Tội ác chiến tranh phần 2
lượt xem 31
download
Tội ác chiến tranh Trại hành quyết (1942 – 1945) Ước tính số nạn nhân thiệt mạng tại mỗi trại hành quyết (Nguồn: Yad Vashem[64]) Trại hành quyết Tử vong Chú thích Auschwitz II 1.400.000 [23][65] Belzec 600.000 [24] Chelmno 320.000 [25] Jasenovac 600.000 [66] Majdanek 360.000 [26] Maly Trostinets 65.000 [27] Sobibór 250.000 [28] Treblinka 870.000 [29] Tháng 12 năm 1941, Quốc Xã cho mở trại Chelmno, trại đầu tiên trong số bảy trại hành quyết được thiết lập với mục đích sử dụng công nghiệp hành quyết để tận diệt tù nhân trong trại....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tội ác chiến tranh phần 2
- Tội ác chiến tranh Trại hành quyết (1942 – 1945) Ước tính số nạn nhân thiệt mạng tại mỗi trại hành quyết (Nguồn: Yad Vashem[64]) Trại hành quyết Tử vong Chú thích Auschwitz II 1.400.000 [23][65] Belzec 600.000 [24] Chelmno 320.000 [25] Jasenovac 600.000 [66] Majdanek 360.000 [26] Maly Trostinets 65.000 [27] Sobibór 250.000 [28] Treblinka 870.000 [29] Tháng 12 năm 1941, Quốc Xã cho mở trại Chelmno, trại đầu tiên trong số bảy trại hành quyết được thiết lập với mục đích sử dụng công nghiệp hành quyết để tận diệt tù nhân trong trại. Đây là loại hình khác với các trại tập trung hoặc trại lao động. Hơn ba triệu người Do Thái mất mạng trong các trại hành quyết này. Phương pháp sát hại là dùng khí độc (Zyklon B hoặc carbon monoxide) trong những “phòng hơi ngạt”, mặc dù vẫn có nhiều nạn nhân bị giết bằng súng hoặc bằng các phương tiện khác. Thi thể của họ bị đem vào các lò thiêu xác (riêng ở trại Sobibór, dùng các giàn thiêu ngoài trời), tro người chết được rải hoặc chôn. Các trại hành quyết được điều hành bởi các sĩ quan SS, dưới quyền họ thường là các phụ tá người Ukraina hoặc Baltic. Lính chính quy Đức không được đến gần. Khởi thủy Ngày 30 tháng 1 năm 1933, Đảng Quốc Xã của Adolf Hitler lên nắm quyền, hầu như ngay lập tức tiến hành các cuộc bách hại và trục xuất 525.000 người Do Thái đang sinh sống tại Đức. Trong quyển Mein Kampf (năm 1925), Hitler không giấu diếm sự căm ghét đối với người Do Thái, và hé lộ những dấu hiệu về ý định truất bỏ họ khỏi đời sống chính trị, trí thức và văn hóa Đức.
- Hố chôn tập thể bên trong trại Bergen-BelsenNhững nhà trí thức Do Thái là những người đầu tiên rời bỏ nước Đức. Nhà triết học Walter Benjamin đến Paris ngày 18 tháng 3 năm 1933. Nhà văn Leon Feuchtwanger đến Thụy Sĩ. Nhà chỉ huy dàn nhạc Bruno Walter vội đào thoát khi biết tin sảnh đường của Dàn nhạc Giao hưởng Berlin sẽ làm mồi cho lửa nếu ông tiếp tục làm việc tại đây. Ngày 30 tháng 1 năm 1933, Albert Einstein đang ở Hoa Kỳ trong một chuyến tham quan; sau đó ông đến Ostende ở Bỉ, nhưng không bao giờ trở lại nước Đức, ông lên tiếng cáo buộc tình hình ở Đức là “một sự bệnh hoạn tinh thần của quần chúng”; Einstein bị trục xuất khỏi Hội Kaiser Wilhelm và Hàn lâm viện Khoa học Phổ, quốc tịch của ông cũng bị tước bỏ. Saul Friedländer thuật lại rằng khi Max Liebermann - có lẽ là họa sĩ tài danh nhất nước Đức, cũng là chủ tịch danh dự Hàn lâm viện Nghệ thuật Phổ - từ nhiệm, không ai trong số các đồng nghiệp tìm đến bày tỏ sự đồng cảm, hai năm sau ông chết trong khi bị phát vãng. Năm 1943, khi cảnh sát đem theo cáng để trục xuất bà vợ góa 85 tuổi của Libermann đang nằm liệt giường, bà đã dùng thuốc ngủ quá liều để tự kết liễu đời mình chứ không chịu để bị đem đi. Suốt trong thập niên 1930, các quyền pháp lý, kinh tế, và xã hội của người Do Thái dần dà bị hạn chế. Theo Friedländer, đối với Quốc Xã, sức mạnh của nước Đức bắt nguồn từ “sự tinh tuyền của dòng máu Đức” và “sự bắt rễ sâu trong mảnh đất Đức thiêng liêng”.Năm 1933, một loạt các đạo luật được thông qua nhằm trục xuất người Do Thái khỏi những khu vực quan trọng: luật dịch vụ dân sự, luật thầy thuốc và luật nông trang cấm người Do Thái sở hữu nông trại hay hoạt động nông nghiệp, luật sư Do Thái bị loại khỏi luật sư đoàn. Tại Dresden, các luật sư và thẩm phán người Do Thái bị lôi ra khỏi văn phòng và tòa án, rồi bị hành hung.[48] Người Do Thái bị đuổi khỏi trường học và các viện đại học, cũng như bị loại bỏ khỏi hội nhà báo. Năm 1935, Hitler giới thiệu bộ luật Nürnberg tước quyền công dân
- và tất cả quyền dân sự của người Do Thái. Trong bài diễn văn của mình, Hitler nói nếu bộ luật này không giải quyết nổi “vấn nạn Do Thái”, thì cần phải làm luật giao cho Đảng Quốc Xã đưa ra giải pháp tối hậu (Endlösung). Thuật từ Endlösung trở thành cách nói chuẩn của Quốc Xã khi ám chỉ biện pháp tuyệt diệt dân Do Thái. Vấn đề xác định biện pháp đối với người Do Thái trở nên cấp bách khi Đức Quốc Xã chiếm đóng phía tây Ba Lan vào tháng 9 năm 1939; khu vực này là nơi sinh sống của khoảng hai triệu người Do Thái. Cánh tay mặt của Heinrich Himmler, Reinhard Heydrich, đề xuất tập trung tất cả người Do Thái vào các khu biệt cư (ghetto) ở các thành phố lớn, và buộc họ làm việc phục vụ cho công nghiệp chiến tranh Đức. Cần phải đặt các khu biệt cư gần các ga hỏa xa đầu mối, theo lời của Heydrich, để “có thể dễ dàng xử lý sau này”.Trong lần thẩm vấn năm 1961, Adolf Eichmann làm chứng rằng “xử lý” nghĩa là “tàn sát”. Bách hại và tàn sát (1938-1942) Nhiều nhà nghiên cứu xem vụ bạo động bài Do Thái mệnh danh Kristallnacht (Đêm Kính vỡ), ngày 9 tháng 11 năm 1938, là thời điểm khởi phát vụ Holocaust. Trên khắp nước Đức, người Do Thái bị tấn công và tài sản của họ bị cướp phá. Khoảng 100 người Do Thái bị giết, và 30.000 người khác bị đưa vào các trại tập trung, có hơn 7.000 cửa hiệu và 1 668 hội đường của người Do Thái bị tàn phá hoặc bị hủy diệt hoàn toàn. Những cảnh tương tự cũng diễn ra tại Áo, đặc biệt là ở Wien. Nhiều vụ cướp bóc tàn sát người Do Thái xảy ra ở các khu dân cư trong thời Đệ Nhị Thế chiến, một số do Quốc Xã kích động, phần còn lại do tự phát. Trại tập trung và trại lao động (1933 – 1945) Sau cuộc tuyển cử 1932, khi biết rằng không thể bảo đảm đa số phiếu, giới lãnh đạo Quốc Xã quyết định dựa vào những phương tiện khác để tiếp tục nắm giữ quyền lực. Khi sắp đến cuộc bầu cử
- năm 1933, Quốc Xã bắt đầu đẩy mạnh những hoạt động bạo lực để phá hoại phe đối lập. Cùng lúc, với sự hợp tác từ chính quyền các địa phương, Quốc Xã thiết lập các trại tập trung trong nước Đức. Một trong những trại đầu tiên là Dachau, mở cửa vào tháng 3 năm 1933. Lúc đầu chúng là những địa điểm giam cầm, tra tấn, và sát hại các tù chính trị như đảng viên cộng sản và dân chủ xã hội. Dần dà, Quốc Xã cho cầm giữ tại đây người Do Thái, dân Di-gan, tín hữu Nhân Chứng Giê-hô-va, người đồng tính, nhà báo và những người “đáng ghét” khác. Những trại giam trong thời kỳ đầu này – thường là ở tầng hầm hoặc nhà phố - dần dần trở thành những trại giam trực thuộc trung ương mọc lên tại khu ngoại vi các đô thị để tránh sự dòm ngó. Năm 1942, riêng trong vùng lãnh thổ bị Quốc Xã chiếm đóng tại Ba Lan, có sáu trại hành quyết lớn. Sau năm 1939, lúc khởi phát chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhiều trại tập trung được xây dựng để giam cầm những kẻ thù phi chính trị của Quốc Xã, trong đó có người Do Thái và tù binh chiến tranh, những người này hoặc bị giết hoặc trở thành lao động khổ sai, luôn luôn chịu đói và bị tra tấn. Ngày 12 tháng 4, 1945:Trại Nordhausen, nơi kết thúc mạng sống của 20.000 tù nhânTrong thời kỳ chiến tranh, trại tập trung dành cho dân Do Thái và những “người đáng ghét” mọc lên khắp mọi nơi ở Âu châu, lúc này những trại tân lập được xây dựng kế cận các khu trung tâm có nhiều “người đáng ghét”, thường tập trung vào những khu vực có đông người Do Thái, giới trí thức Ba Lan, người cộng sản, hoặc người Roma và Sinti (Di-gan). Ngay trên đất Đức cũng có các trại tập trung, nhưng đa phần đều nằm trong lãnh thổ bị Đức chiếm đóng của Ba Lan. Việc vận chuyển tù nhân thường diễn ra trong tình trạng khủng khiếp, tù nhân bị nhồi nhét vào những toa hàng đóng kín, nhiều người chết trên đường đi. Khi nhập trại, tù nhân bị buộc phải xăm trên mình số tù. Những
- người còn đủ sức phải làm việc 12–14 giờ mỗi ngày. Luôn luôn có tập hợp điểm danh trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc những giờ lao động khổ sai. Những lần tập hợp điểm danh này kéo dài hàng tiếng đồng hồ, ngay cả lúc trời mưa hoặc tuyết rơi, nhiều tù nhân chết vì bị cảm lạnh. Giữa hai thời điểm nhập trại và chết, người tù chịu đựng nhiều hình thức nhục mạ và tra tấn tinh thần. Họ thường bị đánh đập, roi vọt, trói giật tay treo trên sà ngang, rồi bị bắn chết cách ngẫu hứng. Các loại nhục hình đan xen lẫn nhau tạo nên một trải nghiệm kinh hoàng cho những người bị giam cầm trong trại. Nhiều người mong đợi cái chết như một sự giải thoát. Ngược đãi Nhiều nhà nghiên cứu xem thời điểm khởi đầu cuộc thảm sát là lúc bùng nổ những cuộc bạo động chống người Do Thái “Đêm Kính vỡ” (Kristallnacht) vào ngày 9 tháng 11 năm 1938. Trên khắp nước Đức, dân Do Thái bị tấn công và bị cướp phá tài sản. Có khoảng 100 người bị giết và 30.000 người khác bị đưa vào các trại tập trung, hơn 7.000 cửa hiệu và 1.574 hội đường của người Do Thái (hầu hết hội đường Do Thái giáo ở Đức) bị đập phá hoặc bị hủy diệt hoàn toàn. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Wien vào cùng một thời điểm. Nhiều cuộc tàn sát thực hiện bởi cư dân địa phương xảy ra suốt Đệ Nhị Thế chiến, một số do sự khích động của Quốc Xã, số khác do tự phát, trong đó có vụ thảm sát xảy ra tại Romania ngày 30 tháng 6 năm 1941 với 14.000 người Do Thái bị cho là mất mạng do tay cảnh sát và người dân Romania, và vụ thảm sát Jedwabne với con số nạn nhân từ 380 đến 1.600 người Do Thái bị giết bởi người Ba Lan. Những hồ sơ còn lưu giữ của Văn phòng An ninh Đức (Reichsicherheeitshauptamt) cho thấy có kế hoạch ngược đãi thành viên “hội kín” Freemansonry. Khó biết được con số chính xác,
- nhưng các ước tính cho rằng có khoảng từ 80.000 đến 200.000 người Freemanson bị thủ tiêu bởi Quốc Xã. Chương trình T-4 Euthanasia Chương trình T-4 Euthanasia được thành lập nhằm “bảo vệ tinh thuần khiết di truyền” của dân Đức bằng cách giết chết các công dân Đức dị dạng, tật nguyền, khiếm khuyết hoặc mắc bệnh tâm thần. Từ năm 1939 đến 1941, con số nạn nhân của chương trình này vượt quá 200.000 người. Khu biệt cư (1940 – 1945) “ Người Đức đến, toàn là cảnh sát, họ bắt đầu đập cửa từng nhà: "Raus, raus, raus, Juden raus." … Một đứa bé kêu khóc... Những đứa khác khóc theo. Bà mẹ vội tiểu vào tay mình rồi cho đứa bé uống để ngừng khóc... [Khi cảnh sát đi rồi], tôi bảo các bà mẹ bước ra. Một đứa bé đã chết... vì quá sợ hãi, người mẹ đã làm con mình ngạt thở. ” —Abraham Malik, thuật lại những điều chứng kiến ở khu biệt cư Kovno. Sau khi chiếm đóng Ba Lan, Quốc Xã bắt đầu thiết lập những khu biệt cư (ghetto) dành cho người Do Thái (một số cho người Roma và Sinti) cho đến khi họ bị đưa đến những trại tử thần. Rộng lớn nhất trong số này là khu biệt cư Warszawa có 380.000 cư dân, đứng thứ nhì là khu biệt cư Łódź, cầm giữ 160.000 người; ngoài ra còn có những khu biệt cư được thiết lập ở nhiều thành phố khác nhau. Các khu biệt cư được thiết lập trong năm 1940 và 1941, hầu như ngay lập tức chật cứng tù nhân; mặc dù khu biệt cư Warszawa chứa 30% dân số thành phố Warszawa, nó chỉ chiếm 2,4% diện tích thành phố, tính trung bình mỗi phòng trong khu biệt cư chứa 9,2 người ở. Từ năm 1940 đến 1942, trong những khu biệt cư các loại bệnh tật (nhiều nhất là sốt thương hàn) và đói kém cướp mạng sống hàng trăm ngàn người Do Thái. Ngày 19 tháng 7 năm 1942, Heinrich Himmler ra lệnh trục xuất
- người Do Thái khỏi các khu biệt cư và mang họ đến những trại tử thần. Ngày 22 tháng 7 năm 1942, bắt đầu trục xuất các cư dân ở khu biệt cư Warszawa; trong 52 ngày kế tiếp (đến ngày 12 tháng 9 năm 1942) chỉ riêng từ Warszawa có đến khoảng 300.000 người được vận chuyển bằng tàu hỏa đến trại hành quyết Treblinka. Nhiều khu biệt cư khác hoàn toàn vắng bóng người. Cuộc nổi dậy đầu tiên xảy ra trong khu biệt cư vào tháng 9 năm 1942 tại Łachwa, một thị trấn miền đông nam Ba Lan. Trong năm 1943, có một vài vụ đề kháng có vũ trang bùng nổ trong các khu biệt cư lớn hơn như tại các khu biệt cư Warszawa và Bialystok, tất cả đều bị dập tắt bởi quân đội Quốc Xã, những người Do Thái còn lại trong trại hoặc bị hành quyết tại chỗ hoặc bị đưa đến các trại hành quyết Phòng hơi ngạt Di tích các phòng hơi ngạt tại Auschwitz II (Birkenau). Ảnh chụp năm 2006Tại các trại hành quyết có phòng hơi ngạt, tất cả tù nhân được đưa đến bằng xe lửa, vào địa điểm tiếp nhận, tại đây tất cả áo quần và tư trang đều bị tước đoạt. Họ bị dồn, thân thể trần truồng, vào các phòng hơi ngạt. Trước đó họ được bảo cho biết được đưa đi tắm hoặc tẩy trừ rận chấy, trên đường đi có các bảng chỉ dẫn “phòng tắm” hoặc “tắm hơi”. Theo Rudolf Höß, chỉ huy trại Auschwitz, boong ke 1 chứa 800 người, boong ke 2 chứa 1.200. Một khi phòng hơi ngạt đầy người, cửa phòng bị khóa chặt và những viên Zyklon-B, được thả vào phòng qua những lỗ thông hơi trên tường, bắt đầu tỏa khí độc. Những người bị nhốt trong phòng sẽ chết trong vòng 20 phút; chết nhanh hay chậm phụ thuộc vào vị trí người ấy đứng gần lỗ thông hơi hay không, theo ước tính của Rudolf Höß, khoảng một phần ba nạn nhân chết tức khắc. Joann Kremer, một bác sĩ SS, làm chứng: “Có thể nghe tiếng la hét kêu gào của các nạn nhân, rõ ràng là họ đang cố tìm cách cứu mạng mình.” Khi dọn xác nạn nhân, các tù nhân từng là nha sĩ được giao nhiệm vụ dùng kềm thu hồi răng vàng trong miệng các xác chết, và tóc
- của những xác phụ nữ đều bị cắt. Một phát kiến mới là chúng tôi cho xây dựng các phòng hơi ngạt có thể chứa 2.000 người cùng một lúc, trong khi trại Treblinka với 10 phòng hơi ngạt chỉ chứa mỗi lần 200 người. Tù nhân được phân loại như sau: tại Auschwitz chúng tôi có hai bác sĩ chuyên làm việc này. Tù nhân xếp hàng từng người một đến trình diện bác sĩ, những người có đủ sức khỏe để làm việc sẽ được nhập trại. Những người còn lại bị đưa đến chỗ hành quyết. Trẻ em còn nhỏ chắc chắn bị giết vì chúng không thể làm việc. Một cải tiến khác khiến chúng tôi qua mặt trại Treblinka, là ở Treblinka nạn nhân hầu như luôn biết là họ sẽ bị hành quyết, trong khi ở Auschwitz chúng tôi cố làm cho họ tin là họ đang được đưa đi tẩy trừ chấy rận. Dĩ nhiên, nhiều khi họ nhận ra ý định của chúng tôi, vì vậy đôi khi chúng tôi cũng gặp khó khăn hoặc có khi bùng nổ bạo loạn. Thường thì các bà mẹ cố giấu con mình sau những lớp áo, nhưng chúng tôi phát hiện ra ngay và đem chúng đi hành quyết. Chúng tôi được lệnh tiến hành các cuộc hành quyết trong bí mật, nhưng mùi hôi thối bốc ra từ những thi thể bị thiêu lan tỏa khắp vùng, nên mọi người dân sinh sống gần đó đều biết rằng các cuộc hành quyết đang diễn ra trong trại Auschwitz. Rudolf Höß, chỉ huy trại Auschwitz, làm chứng tại Nuremberg. Năm 1942, Quốc Xã cho khởi động giai đoạn tàn sát cao nhất trong vụ Holocaust, theo đề án Aktion Reinhard, mở cửa các trại hành quyết Belzec, Sobibór, và Treblinka. Tháng 9 năm 1943, hơn 1,7 triệu người Do Thái bị giết trong ba trại này. Trại tử thần lớn nhất được xây dựng tại Auschwitz-Birkenau, gồm có một trại lao động (Auschwitz) và một trại hành quyết (Birkenau); trong trại Birkenau có bốn phòng hơi ngạt và một lò thiêu xác. Trại Birkenau là nơi kết thúc mạng sống của khoảng 1,6 triệu người Do Thái (trong đó có 438.000 người Do Thái bị đem đến từ Hungary chỉ trong vòng vài tháng), 75.000 người Ba Lan và đồng tính nam, cùng khoảng 19.000 người Roma. Vào lúc cao điểm, mỗi ngày có đến 8.000 người bị đưa vào phòng hơi ngạt.
- Khi nhập trại, mọi vật dụng có giá trị đều bị tịch thu, phụ nữ bị buộc cắt tóc ngắn. Theo những tài liệu của Quốc Xã, tóc của tù nhân được dùng để sản xuất vớ dài. Tù nhân bị chia thành hai nhóm: những người yếu sức bị đưa ngay vào phòng hơi ngạt (đôi khi ngụy trang thành phòng tắm), những người khác bị sử dụng như những lao động khổ sai trong nhà máy hoặc tại các cơ sở công nghiệp được xây dựng bên trong hoặc kế cận trại. Giầy, vớ dài và các vật dụng khác của người tù được tái chế thành các sản phẩm phục vụ chiến tranh. Một số tù nhân bị buộc làm công việc gom xác và thu hồi răng vàng từ các thi thể. Hành trình tử thần và được giải thoát (1944 – 1945) Cuối năm 1944, khi quân đội Đồng Minh tiến gần nước Đức, Quốc Xã quyết định bỏ các trại hành quyết, di chuyển hoặc hủy bỏ chứng cứ về sự tàn bạo ở đây. Quốc Xã đưa tù nhân, bệnh tật sau những năm tháng chịu đựng ngược đãi và đói khổ, đi bộ trên những quãng đường dài hàng chục dặm trong tuyết để đến ga xe lửa; rồi được vận chuyển trong những chuyến hành trình dài ngày trong những toa hàng đóng kín mà không có thức ăn; rồi bị buộc phải đi bộ đến một trại khác. Tù nhân lê lết đàng sau hoặc ngã xuống sẽ bị bắn chết. Cuộc hành trình tử thần lớn nhất và được biết đến nhiều nhất diễn ra trong tháng 1 năm 1945, khi ấy quân đội Liên Xô đã tiến vào Ba Lan. Chín ngày trước khi binh sĩ Liên Xô đặt chân đến trại tử thần Auschwitz, lính canh SS đưa 60.000 tù nhân ra khỏi trại đến Wodzislaw cách đó 56 km (35 dặm), đẩy họ vào những toa tàu đóng kín để đưa đến những trại khác. Khoảng 15.000 người chết trên đường đi. Tính tổng cộng, có khoảng 100.000 người Do Thái thiệt mạng trong các cuộc hành trình tử thần. Trong gió lạnh thấu xương, chúng tôi vẫn bước đều không được nghiêng ngả. Đêm tối như mực. Đâu đó nghe có tiếng súng nổ trong đêm. Họ ra lệnh bắn vào bất cứ ai ngã xuống mà không thể
- gượng dậy. Những ngón tay chực chờ trên cò súng, họ không thể bỏ qua niềm khoái cảm này. Nếu trong chúng tôi có một người dừng lại dù chỉ trong một giây, lập tức một phát súng khô khốc kết liễu đời một tên tiện dân. Kế cận bên tôi có những người ngã gục trên mặt tuyết bẩn. Và những phát súng Tháng 7 năm 1944, trại Quốc Xã quan trọng đầu tiên, Majdanek, được phát hiện bởi binh sĩ Liên Xô, họ cũng là những người giải phóng trại Auschwitz trong tháng 1 năm 1945. Hầu hết các trại hành quyết đều được phát hiện bởi binh lính Liên Xô, trong số những người tù bị đưa đi trên các cuộc hành trình tử thần, chỉ còn vài ngàn người sống sót. Lực lượng Mỹ và Anh tìm ra các trại tập trung, trong đó có trại Bergen-Belsen vào ngày 15 tháng 4 năm 1945. Người ta tìm thấy khoảng 60.000 người tù còn ở trong trại, nhưng chỉ trong vòng vài tuần lễ sau khi được giải thoát, có đến 10.000 người chết vì bệnh tật và suy dinh dưỡng. Chúng tôi nghe tiếng kêu lớn bằng tiếng Anh và tiếng Đức, lặp lại nhiều lần: “Xin chào, xin chào. Các bạn đã được tự do. Chúng tôi là lính Anh đến để giải cứu các bạn. Lời nói này vẫn còn vang vọng trong tai tôi. – Hadassah Rosensaft, người tù tại Bergen- Belsen. Phóng viên đài BBC Richard Dimbleby miêu tả quang cảnh các binh sĩ Anh chứng kiến tại Belsen: Trên khoảnh đất rộng hơn một mẫu Anh nằm la liệt những người chết và những người đang hấp hối. Bạn không thể phân biệt được điều gì… Người sống sót nằm gối đầu trên những xác chết, xung quanh họ là đoàn diễu hành ma quái với những thân người hốc hác, rũ liệt đi thất thểu không phương hướng, không biết làm gì mà cũng không còn chút hi vọng nào cho cuộc sống, họ không còn sức để tránh bạn, cũng không thể nhìn thấy gì chung quanh... Những đứa trẻ chào đời ở đây, những sinh linh bé bỏng này với hình hài quắt queo làm sao mà sống nổi... Một người mẹ mất trí, gào thét khi thấy người lính Anh đưa cho mình bình sữa để cho con bú, vội
- ném vào tay người này một cái bọc tí xíu... Khi tháo bọc ra, người lính mới biết đứa bé đã chết từ lúc nào. Cái ngày tôi đặt chân đến Belsen là ngày khủng khiếp nhất đời tôi. II.Đề kháng và những người giải cứu nạn nhân Người Do Thái Do có tổ chức và do sức mạnh quân sự áp đảo của Đức Quốc Xã và những người ủng hộ, ít có người Do Thái và những nạn nhân Holocaust có thể chống lại các vụ tàn sát. Tuy vậy vẫn xảy ra nhiều trường hợp các nạn nhân cố chống trả dưới các hình thức khác nhau, cũng có hơn một trăm vụ nổi dậy có vũ trang của người Do Thái. Cuộc nổi dậy ở Ghetto Warsaw.Trường hợp điển hình là sự đề kháng có tổ chức của người Do Thái trong vụ nổi dậy tại khu biệt cư Warszawa, xảy ra từ tháng 4 kéo dài đến tháng 5 năm 1943, khi lần trục xuất cuối cùng khỏi khu biệt cư đến trại tử thần sắp tiến hành, chiến binh thuộc hai tổ chức kháng chiến của người Do Thái ZOB và ZZW nổi dậy chống lại Quốc Xã. Hầu hết đều bị giết chết, chỉ còn một ít sống sót sau chiến tranh sang định cư tại Israel. Cũng có những cuộc nổi dậy tại các khu biệt cư khác, và tất cả đều thất bại trước sức mạnh quân sự của người Đức. Có những cố gắng chống trả nổ ra trong ba trại hành quyết. Tháng 8 năm 1943, một cuộc nổi dậy bùng phát trong trại hành quyết Treblinka. Nhiều tòa nhà bị thiêu rụi, 70 tù nhân trốn thoát nhưng có 1.500 người khác bị giết chết. Các vụ hành quyết bằng hơi độc bị gián đoạn trong một tháng. Tháng 10 năm 1943, một cuộc nổi dậy khác xảy ra tại trại hành quyết Sobibór, lần này thành công hơn với 11 lính SS và một số lính canh Ukraina thiệt mạng, khoảng 300 trong số 600 người tù trốn thoát, 50 người trong số họ sống sót sau chiến tranh. Cuộc đào thoát đã buộc Quốc Xã phải đóng cửa trại. Ngày 7 tháng 10 năm 1944, những Sonderkommando người
- Do Thái (những tù nhân bị giam riêng cách ly với trại chính và bị buộc làm việc tại các phòng hơi ngạt và các lò thiêu xác) tại Auschwitz tổ chức nổi dậy. Các nữ tù đánh cắp thuốc nổ từ một xưởng vũ khí; nhờ đó, họ phá hủy một phần lò thiêu xác số 4 bằng chất nổ, và tổ chức một cuộc đào thoát tập thể nhưng tất cả 250 người đều bị giết. Yehuda Bauer và các sử gia khác lập luận rằng sự đề kháng không chỉ là những phản kháng bạo động, mà còn là bất cứ hành động nào nhằm giành lại nhân phẩm và tính nhân bản cho người Do Thái, cưỡng chống lại sự lăng mạ và các điều kiện sống vô nhân đạo. Trong mỗi khu biệt cư, trên mỗi chuyến xe lửa chở người bị trục xuất, trong mỗi trại lao động, tinh thần đề kháng luôn mạnh mẽ, thể hiện dưới nhiều hình thức. Có thể thấy người ta chiến đấu với số vũ khí ít ỏi, sự kháng cự của mỗi cá nhân, sự can đảm thể hiện trong việc tìm kiếm thức ăn và nước uống dù phải trả giá bằng mạng sống, lòng kiêu hãnh khi không cho phép người Đức hả hê vì chứng kiến sự kinh hãi khiếp đảm của nạn nhân. Ngay cả thái độ thụ động cũng là một hình thức phản kháng. Chết với nhân phẩm cũng là một sự đề kháng. Không chịu để suy sụp tinh thần, chống lại sự đối xử tàn bạo, không chịu tự hạ thấp mình để sống như thú vật, dù phải chịu tra tấn, để có thể sống lâu hơn kẻ tra trấn mình… Chỉ đơn giản còn sống sót đã là một chiến thắng cho tinh thần bất khuất của con người.” – Martin Gilbert. The Holocaust: The Jewish Tragedy. Tại Ba Lan và những vùng bị chiếm đóng của Liên Xô, hàng ngàn người Do Thái ẩn trốn trong rừng và các khu đầm lầy, rồi tìm cách gia nhập lực lượng kháng chiến mặc dù không phải lúc nào họ cũng được chào đón tại đây. Ở Lithuania và Belarus, khu vực có đông dân cư Do Thái, cũng là nơi thích hợp cho các vụ đột kích, kháng chiến quân Do Thái đã giải thoát hàng ngàn người Do Thái
- khỏi bị sát hại. Song, dân Do Thái ở các thành phố như Budapest đã không làm được điều này. Tuy nhiên, tại Amsterdam, và những vùng khác ở Hà Lan, nhiều người Do Thái hoạt động tích cực trong lực lượng kháng chiến Hà Lan.Gia nhập lực lượng kháng chiến là chọn lựa chỉ dành cho những người trẻ tuổi và những người có thể rời bỏ gia đình, trong khi đó có nhiều gia đình Do Thái chấp nhận cùng chết với nhau chứ không chịu bị phân rẽ. Nhiều người nghĩ rằng người Do Thái đi đến chỗ chết như chiên bị dẫn đến lò sát sinh, điều đó không đúng – hoàn toàn không đúng. Tôi đã hoạt động kề cận nhiều người Do Thái trong cuộc kháng chiến, tôi có thể bảo với các bạn rằng họ đã chịu đựng nhiều nguy hiểm hơn cả tôi từng chịu.” – Pieter Meerburg. The Heart Has Reasons: Holocaust Rescuers and Their Stories of Courage. Những người giải cứu Đã xảy ra ba tình huống mà toàn thể một quốc gia đứng lên chống lại lệnh trục xuất dân Do Thái. Trong tháng 10 năm 1943, Vua Christian X của Đan Mạch và thần dân cứu mạng gần 7.500 người Do Thái sinh sống ở Đan Mạch bằng cách lén lút đưa họ đến Thụy Điển bằng những thuyền đánh cá. Hơn nữa, Chính quyền Đan Mạch tiếp tục hành động để bảo vệ những người Do Thái tại Đan Mạch bị Quốc Xã giam giữ. Khi những người tù Do Thái trở về sau chiến tranh, họ thấy nhà cửa và tài sản còn nguyên vẹn như lúc họ bị bắt. Tại Bulgaria, chính quyền đồng minh với Quốc Xã dưới quyền lãnh đạo của Bogdan Filov, sau khi nhượng bộ trước áp lực của phó chủ tịch quốc hội Dimitar Peshev và Giáo hội Chính Thống Bulgaria, đã cứu mạng 50.000 công dân gốc Do Thái vì không chịu
- trục xuất họ. Chính quyền Phần Lan nhiều lần từ chối các yêu cầu của Đức trục xuất người Do Thái tại Phần Lan đến Đức. Tương tự, phần lớn những yêu cầu trục xuất người Do Thái khỏi Na Uy cũng bị khước từ. Tại Roma, khoảng 4.000 người Do Thái và tù binh tránh khỏi bị trục xuất. Nhiều người được giấu trong những căn nhà an toàn và được đưa ra khỏi nước Ý bởi một nhóm kháng chiến của một linh mục người Ireland, Monsignor Hugh O’Flaherty thuộc Tòa Thánh. Một lần, một đại sứ của Vatican tại Ai Cập đã sử dụng những mối quan hệ chính trị để bảo đảm chỗ trú ẩn cho những người Do Thái bị tước đoạt tài sản. Aristides de Sousa Mendes, một nhà ngoại giao Bồ Đào Nha, đã cấp hộ chiếu cho khoảng 30.000 người Do Thái và các nhóm thiểu số khác tại Âu châu. Ông cứu nhiều mạng người nhưng phải hi sinh sự nghiệp chính trị của mình. Năm 1941, nhà độc tài Salazar buộc ông từ chức. Năm 1954, Sousa Mendes chết trong nghèo đói. Tháng 4 năm 1943, một vài kháng chiến quân Bỉ chặn một đoàn tàu đang đến Auschwitz và giải thoát 231 người (115 người trong số này thoát khỏi cuộc thảm sát). Một số thị trấn và nhà thờ đã giúp che giấu người Do Thái và bảo vệ những người khác khỏi cuộc thảm sát, như trường hợp nhà thờ của Mục sư Andre Trocmé tại thị trấn Le Chambon-sur-Lignon, Pháp, đã che giấu 3.000 đến 5.000 người Do Thái. Trong thời kỳ La Mã bị chiếm đóng, Giáo hoàng Pius XII đã giúp che giấu nhiều người Ý gốc Do Thái trong các tu viện; có đến 1.000 người Do Thái ẩn náu tại Lâu đài Mùa hè Castel Gandolfo của giáo hoàng. Nhiều cá nhân và gia đình trên khắp châu Âu cũng tìm cách cứu giúp các nạn nhân, như trong trường hợp của Anne Frank, thường họ phải bị liên lụy và chịu nguy hiểm vì hành động này.
- Có những nhà ngoại giao và những người có nhiều ảnh hưởng, như Oskar Schindler hoặc Nicholas Winton, đã bảo vệ được nhiều người Do Thái. Nhà ngoại giao Thụy Điển Raoul Wallenberg, Giorgio Perlasca người Ý, nhà ngoại giao Trung Hoa Hà Phượng San và những người khác đã cứu mạng hàng ngàn người Do Thái bằng những hộ chiếu ngoại giao giả mạo. Tương tự, Sugihara Chiune (杉原千畝) đã cấp hộ chiếu Nhật Bản cho hàng ngàn người Do Thái bất kể lập trường đồng minh với Quốc Xã của chính quyền Nhật. Có những nhóm như tổ chức Żegota của Ba Lan đã tiến hành những hoạt động táo bạo và ngoạn mục nhằm giải cứu người Do Thái và các nạn nhân khác khỏi tay Quốc Xã. Witold Pilecki, thành viên của Armia Krajowa, từ năm 1940 đã tổ chức một phong trào kháng chiến bên trong trại tập trung Auschwitz. Từ năm 1963, một ủy ban, đứng đầu là một thẩm phán Tối cao Pháp viện Israel, được giao nhiệm vụ ban tặng những người này danh hiệu Righteous Among the Nations ( םלועה תומוא ידיסחHasidei Umot HaOlam).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Do Thái - Hitler và lò thiêu sống dân: Phần 2
108 p | 120 | 26
-
Những chứng tích lịch sử của nạn đói năm Ất Dậu 1945 ở Việt Nam: Phần 1
147 p | 32 | 6
-
Những chứng tích lịch sử của nạn đói năm Ất Dậu 1945 ở Việt Nam: Phần 2
645 p | 37 | 4
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Vĩnh Hải (1940 - 1975): Phần 2
82 p | 9 | 3
-
Thời Đệ nhị thế chiến và những tên ác quỷ của y khoa: Phần 1
94 p | 31 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng (1954-1975): Phần 2 (Tập 2)
200 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn