JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 118-127<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0166<br />
<br />
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO GÓC BÀI “SỰ RƠI TỰ DO”, CHƯƠNG TRÌNH<br />
VẬT LÍ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ BÀI “NAM CHÂM VĨNH CỬU”,<br />
CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ TRUNG HỌC CƠ SỞ<br />
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH<br />
Nguyễn Thị Thu Thủy<br />
Trường Trung học Phổ thông Mỹ Hào, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên<br />
Tóm tắt. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được Bộ Giáo dục thông<br />
qua và triển khai trên toàn quốc. Tuy nhiên, số giờ dạy theo định hướng đổi mới giáo dục<br />
tại trường phổ thông hiện nay chưa nhiều, nên giáo viên chưa có cơ hội dự giờ, tham khảo<br />
đồng nghiệp một cách cụ thể về giờ dạy đổi mới. Vì vậy, chúng tôi xin trình bày quá trình tổ<br />
chức giờ học vật lí theo góc của bài “Sự rơi tự do”, chương trình vật lí THPT và bài “Nam<br />
châm vĩnh cửu”, chương trình vật lí THCS mà chúng tôi đã dạy tại trường THPT Mỹ Hào<br />
và trường THCS Tân Lập (Hưng Yên) để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của tiến trình<br />
đã thiết kế, đồng thời góp phần vào nguồn tài liệu tham khảo của giáo viên về dạy học theo<br />
góc.<br />
Từ khóa: Tổ chức dạy học theo góc; Dạy học theo góc môn Vật lí; Dạy học theo góc bài<br />
“Sự rơi tự do”; Dạy học theo góc bài “Nam châm vĩnh cửu”; Dạy học theo định hướng phát<br />
triển năng lực.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Nghị quyết về đổi mới giáo dục đã chỉ rõ quá trình giáo dục cần chuyển mạnh từ chủ yếu<br />
trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất người học. Theo đó, dạy học Vật lí trong<br />
trường phổ thông (PT) cũng cần đáp ứng mục tiêu phát triển các năng lực chuyên biệt được cụ<br />
thể hóa từ năng lực chung theo tính chất đặc thù môn học. Lí luận dạy học hiện đại đã chỉ ra rằng<br />
cần phối hợp nhịp nhàng phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại, sử dụng linh hoạt các kĩ<br />
thuật dạy học trong quá trình tổ chức thì sẽ đáp ứng được mục tiêu dạy học hiện nay. Tuy nhiên, ở<br />
trường PT hiện nay số giờ dạy theo định hướng đổi mới giáo dục chưa nhiều, nên giáo viên ít có<br />
cơ hội tham khảo, dự giờ trực tiếp những giờ dạy đổi mới để có cái nhìn cụ thể về đổi mới giáo<br />
dục. Hơn nữa, bài viết về dạy học phát triển năng lực học sinh (HS) thì nhiều nhưng tiến trình dạy<br />
học cho một số nội dung kiến thức cụ thể thì còn hạn chế nên chúng tôi quyết định trình bày việc<br />
tổ chức dạy học (DH) theo góc nội dung kiến thức bài “Sự rơi tự do” (vật lí 10) và bài “Nam châm<br />
vĩnh cửu” (Vật lí 9) mà chúng tôi đã dạy theo định hướng phát triển năng lực HS để kiểm nghiệm<br />
tính khả thi và hiệu quả của tiến trình DH theo góc trên thực tế giảng dạy, đồng thời đóng góp vào<br />
nguồn tài liệu cho giáo viên về DH theo góc môn Vật lí.<br />
Ngày nhận bài: 15/7/2016. Ngày nhận đăng: 10/9/2016.<br />
Liên hệ: Nguyễn Thị Thu Thủy, e-mail: ntt.thuy.2509@gmail.com<br />
<br />
118<br />
<br />
Tổ chức dạy học theo góc bài “sự rơi tự do”, chương trình Vật lý trung học phổ thông...<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
DH theo góc bài “Sự rơi tự do” theo định hướng phát triển năng lực của<br />
HS<br />
<br />
Xác định mục tiêu DH: Căn cứ vào chương trình, sách giáo khoa (SGK), chuẩn kiến thức<br />
kĩ năng, xây dựng mục tiêu cho bài học:<br />
Về kiến thức<br />
- Phát biểu được định nghĩa sự rơi tự do.<br />
- Trình bày được đặc điểm của sự rơi tự do, viết công thức tính vận tốc và quãng đường đi<br />
được trong sự rơi tự do, nêu được đặc điểm của gia tốc rơi tự do.<br />
Về kĩ năng<br />
- Áp dụng được các công thức của sự rơi tự do để tính: vận tốc, quãng đường, thời gian, tọa<br />
độ, độ cao của vật trong sự rơi tự do.<br />
- Vẽ và đọc được đồ thị trong các bài toán về sự rơi tự do.<br />
- Hình thành và phát triển kĩ năng thí nghiệm trong thí nghiệm xác định gia tốc rơi tự do.<br />
- Hình thành và phát triển kĩ năng hợp tác, kĩ năng tự đọc, kĩ năng xử lí thông tin, kĩ năng<br />
tính toán, kĩ năng quan sát, thực nghiệm.<br />
Về thái độ<br />
- Chủ động, tích cực trong hoạt động học.<br />
Xác định hình thức và phương pháp DH: Tổ chức theo lớp học, hoạt động (HĐ) nhóm<br />
kết hợp HĐ cá nhân, DH theo góc.<br />
Chuẩn bị: Giáo án, bài chiếu Powerpoint, Phiếu học tập (HT) tại các góc, Điện thoại (HS<br />
chuẩn bị), bộ thí nghiệm (TN) với ống Newton và bộ thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do, SGK,. . .<br />
Số góc, tên góc và nhiệm vụ tại các góc<br />
Tên góc<br />
Góc trải nghiệm 1<br />
<br />
Góc trải nghiệm 2<br />
<br />
Góc phân tích<br />
<br />
Góc áp dụng<br />
<br />
Phương tiện DH<br />
(Dụng cụ)<br />
- SGK: Phần I.1. Giấy, bìa, sỏi,<br />
ống Newton.<br />
- Phiếu HT số 1.<br />
- Điện thoại (HS chuẩn bị).<br />
- Hòn đá (bi thép,. . . ).<br />
- Thước cuộn 2m.<br />
- Phiếu HT số 2<br />
- SGK bài 4: Sự rơi tự do, mục I.<br />
- Phiếu HT số 3.<br />
- SGK, bài 4: Sự rơi tự do, mục<br />
II, phần 1.<br />
- Làm bài tập số 10, SGK, trang<br />
27.<br />
- Phiếu HT số 4.<br />
<br />
Nhiệm vụ<br />
- HS đọc SGK, phần I. để tìm hiểu<br />
các thí nghiệm và tiến hành các TN<br />
trong SGK để trả lời câu C1.<br />
- HS thả rơi hòn đá, nhận xét định<br />
tính tính chất của chuyển động.<br />
- Tiến hành TN xác định gia tốc rơi<br />
tự do với điện thoại và thước cuộn.<br />
- HS đọc câu hỏi và làm theo hướng<br />
dẫn trong phiếu HT số 3.<br />
- HS đọc câu hỏi và làm theo hướng<br />
dẫn trong phiếu HT số 4.<br />
<br />
Phiếu học tập<br />
119<br />
<br />
Nguyễn Thị Thu Thủy<br />
<br />
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1<br />
Góc trải nghiệm 1- 15 phút<br />
Nhiệm vụ:<br />
1. Đọc 4 TN SGK phần I.1 , tiến hành 4 TN này để trả lời câu C1:<br />
- TN 1: Thả một tờ giấy và một hòn sỏi (nặng hơn tờ giấy).<br />
TN 2: Như TN 1, nhưng tờ giấy vo tròn và nén chặt.<br />
TN 3: Thả hai tờ giấy có cùng kích thước, nhưng một tờ giấy để phẳng còn tờ kia vo tròn và<br />
nén chặt lại.<br />
TN 4: Thả một vật nhỏ (chẳng hạn, hòn bi trong líp của xe đạp) và một tấm bìa phẳng đặt<br />
nằm ngang.<br />
- C1:<br />
Trong thí nghiệm nào, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ?<br />
Trong thí nghiệm nào, vật nhẹ rơi nhanh hơn vật nặng?<br />
Trong thí nghiệm nào hai vật nặng như nhau rơi nhanh chậm khác nhau?<br />
Trong thí nghiệm nào hai vật nặng nhẹ khác nhau lại rơi nhanh như nhau?<br />
2. Làm TN với ống Newton và điền từ vào kết luận.<br />
Trả lời:<br />
1. ..............................................................................................................<br />
..............................................................................................................<br />
..............................................................................................................<br />
2. Kết luận: Nếu rơi trong chân không thì mọi vật rơi nhanh chậm . . . ............<br />
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2<br />
Góc trải nghiệm 2- 15 phút<br />
Nhiệm vụ: Xác đinh gia tốc của vật rơi tự do với điện thoại di động và thước cuộn.<br />
Hướng dẫn:<br />
Em đã biết rằng: Nếu chúng ta thả hòn đá từ lan can để hòn đá rơi xuống đất thì trong<br />
trường hợp này chúng ta gọi chuyển động của hò đá là rơi tự do.<br />
Hãy cho biết bằng cách điền vào chỗ . . . . . . :<br />
- Quỹ đạo của hòn đá là đường gì?...............<br />
- Phương và chiều rơi của hòn đá?...............<br />
- Vận tốc đầu của hòn đá bằng bao nhiêu? . . . . . . . . . . . . . . .<br />
- Sau đó, vận tốc của hòn đá tăng hay giảm trong quá trình CĐ?...............<br />
- Em dự đoán chuyển động của hòn đá là chuyển động gì mà em đã học?<br />
- Với chuyển động rơi tự do, người ta kí hiệu gia tốc rơi tự do là g.<br />
Với vận tốc ban đầu bằng 0 thì biểu thức tính quãng đường đi được của hòn đá là gì?<br />
S=. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
- Chúng ta không thể đo trực tiếp gia tốc g nên chúng ta sẽ xác định gia tốc g thông qua đo<br />
các đại lượng khác, ví dụ như có thể đo quãng đường S bằng . . . . . . . . . . . . .. và đo thời gian bằng<br />
. . . . . . . . . . . . . . . rồi áp dụng công thức tính gia tốc g= . . . . . . . . . .. để xác định giá trị của gia tốc rơi<br />
tự do.<br />
- Bây giờ, em hãy đo gia tốc g bằng điện thoại của mình nhé! Chúng ta sẽ đo thời gian với<br />
120<br />
<br />
Tổ chức dạy học theo góc bài “sự rơi tự do”, chương trình Vật lý trung học phổ thông...<br />
<br />
quãng đường xác định s= 1,8 m (dùng thước dây) nhé!<br />
Lần đo<br />
Giá trị của t (với S= 1,8 m)<br />
Gia tốc g = 2S/t2<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
- Kết quả đo (giá trị trung bình): gtb=...........<br />
Chúc mừng em đã hoàn thành nhiệm vụ ở Góc trải nghiệm 2! Em hãy sang Góc phân tích<br />
để tiếp tục hoạt động nhé!<br />
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3<br />
Góc phân tích- 15 phút<br />
Nhiệm vụ: Trả lời các câu hỏi sau:<br />
1. Sự rơi nhanh, chậm của những vật trong 4 TN SGK phụ thuộc những yếu tố nào?<br />
2. Định nghĩa sự rơi tự do.<br />
3. Tính gia tốc rơi tự do với bảng số liệu TN cho dưới đây:<br />
Trong chuyển động rơi tự do của hòn đá với vận tốc ban đầu bằng 0, người ta đã làm TN đo<br />
quãng đường đi được và thời gian tương ứng đi quãng đường đó, kết quả TN được ghi trong bảng<br />
sau:<br />
Lần đo<br />
S(m)<br />
t(s)<br />
Gia tốc g<br />
<br />
1<br />
0.05<br />
0.1<br />
<br />
2<br />
0.19<br />
0.2<br />
<br />
3<br />
0.44<br />
0.3<br />
<br />
4<br />
0.78<br />
0.4<br />
<br />
Hướng dẫn<br />
Câu 1:<br />
Câu 2:- Tiếp theo, em hãy áp dụng công thức tính gia tốc (với v0= 0) để tính gia tốc của 4<br />
lần đo. Em hãy ghi giá trị trung bình mà em tính được : gtb=<br />
Như vậy, chuyển động rơi tự do là chuyển động....................................................... với gia<br />
tốc g=......................, gọi là gia tốc rơi tự do.<br />
- Chúc mừng em đã hoàn thành nhiệm vụ Góc phân tích! Hãy chuyển sang Góc áp dụng<br />
nhé!<br />
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4<br />
Góc áp dụng- 15 phút<br />
Nhiệm vụ: Làm bài tập 10 và 12 SGK, trang 27.<br />
Hướng dẫn.<br />
- Chuyển động của hai chất điểm trong 2 bài tập này là chuyển động thẳng nhanh dần đều<br />
với gia tốc kí hiệu là g, độ lớn: g= 10m/s2 . Em hãy áp dụng công thức của chuyển động thẳng<br />
nhanh dần đều trong trường hợp vận tốc đầu v0 = 0 và gia tốc a= g= 10m/s2 để giải bài toán này<br />
nhé!<br />
- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, em hãy chuyển sang Góc trải nghiệm 1 nhé!<br />
Tiến trình dạy học<br />
HĐ 1: Ổn định lớp, giới thiệu phương pháp học và đăng kí góc xuất phát (10 phút)<br />
121<br />
<br />
Nguyễn Thị Thu Thủy<br />
<br />
HĐ 2: Tổ chức HĐ tại các góc (60 phút)<br />
- Tổ chức HS ngồi vào các góc xuất phát theo sở thích (nên định hướng để các nhóm phân<br />
bổ đều trong không gian lớp học).<br />
- Theo dõi HĐ của các góc, trợ giúp HS kịp thời.<br />
- Trước khi kết thúc 1 HĐ 1 phút, thông báo cho HS để HS khẩn trương hoàn thiện phiếu<br />
HT, đồng thời đặt phiếu HT tiếp theo vào mỗi góc.<br />
- Quản lí HS trong quá trình lưu chuyển các góc.<br />
(Nếu HS kết thúc HĐ tại 1 góc sớm hơn thời gian quy định thì HS có thể lên xin PHT của<br />
góc tiếp theo tại bàn GV).<br />
<br />
Một số hình ảnh minh họa giờ học theo góc tại lớp 10 A3, trường THPT Mỹ Hào<br />
HĐ 3: Tổng kết HĐ, thể chế hóa kiến thức (20 phút)<br />
GV yêu cầu HS trình bày định nghĩa sự rơi tự do và đặc điểm của sự rơi tự do, yêu cầu một<br />
số HS thuyết trình TN tại các góc trải nghiệm, có thể tiến hành TN để minh họa, yêu cầu một số<br />
HS trình bày lời giải của các bài toán áp dụng trong phiếu HT.<br />
GV nhận xét giờ học, bài làm của HS và thể chế hóa kiến thức trên Powerpoint.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Tổ chức dạy học theo góc bài “Nam châm vĩnh cửu” theo định hướng phát<br />
triển năng lực HS<br />
<br />
Xác định mục tiêu dạy học<br />
Về kiến thức<br />
- Trình bày được những biểu hiện từ tính của nam châm: hút sắt, thép; khi đứng cân bằng,<br />
kim nam châm nằm dọc theo phương Bắc – Nam; hai châm đặt gần nhau có tương tác với nhau<br />
122<br />
<br />