intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Toàn tập Văn kiện Đảng bộ tỉnh Hà Giang (2015-2017) - Tập 10

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:1248

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung cuốn văn kiện tập 10 gồm 180 văn bản, phản ánh các nội dung hoạt động của Đảng bộ tỉnh được Đại hội lần thứ XVI, các kỳ họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy trong những năm 2015 - 2017 đề ra và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; tăng cường công tác y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân; thực hiện có hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Toàn tập Văn kiện Đảng bộ tỉnh Hà Giang (2015-2017) - Tập 10

  1. VĂN KIỆN ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ GIANG TOÀN TẬP X 2015 - 2017 1
  2. 2
  3. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ GIANG VĂN KIỆN ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ GIANG TOÀN TẬP X 2015 - 2017 XUẤT BẢN NĂM 2020 3
  4. CHỈ ĐẠO NỘI DUNG BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY HÀ GIANG BAN BIÊN TẬP 1. Đồng chí Sèn Chỉn Ly, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hiệu trưởng Trường Chính trị - Trưởng ban. 2. Đồng chí Nguyễn Văn Hưng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Thành viên. 3. Đồng chí Đặng Ái Xoan, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Thành viên. 4. Đồng chí Đỗ Bảo Kính, Trưởng Phòng Lý luận chính trị và Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Thành viên 5. Đồng chí Vũ Trung Kiên, Phó Trưởng Phòng Lý luận chính trị và Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Thành viên. 6. Đồng chí Phạm Hữu Đức, Phó trưởng Phòng Văn thư - Lưu trữ, Văn Phòng Tỉnh ủy - Thành viên. 7. Đồng chí Nguyễn Thị Yến, Chuyên viên Phòng Lý luận chính trị và Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Thành viên. 8. Đồng chí Ly Mí Páo, Chuyên viên Phòng Lý luận chính trị và Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Thành viên. 9. Đồng chí Vi Quý Thảo, Chuyên viên Phòng Thông tin - Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Thành viên. 4
  5. LỜI GIỚI THIỆU Đảng bộ tỉnh Hà Giang được thành lập vào ngày 25/12/1945, trải qua 75 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, Đảng bộ đã lãnh đạo hệ thống chính trị, nhân dân các dân tộc trong tỉnh phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần đấu tranh cách mạng, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, tích cực thực hiện các nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc; thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; từng bước xây dựng tỉnh Hà Giang ngày càng vững về chính trị, phát triển ổn định về kinh tế, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xứng đáng là tỉnh địa đầu, “phên dậu” của Tổ quốc. Cuốn văn kiện Đảng bộ tỉnh tập 10 được tập hợp 180 văn bản, phản ánh các nội dung hoạt động của Đảng bộ tỉnh được Đại hội lần thứ XVI, các kỳ họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy trong những năm 2015 - 2017 đề ra và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Khẳng định với chủ đề “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong hệ thống chính trị; phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; khai thác hợp lý, có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh; phấn đấu đến năm 2020 Hà Giang thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn” và khẩu hiệu hành động “Phát huy sức mạnh toàn dân - Đẩy mạnh cải cách hành chính, vì Hà Giang phát triển”, Đảng bộ tỉnh đã đề ra “Hai khâu đột phá, năm chương trình trọng tâm”; tập trung đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thực hiện xóa đói, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; tăng cường công tác y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân; thực hiện có hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội. Từng bước đưa Hà Giang trở thành trung tâm du lịch và vùng trọng điểm quốc gia về dược liệu, có kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ, có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc; 5
  6. xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; chủ quyền quốc gia được giữ vững, đảm bảo biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. Phấn đấu xây dựng Hà Giang thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, có trình độ phát triển đạt mặt bằng chung của các tỉnh miền núi. Nhân kỷ niệm 75 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2020) và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2020), chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy trân trọng giới thiệu Cuốn văn kiện Đảng bộ tỉnh Hà Giang toàn tập, tập X (giai đoạn 2015 - 2017) đến các cấp uỷ đảng, chính quyền và bạn đọc. T/M BAN THƯỜNG VỤ BÍ THƯ Đặng Quốc Khánh 6
  7. NĂM 2015 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVI được tổ chức từ ngày 27 đến 29/10/2015 Dự Đại hội có 325 đại biểu, đại diện cho hơn 6 vạn đảng viên trong toàn Đảng bộ tỉnh. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI gồm 54 đồng chí. Tại phiên họp thứ nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 15 đồng chí. Bầu đồng chí Triệu Tài Vinh giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Nguyễn Đình Khang, Thào Hồng Sơn và Nguyễn Văn Sơn bầu giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy. 7
  8. 1. Đồng chí Triệu Tài Vinh 8. Đồng chí Ly Mí Lử 2. Đồng chí Nguyễn Đình Khang 9. Đồng chí Sùng Minh Sính 3. Đồng chí Thào Hồng Sơn 10. Đồng chí Chúng Thị Chiên 4. Đồng chí Nguyễn Văn Sơn 11. Đồng chí Nguyễn Minh Tiến 5. Đồng chí Nguyễn Trung Tài 12. Đồng chí Hầu Văn Lý 6. Đồng chí Lê Quang Minh 13. Đồng chí Đoàn Quốc Việt 7. Đồng chí Sèn Chỉn Ly 14. Đồng chí Trần Mạnh Lợi 15. Đồng chí Vi Hữu Cầu Đồng chí Triệu Tài Vinh Năm sinh: 1968 Quê quán: Hồ Thầu - Hoàng Su Phì - Hà Giang Bí thư: 2015 - 2020 8
  9. TIẾP TỤC NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ; PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC; KHAI THÁC HỢP LÝ, HIỆU QUẢ TIỀM NĂNG, THẾ MẠNH; PHẤN ĐẤU ĐẾN NĂM 2020 HÀ GIANG THOÁT KHỎI TÌNH TRẠNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN (Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV, trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020) ------------ Phần thứ nhất ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV (NHIỆM KỲ 2010 - 2015) I- BỐI CẢNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT Toàn tỉnh bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV với những kết quả đạt được về sự ổn định chính trị, xã hội và kinh tế có bước phát triển khá trong giai đoạn 2005 - 2010. Đồng thời luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ bằng những chủ trương, kết luận và định hướng cụ thể để xây dựng, phát triển tỉnh Hà Giang đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn, phát huy nội lực. Đại đa số cán bộ, đảng viên tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo luôn năng động, sáng tạo, đổi mới tư duy, tác phong, lề lối làm việc; chủ động mở rộng quan hệ hợp tác, liên kết 9
  10. với các địa phương, trường đại học, viện nghiên cứu, nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế và các địa phương phía Trung Quốc gắn với xúc tiến đầu tư; đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính; xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết chuyên đề, chương trình, đề án cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội... Đó là những thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị trong nhiệm kỳ qua, đồng thời là tiền đề, định hướng phát triển nhiệm kỳ tới. Tuy nhiên, do suy thoái của nền kinh tế thế giới, kinh tế trong nước suy giảm ngay từ thời kỳ đầu thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 - 2015; việc thực hiện một số giải pháp trong tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu thị trường tài chính, chính sách tiền tệ chặt chẽ, phần lớn nguồn vốn đầu tư dành cho thanh toán nợ xây dựng cơ bản. Bên cạnh đó, những bất ổn về chính trị, xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ trên thế giới và trong khu vực; những diễn biến phức tạp trên biển Đông. Trên địa bàn tỉnh, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, biên giới, trình độ dân trí và kinh tế khó khăn các thế lực thù địch đẩy mạnh thực hiện chiến lược “Diễn biến hoà bình” nhằm chống phá ta; tình hình thiên tai (hạn hán, rét hại, lũ quét, sạt lở…) xảy ra hằng năm gây thiệt hại lớn về người, tài sản. Những yếu tố trên ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện Nghị quyết Đại hội và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh. II- ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN BỐN ĐỔI MỚI, TÁM ĐỘT PHÁ, MƯỜI LĂM CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG TÂM Toàn tỉnh đã nghiêm túc quán triệt sâu sắc, chủ động, tích cực xây dựng và triển khai thực hiện các nghị quyết chuyên đề, chương trình, đề án để cụ thể hóa “Bốn đổi mới, tám đột phá, mười lăm chương trình trọng tâm” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XV, với mục tiêu, nhiệm vụ, lộ trình và giải pháp cụ thể1. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã phân công từng đồng chí ủy viên và cơ quan thường trực phụ trách chỉ đạo thực hiện các nội dung, chương trình; thành lập các đoàn kiểm tra đôn đốc tiến độ thực hiện ở các ngành, các 1 Tỉnh ủy đã ban hành 12 nghị quyết chuyên đề, 08 đề án, 41 chương trình; Ủy ban nhân dân tỉnh đã cụ thể hóa và ban hành 28 đề án, 12 chương trình, 30 kế hoạch, 05 phương án. 10
  11. địa phương, cơ sở; chỉ đạo sơ kết, đánh giá toàn diện và điều chỉnh bổ sung kịp thời, ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tập trung thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. Bốn đổi mới, tám đột phá, mười năm chương trình trọng tâm được các cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo sự đổi mới và đột phá trên các lĩnh vực. Nổi bật là công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị: Phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền ngày càng được đổi mới theo hướng trực tiếp, sâu sát, có trọng tâm, trọng điểm; tuân thủ tốt hơn nguyên lý khoa học, gắn lý luận với thực tiễn; thực hiện tốt quy trình xây dựng, tổ chức thực hiện, sơ kết, tổng kết các nghị quyết, đề án, chương trình và kịp thời điều chỉnh, đề ra những định hướng phát triển trong giai đoạn tiếp theo; dân chủ trong Đảng, trong xã hội được tăng cường, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là trong giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền được phát huy; cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường đối thoại trực tiếp, giải quyết kịp thời nguyện vọng chính đáng của nhân dân; tác phong, lề lối làm việc của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức được đổi mới theo hướng sâu sát, kịp thời, chống quan liêu, tiêu cực, phiền hà trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ. Trong lãnh đạo phát triển kinh tế luôn coi trọng các quy luật của kinh tế thị trường, sản xuất theo hướng phát triển bền vững, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả; trên cơ sở đánh giá, khai thác hợp lý tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Đẩy mạnh việc tổ chức lại sản xuất, phát triển các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất, thực hiện đầu tư có thu hồi, liên kết “bốn nhà”... bước đầu có kết quả tốt, khẳng định là hướng đi đúng. Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai bài bản với nhiều cách làm sáng tạo. Công nghiệp khai khoáng đã từng bước chuyển sang chế biến sâu, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp thủy điện đạt hiệu quả cao, một số sản phẩm công nghiệp chế biến đạt chất lượng tốt. 11
  12. Lĩnh vực giáo dục, đào tạo được đặc biệt quan tâm, chương trình đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện được triển khai đồng bộ, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Chương trình trọng tâm về phát triển văn hóa gắn với du lịch được thực hiện đúng hướng, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của tỉnh; hoạt động du lịch có nhiều khởi sắc, có tính đột phá cả về quy mô, chất lượng; công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc được đẩy mạnh. Công tác giảm nghèo được triển khai đồng bộ; các chương trình mục tiêu, dự án đầu tư ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường, quản lý và sử dụng hiệu quả. Chương trình xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện toàn diện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định; chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia được giữ vững, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. III- NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1. Về phát triển kinh tế Kinh tế của tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng khá, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 6,45%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 36,7% (giảm 3,7% so với năm 2010); thương mại - dịch vụ chiếm 36,6% (giảm 0,1%); công nghiệp - xây dựng chiếm 26,7% (tăng 3,8%). Cơ cấu từng ngành kinh tế đổi mới theo hướng tích cực. Tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 2015 đạt 17,64 triệu đồng, tăng 8,86 triệu đồng so với năm 2010. 1.1. Sản xuất nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa, chuyển dần từ chiều rộng sang chiều sâu trên cơ sở đẩy mạnh thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, hình thành vùng sản xuất tập trung và liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch tích cực, so với năm 2010: Tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 26,5% (tăng trên 4%). An ninh lương thực được đảm bảo. Tổng sản lượng lương thực đạt 40 vạn tấn, đạt 100% nghị quyết (tăng 21%); bình quân lương thực đạt 500 kg/người/năm, đạt mục tiêu nghị quyết đề ra. 12
  13. Công tác quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp đã chú trọng xác định thế mạnh từng loại cây trồng có giá trị, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Các cây trồng có thế mạnh, cây đặc sản (chè, cam) tiếp tục được khẳng định về chất lượng, sản lượng và thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm. Chương trình trọng tâm về sản xuất lúa, ngô hàng hóa được triển khai tích cực, diện tích cây trồng vụ đông tiếp tục được mở rộng, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thu hoạch lên 39,7 triệu đồng/ha đất canh tác1. Chương trình trồng cây cải dầu được thay thế kịp thời bằng cây dược liệu và một số cây trồng khác, mở ra hướng đi mới, với định hướng xây dựng Hà Giang trở thành vùng trọng điểm quốc gia về dược liệu2. Chương trình trồng cây cao su được triển khai tích cực, sau thiệt hại do thời tiết đã chủ động cho chủ trương điều chỉnh quy mô, chuyển đổi giống, thực hiện thí điểm trên 1.500ha hiện đang phát triển tốt. Chương trình chăn nuôi đại gia súc gắn với thâm canh phát huy hiệu quả, từng bước hình thành các trang trại chăn nuôi có quy mô phù hợp; giá trị, số lượng gia súc trở thành hàng hóa năm sau cao hơn năm trước, bình quân giai đoạn 2011- 2015 khoảng trên 20.000 con/năm, gấp hai lần so với giai đoạn 2006 - 20103. Các biện pháp về giống, thức ăn, thú y, phòng chống đói rét cho gia súc 1 Đã hình thành vùng lúa hàng hóa tập trung tại các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Xín Mần với diện tích gieo trồng đến năm 2015 đạt 7.200ha, sản lượng 34,6 nghìn tấn; vùng sản xuất ngô hàng hóa tại các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Xín Mần, Hoàng Su Phì với diện tích gieo trồng đến năm 2015 đạt trên 9.500ha, sản lượng 30,5 nghìn tấn. - Tổng diện tích lúa hàng hoá giai đoạn 2011- 2015 đạt 36.881ha, sản lượng đạt 145,9 nghìn tấn, giá trị thu nhập đạt 278,4 tỷ đồng; tổng diện tích ngô hàng hoá 44.177ha, sản lượng đạt 124,3 nghìn tấn, giá trị thu nhập đạt 245,5 tỷ đồng. - Toàn tỉnh đã thực hiện 2.130 cánh đồng mẫu gắn với thâm canh với diện tích trên 21 nghìn ha. 2 Hoàn thành phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến 2025 và triển khai lập dự án phát triển dược liệu gắn với xóa đói giảm nghèo trên địa bàn 06 huyện 30a. Tổng diện tích dược liệu đã trồng được 6.303,2ha, trong đó: Thảo quả 3.395ha; hương thảo 121ha, hồi 135ha, gừng, nghệ, sa nhân, ấu tẩu, Atiso, ngưu tất...2.651,2ha. Đã thu hút được một số doanh nghiệp tham gia trồng và chế biến dược liệu như: Công ty Cổ phần Nông - lâm nghiệp Bình Minh 3, Công ty AnVy, Tập đoàn GFS... 3 Tổng đàn gia súc trâu, bò, lợn, dê... tăng bình quân hằng năm 3,2%. 13
  14. và chính sách hỗ trợ hộ nghèo mua trâu, bò sinh sản được thực hiện hiệu quả. Chủ động phối hợp xây dựng thực hiện Dự án “Ứng dụng đổi mới công nghệ phát triển bò vàng vùng cao nguyên đá thành hàng hóa theo chuỗi giá trị”. Chương trình trồng rừng kinh tế, rừng cảnh quan, bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, xây dựng hồ chứa nước sinh hoạt ở các huyện vùng cao đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần phát huy thế mạnh về rừng, đảm bảo môi trường sinh thái và phát triển du lịch, từng bước hình thành vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Đã xây dựng xong Đề án Vườn quốc gia Du Già, Khu bảo tồn thiên nhiên Chí Sán. Tính đến hết năm 2015, trồng được 67.700ha rừng, đạt 104,2% nghị quyết; tỷ lệ che phủ rừng đạt 55%, đạt 91,7% nghị quyết. Nuôi trồng thủy sản phát triển, từng bước khai thác hiệu quả diện tích mặt nước các hồ thủy điện; nhiều loài thủy sản đặc sản (cá tầm, cá hồi, cá bỗng...) được nuôi trồng, bảo tồn và chuyển giao sản xuất giống cho hộ gia đình thực hiện. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2015 đạt 2.091ha; sản lượng 1.970 tấn, đạt 103,7% nghị quyết. 1.2. Xây dựng nông thôn mới Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, có trọng điểm, được Trung ương đánh giá cao như: Việc thành lập ban chỉ đạo chương trình từ tỉnh đến cơ sở do người đứng đầu cấp ủy làm trưởng ban; thành lập cơ quan chuyên trách Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp tỉnh, gắn xây dựng nông thôn mới với xây dựng làng văn hóa du lịch, thực hiện chương trình quy tụ, sắp xếp, ổn định dân cư. Đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy tối đa nội lực trong nhân dân, với phương châm “dễ làm trước, khó làm sau, việc không cần nhiều tiền làm trước, việc cần nhiều tiền làm sau” tạo ra phong trào sâu rộng và sự đồng thuận cao trong toàn xã hội. Qua 4 năm thực hiện chương trình, đã huy động được trên 2.919 tỷ đồng, trong đó có trên 409 tỷ đồng được huy động từ doanh nghiệp và đóng góp của cộng đồng; hoàn thành quy hoạch, đề án tại 100% xã; hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nông thôn được cải 14
  15. thiện khá rõ1; công tác khuyến nông, dạy nghề, tập huấn cho nông dân được duy trì; cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông nghiệp có bước tiến đáng kể; hình thành mới 864 tổ hợp tác sản xuất; các nhân tố mới, mô hình điểm, cách làm hay được kịp thời tổng kết và nhân rộng (như: Mô hình nhà sạch - vườn đẹp, đầu tư có thu hồi để tái đầu tư, phong trào hiến đất xây dựng cơ sở hạ tầng, xã hội hóa trong xây dựng nông thôn mới...). Khu vực nông thôn có nhiều thay đổi, tính chủ động, sáng tạo trong phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo và làm giàu của người dân được nâng lên; đến nay có 10/177 xã đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới; 55 xã đạt trên 9 tiêu chí, 53 xã đạt trên 7 tiêu chí... Toàn tỉnh đã xây dựng được 11 làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới; quy tụ, sắp xếp, ổn định được 5.061 hộ về sống tập trung, đạt 63,3% nghị quyết. 1.3. Sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp Sản xuất công nghiệp có bước đột phá khá rõ nét, đóng góp đáng kể vào thu ngân sách trên địa bàn tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 ước đạt 3.923 tỷ đồng, tăng 3 lần so với năm 2010, đạt 196,2% nghị quyết2. Công nghiệp khai khoáng đã từng bước chuyển từ khai thác, bán nguyên liệu thô sang chế biến sâu. Xây dựng mới được 10 nhà máy chế biến khoáng sản vừa và nhỏ, trong đó có một số nhà máy đã đi vào hoạt động. Khu công nghiệp Bình Vàng giai đoạn I cơ bản được lấp đầy (tỷ lệ đạt 92%)3. Công tác quy hoạch, quản lý cấp 1 Đã thực hiện mở mới, nâng cấp, bê tông hóa được 1.435km đường giao thông nông thôn, đưa số thôn, bản có đường giao thông liên thôn bản đạt 89,2%; xây mới 91 nhà văn hóa thôn, gần 14.000 công trình vệ sinh, trên 7.000 bể nước hộ gia đình, trên 30km kênh mương; hỗ trợ cho trên 34.000 hộ dân thực hiện mô hình “nhà sạch, vườn đẹp“; vận động nhân dân hiến 748.000m2 đất và đóng góp được trên 1 triệu ngày công lao động. 2 Trong đó ngành công nghiệp khai thác mỏ đạt 969,6 tỷ đồng, chiếm 30,62%; công nghiệp chế biến đạt 946,6 tỷ đồng, chiếm 29,89%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước đạt 1.192,7 tỷ đồng, chiếm 37,66%... 3 Trong 5 năm, đã đưa các nhà máy khai thác chế biến quặng sắt Sàng Thần công suất khai thác 740.680 tấn/năm, tuyển 500.000 tấn/năm; nhà máy luyện FeroMangan công suất 10.000 tấn/năm và nhà máy tinh quặng sắt vê viên 300.000 tấn/năm; nhà máy chế biến gỗ thanh MDF tại Khu công nghiệp Bình Vàng đi vào hoạt động; đang tiếp tục đầu tư xây dựng nhà máy luyện FeroMangan và siliconmangan công suất 40.000 tấn/năm; nhà máy luyện chì kim loại 10.000 tấn/năm; nhà máy sản xuất gỗ nén xuất khẩu, công suất 20.000 tấn/năm tại cụm công nghiệp Nam Quang... 15
  16. phép thăm dò và khai thác khoáng sản được thực hiện chặt chẽ, đã đưa vào quy hoạch 215 điểm mỏ, phê duyệt được 99 điểm mỏ với 28 loại khoáng sản khác nhau, hiện đang có 62 dự án hoạt động. Công nghiệp thủy điện tiếp tục được đầu tư đạt hiệu quả, toàn tỉnh hiện có 46 dự án thủy điện trong quy hoạch với tổng công suất lắp máy 774,8MW. Trong 5 năm đã hoàn thành đưa vào vận hành khai thác 13 nhà máy, với tổng công suất lắp máy 328,9MW, nâng tổng số nhà máy hoạt động trên địa bàn lên 24 nhà máy với công suất 407,7MW; sản lượng điện phát ra đạt 1.410 triệu KWh. Công tác quản lý, cấp phép đầu tư được thực hiện tốt (trong đó: Đã thu hồi 11 giấy phép hoạt động thủy điện, đưa ra khỏi quy hoạch 27 dự án thủy điện hiệu quả thấp). Hệ thống lưới điện nông thôn tiếp tục được đầu tư, tỷ lệ hộ được sử dụng điện toàn tỉnh đạt 83,3%. Công nghiệp chế biến có bước phát triển, một số cơ sở chế biến nông, lâm sản, thực phẩm đã đầu tư dây chuyền, thiết bị, công nghệ tiên tiến, sản xuất có hiệu quả, sản phẩm đạt chất lượng được thị trường chấp nhận1. Công tác khuyến công, dạy nghề, cấy nghề được quan tâm; các ngành nghề như: Bảo quản và chế biến nông, lâm sản, mây tre đan, dệt may, cơ khí nhỏ, sản xuất nhạc cụ truyền thống... được đầu tư khôi phục, phát triển gắn với hình thành các làng nghề, hợp tác xã thủ công nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực. Tính đến hết năm 2015, toàn tỉnh có 28 làng nghề được công nhận, đạt 100% nghị quyết. 1.4. Thương mại, dịch vụ, du lịch Thương mại, dịch vụ phát triển mạnh, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ đến hết năm 2015 đạt 6.500 tỷ đồng, tăng gần 3 lần so với năm 2010, đạt 141% nghị quyết. Chỉ số tăng giá tiêu dùng giảm dần từ 19,9% năm 2011 xuống còn 6,6% năm 2015. Kết cấu hạ tầng thương mại, dịch vụ được quan tâm đầu tư xây dựng; hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu được đẩy mạnh; nhiều sản phẩm hàng hóa của địa phương được tiêu thụ 1 Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 462 cơ sở chế biến chè, 156 cơ sở chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, thu hút khoảng 10.000 lao động, doanh thu hằng năm khoảng 400 tỷ đồng. 16
  17. mạnh cả thị trường trong nước và xuất khẩu như: Gỗ ván bóc, chè, cam, thảo quả, mật ong, khoáng sản qua chế biến. Thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” gắn với tổ chức các hoạt động đưa hàng Việt về nông thôn 1. Công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng được đẩy mạnh. Du lịch phát triển cả về quy mô, chất lượng, đạt kết quả có tính đột phá, tạo tiền đề để xây dựng Hà Giang từng bước trở thành một trong những trung tâm du lịch quốc gia. Các hoạt động xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người Hà Giang trong và ngoài nước được đẩy mạnh. Cao nguyên đá Đồng Văn được tái công nhận là thành viên mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu và đẩy nhanh tiến độ các quy hoạch chi tiết. Đã lập và được phê duyệt một số dự án theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và đã hoàn thành đầu tư xây dựng một số điểm tham quan du lịch2; triển khai lập quy hoạch dự án khu dịch vụ du lịch giải trí cao cấp tại thành phố Hà Giang. Lượng khách du lịch đến Hà Giang tăng nhanh, tốc độ tăng bình quân trên 20%/năm, ước đạt 800.000 lượt khách vào năm 2015 (gấp 4 lần so với năm 2010); tổng thu từ khách du lịch tăng bình quân hằng năm trên 25%. Chương trình phát triển kinh tế biên mậu bước đầu đạt được kết quả tích cực. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 ước đạt 2.114 triệu USD, trong đó năm 2015 ước thực hiện 400 triệu USD, đạt 57,1% nghị quyết (tăng 1,8 lần so với năm 2010). Cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy được nâng cấp lên cửa khẩu quốc tế; công tác quy hoạch các 1 Đã tổ chức được 59 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, biên giới; số cửa hàng, đại lý xăng dầu là 46/11 huyện, thành phố. Toàn tỉnh hiện có 179 chợ; trong đó 01 chợ đầu mối; 18 chợ trung tâm huyện lỵ; 31 chợ cửa khẩu, chợ biên giới; 129 chợ nông thôn. 2 Khu Du lịch sinh thái Panhou (Thông Nguyên - Hoàng Su Phì), Thạch Lâm Viên, Trường Xuân (thành phố Hà Giang); Thác Tiên - Đèo Gió (Xín Mần), Khu danh thắng Cột cờ Lũng Cú, khu di tích kiến trúc nhà Vương, Phố Cổ (Đồng Văn), khu Di tích lịch sử Căng Bắc Mê, Tiểu khu Trọng Con (Bắc Quang), Trạm dừng chân Mã Pì Lèng (Mèo Vạc), Cổng trời Quản Bạ (Quản Bạ)... 17
  18. cặp cửa khẩu được thực hiện theo đúng lộ trình1; kết cấu hạ tầng các cửa khẩu được ưu tiên đầu tư, lồng ghép nhiều nguồn vốn để tổ chức thực hiện2; các lối mở trên tuyến biên giới được quan tâm xây dựng. 1.5. Tài chính, tín dụng, thu hút vốn đầu tư Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2015 ước đạt 9.796 tỷ đồng, trong đó thu trên địa bàn ước đạt 1.550 tỷ đồng (tăng 33,7% so với năm 2010, bình quân tăng 6%/năm), vượt 19,2% nghị quyết. Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 9.778 tỷ đồng (tăng 74% so với năm 2010); chi ngân sách cơ bản đáp ứng cho nhiệm vụ chi thường xuyên và các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn. Công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư hiệu quả hơn. Việc bố trí kế hoạch, phân bổ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ và các chương trình mục tiêu đảm bảo công khai, đúng quy định của pháp luật, phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển và tập trung hơn cho các mục tiêu quan trọng, nhu cầu bức thiết của xã hội. Ưu tiên vốn thanh toán cho các công trình đã hoàn thành, quyết toán; cắt giảm quy mô đầu tư hoặc giãn hoãn, tạm dừng một số dự án chưa thực sự cấp thiết; kiểm soát chặt chẽ các dự án khởi công mới; tích cực thu hút các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)3 và lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm… Tiếp tục khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2011 - 2015 đạt trên 26.726 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với giai đoạn 2006 - 2010, tăng bình quân hằng năm 20%, vượt 33,6% chỉ tiêu nghị quyết (vốn 1 Hoàn thành quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy với 7 phân khu chức năng; phê duyệt quy hoạch chi tiết cửa khẩu Mốc 238 xã Lao Chải và dự án chợ biên giới Nà La, huyện Vị Xuyên; hoàn thành phê duyệt quy hoạch 03 cặp cửa khẩu Săm Pun (Việt Nam) - Điền Bồng (Trung Quốc), Xín Mần (Việt Nam) - Đô Long (Trung Quốc), Phó Bảng (Việt Nam) – Đổng Cán (Trung Quốc). 2 Giai đoạn 2010 - 2014 đã đầu tư 204 hạng mục công trình từ nguồn vốn Trung ương, kinh phí 1.609,35 tỷ đồng; ngân sách tỉnh đầu tư 607,427 tỷ đồng cho các công trình trọng điểm và xây dựng 30 chợ xã biên giới. 3 Tiếp nhận và ký kết hiệp định 25 chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ như: Ả rập, WB, ADB, JICA, IFAD; với tổng số 4.478,9 tỷ đồng; đã giải ngân 1.247,7 tỷ đồng. 18
  19. ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, ODA trên 14.800 tỷ đồng, chiếm 55,4%, đạt tốc độ tăng bình quân hằng năm trên 20%/năm). Hoạt động của các tổ chức tín dụng đảm bảo an toàn, chất lượng tín dụng từng bước được cải thiện, cơ cấu tín dụng có chuyển biến tích cực. Tổng nguồn vốn huy động ước đạt 12.000 tỷ đồng, trong đó tại địa phương được 6.200 tỷ đồng (tăng 164,7% so với năm 2010); tổng dư nợ ước đạt 11.600 tỷ đồng, nợ xấu ở mức dưới 1% tổng dư nợ. Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp được thực hiện có hiệu quả, góp phần đưa kinh tế của tỉnh vượt qua khó khăn. 1.6. Công tác quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội Đã hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và 11 huyện, thành phố đến năm 2020; quy hoạch vùng tỉnh, các quy hoạch chuyên ngành được thiết lập; quy hoạch đô thị, ngành, khu kinh tế cửa khẩu, khu du lịch, cụm công nghiệp... đã được phê duyệt và đang từng bước thực hiện. Hạ tầng đô thị được tập trung đầu tư phát triển: Thành phố Hà Giang đang được đầu tư theo tiêu chí đô thị loại III; thị trấn Việt Quang đang thực hiện các tiêu chí của đô thị loại IV và quy hoạch nâng cấp lên thị xã trực thuộc tỉnh; thị trấn trung tâm các huyện lỵ tiếp tục được đầu tư, chỉnh trang đạt đô thị loại V. Các dự án hạ tầng trọng điểm đang được triển khai như: Hợp khối các cơ quan hành chính của tỉnh; di chuyển các trường chuyên nghiệp ra ngoài trung tâm thành phố vào xã Phong Quang, huyện Vị Xuyên; lập quy hoạch khu đô thị mới Phương Thiện - Hà Giang. Các chợ trung tâm tại các khu đô thị và chợ ở khu vực nông thôn tiếp tục được đầu tư xây dựng. Kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh được đầu tư cơ bản hoàn thiện. Hệ thống cấp nước sinh hoạt được cải thiện, đến năm 2015 đã có trên 85% dân số ở đô thị được sử dụng nước sạch. Trong nhiệm kỳ, đã hoàn thành đưa vào sử dụng 77 hồ chứa nước trên địa bàn 4 huyện vùng cao núi đá; tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống nước tự chảy khu vực nông thôn, góp phần giải quyết nhu cầu nước sinh hoạt trong mùa khô. 19
  20. Chủ động tích cực đề xuất kiến nghị Trung ương đầu tư nâng cấp các tuyến quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh tương đối hoàn chỉnh. Hoàn thành láng nhựa 100% các tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 264km; quan tâm đầu tư đường nối với các cửa khẩu tiểu ngạch, các lối mở biên giới, gắn với di dân ra biên giới, phát triển kinh tế biên mậu. Hệ thống giao thông nông thôn có đột phá rõ nét, đến nay đã xây dựng được trên 1.608km 1, 100% số xã trong tỉnh có đường ô tô đến trung tâm (88,1% là đường nhựa hoặc bê tông, 11,9% là đường cấp phối); 89,2% các thôn có đường đi được xe cơ giới. Kết cấu hạ tầng y tế, giáo dục tiếp tục được quan tâm đầu tư. Đến nay, 100% các xã có trường học tại trung tâm xã, trạm y tế được đầu tư xây dựng kiên cố. Bệnh viện đa khoa tỉnh được đầu tư xây dựng quy mô 500 giường bệnh; các huyện lỵ và khu vực đông dân cư có bệnh viện đa khoa, phòng khám đa khoa khu vực; trang thiết bị y tế từng bước được đầu tư tiên tiến, hiện đại. 1.7. Khoa học, công nghệ và tài nguyên môi trường Hoạt động khoa học và công nghệ có chuyển biến tích cực. Công tác quản lý Nhà nước về khoa học, công nghệ được quan tâm và đổi mới, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động. Các nhiệm vụ về khoa học, công nghệ được định hướng và cụ thể bằng các đề án, đề tài; đã triển khai thực hiện 97 đề tài, dự án các cấp trên nhiều lĩnh vực; một số đề tài, dự án, mô hình được ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn đời sống đem lại hiệu quả cao2. Đến nay, 29 sản phẩm có thế mạnh, chủ lực của tỉnh đã được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, trong đó sản phẩm mật ong bạc hà Mèo Vạc và chè Shan tuyết Hoàng Su Phì được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Việc ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất bước đầu được chú trọng. Chủ động ký kết và triển khai thực hiện chương trình hợp tác khoa học với Viện Hàn lâm Khoa học và 1 Đường trục xã, liên xã được rải nhựa hoặc bê tông là 647km, đường trục thôn xóm được cứng hóa là 497km, đường ngõ xóm không bị lầy lội vào mùa mưa là 464km...; cải tạo, xây mới 2.590 cầu, cống dân sinh. 2 Mô hình sản xuất giống cá bỗng bằng phương pháp nhân tạo, mô hình trồng rau trái vụ áp dụng tưới tiết kiệm tại xã Quyết Tiến, mô hình trồng hoa hồng tại các huyện vùng cao, mô hình thụ tinh nhân tạo bò... 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2