Tội ác chiến tranh 1
lượt xem 7
download
Tội ác chiến tranh 1 Cuộc tàn sát Holocaust Holocaust (tiếng Hy Lạp: holokáutoma: holos - "hoàn toàn" - và kausis - ""thiêu, đốt") là tên gọi của cuộc tàn sát chủng tộc đối với sáu triệu người Do Thái và nhiều nhóm thiểu số khác ở Châu Âu và Bắc Phi trong thời gian Thế chiến thứ hai do Phát-xít Đức và các nước cùng phe gây ra. Được dọn đường bởi các cuộc hành quyết Kristallnacht xảy ra trong ngày 8 tháng 11 năm 1938 và ngày 9 tháng 11 năm 1938 cũng như Chương trình Hành động T4 (Action T-4),...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tội ác chiến tranh 1
- Tội ác chiến tranh 1 Cuộc tàn sát Holocaust Holocaust (tiếng Hy Lạp: holokáutoma: holos - "hoàn toàn" - và kausis - ""thiêu, đốt") là tên gọi của cuộc tàn sát chủng tộc đối với sáu triệu người Do Thái và nhiều nhóm thiểu số khác ở Châu Âu và Bắc Phi trong thời gian Thế chiến thứ hai do Phát-xít Đức và các nước cùng phe gây ra. Được dọn đường bởi các cuộc hành quyết Kristallnacht xảy ra trong ngày 8 tháng 11 năm 1938 và ngày 9 tháng 11 năm 1938 cũng như Chương trình Hành động T- 4 (Action T-4), dẫn đến việc sử dụng các toán hành quyết và các trại tập trung trong một nỗ lực qui mô lớn có tổ chức nhằm sát hại đến mức cao nhất những người thuộc các chủng tộc mà Adolf Hitler và Đức Quốc Xã muốn tận diệt. Dân Do Thái chiếm thành phần lớn nhất trong số các nạn nhân của cuộc thảm sát mà Đức Quốc xã gọi là “Giải pháp tối hậu cho vấn đề Do Thái” (Endlösung der Judenfrage). Con số ước tính được nhiều người chấp nhận nhất là xấp xỉ sáu triệu nhân mạng, trong khi theo ước tính của một số sử gia, những ghi nhận của Quốc Xã, và các nguồn khác con số này là từ 5 đến 7 triệu. Hàng triệu người thuộc các chủng tộc thiểu số khác cũng mất mạng trong vụ Holocaust. Có khoảng 200.000 người dân Di-gan (Sinti và Roma) bị sát hại (theo những ước tính khác, con số này lên đến 800.000). Những nhóm khác bị Quốc Xã xem là “chủng tộc hạ đẳng” hoặc “đáng ghét” gồm có người Ba Lan (6 triệu người bị giết, trong đó có 3 triệu là tín hữu Cơ Đốc, phần còn lại là người gốc Do Thái),
- người Serbia (ước tính số người thiệt mạng là từ 500.000 đến 1,2 triệu, phần lớn bị sát hại bởi tổ chức Ustaše của người Croatia), khoảng 500.000 người Bosnia, những tù binh Liên Xô cùng thường dân sống trong vùng bị chiếm đóng, trong đó có người Nga và người thuộc chủng tộc Slav miền Đông, những người khuyết tật (tâm thần hoặc thể xác), người đồng tính luyến ái, người châu Phi, tín hữu Nhân Chứng Giê-hô-va, người Cộng sản và những người bất đồng chính kiến, thành viên nghiệp đoàn, hội viên tổ chức Freemason, tín hữu Cơ Đốc Đông phương, cùng các chức sắc Công giáo và Kháng Cách, đều bị bách hại hoặc sát hại. Một số học giả không tính số nạn nhân thuộc các thành phần kể trên vào vụ Holocaust, nhưng chỉ giới hạn trong cuộc tàn sát diệt chủng nhắm vào người Do Thái. Nhưng nếu tính cả những nhóm thiểu số, tổng số nạn nhân gia tăng đáng kể; một số ước tính cho rằng tổng số người thiệt mạng trong vụ Holocaust là từ 9 đến 11 triệu người,mặc dù theo những ước tính khác, con số này lên đến 26 triệu. Có những cái chết khác liên quan đến vụ thảm sát nhưng thường không được tính vào là hàng ngàn người chấp nhận giải pháp tự sát thay vì phải chịu đựng nỗi sợ hãi triền miên và những đau khổ không kể xiết cho đến khi chết. Năm 2006, Liên minh châu Âu tài trợ một đề án nghiên cứu về những người này; người ta ước tính chỉ riêng tại Berlin, từ năm 1938 – 1945, có 1.600 người Do Thái kết thúc cuộc sống bằng cách tự sát. Từ nguyên Thuật từ Holocaust bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp halekaustann (ηολόκαυστον), nghĩa là “thiêu (kaustos) rụi (holos)” sinh tế hiến dâng cho một thần linh. Theo Từ điển tiếng Anh Oxford, từ đầu năm 1942 Holocaust đã được dùng để chỉ cách Hitler đối xử với người Do Thái, dù nó không được xem là cách dùng chuẩn mực mãi cho đến thập niên 1950. Đến cuối thập niên 1970, thuật từ này mang ý nghĩa qui ước được dùng để chỉ cuộc tàn sát diệt chủng của Quốc Xã. Trong nghĩa hẹp, nó cũng
- được sử dụng để nói đến sự hủy diệt mà người Do Thái ở châu Âu phải gánh chịu. Một thuật từ trong Kinh Thánh, Shoa ( ,)שואהđọc là Shoah hoặc Sho’ah, trong tiếng Hebrew nghĩa là “thảm họa”, kể từ đầu thập niên 1940 trở nên thuật từ chuẩn trong tiếng Hebrew để chỉ cuộc thảm sát này Đặc điểm Vụ thảm sát Holocaust thực hiện bởi Quốc Xã có những đặc điểm thường được dùng để phân biệt với các cuộc tàn sát diệt chủng khác đã từng xảy ra trong lịch sử. Một trong những đặc điểm của Holocaust là tính hiệu quả cao trong những nỗ lực có hệ thống với qui mô công nghiệp, nhằm đưa con số nạn nhân bị tập trung và sát hại đến mức cao nhất bằng cách sử dụng mọi nguồn lực và kỹ thuật hiện có trong nước. Lúc ấy, Đức là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực như kỹ thuật, công nghiệp, cơ sở hạ tầng, nghiên cứu, giáo dục, tính hiệu quả của guồng máy hành chính... Chẳng hạn như các bản danh sách những người được xem là đối tượng được thiết lập và lưu giữ bởi guồng máy của công ty thống kê Dehomag, người ta cũng viết những bản báo cáo chi tiết về các vụ hành quyết. Khi bị đưa vào các trại tử hình, tù nhân bị buộc phải giao nộp toàn bộ tài sản cá nhân cho Quốc Xã, chúng được phân loại, đánh số và người tù được nhận một biên nhận về tài sản đã giao nộp, với mục đích đánh lừa nạn nhân, tạo cho họ cảm giác an toàn là sẽ có cơ hội nhận lại tài sản và đồ dùng cá nhân của mình. Ngoài ra, những nỗ lực đáng kể được thực hiện suốt trong thời gian xảy ra vụ Holocaust nhằm tìm kiếm các phương tiện hiệu quả hơn để có thể sát hại nhiều người hơn. Những cuộc hành quyết ban đầu thực hiện bởi binh sĩ Đức dùng súng hạ sát hàng ngàn người Do Thái ở Ba Lan, Ukraina và Belarus gây ra nhiều phản ứng về tình trạng căng thẳng và suy sụp tinh thần trong vòng binh lính Đức. Các sĩ quan báo cáo với thượng cấp của họ rằng phương cách giết người mặt đối mặt đã gây ra những ảnh hưởng tâm lý tiêu cực đối với thuộc cấp của họ. Vì muốn tận
- diệt dân tộc Do Thái, chính quyền Đức Quốc Xã quyết định tìm kiếm những giải pháp kỹ thuật, khởi đầu với những thử nghiệm trong sử dụng chất nổ và độc dược. Tù nhân trại tập trung Mauthausen ở Ebensee, Áo, được binh sĩ Mỹ giải thoát ngày 5 tháng 5 năm 1945.Trong tác phẩm Russia’s War, nhà sử học người Anh Richard Overy đã miêu tả tiến trình tìm kiếm các phương pháp hiệu quả hơn để sát hại nạn nhân của Quốc Xã. Năm 1941, sau khi chiếm đóng Belarus, họ sử dụng các bệnh nhân tâm thần trong các dưỡng trí viện ở Minsk làm vật thí nghiệm. Lúc đầu, những người này bị buộc đứng sát nhau theo hàng dọc để bị giết bằng cách bắn xâu chuỗi, nhưng phương pháp này là quá chậm. Rồi chất nổ được sử dụng, nhưng số người chết không nhiều trong khi nhiều người khác chỉ bị mất tay và chân. Sau cùng, người Đức chọn cách dùng súng máy để giết hết số bệnh nhân tâm thần này. Tháng 10 năm 1941, tại Mogilev, Quốc Xã thử nghiệm một loại hình khác, Gaswagen tức “xe hơi ngạt”. Đầu tiên, họ sử dụng một xe quân sự hạng nhẹ, nhưng phải mất 30 phút mới giết chết nạn nhân; kế đó, họ dùng một xe tải lớn hơn, nhét đầy người vào trong và chỉ cần 8 phút để kết thúc mạng sống tất cả người trong xe. Mùa xuân năm 1942, Chiến dịch Reinhard được khởi động. Carbon monoxide được đưa vào sử dụng tại những phòng hơi ngạt ở các trại tập trung Belzec, Sobibór và Treblinka; trong khi đó, Zyklon B được dùng tại trại Majdanek và trại Auschiwitz. Số lượng lớn các thi thể cũng gây khó khăn trong việc tìm chỗ chứa xác. Lúc đầu giải pháp thiêu xác được xem là bất khả thi cho đến khi họ khám phá ra rằng nếu có thể giữ các lò thiêu xác ở nhiệt độ thích hợp thì mỡ của các thi thể sẽ giúp lò thiêu vận hành liên tục. Khi vấn đề kỹ thuật này đã được giải quyết, Quốc Xã đẩy mạnh kế hoạch tàn sát tập thể đến mức độ cao nhất.
- Qui mô Cuộc tàn sát được tiến hành có hệ thống trên toàn bộ lãnh thổ bị Quốc Xã chiếm đóng. Tại 35 quốc gia ở Âu châu có người Do Thái và những nạn nhân khác bị bắt và đưa đến các trại lao động tại một số nước, và đến các trại hành quyết tại những nơi khác. Những vụ hành quyết tập thể xảy ra nhiều nhất tại Đông Âu và Trung Âu, năm 1939, trong số hơn 7 triệu người Do Thái thiệt mạng, có khoảng 5 triệu người bị giết tại đây, trong đó có 3 triệu người chết ở Ba Lan và hơn 1 triệu người chết ở Liên Xô. Hàng trăm ngàn người khác bị giết ở Hà Lan, Pháp, Bỉ, Nam Tư và Hi Lạp. Có những chứng cứ cho thấy Quốc Xã lập kế hoạch tiến hành “giải pháp tối hậu” tại những vùng khác nếu chúng bị chiếm đóng như Anh và Ireland. Những vụ tàn sát vẫn tiếp diễn trên các vùng đất khác nhau dưới sự kiểm soát của Quốc Xã cho đến khi Đệ Nhị Thế chiến kết thúc, khi quân đội Đồng Minh tiến vào nước Đức và buộc Quốc Xã đầu hàng vào tháng 5 năm 1945. Cuộc thảm sát được tiến hành mà không có ngoại lệ nào dành cho trẻ em hoặc trẻ sơ sinh; thường thì nạn nhân bị tra tấn trước khi bị giết. Quốc Xã tiến hành những cuộc thí nghiệm độc dược trên tù nhân, kể cả trẻ em. Bác sĩ Joseph Mengele, sĩ quan quân y tại trại Auschwitz và là sĩ quan quân y trưởng tại trại Birkenau, được biết tiếng là “Sứ giả Thần Chết” do những thí nghiệm y khoa thực hành trên tù nhân như cố đổi màu mắt bằng cách chích thuốc nhuộm vào mắt người tù. Aribert Heim, một bác sĩ khác làm việc tại trại Mauthausen, được gán cho biệt danh “Bác sĩ Thần Chết”. Lính canh tại các trại tập trung mỗi ngày đều đánh đập và tra tấn tù nhân. Phụ nữ bị buộc vào các nhà thổ phục vụ lính SS. Tù binh Nga bị dùng làm vật thí nghiệm như bị nhúng vào nước đá hoặc bị nhốt trong phòng áp lực, rút hết không khí để xem họ có thể kéo dài sự sống bao lâu nhằm tìm ra cách bảo vệ phi công Đức.
- Những người đồng tính luyến ái nam chịu đựng nhiều sự ngược đãi thô bạo trong các trại tập trung, không chỉ bởi lính Đức mà còn bởi những người tù khác, nhiều người đồng tính bị đánh đập đến chết. Lính Đức cũng thường dùng những người đồng tính nam làm bia tập bắn, họ bị buộc phải mặc áo có hình tam giác hồng, và lính Đức nhắm vào đó mà nổ súng. Trẻ em Trong qui trình phân loại, trẻ em được chia thành hai nhóm: đủ sức làm việc và không đủ sức. Trẻ em được xem là đủ sức khỏe mang số tù bị xăm trên người và mặc đồng phục. Chúng bị gởi đến làm việc tại các xưởng đạn, thường khó có thể sống sót quá vài tuần do khối lượng công việc quá sức và do thức ăn thiếu thốn, cũng như điều kiện vệ sinh tồi tệ trong trại. Trẻ không đủ sức làm việc, hầu hết là trẻ nhỏ, bị đưa vào phòng hơi ngạt. Có một số trẻ nhỏ, nhất là trẻ sinh đôi, bị giao cho các “bác sĩ” trong trại sử dụng trong các thí nghiệm y khoa. Thí nghiệm Tại trại tập trung Auschwitz, Bác sĩ Joseph Mengele nổi tiếng do tiến hành các thí nghiệm y khoa trên cơ thể người sống, gồm có nhốt tù nhân vào phòng áp suất, dùng họ thử các loại dược phẩm khác nhau, bắt họ chịu rét cóng đến chết, cũng như tiến hành một số tổn thương chết người khác trên người tù. Mengele đặc biệt ưa thích làm thí nghiệm với người sinh đôi, dân du mục Di-gan, người lùn và trẻ nhỏ. Hầu hết những thí nghiệm của Mengele đều ít có giá trị khoa học, chẳng hạn như những cố gắng biến đổi màu mắt bằng cách tiêm hóa chất vào mắt trẻ em, dùng phẫu thuật để đoạn chi và những cắt xẻ tàn bạo khác.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn