YOMEDIA
ADSENSE
Tô Hoài - Phong cách nghệ thuật: Phần 2
346
lượt xem 36
download
lượt xem 36
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mời các bạn cùng tham khảo tiếp Phần 2 của Tài liệu Phong cách nghệ thuật Tô Hoài để nắm bắt những nội dung sau: Giọng điệu dí dỏm, suồng sã, trữ tình và ngôn ngữ dung dị, tự nhiên, đậm tính khẩu ngữ; giọng điệu trữ tình bàng bạc chất thơ; ngôn ngữ nghệ thuật dung dị, tự nhiên, đậm tính khẩu ngữ; ngôn ngữ đối thoại mang đậm phong cách khẩu ngữ sinh hoạt trong tác phẩm của Tô Hoài.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tô Hoài - Phong cách nghệ thuật: Phần 2
- Chương 3 GIỌNG ĐIỆU DÍ DỎM, SUỒNG SÃ, TRỮ TÌNH VÀ NGÔN NGỮ DUNG DỊ, TỰ NHIÊN, ĐẬM TÍNH KHẨU NGỮ I. GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT DÍ DỎM, SUỒNG SÃ, TRỮ TÌNH Mỗi nhà văn có phong cách đều có một giọng điệu chủ đạo - giọng điệu "trời phải làm nên bản sắc riêng. Nếu giọng điệu nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan là giọng châm biếm, hài hước nhằm phê phán sự lố bịch, giả dối của xã hội thực dân phong kiến; giọng điệu nghệ thuật của Nam Cao là giọng đắng cay, chua chát trước những bi kịch của con người; giọng điệu nghệ thuật của Nguyên Hồng là giọng cảm thương thống thiết trước sự thống khổ của kiếp người..; thì ở Tô Hoài, giọng điệu nghệ thuật chủ đạo làm nên bản sắc riêng của nhà văn là giọng dí dỏm hài hước; giọng suồng sã tự nhiên và giọng trữ tình bàng bạc chất thơ bộc lộ thái độ, tình cảm của tác giả trước mọi biểu hiện tự nhiên của cuộc sống. 1. Giọng điệu dí dỏm hài hước Người đầu tiên nhận diện sắc thái giọng điệu "trời phú” này của Tô Hoài là nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan. Theo ông, ngay từ những tác phẩm đầu tay, nhà văn này đã bộc lộ chất giọng riêng độc đáo: "Tập O chuột là tập truyện ngắn đầu tiên của Tô Hoài và cũng là một tác phẩm tiêu biểu cho lối văn đặc biệt của ông, một lối văn dí dỏm, tinh quái, đầy những phong vị và màu sắc của thôn quê, [40,529]. Nhất trí với phát hiện tinh tế ấy, chúng tôi nhận thấy, giọng điệu dí dỏm hài hước của Tô Hoài được thể hiện ở ba sắc thái chủ yếu: sắc thái dí dỏm hài hước, sắc thái dí dỏm xót xa và sắc thái dí dỏm phê phán. Đó chính là thái độ, tình cảm của nhà văn trước muôn mặt của cuộc sống đời thường. Thể hiện ba sắc thái giọng điệu này, Tô Hoài quả là một nhà văn đầy trách nhiệm và tâm huyết với cuộc sống và con người. a. Sắc thái giọng điệu dí dỏm hài hước Khác với tiếng cười trào phúng mang ý nghĩa phê phán những cái xấu xa, giả dối của xã hội phong kiến thực dân như Nguyễn Công Hoan, tiếng cười của Tô Hoài ở sắc thái giọng điệu này nhẹ nhàng, hóm hỉnh không nhằm bộc lộ thái độ mỉa mai hay phê phán. Tiếng cười ở đây toát lên từ những chuyện bất bình thường trong cuộc sống bình thường. Do vậy tiếng cười ở sắc thái giọng điệu này ít nhằm gửi gắm những tầng bậc ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Con mắt tinh nhạy và tấm lòng gắn bó thiết tha với cuộc sống đời thường, khiến ngòi bút của ông chuyển tải mọi chuyện vui - buồn, hay - dở trong cuộc sống sinh hoạt để cảm nhận "vẻ đẹp" tự nhiên đáng yêu của nó. Trong gia tài đồ sộ của Tô Hoài, từ chuyện bà lão Móm giận con đi tự tử (Chớp bể mưa nguồn); chuyện ông Thái 70 tuổi bâng khuâng xúc động trước khi gặp lại người 71
- xưa (Hoa bìm biển); chuyện ế chồng của cô Đối (Ra Kẻ Chợ)...; đến chuyện sợ vợ, ở bẩn của ông lý Chi (Quê người); chuyện phòng bệnh "tháo dạ" của Nguyên Hồng, chuyện "tình trai" của Xuân Diệu, chuyện "mê gái" của Nguyễn Bính (Cát bụi chân ai)... đều có sắc thái của giọng điệu này trên nhiều trang văn. Tiếng cười nhẹ nhàng được tạo bởi từ một mâu thuẫn khôi hài, một tâm trạng khác thường, một đức tính, thói tật riêng của nhân vật. Tất cả đều được thể hiện cụ thể qua hệ thống từ ngữ, cú pháp, nhịp điệu, ngữ điệu tài tình của câu văn Hãy lắng nghe nhà văn kể chuyện bà lão Móm (Chớp bể mưa nguồn) đi tự tử ở cái ao đầu làng: "Chẳng biết có một điều gì bực dọc, bà Móm giận con trai và nàng dâu. Không giận vừa vừa, mà lại giận quá. Thế là cơn tức bừng bừng lên. Bà xắn hai mép váy, xăm xăm chạy ra ngoài ao giếng. Bà la vang cho bốn bên hàng xóm và cho vợ chồng thằng cả Mí biết rằng bà đương đi đâm đầu xuống ao đây. Không có ai ra can bà. Vậy bà nhảy phóc xuống ao thực. Đánh ùm một cái. Rồi bà bíu hai tay vào cái cọc cầu ao. Bà rúc đầu vào giữa bụi cây cúc tần mọc loà xoà xuống vệ nước. Mồm bà ngoác ra. Không phải vì sặc nước. Không phải để hắt hơi. Bà ngoác mồm ra kêu thực to. Kêu như có nhà ai cháy ở trong xóm (...). Ai cũng tưởng bà lão chỉ kêu được vài câu thì chối cổ, phải lóp ngóp bò lên. Chẳng ngờ, họng bà lão khoẻ quá Bà lão vẫn kêu rầm rầm. Mãi sau, có người sốt ruột, xuống kẻo bà lão lên, đưa hộ về nhà. Bà lão liền lên ngay. Ở dưới nước một lúc đã thấy chán ?". Tiếng cười được toát lên trước hết từ bản thân hình tượng nhân vật được miêu tả. Hành động đi tự tử của bà lão Móm chứa đầy mâu thuẫn. Mâu thuẫn giữa mục đích và hành động của chủ thể. Từ hành động chạy ra ao và la làng - cất để cho "bốn bên hàng xóm và vợ chồng thằng cả Mí biết bà đương đi đâm đầu xuống ao đây"; hành động nhảy xuống ao - vì "không có ai ra can bà, vậy bà nhảy phốc xuống ao thực, đánh ùm một cái"; đến hành động lên bờ ngay của bà - vì có người xuống kéo bà lên... bà liền lên ngay", đều được diễn tả rất sinh động. Thể hiện mâu thuẫn ấy, tác giả kết hợp ngữ điệu diễu nhại khôi hài của câu văn, với hệ thống động từ mạnh đặc thù: "xắn" (hai mép váy), "xăm xăm chạy", "la vang", "nhảy phốc" (xuống ao), rồi "bĩu' (hai tay vào cọc), "rúc đầu" (vào giữa bụi cúc tần),... cuối cùng khi có người "xuống kéo", bà "lên ngay", tất cả nhằm diễn tả những hành động hết sức hài hước của chủ thể. Trong muôn chuyện đời thường, cái nhìn tinh quái khiến Tô Hoài không bao giờ vơi cạn mạch nguồn sáng tác. Đây là chuyện tình khôi hài của ông Thái (Hoa bìm biển) khi gặp lại "người xưa": Từ khi nhận được tin, ông "tự thấy khác. Ông thấy ông vẫn sống, mà sống có lửa, ngọn lửa tình đương bừng bừng lên đây", làm ông trăn trở băn khoăn và nghĩ rằng: có lẽ nên đi làm mấy cái răng giả. Bởi răng hàm không còn cái nào. Thế rồi ông lại ái ngại. Ông đặt ra những "tình huống" đặc biệt - đi gặp lại "người xưa", "thế nào ông chẳng phải hôn bà", rồi khi hôn nhỡ "cái răng giả rời ra, rơi vào họng ai thì sao? Lúc ấy chẳng nhẽ phải bảo hãy khoan để tháo răng ra đã?". Rõ ràng là chỉ có giọng điệu ấy, Tô Hoài mới hoàn toàn chủ động đưa vào trang sách những chuyện khôi hài như thế. 72
- Còn chuyện ở bẩn và sợ vợ của ông lý Chi (Quê người) lại đặc biệt như thế này: "Thường vợ lão vẫn túm râu lão, nhất vào buồng cầm phết trần đánh chơi luôn luôn, nên khi nghe ông lý Chi ở trong buồng tối, kêu ấm ứ và khóc hu hu chẳng ai ngạc nhiên mấy. Ông khóc rồi ông lại nói, ông có làm sao và có hề gì ai đâu. Còn cái đức ở bẩn của lão thì có lẽ do tính giời phú cho. Lão thường kể rằng từ vua Khai Định ra Hà Nội chơi đến giờ lão chỉ mới tắm có vài bận... Hơn mười năm nay lão chừa hẳn tắm... Đôi khi ngồi nói chuyện với người ta, buồn tay lão gãi gãi vào người, thường xoe được những viên đất to bằng hạt ngô nếp. Lão có móng tay, gẩy tách đi một cái”. Vấn đề không phải từ những chi tiết rất "đời thường" ấy để nhà văn hạ thấp hay diễu cợt đối tượng, mà là bản thân cuộc sống muôn màu muôn vẻ được nhà văn cảm nhận trong sự tồn tại khách quan, tự nhiên để làm nên sự trọn vẹn của nó. Từ chuyện người đến chuyện mình, chuyện của bản thân và chuyện của bạn bè đồng nghiệp, Tô Hoài đều thể hiện qua giọng điệu dí dỏm "trời phú” này. Làm sao viết về các nhà văn lớn của dân tộc lại có thể viết bằng cái giọng dí dỏm hài hước, nếu nói về sự nghiệp văn chương của họ. Dưới cảm hứng nhân văn đời thường, Tô Hoài đến với cuộc sống sinh hoạt, với những cá tính và thói tật riêng của mỗi người để khắc hoạ những con người bằng xương, bằng thịt, gần gũi và thân thiết với chúng ta. Nào là chuyện "tình trai" của Xuân Diệu, chuyện "mê gái" của Nguyễn Bính, chuyện "tháo dạ" của Nguyên Hồng,... và những nhếch nhác đời thường của chính nhà văn trong những năm tuổi thơ, những năm dò dẫm tìm việc làm... giọng điệu dí dỏm hài hước là phương tiện hữu hiệu mang lại hiệu quả nhất. b. Sắc thái giọng điệu dí dỏm xót xa Trước những mặt trái của cuộc sống đời thường, Tô Hoài không đao to búa lớn. Nhà văn nhẹ nhàng với giọng điệu "trời" phú để tỏ rõ một thái độ, bộc lộ một nỗi lòng. Cái nhìn tinh quái mà đượm chất nhân văn khiến Tô Hoài không thể làm ngơ trước những thói quen xấu hay những biểu hiện trái với đạo đức văn hoá truyền thống của dân tộc. Từ tục tảo hôn, tục đòi nợ vào ngày ba mươi Tết, tục cho vay nặng lãi, tục mê tín dị đoan chữa bệnh cho người ốm bằng cách cúng bái, tục bêu tếu nói xấu nhau... đến những cảnh con cái tệ bạc với cha mẹ, vợ chồng tệ bạc với nhau, cháu chắt tệ bạc với ông bà... khiến nhà văn trăn trở suy nghĩ xót xa. Mọi hủ tục lạc hậu ấu trĩ đều đi đến những kết cục đau xót cho con người. Nếu tục tảo hôn khiến không ít những cặp vợ chồng chịu cảnh bất hoà (vợ chồng "cái Ngói" trong Vợ chồng trẻ con, vợ chồng "thằng Toản" trong Quê người, vợ chồng Thào Mỵ trong Thào Mỵ để đời mình...), thì hủ tục cho vay nặng lãi, cưới xin, ma chay, lệ làng, chữa bệnh... cũng làm bao gia đình điêu đứng (cuộc đời của Mỵ trong Vợ chồng A Phủ, cuộc sống của vợ chồng Ngây trong Quê người, cuộc đời của ông tổ họ Lê trong Quê nhà, cuộc đời của bác Hối trong Ông cúm bà co...), tất thảy đều được nhà văn quan tâm với niềm xót xa trăn trở. Trách nhiệm của một nhà văn chân chính vì con người, vì cuộc sống trong một cảm quan hiện thực đời thường đem đến dấu ấn riêng 73
- cho ngòi bút Tô Hoài. Hãy xem bác Hối (Ông cúm bà co) chữa bệnh cho vợ trong cảnh nhà nghèo: "Nhà nhắm mắt lại để tôi cúng cho (…) Ông cúm bà co? Ông ở xứ Nghệ, ông dò ra đây, Tín chủ tôi xin biếu món quà này, Mắm tôm, kẹo bột, bỏng nắm, bánh dày, bánh đa, Ăn rồi xịn ông bước ra...". Bệnh tình vợ bác làm sao thuyên giảm được. Và lẽ tất nhiên, người "mụ dần dần như cái que nứa tép. Một cái que nứa tép buộc vào mấy cái cành dong khô để làm chân tay và úp lên trên đầu một cái nồi đất. Mụ ngồi chống hai tay xuống giương, cái đầu lảo đảo như đầu bà đồng"... Trông cảnh người vợ đau đớn tiều tuỵ, bác Hối đứng lặng "hai dòng nước mắt bò từ từ qua những gò má gồ ghề của một khuôn mặt già cấc méo mó, xám xịt". Cái chết thê thảm của "mụ Hối" khiến người đọc không thể không động lòng trắc ẩn. Tình thương của bác Hối không thể cứu nổi người vợ hiền. Những bài cúng kia có chăng chỉ để an ủi vong linh người đã khuất. Bởi bác Hối không thể làm gì hơn khi trong nhà bác không có lấy một xu nhỏ. Viết dưới cảm hứng nhân văn đời thường, giọng điệu dí dỏm xót xa không chỉ đắc địa với hậu quả của những hủ tục lạc hậu làng quê mà còn thật hữu hiệu với những số phận xót xa cay đắng của con người. Đó là số phận của "mụ Hối" (Ông cúm bà co), của "cái Gái" (Nhà nghèo), của "cái Mái" (Nước mắt), của "bà lão Vối" (Mẹ già)... Từ xưa các cụ ta đã có câu "trẻ cậy cha, già cậy con", vậy mà bà lão Vối được "nhờ cậy" con gái như thế này: "Bà rón rén ngồi vào mép giương. Cái giát tre kêu cót két. Chị trưởng Xuân ngẩng đấu trông thấy mẹ, sa sả: - Bà làm hại nó ! Bà giết nó đi ! Lợn cắn vào tay nó thế, mai nó làm ăn gì được. Bà Vối chán quá. Làm sao mà nó cứ đổ cho bà làm hại chồng nó. Bà liền nói một câu. Cái câu bà đã nghĩ đi nghĩ lại từ chiều tới giờ. - Tự dưng con lợn nó xổ, chứ tao có làm gì? Nhưng con mụ quát lên: - Lợn nó xổ? Lợn nó xổ? Thế tôi nuôi bà để làm gì mà bà lại không trông được con lợn? Và mụ nói nhiều nữa. Bà lão nghe điếc cả tai. Bà nhắm mắt lại thiu thiu. - Bà xuống bếp mà ngủ chứ! Bà vừa định giết nó mà bà lại ngủ giữa nhà nó thì sao 74
- cho đang! Bà lão Vối lồm cồm bò dậy đi ra, men xuống bếp ngay. Bà nằm vào đống rơm. Tuy hơi nóng một chút, nhưng xa được tiếng nhe nhé của mụ trưởng Xuân. Bà nghe lơ mơ như ai cãi nhau đâu bên hàng xóm! Sáng hôm sau, hai vợ chồng anh trưởng Xuân và thằng Hạ ngồi ăn cơm, không đả động gì đến bà Vối. Bà lão vẫn ngồi nguyên trong ổ dạ, nhìn chăm chăm lên trên nhà. Để nghe xem vợ chồng nó có gọi mình? Gọi thì bà lên ngay. Có bao giờ bà biết khọng khạnh đâu? Nhưng bà đã thấy lách cách tiếng bát mà không có nghe qua một tiếng gọi. Bà bần thần nhìn mấy ông đồ rau đen xì, bà thở dài". Đoạn văn xuất hiện bốn loại lời với những kiểu câu và giọng điệu khác nhau: lời người kể chuyện chủ yếu được hiện diện qua kiểu câu tường thuật, với giọng điệu trung tính; lời nửa trực tiếp diễn đạt ý nghĩ, nỗi lòng bà lão Vối với sắc điệu xót xa đau đón; lời nhân vật bà lão Vối hiện diện qua câu hỏi tu từ luôn thể hiện thái độ ôn tồn, nhũn nhặn, hoà giải; còn lời của nhân vật chị trưởng Xuân lại được hiện diện qua nhiều kiểu câu đa dạng với nhiều sắc thái giọng điệu. Ở đây, câu cảm thán và câu hỏi tu từ được sử dụng đậm đặc nhằm bộc lộ thái độ vừa đay nghiến trì triết, vừa dóng dả tàn nhẫn, vừa trách móc mỉa mai... trước những "tội lỗi" mà bà mẹ đẻ đã gây ra cho chồng chị! Hầu như cả đoạn văn, lời của chị trưởng Xuân không mang sắc thái trung hoà hay tích cực. Sắc thái giọng điệu lời chị trưởng Xuân như một nhát dao cứa vào lòng người mẹ già đáng thương, tội nghiệp. Có lẽ không thể tìm nổi một lời lẽ nào để biện hộ cho sự bạc bẽo đến mất hết tình người của chị. Tuy không bộc lộ trực tiếp bằng lời, nhưng người đọc vẫn cảm nhận rõ thái độ xót xa tận đáy lòng của tác giả được tình cảnh bà lão Vối bất hạnh. Ngòi bút đầy chất nhân văn khiến Tô Hoài không né đánh một sự thật tàn nhẫn nào trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, để coi đó là một bài học cảnh tỉnh con người trong cách đối nhân xử thế. Như vậy, nỗi niềm xót xa trăn trở nhiều hơn cả của Tô Hoài là sự xuống cấp về đạo đức của con người. Trước những cảnh ngang tai trái mắt, trước sự đảo lộn trong quy luật của đạo đức tình cảm, nhà văn không thể thờ ơ hay bỏ mặc. Mỗi người có lương tâm đều không thể không suy nghĩ khi con cái ngược đãi cha mẹ, vợ chồng coi thường chửi bới lẫn nhau, con cháu quá hỗn láo với ông bà... Người đọc không thể không xót xa trước cảnh chị trưởng Xuân "sa sả" mắng nhiếc bà lão Vối - người mẹ đẻ, cảnh "thằng trưởng" Khiếu "'phết" lại ông Nhiêu Thục - cha đẻ của mình; kỹ sư Trần Hùng điềm nhiên cho các cụ "vào Nam... quy tiên cả", khi họ vẫn ngày đêm ngóng đợi tin anh ở quê nhà... Và đau đớn hơn có lẽ là cảnh hai đứa cháu (Ông cháu) đối xử quá tàn nhẫn với người ông mù loà tội nghiệp: "- Giả người ta hai xu? (…) - Thôi đừng có vờ vẫn! 75
- (…) - ông lấy của chúng tôi hai xu rồi. (…) - Đấy đấy ! Vờ vịt khéo không. Thôi đừng làm điệu nữa. ông giả tôi hai xu đi. (…) Hoà sừng sộ và buộc tội: - Hai xu tôi để trong hóc cột. Tôi chẳng đánh rơi ở đâu hết. Chính ông lấy của tôi. Tôi biết. (…) - Tôi biết ông lấy của tôi. Ông lấy để chốc nữa ông mua bánh đúc mua bỏng ông ăn. Tôi biết cả rồi". Thái độ hai đứa cháu nội của ông lão Mo mù loà là không thể tha thứ. Chỉ vì mất hai xu mà chúng mỉa mai, coi thường, ngang nhiên buộc tội người ông và suy diễn đủ điều trái với đạo đức lương tâm của con người. Mặc dù vừa điếc, vừa loà, ông lão vẫn cảm nhận được thái độ của chúng nhưng cũng đành bất lực ngồi "thưỡn mặt ra" chán ngán đau khổ... Giọng điệu dí dỏm trong sáng tác của Tô Hoài trước mặt trái đời thường không chỉ là sắc thái xót xa mà nhà văn còn dùng tiếng cười nhẹ nhàng để bộc lộ thái độ ở cấp độ sâu sắc hơn - cấp độ phê phán. c. Sắc thái giọng điệu dí dỏm phê phán Nếu đối tượng phê phán đả kích của Nguyễn Công Hoan là thế giới nhân vật quan trường; của Vũ Trọng Phụng là lũ người dốt nát, văn minh rởm... thì Tô Hoài nhằm vào tất cả những thói hư tật xấu, những suy thoái biến chất của con người bình thường trong cuộc sống xã hội đời thường. Nhìn chung đối tượng phê phán của Tô Hoài là tất cả những gì xa lạ với con người theo quan điểm đạo đức văn hoá truyền thống. Vậy nên ông không hề đao to búa lớn, không phủ nhận tất cả, hoặc lật tẩy không thương tiếc đối tượng... Tô Hoài lấy giọng diệu nhẹ nhàng dí dỏm khi thì mát mẻ, khi lại mỉa mai làm phương tiện cho sự phê phán. Trước cảnh mợ Phán (Bóng đè) - "con dâu ngoan" của ông bà trưởng Luỹ bị bệnh bóng đè - cứ "vào quãng nửa đêm là lại thấy ngực nặng trình trịnh như đeo đá, chân tay nhược ra, muốn cựa cũng không cựa được, mồm cứng quai hàm không kêu được", khiến ông bà trưởng Luỹ lo lắng lắm. Ông bà làm đủ mọi cách để cứu chữa cho mợ - sai con sen quét sạch gian buồng; bảo con dâu làm vô thiên số thuật - "thuật Mường, thuật Mắn, thuật Tàu, lại cả thuật Nhật Bản trừ bóng đè, mà không khỏi". Rồi bà đích thân đi xem bói, "tức tốc đi sắm sửa đồ vàng mã, mua chuối, mua hoa, đóng oản, thổi xôi, giết gà rồi thiết lập đàn tràng giữa sân cúng cheng cheng suốt đêm". Cũng chỉ yên 76
- được một dạo, bệnh của mợ lại đâu vào đấy. Chỉ đến khi ông trưởng Luỹ đích thân kê chõng ngủ ngay cạnh cửa phòng mợ thì đêm đến không thấy rền rĩ lắm nữa. Rồi mấy hôm thì khỏi hẳn. Thật "hạnh phúc cho ông bà trưởng". Còn mợ Phán, thay vì bệnh bóng đè lại là tiếng thở dài não ruột. Không hiểu "mợ Phán buồn gì thế? Mợ khỏi bóng đè rồi kia mà !...". Giọng điệu mỉa mai châm biếm, nhẹ nhàng vén bức màn bấy lâu nay che đậy việc làm mờ ám của cô "con dâu ngoan" nhà ông bà trưởng Luỹ. Người kể chuyện kín đáo tế nhị không làm mất mặt mợ giữa nhà chồng. Tác giả chỉ hạ một câu tưởng như bâng quơ, tưởng như vô tình nhưng nó lại nặng như một lời buộc tội, như một sự thừa nhận hành động ngoại tình bấy lâu nay của mợ. Còn mợ phán Huề (Mẹ mìn bố mìn) lại lừa chồng, dối con không một chút gượng gạo: "về cậu có hỏi thì nói là con đã bưng quả lễ vào tận án thư như mọi khi nhé. Hôm về mợ mua hồng Lạng, hồng Lạng dạo này đương mùa. Ở nhà cậu phán Huề... hay ghen... Nhưng cũng chỉ còn mẹo sai con làm mật thám thế thôi.(...). Cậu phán Huề ngóc cổ nhìn ra, giọng khàn khàn hỏi khéo cô con gái vừa về: "Mỹ ơi, mợ con đã đưa lễ đến nhà ông đồng rồi a? Rồi ạ. Con bưng quả vào tận trong điện. Cái nhà ông đồng gầy như con mắm. Chẳng biết có đủ hơi sức theo nổi các bà trảy lên lễ tận mạn ngược không?". Thế là "cậu phán Huề yên chí vu vơ"... Đúng là mọi thói hư tật xấu giữa cuộc sống bề bộn này không thể qua nổi con mắt tinh quái của Tô Hoài. Từ những kẻ lừa cha, lừa mẹ, dối chồng, dối con đến những kẻ đứng núi này trông núi nọ, tham vàng bỏ ngài nơi cuộc sống bình yên thầm lặng đầu trở thành "nguồn cảm hứng" cho giọng điệu mỉa mai phê phán của Tô Hoài. Trước dáng vẻ thoả mãn, hãnh diện của cô Mây (Vàng phai) vì lấy được người chồng "sộp và mạnh bạo, và mốt mới", Tô Hoài mai mỉa: "Cô quyền Vực vận cái áo vải rồng mới, đeo trên vai cái tay nải to tướng miệng nhai trầu mủm mỉm, đi ve vẩy nhẹ nhàng bên cạnh chồng - người chồng bảnh bao có đôi giày to mỗi chiếc có nhẽ bằng con lợn con, bước nghe cồm cộp đến vui tai”. Giọng điệu dí dỏm mỉa mai khiến sự phê phán trở nên nhẹ nhàng, "tình cảm". Nó không tạo ra một khoảng cách mang tính đối kháng căng thẳng quyết liệt. Trong muôn ngàn thói tật, tật bẩm sinh có lẽ là tật cố hữu và khó cải tạo nhất. Nhiều khi mất anh mất em, mất họ mất hàng, mất tình làng nghĩa xóm vì cái tật khó cải tạo ấy. Thử hỏi nếu không có giọng điệu dí dỏm "trời phú" với nhiều sắc thái thể hiện, làm sao nhà văn có thể đưa lên trang sách những cảnh đời "sinh động" như thế này: " Đã lâu lắm bây giờ người ta mới được nghe bà Ba rủa con cà con kê, có ngành có ngọn. Bởi vì bà tức quá. Đứa vô phúc đã dán cái giấy kia. Nó quên tài chơi của bà rồi hay sao? Bà có thể trồng cây chuối ngược lên mà chửi suốt tháng. Bà có thể chửi cho đứa nào đứa ấy và cơm vào miệng rồi mà phải nôn tháo cả ra. Bà đi chửi từ đầu làng đến cuối làng... khắp các ngã ba ngã tư... Đến tận chiều xẩm, khản cả tiếng bà mới chịu vác mõ và dùi trở về nhà. Bà đe rằng ngày mai bà lại chửi nữa. Bà còn chơi mãi tới khi động đến mồ mả nhà đứa nào ấy, 77
- khiến nó ăn uống, ngồi đứng không yên, phải đến tận cửa nhà bà mà lạy, bà mới chịu thôi. Kể bà chất cũng hay thực. Hôm nay, có nhiều bà và nhiều cô gái cố gắng nghe học lỏm lấy những câu hóc hiểm để hòng có bận nào chửi nhau với ai chăng" [61, 49-50]. Giọng điệu dí dỏm mỉa mai mang sắc thái phê phán được hiện diện từ ngôn ngữ nửa trực tiếp. Giọng của người kể chuyện diễn tả ý nghĩ, lời đe của bà Ba đem lại sự khôi hài với nhiều cung bậc đa dạng. Đoạn văn còn dùng ngữ điệu khiêu khích, từ ngữ và hình ảnh phóng đại mang ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía. Rõ ràng là giọng điệu dí dỏm mỉa mai với mục đích phê phán tỏ ra có nhiều "ưu thế" trước những thói hư tật xấu trong cuộc sống sinh hoạt đời thường. Sáng tác của Tô Hoài thường nghiêng về những cảnh đời thường, những chuyện đời thường, những con người đời thường với những vui - buồn, hay - dở. Nhưng cũng không ít tác phẩm, nhà văn tỏ ra "thời sự" hơn bất cứ một nhà văn nào viết về thời cuộc. Có điều là khi viết về nó, ông vừa khai thác triệt để những chi tiết của cuộc sống đời thường, vừa phát huy mọi khả năng của chất giọng "trời phú" khiến chuyện khó thành chuyện dễ chẳng có gì là ghê gớm cả. Từ chuyện đấu tranh chống Nhân văn giai phẩm của giới văn nghệ sỹ, chuyện về một thời bao cấp nặng thói ỷ lại, nặng bệnh thành tích... đến chuyện đề bạt cán bộ, chuyện lợi dụng chức quyền tranh thủ vun vén cho bản thân, gia đình... khiến người đọc nhiều khi tỏ ra ngỡ ngàng trước một cây bút được coi là "hiền lành" này (chữ dùng của Nguyễn Tuân). Hãy chứng kiến cảnh làm ăn qua loa tắc trách của nhiều hợp tác xã trong thời cơ chế bao cấp qua ngòi bút Tô Hoài: "Làm vườn nhà, trẻ con cũng cặm cụi chịu khó cả ngày. Làm rau hợp tác theo kẻng đi kẻng về, xã viên ngồi đầu xóm sắp hàng theo tổ trưởng, tổ phó. Cả tổ cùng đi lúc mặt trời lên bằng con sào mới ra ruộng. Như trò đùa" [l04,154]. Còn cán bộ phụ trách khi "biết người ta gian dối hai mang cũng không góp ý kiến cho rách việc Cứ im lặng mà thong dong, đến đâu thì gà, thì chó, cá chép cứ việc ngả ra". Tệ hại hơn là, cương vị lãnh đạo nhiều khi lại "trao nhầm" vào tay những kẻ dốt nát, vô trách nhiệm. Để rồi chính bản thân người được đề bạt cũng còn "ngớ" người ra, ngỡ ngàng bởi "không biết tại sao trên nhận ra tớ là cán bộ lâu năm, có kinh nghiệm, có năng lực. Được dồn lên một công tác mới toanh, tầm cỡ ra trò" [104, 154]. Anh ta tâm sự: "Tôi bỗng được làm Giám đốc mười hai cái kho dây đồng, dây cáp Hoá ra mình có năng lực thật. Gì cũng làm được, tôi làm chủ mười hai cái kho, Tổng Giám đốc chứ không phải Giám đốc. Chữ đánh máy giấy, trên Bộ bổ nhiệm hẳn hoi, rõ ràng". Khôi hài hơn là "từ ngày xưa chỉ biết đọc chữ in, rồi sau xem được, viết được, mình cũng chẳng đọc sách đọc báo, thật tình không mấy khi dùng đến chữ. Thế mà hoá ra càng ngày càng được việc, càng lên". Từ đó "nhà cửa tôi cứ hay mắt lên lúc nào, không biết. Cơ quan xây hội trường anh em khuân đến chục bao xi măng Con Rồng bảo là còn thừa và rồi gạch lát sân, gạch xây tường hoa. Cơ quan có gì, nhà mình có cái ấy. Mặt tủ ly phòng làm việc đặt lọ cành hoa hồng giấy, mình cầm về mấy cành. Chiếc gạt tàn, cái bô đổ bã chè, gói bột ve xanh quét tường, chiếc cốc, cái chén, đủ thứ - cả chiếc bóng điện trong chuồng xí, một hôm ngẩng lên trông thấy, tiện tay vặt về lại nhổ luôn 78
- cả cái rọ sắt. Nhà mình thiếu đèn ngoài cổng, phải đóng cái rọ đèn thế này, trẻ con mới không ăn cắp được. Công nhân làm trong kho uống nước chè tươi. Mình bảo: "chè tươi vừa mát vừa bổ". Thế là mỗi hôm đã thấy gói chè tươi, bọc giấy báo cẩn thận, chị lao công để sẵn đầu bàn, để thủ trưởng mang về" [104, 155 - 156]... Cứ như thế, nhà văn để chính người trong cuộc kể lại với giọng điệu dí dỏm hài hước mỉa mai, nhẹ nhàng phơi bày tất cả sự thật - sự thật một thời cán bộ lãnh đạo lợi dụng chức quyền bòn mót đục khoét cơ quan, nhân viên phỉnh nịnh, bợ đỡ coi trọng việc vừa lòng "sếp" hơn tất thảy. Cái nhìn sắc sảo của Tô Hoài còn nhận ra rằng, cảnh làm ăn như thế chẳng riêng gì một cơ quan xí nghiệp nào, mà nó trở thành vấn nạn chung cho toàn xã hội. Đây là "quy trình làm ăn" và "xét" thành tích khen thưởng cho các hợp tác xã thời kỳ bao cấp: hợp tác xã có tổ nuôi ong. Bí thư tỉnh uỷ chủ nhật nào cũng về xã theo dõi điển hình. Ông đã gởi tổ ong của hợp tác xã nuôi hộ ông một chục đõ. Chủ tịch huyện cũng có năm đõ nhờ nuôi. Ong chết dịch, ong bốc bay mất bao nhiêu thì đõ ong của các thủ trưởng vẫn đông đàn và đến vụ quay mật cứ là tố hảo. Mật nhãn, mật hoa ngô sánh như kẹo mạ. Mọi sự được đắp vào, được tiếng tăm nhưng hoạn nạn ở đâu cứ kéo đến. Trước nhất méo mặt vì nạn khách thăm quan. Báo chí càng thổi kèn đu đủ bốc thơm thì các nơi lập đoàn, lập đội kẻo đến tìm hiểu học tập càng nhiều, huyện bạn, tỉnh bạn ba trăm pháo đài huyện cả nước đổ đến. Các xã láng giềng phải nghĩ ra mẹo trốn thành tích. Ở hội nghị tổng kết trên huyện, các hợp tác xã theo nhau báo cáo năng suốt đuối, không đạt mức thi đua, mới vụ trước thì vun vút vượt chỉ tiêu. Cả các điển hình cũng co lại. Chẳng biết đâu thật, đâu vờ, mà cái cớ chính thì cũng dễ hiểu. Tôi không nhất, nhưng tôi không bét, tôi cứ tà tà cả làng không lên mâm, không có cỗ với ai cả" [l05,175]. Cứ cái giọng điệu mỉa mai nhẹ nhàng mà không nhẹ nhàng ấy, chuyện của Tô Hoài có một sức lôi cuốn kỳ lạ. Sức lôi cuốn không phải ở các sự kiện lớn lao hay những chi tiết ly kỳ hấp dẫn, mà ở chính những sự thật khách quan trong cuộc sống đời thường. Viết về sự thật ấy, Tô Hoài không có ý miệt thị hay nhạo báng một thời lịch sử tất yếu đã qua, mà nhà văn muốn mỗi chúng ta hãy dũng cảm mà nhìn thẳng vào sự thật để sống, làm việc có ý thức và trách nhiệm hơn trong một cơ chế mới của một giai đoạn lịch sử xã hội mới. Giọng điệu dí dỏm với ba sắc thái tiêu biểu trong sáng tác của Tô Hoài được hiện diện qua hệ thống từ ngữ đặc sắc, câu văn giàu ngữ điệu, hình ảnh sinh động, gần gũi... Giọng điệu ấy vừa là phương tiện thẩm mỹ quan trọng cấu thành tác phẩm văn chương Tô Hoài, vừa bày tỏ trách nhiệm của tác giả trước con người và cuộc sống. Ngoài giọng điệu dí dỏm với ba sắc thái tiêu biểu, giọng điệu "trời phú" của Tô Hoài còn là giọng điệu thân mật suồng sã, giọng điệu trữ tình bàng bạc chất thơ của đời sống tạo môi trường giao tiếp bình dị và âm hưởng nhẹ nhàng. 79
- 2. Giọng điệu suồng sã tự nhiên Sáng tác dưới cảm hứng sử thì, giọng điệu suồng sã thân mật bông đùa hầu như ít xuất hiện. Bởi ở cảm hứng ấy, người cầm bút trào dâng một tâm trạng, một ham muốn ngợi ca vẻ đẹp của quê hương xứ sở và con người Việt Nam anh hùng. Chính vì thế, giọng diệu trữ tình ngợi ca mang âm hưởng hào hùng trở thành giọng điệu chủ đạo của các tác phẩm văn học viết dưới cảm hứng này. Đó là giọng điệu hào sảng trong một loạt các tác phẩm văn học giai đoạn 1945 - 1975: Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu, Vùng trời của Hữu Mai, Chiến sỹ của Nguyễn Khải, Hòn đất của Anh Đức, Dưới đám mây màu cánh vạc của Thu Bồn, Đất Quảng của Nguyễn Trung Thành,... Hãy lắng nghe giọng của người kể chuyện kể về những giây phút cuối cùng của người chiến sỹ điện thanh Lữ (Dấu chân người lính - Nguyễn Minh Châu): "Người chiến sỹ điện thanh ấy trước khi hy sinh còn ngẩng cao đầu lên một lần cuối cùng: Trên nền trời cao, rất cao và xanh, lá cờ đỏ mỗi lúc một thắm tươi đang bay, lá cờ mỗi lúc càng tiến dần đến trước mặt. Rồi anh nhắm mắt hẳn. Những món tóc rất xanh rối bù dính bết máu phủ kín cả vầng trán lấm tấm mồ hôi đã trắng nhợt. Dường như từ trong ngực anh, chiếc đài vẫn đang nói sang sảng". Hình ảnh người chiến sỹ anh hùng trước giờ phút vĩnh biệt cuộc đời được miêu tả bằng ngôn ngữ sử thi trang trọng. Tư thế bình thản ngắm nhìn không gian cao rộng khôn cùng với màu xanh của bầu trời, màu đỏ của lá cờ đưa người đọc tới chiêm ngưỡng một tượng đài bi hùng của vẻ đẹp người chiến sỹ Việt Nam. Ngược lại, sáng tác dưới cảm hứng nhân văn đời thường, giọng điệu sử thi hầu như ít xuất hiện. Thích hợp với nó là giọng điệu suồng sã thân mật tự nhiên đem lại một giá trị thẩm mỹ mới. Trong sáng tác của mình, Tô Hoài thường đặt nhân vật vào môi trường thế sự. Ở đó, có những mối quan hệ đời thường: quan hệ tình cảm (tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu, tình bạn bè); quan hệ công việc làm ăn sinh sống... Những mối quan hệ đó gần gũi thân tình khiến họ có thể tự nhiên bộc lộ bản tính. Đây là cuộc trò chuyện của đôi bạn trẻ yêu nhau - Ngây và Hời (Quê người): "Ngây bảo Hời: - Hai cậu mợ còn vờ vịt mãi. - Bướm ra phết đấy. - Lúc nãy sợ quá, mà sao suốt đám không thấy anh đâu. - Tôi nấp một chỗ. Thằng Khói làm gì đằng ấy, tôi cũng biết. Ngây chạnh lòng, đấm vào lưng Hời một cái. Nếu ban ngày, chắc đã nhìn thấy nàng đỏ mặt. Nàng nói khẽ: - Thằng tồi quá! - Thế mới định đả cho một trận. 80
- - Nó biết mặt các anh không? - Biết. - Nó thù thì chết. Hời vung gậy lên: - Cho thù. Ngữ ấy làm gì nổi ai? - Em sợ lắm. hời cười: - Sợ đếch gì". Giọng điệu của đoạn văn cơ bản được tạo bởi ngữ điệu lời nói của hai nhân vật và hệ thống từ ngữ thông tục: vờ vịt, ra phết, tồi, đả, ngữ ấy, đếch. Hệ thống từ ngữ này tạo không khí dân dã trong cuộc trò chuyện. Và ngữ điệu lời nói của hai nhân vật trực tiếp bộc lộ tính cách của họ. Ngữ điệu lời nói của Ngây luôn ở âm vực thấp như một lời giãi bày, thể hiện tính cách cô gái thẳng thắn, chân tình và nhát sợ. Ngữ điệu lời nói của Hời ở âm vực cao - "Thế mới định đả cho một trận", "Ngữ ấy làm gì nổi ai?", "Sợ đếch gì", trọng âm câu nói lại rơi vào chính từ thông tục, mang đậm phong cách khẩu ngữ tự nhiên, hàm chứa thói "sĩ diện", "ra oai" thường tình của các chàng trai trước mặt người yêu. Phản ánh muôn mặt của cuộc sống đời thường, giọng điệu xuồng sã của Tô Hoài tỏ ra đắc địa hơn bất kỳ một yếu tố nghệ luật nào khác. Ngay cả khi nhà văn viết về thế giới cá tính, thói tật ông của mỗi người, thậm chí cả của bạn bè đồng nghiệp - những nhà văn tên tuổi. Phải là người đồng cảm và trân trọng cá tính bạn bè nhiều lắm, nhà văn mới khắc hoạ chân dung một người bạn từ những chuyện như thế này: "Nguyên Hồng buông tờ báo xuống. Rồi Nguyên Hồng xua tay nói như thét vào mặt tôi: Tiên sư mày, thằng câu tiễn! Ông thì không, Nguyên Hồng thì không. (…) Nguyên Hồng nói khẽ: - Tao tính cả rồi. Trông đây này. (…) - Tao về Nhã Nam - Tao về Nhã Nam. - Ừ Nhã Nam. Đủ lắm rồi. Ông đi chơi với chúng mày nữa. Ông về Nhã Nam"[100, 471]. Tính cách Nguyên Hồng là thế, buồn vui đột nhiên khó hiểu, chẳng vừa lòng bốp 81
- chát ngay, nhưng đằng sau cái góc cạnh sỗ sàng ấy là cả một tấm lòng: chân tình, thẳng thắn và giàu lòng tự trọng. Và cả những chuyện dễ gặp ngoài đời, nhưng khó có thể gặp trong trang sách mà Tô Hoài vẫn bình thản kể nhờ giọng điệu "trời phú" của mình: "Nguyễn Tuân vốn mến và chơi với hoạ sỹ Nguyễn Sáng. Nguyễn Sáng đã vẽ Nguyễn Tuân những chân dung đặc sắc. Nhưng mà cái hợm trong sáng tác, không coi ai ra gì, ai cũng không bằng mình của Nguyễn Sáng thì Nguyễn Tuân không chịu được. Nguyễn Sáng đến chơi mùng ba Tết. Hai người uống vui, câu chuyện xoay quanh nghệ thuật. Bốc lên, Nguyễn Sáng hét: "Chỉ có một thằng Sáng thôi. Còn thì cứt hết!" Nguyễn Tuân giơ tay ra cửa: "Đi ngay?". Nguyễn Sáng vẫn hăng: "Nguyễn Tuân à, đừng tưởng bở? ông không biết viết tiểu thuyết. Truyện không có nhân vật, vứt đi!, "Anh ra khỏi đây ngay". Nguyễn Sáng lập cập xuống thang: Gặp tôi, Nguyễn Sáng nước mắt đầm đìa. Nguyễn Sáng bảo con gái tôi: "Người ta vừa đuổi chứ". Ngồi một lúc tỉ tê hỏi mới ra câu chuyện những cái tài cái tay gặp nhau. Nguyễn Sáng nói một câu sắc rợn: "Nó cũng khinh người bỏ mẹ, lại bảo mình khinh người!". "Lúc nãy có nói thế với Nguyễn Tuân không?". "Chưa nói hết câu, nó đã tống mình đi rồi. Tức quá, đi luôn" [100, 508]. Như vậy là, trong muôn chuyện đời thường, chuyện gì, với ai, ở đâu Tô Hoài cũng có thể đưa lên trang sách nhờ giọng điệu "trời phú" này. Từng chi tiết, từng hình ảnh cụ thể trong cuộc sống sinh hoạt, từng cá tính thói tật riêng đều được diễn tả bằng một hệ thống ngữ điệu và từ ngữ thông tục gần với lời nói thông thường, khiến chuyện của Tô Hoài cứ hồn nhiên như dòng chảy của cuộc sống. Có một thời, không ít sáng tác của Tô Hoài, vì những "thói tật", riêng đã bị nhìn nhận thiếu thiện cảm. Nhất là những sáng tác giai đoạn 1945 - 1975, trong khi âm hưởng sử thi bao trùm không khí thơ văn của thời đại, các cây bút đều sảng khoái cất lên giọng ngợi ca, ca ngợi con người, dân tộc Việt Nam anh hùng, thì Tô Hoài lại có con đường thể hiện riêng. Sáng tác của ông không tách khỏi dòng chảy chung của thời đại. Cũng viết về đề tài cách mạng, cũng đưa những sự kiện lịch sử không thể nào quên lên trang sách, nhưng người đọc ít được chiêm ngưỡng hình tượng nhân vật sử thi, ít được nghiêng mình trước những tượng đài bi hùng của con người Việt Nam anh hùng, ít được chứng kiến làn sóng cách mạng trào dâng như vũ bão... mà nhiều cây bút thời kỳ này thể hiện rất thành công. Tô Hoài viết về chủ đề cách mạng trên cái nền của những bức tranh phong tục, bức tranh sinh hoạt "vụn vặt" đời thường. Tô Hoài là nhà văn của con người và cuộc sống bình thường, từ cảm quan hiện thực đến cảm hứng sáng tác, Tô Hoài đều hướng về hiện thực cuộc sống bình dị trong dòng chảy tự nhiên của nó. Tô Hoài không phải là người đầu tiên và cũng không phải là người cuối cùng đến với mảnh đất rộng lớn này, thế nhưng ông luôn có cái nhìn riêng, cái cảm riêng, cái hứng khởi riêng không hề trùng với bất kỳ ai. Chuyện của Tô Hoài ít thấy dấu hiệu vơi cạn cũng như cuộc sống không bao giờ ngừng nghỉ. Nó cứ tồn tại tự thân vĩnh hằng cung cấp nguồn cảm hứng sáng 82
- tác vô tận cho nhà văn. Trở lại vấn đề đã nêu, Mười năm là tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn 1945 - 1975 của Tô Hoài. Tác phẩm viết về đề tài cách mạng, tham vọng của nhà văn muốn dựng lại quãng thời gian mười năm lịch sử (1935 - 1945) với bao sự kiện thăng trầm không thể bao giờ quên. Khi mới ra mắt bạn đọc, Mười năm bị nhìn nhận khá khắt khe, có ý kiến cho rằng: "Mười năm chính là vấn đề của một chủ trương sáng tác sai lầm, một khuynh hướng nghệ thuật lệch lạc" (Như Phong). Mặc dù còn có những hạn chế, nhưng trên góc độ phong cách, đúng như Giáo sư Hà Minh Đức đã khẳng định: "Mười năm là một bước phát triển mới của phong cách Tô Hoài". Ở tác phẩm này, những nét phong cách đặc sắc Tô Hoài có từ trước cách mạng đã trở lại, nhưng được thể hiện ở mức độ cao hơn, đậm nét hơn. Một trong những phương diện thể hiện sự trở lại rõ nhất phong cách Tô Hoài ở tác phẩm này là giọng điệu nghệ thuật. Giọng điệu suồng sã tự nhiên là giọng điệu chủ đạo của tác phẩm. Ngay cả khi nhà văn thiêu tả cảnh những thanh niên tích cực ở làng Nha: Lê, Lạp, Trung, Ba, họp bàn công việc đình công chống thuế, giọng điệu sướng sã vẫn là chất giọng chủ đạo: "Lê đã tức lắm, miệng bầm bập chực nói từ nãy. Cố nén, nghe đến đây thì khó chịu quá rồi, Lê nhổm dậy, sấn sổ: Mày nói vậy thì chó nó cũng không ngửi được. Thế u mày vào nhà Lý Dĩ đóng, thì đóng cho ai, cho con chó à? (…) Trong lúc Lê nói, cả lũ Lạp, Trung, Ba đã ngồi chồm hỗm lên nhìn Lê, như đợi Lê bật ra một câu gì nặng nữa cho hả. Chưa thấy Lê nói, anh nào cũng liếm mép mấy lượt. Rồi có anh đánh một câu: - Tiên sư những đứa khốn nạn thậm thọt vào nhà Lý Dĩ! An chạm phải gai, nhổm dậy: - Nếu không đi với chúng mày thì tao đến đây làm gì? Đứa nào thậm thọt? Thằng nào chửi mẹ ông thế? Im lặng. - Trước sau tao vẫn bảo tao với chúng mày là một thì chúng mày lại chửi tao nhem nhẻm. Thế là thế nào? Khối đứa kia kìa, cũng ký đơn hăng lắm, mà bây giờ nó theo phe Lý Dĩ, nó đóng có sản, nó phản thùng chơi lại thì chúng mày lại câm họng. Cánh nhà Lý Dĩ, lại chi tóp những họ Nguyễn, họ Bùi đấy, làm gì được chúng nó thì làm nào? - Thế nào cũng có thằng bỏ mẹ với ông! - Không nói thăng thiên đấy chứ... - À mày láo hả...". Đoạn văn với giọng điệu suồng sã được tạo bởi từ một hệ thống dày đặc từ ngữ 83
- thông tục thậm chí thô tục, khiến người đọc cảm thấy mất đi tính chất nghiêm túc cần thiết của công việc. Nhưng chính nó lại mang hơi thở của cuộc sống vào văn chương, khẳng định mối quan hệ máu thịt giữa văn chương với cuộc đời. Xét trên phương diện phong cách, giọng điệu suồng sã tự nhiên đem lại tiếng nói ổn định trong sáng tác của Tô Hoài. Chính nó đã góp phần tạo thế cân bằng cho một giai đoạn văn học (1945- 1975), khi mà giọng điệu hào hùng sảng khoái bao trùm hầu hết các tác phẩm. Giọng điệu suồng sã của Tô Hoài tạo mọi điều kiện thuận lợi cho những yếu tố đời thường đi vào trang sách. Từ nhân vật - chị Hai Tâm bỡn cợt, lẳng lơ; An nhút nhát, dễ dao động; Chúc dựa dẫm, cơ hội; Gạch thật thà, "nịnh tính"..., đến mọi cảnh đời - cảnh khốn cùng của gia đình Nhàn, nỗi gian truân của Trung, của Lê, của Lạp,... đều được hiện diện bởi giọng điệu suồng sã tạo những màu sắc thẩm mỹ độc đáo. Hãy nghe cuộc trò chuyện giữa anh Trung và cô Gạch: "Nhiều lúc Gạch hỏi Trung: - Anh quê ở đâu, nói thật nào? - Ai nói dối cô phải tội, tôi dân Thái Lọ đấy. Thôi đi nói cái đầu gối cũng không nghe được. Dân Thái Bình đâu lại răng trắng như răng lợn luộc thế kia. - Tôi thề nào. - Thề bồi gì rồi nó vận vào người mà vợ con lại mất nhờ. Em đoán tướng cho anh nhé. - Đoán đi. - Đoán anh lại chỉ bố đánh rồi trốn nhà đi lêu bêu, chứ ngữ anh thì ăn đời ở kiếp gì cái nghề vác đất lò này. Hôm nào đàn em về chơi cho biết nhà anh nhé? - Nhà tôi xa lắm. - Xa với gần thì cũng một công đường đi thôi. - Cô chẳng tin thì thôi không nói chuyện nữa. - Này anh Trung dở hơi à? Hay dỗi thế!". Đoạn văn chỉ có một câu là lời của người kể chuyện với giọng điệu trung tính. Lời đối đáp của hai nhân vật mang sắc thái suồng sã tự nhiên, được tạo bởi chủ yếu từ hệ thống từ ngữ thông tục và thành ngữ: Thái Lọ, lêu bêu, ngữ anh, dở hơi, như răng lợn luộc, ăn đời ở kiếp. Sự xuất hiện hệ thống từ ngữ thông tục khiến câu chuyện mang sắc thái của cuộc sống thường nhật. Không những thế nó còn đem lại cho người đọc cảm giác cách nói suồng sã ngoài đời không những không xa lạ với văn chương mà còn gắn bó với tác phẩm nghệ thuật hơn bao giờ hết. 84
- Sẽ là chưa trọn vẹn nếu chưa đề cập đến mảng đề tài viết về miền núi của Tô Hoài. Do đặc điểm ngôn ngữ và tính cách con người miền núi, giọng điệu suồng sã mang một sắc thái riêng. Nếu hệ thống từ ngữ thông tục là yếu tố quan trọng tạo bởi giọng điệu suồng sã ở những tác phẩm viết về đề tài Hà Nội, thì cách nói hồn nhiên, tự nhiên lại là nhân tố làm nên giọng điệu "suồng sã" trong những tác phẩm viết về đề tài miền núi của ông. Hãy nghe Thào Mỹ (Thào Mỹ kể đời mình) kể về cuộc đời cũ khổ đau tăm tối của cô: - "Em lại thêm cái khổ khác. Em đi làm nương một mình, bố mẹ chồng chửi là đi chơi với trai. Có lần em ở nhà, bố chồng đi làm về, thấy có anh họ bên Tà Đú lấy măng về cho. Bố chồng chửi ngay: "Chúng mày xấu lắm. Sao lúc tao ở nhà không đến". Tới mùa thu ngô, khi ấy nhà ai cũng nấu rượu, có rượu cả bố cả mẹ chửi càng nhiều. Ai đi qua ngõ nhà em, lúc nào cũng nghe thấy tiếng quát: "Con dâu à... con dâu thế à..." Sắp Tết, em xuống chợ. Tiện đường xin phép về Nhá Súa thăm bố mẹ. Bố chồng trợn mắt: - Mày trốn việc Tết nhà này à? Mẹ chồng chép miệng: - Biết con này lười thế thì ngày trước chẳng lấy về! Chồng em đã được hơn mười tuổi. Nó bắt đầu biết nó có quyền với em. Nó cũng chửi: - Con hổ vồ". Câu chuyện do chính người trong cuộc kể với những chi tiết cụ thể, chính xác, chân thực được diễn đạt qua hàng loạt những câu văn ngắn phù hợp với lối tư duy của người dân lao động miền núi, khiến câu chuyện kể gần với phong cách khẩu ngữ tự nhiên. Lời kể khách quan chân thật của nhân vật Mỹ cũng như lời nói của từng nhân vật không hàm chứa ẩn ý sâu xa, rất gần với lời nói thường trong phong cách giao tiếp ngoài đời. Viết về đề tài miền núi, Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn xuất sắc nhất của Tô Hoài. Cuộc sống khổ đau của Mỹ trong nhà thống lý Pa Tra được kể bằng giọng điệu dung dị điềm nhiên của người kể chuyện. Giọng điệu ấy hiện diện ngay từ những dòng mở đầu câu chuyện: "Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lý Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi". Giọng điệu điềm nhiên đượm vẻ khách quan hướng sự chú ý của độc giả vào hình ảnh trung tâm của bức tranh hiện thực – hình ảnh một cô gái lúc nào cũng "cúi mặt, mặt buồn rười rượi". Thực ra ở đây có sự đối nghịch giữa "vẻ mặt" điềm nhiên qua giọng điệu với sự tập trung chú ý của người kể chuyện. Từ đó, sự thật về cuộc đời cô 85
- gái trẻ dần dần hiện diện, từ món nợ định mệnh đến cảnh làm ăn, sinh sống với những nỗi khổ đau chồng chất... cứ thấm dần vào tâm can và suy nghĩ của bạn đọc. Đến với cách mạng, cuộc đời của họ như sang một trang mới. Những chàng trai cô gái trẻ tự tin vào cuộc đời hơn, biết lo lắng cho công việc và lo lắng cho mọi người. A Phủ tự tin nói: "Đây không phải Hồng Ngài, A Phủ là tiểu đội trưởng du kích mà". Còn Mỹ sau bao nhiêu lo lắng băn khoăn, bây giờ cũng chủ động nghĩ rằng: "Không biết các người ở nhà thống lý bây giờ ra sao? Có theo du kích vào rừng không, có thoát được không?". Thể hiện chủ đề tư tưởng của nhiều tác phẩm viết về miền núi (Truyện Tây Bắc, Miền Tây, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ...), giọng điệu nghệ thuật của Tô Hoài khá nhất quán nhưng cũng có những biến đổi phù hợp. Chất giọng hóm hỉnh, suồng sã ít đi mà xen vào đó là những giọng điệu nghệ thuật khác. Giọng điệu suồng sã tự nhiên trong sáng tác của Tô Hoài thể hiện sự gắn bó chặt chẽ hữu cơ giữa văn chương với cuộc đời; tấm lòng yêu mến thiết tha cuộc sống của tác giả cho dù cuộc sống còn không ít gian truân vất vả, là dấu ấn đích thực của văn xuôi chân chính (theo quan niệm của Bakhtin). 3. Giọng điệu trữ tình bàng bạc chất thơ Bày tỏ thái độ trước cuộc sống hiện thực muôn màu muôn vẻ, Tô Hoài "không tự thu lại theo một giọng điệu văn chương nào"(Hà Minh Đức). Ngoài giọng điệu dí dỏm hài hước, giọng điệu suồng sã tự nhiên, giọng điệu chủ đạo "trời phú" của Tô Hoài còn là giọng trữ tình bàng bạc chất thơ - chất thơ của đời sống. Nếu giọng điệu chủ đạo của Nguyên Hồng là giọng trữ tình thống thiết bộc lộ tình thương vô hạn của tác giả trước những con người cùng khổ, thì giọng điệu trữ tình trong văn phong Tô Hoài đưa người đọc đến chiêm ngưỡng bức tranh sinh động, giàu chất thơ của đời sống thực. Cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp tự thân của hiện thực đời thường, không bay bổng du dương, giọng điệu trữ tình của Tô Hoài thể hiện tình cảm thiết tha với cuộc sống, với con người, với thiên nhiên của tác giả. Giọng điệu trữ tình trong sáng tác của ông bộc lộ hai sắc thái tình cảm chủ yếu: sắc thái hồn nhiên trong sáng và sắc thái bùi ngùi man mác. a. Sắc thái giọng điệu trữ tình hồn nhiên trong sáng Viết dưới cảm hứng sử thi, giọng điệu trữ tình mang âm hưởng ngợi ca trở thành phương tiện khẳng định vẻ đẹp lý tưởng của con người Việt Nam anh hùng. Nhà văn Anh Đức đưa người đọc đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp lý tưởng của người con gái xứ Hòn - chị Sứ (Hòn Đất), trong hoàn cảnh khắc nghiệt - chị bị trói bên bờ suối, bằng giọng điệu trữ tình trang trọng, ngợi ca: "Đêm ấy trời lặng. Sóng biển rì rầm như kể những chuyện không bao giờ hết. Thỉnh thoảng, gió biển từ ngoài khơi lùa qua bờ bãi, thổi vào hơi thở ấm ấm mang vị muối. Tấm áo lụa mỏng ngắn tay của Sứ se se khô lại. Tóc chị rối cũng dần dần được 86
- gió biển vuốt cho ráo đi. Ánh trăng đổ tràn trên bờ suối, làm nổi rõ bóng Sứ đang quỳ, nổi rõ cây cọc nhú lên quá đầu chị độ một gang tay. Lát sau, tóc Sứ chợt vờn nhẹ. Thế rồi mái tóc ấy bồng lên, bay xoã theo chiều gió. Chẳng còn thấy đầu cây cọc kia đâu nữa. Chỉ có áng tóc tắm ánh trăng của Sứ đang bay lượn"... Rõ ràng là, trước vẻ đẹp đượm chất sử thi của hình tượng nghệ thuật, giọng điệu của người kể chuyện mang âm hưởng trữ tình ngợi ca hào sảng. Viết dưới cảm hứng nhân văn đời thường, Tô Hoài ít đưa người đọc chiêm ngưỡng vẻ đẹp lý tưởng của con người Việt Nam từ giọng điệu trữ tình ngợi ca như thế. Giọng điệu trữ tình của Tô Hoài thường hồn nhiên trong trẻo trước vẻ đẹp tự thân của cuộc sống. Đó là vẻ đẹp của bức tranh sinh hoạt phong tục, vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên. Mấy ai đã quên bức tranh sinh hoạt thanh bình cùng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp trong truyện ngắn Mường Giơn: "Một lúc, ba người đã hái được một ôm lá hương nhu. Trở ra, họ ngồi trên tảng đá lấy lẵng cơm nếp, gói thịt rồi sấy ra ăn trưa. Giữa trưa nắng hanh đọng vàng từng vũng trong rừng trám cao vút, im lặng. Một chiếc cuống lá gẫy cũng nghe tiếng. Bó lá hương nhu trên tảng đá thoảng mùi thơm dịu dịu trong nắng". Bức tranh thiên nhiên gợi vẻ đẹp nồng nàn say đắm của núi rừng được hiện diện từ chính những hình ảnh, màu sắc, mùi vị của nó. Chất thơ của cuộc sống được nhà văn cảm nhận trong khung cảnh thiên nhiên đậm màu sắc khách quan. Mùi hương thơm dịu dịu của cây lá hương nhu đưa người đọc trở về với cảnh sinh hoạt của con người. Trong sáng tác của Tô Hoài, mùi hương của cỏ cây hoa lá tạo chất thơ cho cuộc sống không chỉ gặp một lần trong truyện ngắn Mường Giơn. Ấn tượng khó quên trong Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ là mùi thơm của hương hồi trên mảnh đất xứ Lạng tươi đẹp. Mùi thơm đặc biệt ấy được nhà văn miêu tả qua giọng điệu trữ tình hồn nhiên trong trẻo: "Những cơn gió sớm đầu mùa hè, từ các đồi trọc Lộc Bình xôn xao xuống, tràn vào cánh đồng Thất Khê, lùa lên những hang đất Văn Uyên, Thoát Lãng trên biên giới xuống Cao Lộc, Chi Lăng, qua những vùng hồi mà một mảnh lá gãy cũng dậy mùi thơm, gió càng thơm ngát. Sông Kỳ Cùng đã nhạt hết màu đục đỏ bối rối suốt mùa lũ, bây giờ con sông bỗng ủ mùi thơm trong vắt lượn quanh co khắp đất Lạng Sơn vào mùa hồi chín". Cảm quan hiện thực đời thường khiến Tô Hoài cảm nhận thiên nhiên trong mọi "trạng thái" tồn tại tự nhiên của nó. Thiên nhiên miền núi đâu chỉ dữ dằn khắc nghiệt mà còn nồng nàn vẻ đẹp nên thơ. Chỉ một tín hiệu thẩm mỹ đặc sắc, bức tranh thiên nhiên ấy đã đem lại cảm giác nồng nàn say đắm cho con người. Tô Hoài "bao giờ cũng chắt chiu trân trọng những vẻ đẹp và chất thơ của đời sống" như thế (Phan Cự Đệ). ông "có khả năng quan sát tinh tế và nghệ thuật miêu tả linh động. Người, vật, thiên nhiên, cảnh sinh hoạt... tất cả đều hiện lên lung linh, sống động, nổi rõ cái thần của đối tượng và thường bàng bạc một chất thơ (Trần Hữu Tá). Vậy nên khi miêu tả, những 87
- trang văn của Tô Hoài luôn đem đến một khoái cảm trực giác cho người đọc, khi từ mùi hương thơm của cỏ cây hoa lá, khi từ vẻ đẹp huyền ảo của ánh trăng trên đất Phìn Sa: "Đêm ấy, trăng sáng trên Phìn Sa. Những đêm đầu mùa hè, mây dày từng mớ, từng lớp vàng đẫm ánh trăng ủ khắp trên những cánh rừng tít tắp, những thung lũng làng mạc xa lạ, những cánh đồng rải rác đâu trong hóc núi không ai biết. Tất cả im lìm dưới kia. Tưởng trên mặt đất chỉ có Phìn Sa thức ở cao gần trời. Tiếng sáo người trai đi chơi khuya thấp thoáng ánh trăng. Khi trăng ngang đỉnh đầu, ngỡ có thể với tay tới như trong cổ tích người già thường kể" [82, 100]. Giọng điệu trữ tình trong trẻo được tạo bởi từ chính bản thân: đối tượng thẩm mỹ. Cảnh sắc thiên nhiên trong trường nhìn của Tô Hoài không bao giờ "chết". Bức tranh mỹ lệ trên đất Phìn Sa có màu vàng huyền ảo của ánh trăng thấm đẫm các cánh rừng, làng mạc, cánh đồng; có âm thanh tiếng sáo của người trai đi chơi khuya; có hình ảnh ánh trăng thức cao gần trời gợi vẻ đẹp tự thân của hiện thực. Khi viết cho các em thiếu niên nhi đồng, giọng điệu trữ tình trong trẻo của Tô Hoài tỏ ra đắc địa hơn bao giờ hết. Am hiểu đối tượng độc giả "nhí", giọng điệu này vừa tạo sự thích thú cho các em, vừa đạt tới mục đích giáo dục nhẹ nhàng thấm thía. Giọng điệu trữ tình trong trang văn Tô Hoài ít được tạo bởi từ hệ thống ngôn ngữ sử thi hay ngôn từ cầu kỳ mỹ lệ. Chất trữ tình bàng bạc trong nhiều trang văn của ông chủ yếu được hiện diện từ chính vẻ đẹp của cuộc sống. Con mắt quan sát tinh tế khiến nhà văn chọn lọc những yếu tố thẩm mỹ tự thân, đem lại vẻ đẹp mộc mạc bình dị trên từng trang văn của mình. b. Sắc thái giọng điệu bùi ngùi man mác Cùng với giọng điệu trữ tình hồn nhiên trong trẻo trước vẻ đẹp thi vị của cuộc sống và vẻ đẹp nên thơ của thiên nhiên, giọng điệu trữ tình của Tô Hoài còn mang sắc thái bùi ngùi cảm động. Sắc thái giọng điệu này bộc lộ rõ khi nhà văn viết về những gian truân trong cuộc sống sinh hoạt đời thường và hiện thực mà bản thân mỗi con người phải đối mặt, bởi đó là quy luật của cuộc sống. Miêu tả cuộc phiêu lưu của Dế Mèn và Dế Trũi (Dế mèn phiêu lưu ký), trước tình cảnh tuyệt vọng trên sông nước, qua mười ngày "cái đói ghê gớm cứ đánh liệt dần từng bộ phận trong người", Dế Trũi bộc lộ suy nghĩ với Mèn: "Em trộm nghĩ chết thì chết. Nhưng không nên chết cả, vô ích, ta phải tìm cách. Trũi cứ khẩn khoản rồi chìa càng lên mời tôi ăn. Trũi gượng cười bảo rằng: Trũi có cụt cả hai càng cũng không sao, không thể chết, vẫn khoẻ như thường. Trũi đã thấy có anh Dế cụt càng như thế. Tôi gạt phắt đi mà mắng Trũi. Sau cùng anh em tôi ôm lấy nhau mà khóc. Những giọt nước mắt thương nhau ấy đã làm Trũi yên tâm và bình tĩnh 88
- trở lại". Lời nói bùi ngùi và hành động của Trũi chứng tỏ "đức hy sinh" cao cả. Trong hiểm nguy, Trũi không nghĩ tới bản thân, sẵn sàng hy sinh "thân mình" cho "bạn". "Tình cảm" và "nghĩa cử" cao đẹp ấy là bài học giáo dục mang tính nhân văn sâu sắc. Trong dòng hồi ký "Cỏ dại ", nhân vật "Tôi" triền miên trong những kỷ niệm buồn buồn thời thơ ấu. Giọng điệu bùi ngùi trở nên hữu hiệu nhất để đưa người đọc trở về với những kỷ niệm xưa. Ở đó có cảnh "ông tôi hay đánh bà tôi, các dì tôi hay cãi nhau"; có cảnh bản thân "Tôi" những ngày ra Kẻ Chợ lủi thủi cọ chai và vần cái lốp ô tô hàng to tướng, rồi ngồi "nhổ ria cho chú Tưởng. Những hôm nắng ráo tắm xong, chú cởi trần ngồi giơ một tay lên đầu. Tôi cầm dịp nhổ lông nách cho chú. Nhổ đến trắng nhễ nhại, chẳng còn một bợn", để ngày tháng lặng lẽ qua; có cảnh trở về làng cõng em thơ thẩn đi chơi; cảnh suốt ngày giả làm ngựa cõng em, chạy thi với những đứa khác cũng đem em ra tụ họp đầy đàn ngoài sân đình thả cửa chơi nhông suốt ngày...; cảnh đúc dế, vào khung cửi tập dệt, nhặt lá đa, lá muỗm ở sân đình, ở cửa quán về cho bà đun bếp... Rồi những ngày cắp sách đi học, thương thầy giáo nghèo, cả lũ bắn chim làm thịt mời thầy khi thầy ốm: "Thầy giáo tôi đã dậy, ngồi tựa lưng vào cái hòm phản, tôi ngắm nghía thấy thầy tôi già quá Ngày nào tôi cũng nhìn thấy giáo, thế mà hôm nay càng nhìn thì lại không nhận ra thầy mình mọi khi. Thầy tôi bỏ cái khăn lượt xuống, tóc thầy đã ngả màu muối tiêu hết. Hàng ria vểnh cứ chênh vênh vàng ám khói như ai dính vào đấy. Thầy nhom nhem gầy rộc, thầy chỉ còn hơi giống thầy mọi khi". Giọng điệu bùi ngùi xúc động không phải được tạo bởi từ sự gia công của câu chữ, mà xuất phát từ tình cảm chân thành của tác giả. Và những ngày thất nghiệp lang thang tìm kiếm việc làm ở đồng đất Hải Phòng, khiến nhà văn không khỏi thấm thía cảnh khổ đau của cái nghèo. Giọng điệu văn chương Tô Hoài thật da diết: "Cần bâng khuâng hỏi tôi trong bóng tối: - Không biết đời chúng mình cứ thế này đến bao giờ? Tôi không hiểu Cần băn khoăn về cuộc đời theo nghĩa đen hay nghĩa bóng, còn tôi thì tôi đương nghĩ đến một cái gì mơ hồ buồn lắm. Ngoài bến Sáu kho, đậu những con tàu trắng toát, những con tàu xám ngắt, thỉnh thoảng những con tàu ấy từ ngoài biển vào đỗ giữa những đám thuyền tam bản rách nát, đen xỉn, lờ đờ bơi quanh bờ nước. Vài hôm, con tàu đại dương lại rời cảng ra khơi. Tôi đứng trông theo ước cái thân được như tàu. Viển vông thế thôi chứ mình đương khác nào đám thuyền buồm rách, đời ngập luẩn quẩn trong vũng nước cửa bến sương mù buổi sáng từ mặt đất bốc lên, không xa quá vài bước". Âm hưởng bùi ngùi da diết trải dài trong nhiều tác phẩm của Tô Hoài bắt nguồn từ hiện thực của cuộc sống. Những năm trước cách mạng, cuộc sống quẩn quanh tù túng khiến con người bế tắc trong mưu kế sinh nhai. Họ lâm vào cảnh cùng đường tuyệt 89
- vọng. Sau cách mạng, giọng điệu văn chương Tô Hoài vẫn phảng phất bùi ngùi. Nhưng khác với giai đoạn trước, âm hưởng da diết bùi ngùi ấy chỉ xuất hiện khi nhà văn hoặc nhớ về những kỷ niệm buồn xưa hoặc bản thân phải đối diện với quy luật tất yếu (sinh, lão, bệnh, tử) của một đời người. Nhớ chuyến đi Viêng chăn, "bên cửa sổ buồng khách sạn Apôlô bên bờ sông Mêkông trông sang lưng phố bến Nông Khai bên kia. Rặng cây “mạy sặc” những chòm hoa đùn lên như dải mây vàng phủ dài. Chúng tôi trầm ngâm cả giờ nhìn sang sông lũ đỏ ngầu cách một mảng nước đã là Thái Lan... Tự dưng, Xuân Diệu nắm tay tôi: - Chúng mình già rồi. Nhớ những đêm man dại ở Yên Dã, nhớ như in hơn bốn mươi năm trước, cũng tay tôi đây, Xuân Diệu vuốt lên, đắm đuối. Bây giờ nhìn nhau lặng yên. Tôi chợt buồn hơn cả câu Xuân Diệu nói. Xuân Diệu không già mà tôi mới là ông lão...". Giọng điệu buồn buồn còn hiện diện mỗi lần nhà văn xót xa cho cảnh đời của những số phận. Đây là nỗi lòng của Tô Hoài với đứa con gái nuôi và những người bạn một thời "để thương để nhớ": "Bây giờ Ly Chờ đã có bốn con. Cháu gái ngày nào theo mẹ xuống Hà Nội đã hai mươi tuổi, hơn mẹ những năm tuổi, khi mẹ đi làm giáo sinh chống mù chữ trên Văn Chải. Vợ chồng và hai đứa con nhỏ trở về Sà Phìn. Hai đứa lớn không về, thích ở xuôi và phố xá. Mỗi lần được thư chỉ thấy buồn và buồn. Lại được thư "bác Vù Mí Kẻ" đã về hưu, cũng về Sà Phìn. Bây giờ "bác ấy cũng gay lắm". Chua chát, nhớ Vù Mí Kẻ đã có nhiệm kỳ đại biểu Quốc hội được sang tận nước Nicaragoa bên nách nước Mỹ. Làm sao không buồn, bao nhiêu hy vọng rồi như thế. Con người hay xã hội, hay còn lại những gì. Ảo não thê lương, mỗi khi nhớ lại những miền hoang vắng ấy mà trong kháng chiến đã như nhà mình quê mình, chỉ thấy bóng người địu củi, vác nước và tiếng gọi lợn, gọi trâu ời ợi trong ráng chiều". Rõ ràng là, bên cạnh giọng điệu dí dỏm hài hước, suồng sã tự nhiên, giọng điệu chủ đạo của Tô Hoài còn là giọng trữ tình với nhiều sắc thái tình cảm. Chất giọng chủ đạo của Tô Hoài không bó gọn trong một giọng điệu văn chương nào. Tô Hoài là nhà văn của con người và cuộc sống đời thường, ở đó ông bộc lộ thái độ.. trước muôn màu muôn vẻ của cuộc sống. Các sắc thái làm nên giọng điệu chủ đạo của Tô Hoài chứng tỏ nhà văn sống trọn vẹn với con người và cuộc đời cả lúc vui cũng như lúc buồn, cả lúc khổ đau cũng như lúc sung sướng hạnh phúc. Trên hành trình hơn sáu mươi lăm năm sáng tạo nghệ thuật, viết về đề tài gì, đối tượng thẩm mỹ và thể loại nào, Tô Hoài cũng sáng tác chủ yếu trên một cảm hứng nhân văn đời thường. Chính cảm hứng ấy quy chiếu giọng điệu nghệ thuật chủ đạo của tác giả. Cảm nhận thú vị đầu tiên khi tiếp xúc với sáng tác của Tô Hoài có lẽ là giọng điệu. Tuy không phải là giọng trang trọng, thống thiết hay ngợi ca hào sảng mà người đọc vẫn thật khó quên. Giọng điệu dí dỏm, suồng sã, trữ tình của Tô Hoài trong nhiều 90
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn