Tội ác chiến tranh 3
lượt xem 7
download
Tội ác chiến tranh 3 Ngày 12 tháng 4, 1945:Trại Nordhausen, nơi kết thúc mạng sống của 20.000 tù nhânTrong thời kỳ chiến tranh, trại tập trung dành cho dân Do Thái và những “người đáng ghét” mọc lên khắp mọi nơi ở Âu châu, lúc này những trại tân lập được xây dựng kế cận các khu trung tâm có nhiều “người đáng ghét”, thường tập trung vào những khu vực có đông người Do Thái, giới trí thức Ba Lan, người cộng sản, hoặc người Roma và Sinti (Di-gan). Ngay trên đất Đức cũng có các trại tập trung,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tội ác chiến tranh 3
- Tội ác chiến tranh 3 Ngày 12 tháng 4, 1945:Trại Nordhausen, nơi kết thúc mạng sống của 20.000 tù nhânTrong thời kỳ chiến tranh, trại tập trung dành cho dân Do Thái và những “người đáng ghét” mọc lên khắp mọi nơi ở Âu châu, lúc này những trại tân lập được xây dựng kế cận các khu trung tâm có nhiều “người đáng ghét”, thường tập trung vào những khu vực có đông người Do Thái, giới trí thức Ba Lan, người cộng sản, hoặc người Roma và Sinti (Di-gan). Ngay trên đất Đức cũng có các trại tập trung, nhưng đa phần đều nằm trong lãnh thổ bị Đức chiếm đóng của Ba Lan. Việc vận chuyển tù nhân thường diễn ra trong tình trạng khủng khiếp, tù nhân bị nhồi nhét vào những toa hàng đóng kín, nhiều người chết trên đường đi. Khi nhập trại, tù nhân bị buộc phải xăm trên mình số tù. Những người còn đủ sức phải làm việc 12–14 giờ mỗi ngày. Luôn luôn có tập hợp điểm danh trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc những giờ lao động khổ sai. Những lần tập hợp điểm danh này kéo dài hàng tiếng đồng hồ, ngay cả lúc trời mưa hoặc tuyết rơi, nhiều tù nhân chết vì bị cảm lạnh. Giữa hai thời điểm nhập trại và chết, người tù chịu đựng nhiều hình thức nhục mạ và tra tấn tinh thần. Họ thường bị đánh đập, roi vọt, trói giật tay treo trên sà ngang, rồi bị bắn chết cách ngẫu hứng. Các loại nhục hình đan xen lẫn nhau tạo nên một trải nghiệm kinh hoàng cho những người bị giam cầm trong trại. Nhiều người mong đợi cái chết như một sự giải thoát. Ngược đãi
- Nhiều nhà nghiên cứu xem thời điểm khởi đầu cuộc thảm sát là lúc bùng nổ những cuộc bạo động chống người Do Thái “Đêm Kính vỡ” (Kristallnacht) vào ngày 9 tháng 11 năm 1938. Trên khắp nước Đức, dân Do Thái bị tấn công và bị cướp phá tài sản. Có khoảng 100 người bị giết và 30.000 người khác bị đưa vào các trại tập trung, hơn 7.000 cửa hiệu và 1.574 hội đường của người Do Thái (hầu hết hội đường Do Thái giáo ở Đức) bị đập phá hoặc bị hủy diệt hoàn toàn. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Wien vào cùng một thời điểm. Nhiều cuộc tàn sát thực hiện bởi cư dân địa phương xảy ra suốt Đệ Nhị Thế chiến, một số do sự khích động của Quốc Xã, số khác do tự phát, trong đó có vụ thảm sát xảy ra tại Romania ngày 30 tháng 6 năm 1941 với 14.000 người Do Thái bị cho là mất mạng do tay cảnh sát và người dân Romania, và vụ thảm sát Jedwabne với con số nạn nhân từ 380 đến 1.600 người Do Thái bị giết bởi người Ba Lan. Những hồ sơ còn lưu giữ của Văn phòng An ninh Đức (Reichsicherheeitshauptamt) cho thấy có kế hoạch ngược đãi thành viên “hội kín” Freemansonry. Khó biết được con số chính xác, nhưng các ước tính cho rằng có khoảng từ 80.000 đến 200.000 người Freemanson bị thủ tiêu bởi Quốc Xã. Chương trình T-4 Euthanasia Chương trình T-4 Euthanasia được thành lập nhằm “bảo vệ tinh thuần khiết di truyền” của dân Đức bằng cách giết chết các công dân Đức dị dạng, tật nguyền, khiếm khuyết hoặc mắc bệnh tâm thần. Từ năm 1939 đến 1941, con số nạn nhân của chương trình này vượt quá 200.000 người. Khu biệt cư (1940 – 1945) “ Người Đức đến, toàn là cảnh sát, họ bắt đầu đập cửa từng nhà: "Raus, raus, raus, Juden raus." … Một đứa bé kêu khóc... Những đứa khác khóc theo. Bà mẹ vội tiểu vào tay mình rồi cho đứa bé uống để ngừng khóc... [Khi cảnh sát đi rồi], tôi bảo
- các bà mẹ bước ra. Một đứa bé đã chết... vì quá sợ hãi, người mẹ đã làm con mình ngạt thở. ” —Abraham Malik, thuật lại những điều chứng kiến ở khu biệt cư Kovno. Sau khi chiếm đóng Ba Lan, Quốc Xã bắt đầu thiết lập những khu biệt cư (ghetto) dành cho người Do Thái (một số cho người Roma và Sinti) cho đến khi họ bị đưa đến những trại tử thần. Rộng lớn nhất trong số này là khu biệt cư Warszawa có 380.000 cư dân, đứng thứ nhì là khu biệt cư Łódź, cầm giữ 160.000 người; ngoài ra còn có những khu biệt cư được thiết lập ở nhiều thành phố khác nhau. Các khu biệt cư được thiết lập trong năm 1940 và 1941, hầu như ngay lập tức chật cứng tù nhân; mặc dù khu biệt cư Warszawa chứa 30% dân số thành phố Warszawa, nó chỉ chiếm 2,4% diện tích thành phố, tính trung bình mỗi phòng trong khu biệt cư chứa 9,2 người ở. Từ năm 1940 đến 1942, trong những khu biệt cư các loại bệnh tật (nhiều nhất là sốt thương hàn) và đói kém cướp mạng sống hàng trăm ngàn người Do Thái. Ngày 19 tháng 7 năm 1942, Heinrich Himmler ra lệnh trục xuất người Do Thái khỏi các khu biệt cư và mang họ đến những trại tử thần. Ngày 22 tháng 7 năm 1942, bắt đầu trục xuất các cư dân ở khu biệt cư Warszawa; trong 52 ngày kế tiếp (đến ngày 12 tháng 9 năm 1942) chỉ riêng từ Warszawa có đến khoảng 300.000 người được vận chuyển bằng tàu hỏa đến trại hành quyết Treblinka. Nhiều khu biệt cư khác hoàn toàn vắng bóng người. Cuộc nổi dậy đầu tiên xảy ra trong khu biệt cư vào tháng 9 năm 1942 tại Łachwa, một thị trấn miền đông nam Ba Lan. Trong năm 1943, có một vài vụ đề kháng có vũ trang bùng nổ trong các khu biệt cư lớn hơn như tại các khu biệt cư Warszawa và Bialystok, tất cả đều bị dập tắt bởi quân đội Quốc Xã, những người Do Thái còn lại trong trại hoặc bị hành quyết tại chỗ hoặc bị đưa đến các trại hành quyết Phòng hơi ngạt
- Di tích các phòng hơi ngạt tại Auschwitz II (Birkenau). Ảnh chụp năm 2006Tại các trại hành quyết có phòng hơi ngạt, tất cả tù nhân được đưa đến bằng xe lửa, vào địa điểm tiếp nhận, tại đây tất cả áo quần và tư trang đều bị tước đoạt. Họ bị dồn, thân thể trần truồng, vào các phòng hơi ngạt. Trước đó họ được bảo cho biết được đưa đi tắm hoặc tẩy trừ rận chấy, trên đường đi có các bảng chỉ dẫn “phòng tắm” hoặc “tắm hơi”. Theo Rudolf Höß, chỉ huy trại Auschwitz, boong ke 1 chứa 800 người, boong ke 2 chứa 1.200. Một khi phòng hơi ngạt đầy người, cửa phòng bị khóa chặt và những viên Zyklon-B, được thả vào phòng qua những lỗ thông hơi trên tường, bắt đầu tỏa khí độc. Những người bị nhốt trong phòng sẽ chết trong vòng 20 phút; chết nhanh hay chậm phụ thuộc vào vị trí người ấy đứng gần lỗ thông hơi hay không, theo ước tính của Rudolf Höß, khoảng một phần ba nạn nhân chết tức khắc. Joann Kremer, một bác sĩ SS, làm chứng: “Có thể nghe tiếng la hét kêu gào của các nạn nhân, rõ ràng là họ đang cố tìm cách cứu mạng mình.” Khi dọn xác nạn nhân, các tù nhân từng là nha sĩ được giao nhiệm vụ dùng kềm thu hồi răng vàng trong miệng các xác chết, và tóc của những xác phụ nữ đều bị cắt. Một phát kiến mới là chúng tôi cho xây dựng các phòng hơi ngạt có thể chứa 2.000 người cùng một lúc, trong khi trại Treblinka với 10 phòng hơi ngạt chỉ chứa mỗi lần 200 người. Tù nhân được phân loại như sau: tại Auschwitz chúng tôi có hai bác sĩ chuyên làm việc này. Tù nhân xếp hàng từng người một đến trình diện bác sĩ, những người có đủ sức khỏe để làm việc sẽ được nhập trại. Những người còn lại bị đưa đến chỗ hành quyết. Trẻ em còn nhỏ chắc chắn bị giết vì chúng không thể làm việc. Một cải tiến khác khiến chúng tôi qua mặt trại Treblinka, là ở Treblinka nạn nhân hầu như luôn biết là họ sẽ bị hành quyết, trong khi ở Auschwitz chúng tôi cố làm cho họ tin là họ đang được đưa đi tẩy trừ chấy rận. Dĩ nhiên, nhiều khi họ nhận ra ý định của chúng tôi, vì vậy đôi khi chúng tôi cũng
- gặp khó khăn hoặc có khi bùng nổ bạo loạn. Thường thì các bà mẹ cố giấu con mình sau những lớp áo, nhưng chúng tôi phát hiện ra ngay và đem chúng đi hành quyết. Chúng tôi được lệnh tiến hành các cuộc hành quyết trong bí mật, nhưng mùi hôi thối bốc ra từ những thi thể bị thiêu lan tỏa khắp vùng, nên mọi người dân sinh sống gần đó đều biết rằng các cuộc hành quyết đang diễn ra trong trại Auschwitz. Năm 1942, Quốc Xã cho khởi động giai đoạn tàn sát cao nhất trong vụ Holocaust, theo đề án Aktion Reinhard, mở cửa các trại hành quyết Belzec, Sobibór, và Treblinka. Tháng 9 năm 1943, hơn 1,7 triệu người Do Thái bị giết trong ba trại này. Trại tử thần lớn nhất được xây dựng tại Auschwitz-Birkenau, gồm có một trại lao động (Auschwitz) và một trại hành quyết (Birkenau); trong trại Birkenau có bốn phòng hơi ngạt và một lò thiêu xác. Trại Birkenau là nơi kết thúc mạng sống của khoảng 1,6 triệu người Do Thái (trong đó có 438.000 người Do Thái bị đem đến từ Hungary chỉ trong vòng vài tháng), 75.000 người Ba Lan và đồng tính nam, cùng khoảng 19.000 người Roma. Vào lúc cao điểm, mỗi ngày có đến 8.000 người bị đưa vào phòng hơi ngạt. Khi nhập trại, mọi vật dụng có giá trị đều bị tịch thu, phụ nữ bị buộc cắt tóc ngắn. Theo những tài liệu của Quốc Xã, tóc của tù nhân được dùng để sản xuất vớ dài. Tù nhân bị chia thành hai nhóm: những người yếu sức bị đưa ngay vào phòng hơi ngạt (đôi khi ngụy trang thành phòng tắm), những người khác bị sử dụng như những lao động khổ sai trong nhà máy hoặc tại các cơ sở công nghiệp được xây dựng bên trong hoặc kế cận trại. Giầy, vớ dài và các vật dụng khác của người tù được tái chế thành các sản phẩm phục vụ chiến tranh. Một số tù nhân bị buộc làm công việc gom xác và thu hồi răng vàng từ các thi thể. Hành trình tử thần và được giải thoát (1944 – 1945) Cuối năm 1944, khi quân đội Đồng Minh tiến gần nước Đức, Quốc Xã quyết định bỏ các trại hành quyết, di chuyển hoặc hủy bỏ chứng cứ về sự tàn bạo ở đây. Quốc Xã đưa tù nhân, bệnh tật sau những năm tháng chịu đựng ngược đãi và đói khổ, đi bộ trên những quãng đường dài hàng chục dặm trong tuyết để đến ga xe lửa; rồi được vận chuyển trong những chuyến hành trình dài ngày trong những toa hàng đóng kín mà không có thức ăn; rồi bị buộc phải đi bộ đến một trại khác. Tù nhân lê lết đàng sau hoặc ngã xuống sẽ bị bắn chết. Cuộc hành trình tử thần lớn nhất và được biết đến nhiều nhất diễn ra trong tháng 1 năm 1945, khi ấy quân đội Liên Xô đã tiến vào Ba Lan. Chín ngày trước khi binh sĩ Liên Xô đặt chân đến trại tử thần Auschwitz, lính canh SS đưa 60.000 tù nhân ra khỏi trại đến Wodzislaw cách đó 56 km (35 dặm), đẩy họ vào những toa tàu đóng kín để đưa đến những trại khác. Khoảng 15.000 người chết trên đường đi. Tính tổng cộng, có khoảng 100.000 người Do Thái thiệt mạng trong các cuộc hành trình tử thần.
- Trong gió lạnh thấu xương, chúng tôi vẫn bước đều không được nghiêng ngả. Đêm tối như mực. Đâu đó nghe có tiếng súng nổ trong đêm. Họ ra lệnh bắn vào bất cứ ai ngã xuống mà không thể gượng dậy. Những ngón tay chực chờ trên cò súng, họ không thể bỏ qua niềm khoái cảm này. Nếu trong chúng tôi có một người dừng lại dù chỉ trong một giây, lập tức một phát súng khô khốc kết liễu đời một tên tiện dân. Kế cận bên tôi có những người ngã gục trên mặt tuyết bẩn. Và những phát súng Tháng 7 năm 1944, trại Quốc Xã quan trọng đầu tiên, Majdanek, được phát hiện bởi binh sĩ Liên Xô, họ cũng là những người giải phóng trại Auschwitz trong tháng 1 năm 1945. Hầu hết các trại hành quyết đều được phát hiện bởi binh lính Liên Xô, trong số những người tù bị đưa đi trên các cuộc hành trình tử thần, chỉ còn vài ngàn người sống sót. Lực lượng Mỹ và Anh tìm ra các trại tập trung, trong đó có trại Bergen-Belsen vào ngày 15 tháng 4 năm 1945. Người ta tìm thấy khoảng 60.000 người tù còn ở trong trại, nhưng chỉ trong vòng vài tuần lễ sau khi được giải thoát, có đến 10.000 người chết vì bệnh tật và suy dinh dưỡng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn