nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (như: công cụ kahoot.it, trò chơi với sự hỗ trợ của chuông điện,…). 151
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 150-154 ISSN: 2354-0753 2.3. Tổ chức dạy học chủ đề “Sự kì diệu của lá phổi” (Vật lí 10) theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát triển tư duy kĩ thuật cho học sinh Trong dạy học Vật lí 10 theo định hướng giáo dục STEM, GV có thể tổ chức dạy học một số chủ đề theo định hướng giáo dục STEM trong chương “Chất khí” (Vật lí 10) nhằm bồi dưỡng TDKT cho HS như sau (xem bảng 1). Bảng 1. Chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong chương “Chất khí” (Vật lí 10) Tên chủ đề Phương pháp STT Ứng dụng trong thực tiễn STEM dạy học Sự kì diệu Giúp HS hiểu, giải thích cơ chế hoạt động của hệ hô hấp ở giai đoạn hô Dạy học giải 1 của lá phổi hấp ngoài thông qua các kiến thức đã học về định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt. quyết vấn đề. Có thể tự chế tạo đơn giản tại nhà, tận dụng được các nguyên vật liệu Máy nén khí Dạy học 2 không còn sử dụng nhằm bảo vệ môi trường; giúp HS hiểu sâu kiến thức mini dự án. đã học về chất khí và sử dụng các máy nén khí một cách an toàn. Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày việc tổ chức dạy học chủ đề “Sự kì diệu của lá phổi” (Vật lí 10) theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát triển TDKT cho HS theo 6 bước của tiến trình dạy học đã xây dựng ở tiểu mục 2.2 (bỏ qua bước 7 và 8) để tập trung phát triển TDKT cho HS. Cụ thể: Bước 1: Đặt vấn đề STEM và chuyển giao nhiệm vụ (15 phút). GV giới thiệu chủ đề thông qua các câu hỏi đặt ra cho HS, chẳng hạn: “Tại sao chúng ta phải thở?”, “Chúng ta thở như thế nào?”, “Bằng cách nào mà chúng ta thở được?”,... GV cho HS xem video về quá trình hô hấp ngoài của cơ thể người, trong video đề cập các nội dung sau: Các cơ quan tham gia vào hô hấp ngoài, cơ chế sinh học của hô hấp ngoài, cơ chế vật lí của hô hấp ngoài. Từ đó, HS phát hiện được vấn đề thực tiễn: Cơ chế tăng giảm áp suất và thể tích của khoang màng phổi trong quá trình hô hấp ngoài của cơ thể người chính là quá trình đẳng nhiệt, tuân theo định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt. Sau khi HS phát hiện được vấn đề, GV giao cho các em nhiệm vụ thiết kế, chế tạo mô hình mô phỏng quá trình hô hấp ngoài của cơ thể người và vận dụng kiến thức về định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt để giải thích cơ chế tăng giảm áp suất, thể tích khoang màng phổi trong quá trình hô hấp ngoài của cơ thể người. Bước 2: Làm việc với tài liệu hướng dẫn STEM (15 phút). Hoạt động 1: Phác thảo bản vẽ thiết kế. Để phác thảo được bản thiết kế này, trước tiên GV tổ chức cho HS tìm hiểu về hô hấp ngoài ở thể người, nắm vững kiến thức về cấu tạo, cơ chế sinh học và cơ chế vật lí của hô hấp ngoài. Sau khi hiểu rõ về hô hấp ngoài ở cơ thể người, các nhóm trưởng huy động, điều phối các thành viên trong nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến để phác thảo bản thiết kế mô hình mô phỏng quá trình hô hấp ngoài của cơ thể người. Hoạt động 2: Thuyết trình về bản vẽ thiết kế. Mỗi nhóm lần lượt cử đại diện thuyết trình về bản vẽ thiết kế mô hình mô phỏng hô hấp ngoài của cơ thể người. Trong đó, cần làm rõ: cơ chế hô hấp ngoài của cơ thể người, quá trình đẳng nhiệt làm thay đổi áp suất và thể tích của khoang màng phổi, cấu tạo mô hình mô phỏng hô hấp ngoài của cơ thể người, dự kiến vật liệu sử dụng,… Các nhóm còn lại góp ý, bổ sung. Hoạt động 3: Thống nhất bản vẽ thiết kế. Các nhóm trao đổi và thảo luận để thống nhất bản vẽ kĩ thuật chung nhất. GV định hướng cho HS thống nhất bản vẽ thiết kế có sử dụng các nguyên vật liệu đơn giản, dễ tìm. Bước 3: Gia công, chế tạo mô hình mô phỏng hô hấp ngoài ở cơ thể người theo bản vẽ thiết kế (30 phút). Hoạt động 1: Cung cấp dụng cụ, vật liệu. GV cung cấp cho HS nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. HS có nhiệm vụ lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp cho mô hình. Đại diện các nhóm lần lượt nhận bộ dụng cụ, vật liệu để chế tạo mô hình hô hấp ngoài của cơ thể người. Hoạt động 2: Gia công, chế tạo các chi tiết. Nhóm trưởng chia nhóm thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm chịu trách nhiệm gia công: cắt chai nhựa, khoan lỗ trên nắp, cắt bong bóng, ống hút, dây rút nhựa,… như bản thiết kế mô hình đã đề ra. GV lưu ý HS cần đảm bảo các quy tắc an toàn khi thực hiện. Hoạt động 3: Chế tạo mô hình mô phỏng hô hấp ngoài ở cơ thể người (10 phút). Nhóm trưởng chia nhóm thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhỏ thực hiện các nhiệm vụ học tập: - Đọc tài liệu hướng dẫn; - Chế tạo mô hình theo bản vẽ thiết kế đã thống nhất; - Kiểm tra, vận hành mô hình; - Hoàn thành phiếu học tập; - Vẽ poster; - Thuyết trình báo cáo sản phẩm. Trong quá trình các nhóm chế tạo, GV quan sát và có sự hỗ trợ HS khi cần. Bước 4: Vận hành sản phẩm (10 phút). Hoạt động 1: Kéo và đẩy lớp bong bóng phía dưới mô phỏng cho cơ hoành để kiểm tra mô hình mô phỏng hô hấp ngoài của cơ thể người có hoạt động hay không? Hai quả bong bóng ở phía trên mô phỏng cho khoang màng 152
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 150-154 ISSN: 2354-0753 phổi có co dãn không? Hệ khí trong khoang màng phổi có kín không? Nếu không đạt các tiêu chí này, cần xem lại bản vẽ thiết kế và kiểm tra lại. Nếu đạt, tiếp tục thử nghiệm. Hoạt động 2: Kéo căng lớp bong bóng ở phía dưới theo hướng từ trên xuống, tượng trưng cho cơ hoành đi xuống, làm hai quả bong bóng mô phỏng khoang màng phổi ở phía trên nở ra: thể tích tăng, áp suất giảm. Nâng lớp bong bóng ở phía dưới lên theo hướng từ dưới lên tượng trưng cho sự nâng lên của cơ hoành, làm hai quả bong bóng mô phỏng khoang màng phổi ở phía trên thu nhỏ lại: thể tích giảm, áp suất tăng. Bước 5: Thực hiện báo cáo kết quả (10 phút). Hoạt động 1. Lựa chọn nhóm thuyết trình: - GV tiến hành thu sản phẩm của các nhóm, trưng bày sản phẩm trước khi tổ chức báo cáo; - GV tổ chức một cuộc thi nhỏ giữa các nhóm. Tiêu chí đánh giá là làm sao cho hai quả bóng mô phỏng khoang màng phổi nở to nhất và thu lại bé nhất, với điều kiện kéo căng nhưng không được làm thủng lớp bong bóng mô phỏng cơ hoành ở phía dưới. Nhóm về nhất và về cuối sẽ được chọn để thuyết trình mô hình mô phỏng hô hấp ngoài của cơ thể người. Hoạt động 2. Thuyết trình về mô hình mô phỏng hô hấp ngoài của cơ thể người. Đại diện của mỗi nhóm lần lượt thuyết trình mô hình mô phỏng hô hấp ngoài của cơ thể người. Trong đó, mỗi nhóm cần chỉ ra: Cơ chế hoạt động của mô hình mô phỏng hô hấp ngoài của cơ thể người, vận dụng kiến thức về định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt để giải thích quá trình hô hấp ngoài của cơ thể người, cách chế tạo mô hình, các khó khăn và biện pháp giải quyết của mô hình mô phỏng hô hấp ngoài của cơ thể người,… Hoạt động 3: Phản biện, góp ý. Các nhóm lắng nghe, tìm ra những điều chưa hợp lí trong phần thuyết trình về mô hình mô phỏng hô hấp ngoài của cơ thể người. Các nhóm góp ý, thảo luận để phần thuyết trình về mô hình mô phỏng hô hấp ngoài của cơ thể người được hoàn thiện hơn. Hoạt động 4: Đánh giá báo cáo sản phẩm. Các nhóm và GV cùng đánh giá sản phẩm. Hình thức đánh giá: Đánh giá của GV và đánh giá chéo giữa các nhóm. Bước 6: Nhận xét, đánh giá chung về hoạt động thiết kế, chế tạo mô hình mô phỏng hô hấp ngoài của cơ thể người (10 phút). Hoạt động 1. Thu hồi dụng cụ, vật liệu. Hoạt động 2. Đánh giá, nhận xét. GV khen thưởng, khích lệ các nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ và động viên, hỗ trợ các nhóm chưa hoàn thành nhiệm vụ. Tiêu chí đánh giá sản phẩm của HS trong dạy học chủ đề “Sự kì diệu của lá phổi” theo bảng 2. Bảng 2. Tiêu chí đánh giá sản phẩm chủ đề “Sự kì diệu của lá phổi”. STT Hoạt động Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đánh giá 1 Mô hình mô phỏng quá Vận hành thành công 20 trình hô hấp ngoài của cơ 2 thể người Gọn, mang tính thẩm mĩ 10 Đầy đủ các nội dung yêu cầu (mô 3 hình và cơ chế của mô hình, các khó 15 Poster khăn và biện pháp giải quyết,…) 4 Có tính thẩm mĩ, sáng tạo 10 Hoàn thành đầy đủ nội dung, yêu cầu 5 Phiếu học tập 10 của phiếu học tập Chỉ rõ được cơ chế hoạt động của mô 6 hình mô phỏng hô hấp ngoài của cơ 10 thể người Thuyết trình Vận dụng được kiến thức về định luật 7 Bôi-lơ-Ma-ri-ốt để giải thích quá 10 trình hô hấp ngoài của cơ thể người 8 Tự tin trong học tập 05 9 Phản biện Trả lời chính xác các câu hỏi 10 Tổng 100 153
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 150-154 ISSN: 2354-0753 2.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm Tiến trình tổ chức dạy học chủ đề “Sự kì diệu của lá phổi” theo định hướng giáo dục STEM được chúng tôi triển khai thực nghiệm sư phạm tại Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Hoa Sen vào ngày 10/04/2019 ở lớp 10C7 và ngày 11/04/2019 ở lớp 10C3 trong 2 giờ học STEM chính khóa. Đối tượng thực nghiệm gồm 50 HS khối lớp 10; mỗi lớp gồm 25 HS, được chia làm 6 nhóm. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã cho thấy, tiến trình đã tạo điều kiện phát triển TDKT cho HS. Căn cứ vào các biểu hiện của TDKT ở tiểu mục 2.1.2, sản phẩm của HS, chúng tôi thu được một số biểu hiện về sự phát triển TDKT của HS (xem bảng 3). Bảng 3. Biểu hiện sự phát triển TDKT của HS sau thực nghiệm Tiêu chí Biểu hiệu cụ thể của HS Thiết kế được sơ đồ, bản vẽ thể hiện nguyên lí cấu tạo và hoạt động, vận hành HS vẽ được cấu tạo của mô hình mô phỏng hô hấp ngoài ở cơ thể của hệ thống kĩ thuật và chỉ ra được tính người. HS có thể trình bày lại được nội dung bài học và kết quả hoạt mới, tính hiệu quả của nó so với những yếu động theo nhóm (thể hiện qua hình thức báo cáo, thuyết trình,…). tố đã biết. Tìm ra các giải pháp khảo sát, đo đạc mới, Với nhiệm vụ cần chế tạo ra một mô hình mô phỏng hô hấp ngoài ở đảm bảo tính hiệu quả nhưng dễ thực hiện, cơ thể người, HS đã tiến hành nghiên cứu tài liệu hướng dẫn, lựa tính chính xác. chọn vật liệu và thiết bị phù hợp để hoàn thành nhiệm vụ. Đề xuất giải pháp thiết kế mới cho hệ Trong mô hình mô phỏng hô hấp ngoài của cơ thể người, HS có thể thống kĩ thuật đã có, thay đổi một số chi tạo ra hệ kín bằng súng bắn keo, tuy nhiên không hiệu quả vì không tiết nhằm tăng hiệu quả cho hệ thống kĩ thể tái sử dụng chai nhựa cho các lần học khác. HS đã giải quyết vấn thuật. đề này bằng cách đề xuất sử dụng đất sét để bịt kín khí, tạo ra hệ kín. Ngoài ra, thông qua việc tổ chức dạy học theo đinh hướng giáo dục STEM, HS còn được bồi dưỡng một số kĩ năng cần thiết như: - Kĩ năng làm việc với tài liệu: Đọc và tìm kiếm các thông tin cần thiết trong tài liệu hướng dẫn như: hô hấp ngoài ở cơ thể người, định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt, quy trình chế tạo mô hình,…; - Kĩ năng thực hành: Các nhóm chế tạo được mô hình mô phỏng hô hấp ngoài của cơ thể người; - Kĩ năng giao tiếp: Đa số HS đều tự tin thuyết trình và tự tin nêu lên ý kiến của mình. Trong quá trình làm việc, các thành viên trong nhóm thường xuyên trao đổi với nhau và trao đổi với các nhóm khác; - Kĩ năng làm việc nhóm: Các nhóm có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, phối hợp ăn ý và phù hợp với từng khả năng của các thành viên. 3. Kết luận Kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu đã cho thấy, tiến trình tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát triển TDKT cho HS ở trên là có tính khả thi. Dạy học theo định hướng giáo dục STEM tạo điều kiện cho HS phát huy tính tích cực và phát triển TDKT. Để tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM hiệu quả, cần có các phương tiện dạy học hiện đại (máy chiếu, máy vi tính…), phòng học trang bị đầy đủ các dụng cụ thực hành kĩ thuật; HS phải có các kĩ năng cơ bản như khai thác tài liệu, sử dụng thành thạo thiết bị,…; GV cần chuẩn bị đầy đủ giáo án, phương tiện dạy học. Tuy nhiên, phụ thuộc vào tình hình lớp học, GV có thể điều chỉnh mức độ các hoạt động cho phù hợp với năng lực của HS và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. Tài liệu tham khảo Bộ GD-ĐT (2019). Tài liệu tập huấn xây dựng và thực hiên các chủ đề giáo dục STEM trong trường trung học. Đỗ Hương Trà (chủ biên, 2015). Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh (Quyển 1 - Khoa học tự nhiên). NXB Đại học Sư phạm. Đỗ Hương Trà (2011). Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông. NXB Đại học Sư phạm. Lê Xuân Quang (2016). Một số vấn đề trong dạy học môn Công nghệ theo định hướng giáo dục STEM. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 61, 6B, tr 211-218. Nguyễn Thanh Nga (2016). Phát triển tư duy kĩ thuật cho sinh viên ngành kĩ thuật trong Vật lí đại cương thông qua dạy học dự án. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 5, tr 220-222. Nguyễn Văn Biên, Tưởng Duy Hải (đồng chủ biên), Trần Minh Đức, Nguyễn Văn Hạnh, Chu Cẩm Thơ, Nguyễn Anh Thuấn, Đoàn Văn Thược, Trần Bá Trình (2019). Giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông. NXB Giáo dục Việt Nam. Phạm Quang Tiệp (2017). Bản chất và đặc điểm của mô hình giáo dục STEM. Tạp chí Khoa học giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 145, tr 61-64. 154
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thiết kế tổ chức dạy học chủ đề STEM hệ thống cấp nước tự động đơn giản theo quy trình dạy học 6E chương trình trung học cơ sở
16 p | 145 | 11
-
Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề giáo dục STEM “Nước rửa tay khô” theo mô hình 5E trong chương trình Hóa học hữu cơ lớp 11
9 p | 28 | 7
-
Dạy học chủ đề “hình tròn quanh em’’ (Toán 5) theo định hướng giáo dục STEM
5 p | 78 | 7
-
Tổ chức dạy học theo nhóm trong giờ lên lớp môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông
8 p | 124 | 6
-
Thiết kết tổ chức dạy học chủ đề STEM hệ thống cấp nước tự động đơn giản theo quy trình dạy học 6E chương trình trung học cơ sở
16 p | 23 | 6
-
Xây dựng và tổ chức dạy học theo chủ đề môn hóa học ở trường trung học
9 p | 49 | 6
-
Tổ chức dạy học dự án trong dạy học kiến thức ứng dụng của chủ đề “Sinh học vi sinh vật và virus” (Sinh học 10)
6 p | 15 | 5
-
Tổ chức dạy học chủ đề “Thiết kế hệ thống lọc nước” (Hóa học 12) theo định hướng giáo dục STEM
7 p | 18 | 5
-
Tổ chức dạy học chủ đề “Liên kết hóa học” (Hóa học 10) theo mô hình “Lớp học đảo ngược” nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
5 p | 7 | 5
-
Tổ chức dạy học chủ đề STEM phần “Sinh học vi sinh vật” (Sinh học 10) nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh
6 p | 8 | 4
-
Tổ chức dạy học chủ đề tích hợp phát triển năng lực huy động kiến thức ở người học
9 p | 65 | 4
-
Quy trình tổ chức dạy học phân hóa theo phong cách học tập của học sinh trong phần “Sinh học tế bào” cấp trung học phổ thông
5 p | 10 | 4
-
Rèn kĩ năng thiết kế thí nghiệm cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học để tổ chức dạy học chủ đề thực vật và động vật môn Khoa học
9 p | 20 | 3
-
Tổ chức dạy học tích hợp chủ đề mắt gắn với ứng dụng vào thực tiễn
9 p | 23 | 3
-
Tổ chức dạy học chủ đề tích hợp người đầu bếp thông minh ở trường trung học cơ sở
10 p | 43 | 2
-
Tổ chức dạy học chủ đề Lịch sử và Địa lí cho học sinh ở trường trung học cơ sở thông qua giáo dục STEAM
5 p | 11 | 2
-
Tổ chức trò chơi học tập theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 2 Trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông IGC Tây Ninh trong dạy học chủ đề Số học
3 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn