intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tôi có phải là đầu bếp đâu!

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

82
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Henri Cartier-Bresson (22.08.1908 – 03.08.2004) là nhiếp ảnh gia người Pháp, được tôn vinh là cha đẻ của thể loại ảnh phóng sự hiện đại. Ông sớm sử dụng loại phim 35mm, và là “ông trùm” chụp candid (chụp không sắp đặt). Ông giúp phát triển phong cách “ảnh đường phố” hay “ảnh phóng sự đời thường” đã và đang ảnh hưởng đến nhiều thế hệ nhiếp ảnh gia trên toàn thế giới. Sinh ra tại Chanteloup, Seine-et-Marne, Henri Cartier-Bresson ngay từ rất trẻ đã mê thích hội họa, đặc biệt là Chủ nghĩa Siêu thực. Vào năm 1932,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tôi có phải là đầu bếp đâu!

  1. Tôi có phải là đầu bếp đâu! SOI tổng hợp và dịch Henri Cartier-Bresson (22.08.1908 – 03.08.2004) là nhiếp ảnh gia người Pháp, được tôn vinh là cha đẻ của thể loại ảnh phóng sự hiện đại. Ông sớm sử dụng loại phim 35mm, và là “ông trùm” chụp candid (chụp không sắp đặt). Ông giúp phát triển phong cách “ảnh đường phố” hay “ảnh phóng sự đời thường” đã và đang ảnh hưởng đến nhiều thế hệ nhiếp ảnh gia trên toàn thế giới. Sinh ra tại Chanteloup, Seine-et-Marne, Henri Cartier-Bresson ngay từ rất trẻ đã mê thích hội họa, đặc biệt là Chủ nghĩa Siêu thực. Vào năm 1932, sau một năm sống tại Bờ Biển Ngà, ông phát hiện ra Leica –
  2. chiếc máy ảnh sẽ theo ông suốt mãi về sau – và từ đó khởi đầu một niềm đam mê suốt đời dành cho nhiếp ảnh. Câu chuyện về Henri Cartier-Bresson và khám phá tác phẩm của ông, bản chất là câu chuyện về một cái nhìn. Suốt thế kỉ 20, đôi mắt tỉnh táo rong ruổi ấy đã “bắt” được cái thần của châu Phi vào những năm 1920, lướt qua những số phận bi thảm của các công dân cộng hòa Tây Ban Nha, đồng hành cùng công cuộc giải phóng Paris, nhìn vào một Gandhi mệt mỏi chỉ vài giờ trước khi ông bị ám sát, và chứng kiến chiến thắng của những người cộng sản ở Trung Hoa. Đại nhảy vọt Những tác phẩm của Henri Cartier-Bresson vào đầu những năm 1930 đã khẳng định tiềm năng sáng tạo của nhiếp ảnh hiện đại, và khả năng
  3. lạ lùng của ông là nắm bắt cuộc sống đang chuyển động, khiến các tác phẩm của ông đồng nghĩa với “khoảnh khắc quyết định” – cũng là tiêu đề của quyển sách ảnh lớn đầu tay của ông. Behind the Gare Saint-Lazare, 1932 (Đằng sau Ga Saint Lazare), được coi là tác phẩm nổi tiếng nhất của Henri Sau Thế chiến II (phần lớn thời gian này ông bị bắt làm tù binh chiến tranh) và buổi triển lãm bảo tàng đầu tiên của mình (tại MoMA 1947), ông cùng Robert Capa và một số người khác sáng lập hãng ảnh Magnum, nhằm kết nối các phóng viên ảnh với một lượng khán/độc giả
  4. đông đảo qua các tạp chỉ nổi tiếng như Life trong khi vẫn cho họ quyền tự chủ với tác phẩm của mình. Magnum hiện vẫn là hãng ảnh danh giá nhất thế giới; được công nhận là thành viên chính thức của Magnum gần như đồng nghĩa với một “giải cống hiến” của ngành ảnh phóng sự thế giới. Trong thập kỉ sau chiến tranh, Cartier-Bresson sáng tác những chùm ảnh phóng sự chính về Ấn Độ và Indonesia vào thời đầu độc lập, Trung Quốc trong cách mạng, Liên bang Sô-viết hậu-Stalin, Hoa Kì thời kì bùng nổ sau chiến tranh, và châu Âu trong cuộc đối đầu với thực tại mới. Trong hơn hai lăm năm, ông là nhà quan sát chăm chú nhất cái sân khấu toàn câu do con người dựng lên – đồng thời là một trong những nhà chụp ảnh chân dung vĩ đại nhất của thế kỉ hai mươi.
  5. Marilyn tại phim trường Mitsfits Ông giải thích cách tiếp cận với nhiếp ảnh của mình như sau: “Với tôi chiếc máy ảnh là một quyển sách phác thảo, một công cụ của trực phát và tính bộc phát, là chủ nhân của cái khoảnh khắc thị giác vừa đặt câu hỏi vừa tự trả lời. Chính nhờ tính tối giản hóa của công cụ mà ta đạt được sự đơn giản hóa trong thể hiện.” Một số phát biểu nổi tiếng khác của ông về nhiếp ảnh sẽ được nhiều thế hệ nhiếp ảnh gia ghi khắc.
  6. “Chụp một tấm ảnh tức là căn chuẩn cả đầu, mắt, và tim. Đấy, là một phương châm sống.” Bên bờ sông Marne, 1938 Từ năm 1968, ông bắt đầu hạn chế dần các hoạt động về ảnh, tập trung hơn vào hội họa. Vào năm 2003, cùng vợ và con gái, ông sáng lập Quỹ Henri Cartier-Bresson để bảo tồn tác phẩm của mình. Cartier-Bresson nhận được một số lượng giải thưởng và bằng danh dự khổng lồ. Ông mất tại nhà riêng ở Provence vào ngày 3 tháng Tám năm 2004, chỉ vài tuần trước sinh nhật lần thứ 96 của mình.
  7. Đôi chân của Martine (phu nhân Henri Cartier-Bresson) - 1968 Các phát biểu nổi tiếng của Henri Cartier-Bresson: “Thực ra, tôi không quá quan tâm đến chủ thể của nhiếp ảnh. Một khi bức ảnh đã ở trong máy, tôi không hề quan tâm đến chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo. Tôi là thợ săn, mà thợ săn thì xét cho cùng đâu phải là đầu bếp.” “Kí ức là rất quan trọng, kí ức về mỗi bức ảnh được chụp, “chảy” cùng vận tốc với sự kiện. Trong quá trình làm việc, anh phải chắc chắn là anh không bỏ sót một lỗ nào, rằng anh đã bắt được mọi thứ, vì sau đó thì tất cả sẽ là quá trễ.” “Các nhiếp ảnh gia xử lí những thứ liên tục liên tục biến mất và một khi
  8. chúng đã biến mất thì không một thế lực nào trên trái đất này có thể khiến chúng quay trở lại được.”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0