intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm bồi dưỡng năng lực thành phần tìm hiểu tự nhiên của học sinh trong môn Khoa học tự nhiên (Chương trình giáo dục phổ thông 2018)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

37
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đề xuất biện pháp bồi dưỡng năng lực thành phần tìm hiểu tự nhiên của học sinh và các tiêu chí để tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm bồi dưỡng năng lực thành phần tìm hiểu tự nhiên của học sinh. Từ đó, chúng tôi phân tích sự đáp ứng của mô hình 6E với các tiêu chí này và vận dụng thiết kế 2 kế hoạch hoạt động trải nghiệm “Thám tử từ” và “Từ cực Trái Đất” trong mạch nội dung Từ môn Khoa học tự nhiên lớp 7.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm bồi dưỡng năng lực thành phần tìm hiểu tự nhiên của học sinh trong môn Khoa học tự nhiên (Chương trình giáo dục phổ thông 2018)

  1. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 7(3), 2021 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC THÀNH PHẦN TÌM HIỂU TỰ NHIÊN CỦA HỌC SINH TRONG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN (CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018) Trần Thị Xuân Quỳnh*, Quản Minh Hòa Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh *Tác giả liên lạc: tranthixuanquynh1304@gmail.com TÓM TẮT Môn Khoa học tự nhiên là môn học mới và bắt buộc trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiệm vụ cốt lõi là phát triển năng lực năng lực khoa học tự nhiên của học sinh. Trong đó, tìm hiểu tự nhiên là một trong ba năng lực thành phần của năng lực khoa học tự nhiên cần được chú trọng và bồi dưỡng. Bên cạnh đó, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm tiếp cận môn học theo hướng tăng cường trải nghiệm là chiếm ưu thế trong việc bồi dưỡng, phát triển năng lực người học. Thông qua quá trình nghiên cứu lí luận về hoạt động trải nghiệm; thành phần tìm hiểu tự nhiên; dạy học phát triển năng lực, bài báo đề xuất biện pháp bồi dưỡng năng lực thành phần tìm hiểu tự nhiên của học sinh và các tiêu chí để tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm bồi dưỡng năng lực thành phần tìm hiểu tự nhiên của học sinh. Từ đó, chúng tôi phân tích sự đáp ứng của mô hình 6E với các tiêu chí này và vận dụng thiết kế 2 kế hoạch hoạt động trải nghiệm “Thám tử từ” và “Từ cực Trái Đất” trong mạch nội dung Từ môn Khoa học tự nhiên lớp 7. Kết quả thực nghiệm kế hoạch trải nghiệm “Thám tử từ” bước đầu cho thấy sự biểu hiện rõ nét của từng biểu hiện hành vi trong năng lực thành phần tìm hiểu tự nhiên của học sinh, giúp giáo viên có những định hướng để bồi dưỡng và phát triển phù hợp. Từ khóa: hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu tự nhiên, mô hình 6E, môn Khoa học tự nhiên. ORGANIZE EXPERIENTIAL ACTIVITIES TO FOSTER THE COMPETENCY COMPONENT “INQUIRING THE NATURAL WORLD” OF THE STUDENT IN THE NATURAL SCIENCE CURRICULUM (2018 GENERAL EDUCATION CURRICULUM) Tran Thi Xuan Quynh*, Quan Minh Hoa Ho Chi Minnh University of Education * Corresponding author: tranthixuanquynh1304@gmail.com ABSTRACT Natural Science is a new and compulsory subject in the 2018 General Education Curriculum with the core task of developing students' natural science competency. In which, inquiring the natural world is one of the three component competencies of the natural science competency that need to be focused on and fostered. In addition, the organization of experiential activities to approach the subject in the direction of enhancing experience is dominant in fostering and developing learners' competency. Through the process of theoretical research on experiential activities; Natural Science curriculum; competency – based learning, the article proposes measures to foster competency component “inquiring the natural world” of the student and criteria for organizing experiential activities to competency component “inquiring the natural world” of the student. Then, we analyze the response of model 6E to these criteria and apply the design of 2 experience plans “Magnetic Detective” and “Earth's Magnetic Pole” in the content “Magnetic” in Grade 7 Natural Science. The experimental results of the experience plan “Magnetic Detective” initially show a clear expression of each behavioral expression in the competency component “inquiring the natural world” that helps teachers have orientations for appropriate training and development. Keywords: experimental activities, competency component “inquiring the natural world” of the student, 6E model, Natural Science curriculum. 36
  2. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 7(3), 2021 TỒNG QUAN Trong Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Quốc hội đã yêu cầu nền giáo dục phải “Đổi mới nội dung giáo dục phổ thông theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định hướng nghề nghiệp; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên”. Đáp ứng yêu cầu của Quốc hội, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã chú trọng tăng cường thực hành, trải nghiệm thực tế cho học sinh thể hiện thông qua giải pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm (Quốc hội, 2014). Bên cạnh đó, trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, ở cấp THCS đã có sự đổi mới với sự xuất hiện của môn Khoa học tự nhiên. Mục đích của môn học này là giúp học sinh vừa phát triển toàn bộ năng lực chung, phẩm chất chủ yếu vừa phát triển năng lực cốt lỗi của môn học là năng lực khoa học tự nhiên. Trong đó, tìm hiểu tự nhiên là một trong những năng lực thành phần cần được chú trọng bồi dưỡng (MOET, 2018). Từ những phân tích trên, chúng tôi thấy rằng việc bồi dưỡng năng lực thành phần tìm hiểu tự nhiên thông qua hoạt động trải nghiệm trong môn Khoa học tự nhiên 2018 là vô cùng cấp thiết, cần được nghiên cứu chuyên sâu. Kết quả thực nghiệm sư phạm kế hoạch trải nghiệm “Thám tử từ” và thảo luận Thực nghiệm sư phạm được thực hiện với đối tượng là 35 học sinh lớp 7A8 tại Trường THCS – THPT Lương Thế Vinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian thực nghiệm bắt đầu từ ngày 16/03/2021-23/03/2021, với thời lượng 1 tiết/tuần. Chủ đề được thực nghiệm là: “Thám tử từ”. Để phục vụ cho công việc đánh giá, phương pháp đánh giá được sử dụng là: quan sát, vấn đáp, viết. Cụ thể, người nghiên cứu tiến hành quan sát, ghi nhận, thu hình buổi học; thu nhận phiếu học tập nhóm, mô hình sản phẩm của học sinh. Ngoài đánh giá tổng quan toàn bộ biểu hiện của cả lớp, chúng tôi tập trung nghiên cứu trường hợp 5 học sinh để đánh giá sâu mức độ biểu hiện hành vi của năng lực thành phần tìm hiểu tự nhiên. Kết quả thực nghiệm cho thấy, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm nội dung “Từ” phù hợp với thực tế đổi mới giáo dục hiện nay, giúp học sinh bộc lộ những biểu hiện hành vi của năng lực thành phần tìm hiểu tự nhiên. Đối với mẫu 5 học sinh, chúng tôi ghi nhận được mức độ biểu hiện tương ứng với từng biểu hiện hành vi. Từ đó, giáo viên có thể sử dụng những biện pháp đã được đề xuất để chú trọng và bồi dưỡng những biểu hiện còn hạn chế ở học sinh. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Bài báo đã đề xuất được biện pháp bồi dưỡng của năng lực thành phần tìm hiểu tự nhiên của học sinh và đề xuất được các tiêu chí cần đảm bảo khi tổ chức hoạt động trải nghiệm. Đồng thời, bài báo cũng chỉ ra sự đáp ứng của mô hình 6E trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm bồi dưỡng bồi dưỡng của năng lực thành phần tìm hiểu tự nhiên của học sinh. Từ đó, quy trình tổ chức dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm theo mô hình 6E nhằm bồi dưỡng năng lực thành phần tìm hiểu tự nhiên của HS đã được đề xuất và vận dụng để tổ chức dạy hoạt động trải nghiệm nội dung “Từ” môn Khoa học tự nhiên lớp 7. Kết quả thực nghiệm chủ đề “Thám tử từ” bước đầu cho thấy sự những bộc lộ rõ nét về biểu hiệu hành vi trong năng lực thành phần tìm hiểu nhiên của học sinh. Trong những nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi sẽ chúng tôi sẽ tiếp tục vận dụng quy trình đã đề xuất để thiết kế cho các mạch nội dung khác của môn Khoa học tự nhiên và tiến hành thực nghiệm sư phạm trên số lượng lớn học để khẳng định tính khả thi của đề tài. 37
  3. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 7(3), 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. KOLB, D. (1984). Experiential learning: experience as the source of learning and development. Englewood Cliffs: NJ: Prentice Hall. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - MOET. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên. Hà Nội. BURKE, BARRY N., DTE. (2014). 6E learning by design model. Technology and engineering teacher, 14-19. DEWEY, J. (1938). Experience and education. New York: Maccmilan: Kappa Delta Pi. ĐỖ HƯƠNG TRÀ, NGUYỄN VĂN BIÊN, TƯỞNG DUY HẢI, DƯƠNG XUÂN QUÝ, TRẦN BÁ TRÌNH. (2019). Dạy học phát triển năng lực môn Vật lí Trung học cơ sở. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội. OECD. (2006). Assessing Scientific, Reading and Mathematical Literacy: A Framework for PISA. Paris. QUỐC HỘI. (2014). Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Hà Nội. TRẦN THỊ HƯƠNG, NGUYỄN ĐỨC DANH, HỒ VĂN LIÊN, NGÔ ĐÌNH QUA. (2011). Giáo dục học đại cương. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Tp. HCM. 38
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
32=>2